Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 10: Hộ tâm

02/05/201113:07(Xem: 6432)
Phẩm 10: Hộ tâm

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MỘTPHÁP

10.PHẨM HỘ TÂM

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Khi đã tu hànhmột pháp, quảng bá một pháp rồi, liền được thầnthông, các hành tịch tĩnh, được quả Sa-môn, ̣đến Niết-bàngiới. Một pháp đó là gì? Đó là hành không phóng dật.Thế nào là hành không phóng dật? Là phòng hộ tâm.Thế nào là phòng hộ tâm? Ở đây, Tỳ-kheo thường thủhộ tâm khỏi pháp hữu lậu. Khi Tỳ-kheo thủ hộ tâm khỏipháp hữu lậu, vị ấy liền ở nơi pháp hữu lậu mà đượcan vui, cũng có tín lạc, an trụ không di dịch, hằng chuyêntâm ý, luôn tự lực cố gắng. Như vậy, này Tỳ-kheo, vịkia hành không phóng dật, hằng tự cẩn thận, nếu dụclậu chưa sinh thì khiến không sinh; dục lậu đã sinh, thìcó thể khiến nó diệt. Hữu lậu chưa sinh thì khiếnkhông sinh, hữu lậu đã sinh, thì có thể khiến nó diệt.Vô minh lậu chưa sinh thì khiến không sinh; vô minh lậu đãsinh, thì có thể khiến nó diệt. Tỳ-kheo ở đó hành khôngphóng dật, ở một nơi vắng vẻ, thường tự giáctri, an trú, liền được giải thoát khỏi tâm dục lậu; liềnđược giải thoát khỏi tâm hữu lậu, vô minh lậu. Khiđã được giải thoát, liền được giải thoát trí,biết rằng, sinh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, nhữnggì cần làm đã làm xong, không còn tái sinh nữa.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Khôngmạn [307], dấu cam lồ.

Phóngdật, con đường chết;

Khôngmạn, thì không chết,

Aimạn, tức là chết.[308]

[564a01]“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tu hành hạnh khôngphóng dật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Hãytu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Khi đã tu hànhmột pháp, quảng bá một pháp rồi, liền được thầnthông, các hành tịch tĩnh, được quả Sa-môn, ̣đến Niết-bàngiới. Một pháp đó là gì? Đó là hành không phóng dậtnơi các thiện pháp. Thế nào là hành không phóng dật?Không gây nhiễu tất cả chúng sanh, không gây hại tấtcả chúng sanh, không não hại tất cả chúng sanh. Đó làhành không phóng dật. Kia sao gọi là thiện pháp? Đó làtám đạo phẩm Hiền thánh: chánh kiến,[309] chánh tinh tấn,[310]chánh ngữ, chánh nghiệp,[311] chánh mạng, chánh tư duy,[312]chánh niệm, chánh định. Đó gọi là thiện pháp.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Thítất cả chúng sanh,

Khôngbằng người thí pháp.

Thíchúng sanh tuy phước,

Phápthí một người hơn.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tu hành thiện pháp. Như vậy,này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcâyKỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Cácngươi quán đàn-việt thí chủ như thế nào?”

Lúcấy, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“ThếTôn là chủ[313] các pháp.[314] Nguyện xin Thế Tôn nóinghĩa này cho các Tỳ-kheo. Sau khi nghe, chúng con sẽ thọtrì.”

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân biệtnghĩa này cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Đàn-việtthí chủ đối với các ngươi cung kính như là con hiếuthuận mẹ cha, nuôi dưỡng, hầu hạ, khiến cho năm uẩnđược tăng ích, để ở nơi cõi Diêm-phù-lợi mà hiệncác thứ nghĩa.[315] Quán đàn-việt thí chủ là ngườihay thành tựu[316] giới, văn, tam-muội, trí tuệ; làmnhiều lợi ích cho các Tỳ kheo, ở trong Tam bảo không có điềugì quái ngại.

“Thíchủ là người hay cho các ngươi áo chăn, ẩm thực, khăn trảigiường chõng, thuốc thang cho bệnh tật. Cho nên, này cácTỳ-kheo, hãy có [564b01] tâm từ đối với đàn-việt.Ân nhỏ thường không quên, huống chi ân lớn. Hằng đemtâm từ mà nói cho đàn-việt kia về hành vi thanh tịnhcủa thân, khẩu, ý, không thể tính đếm, không thể hạnlượng. Hãy với thân hành từ, khẩu hành từ, ý hànhtừ, khiến cho vật sở thí của đàn-việt kia trọnkhông bị phế bỏ, được quả lớn, thành tựu phướchựu lớn, có danh xưng lớn, truyền khắp thế gian, phápvị cam lồ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Thí,để thành của lớn,

Sởnguyện cũng thành tựu.

Vuacùng các đạo tặc,

Khôngthể đoạt vật này.

Thí,để được vương vị,

Nốitiếp ngôi chuyển luân;

Thànhbảy báu đầy đủ,

Đạtđược nhờ bố thí.

Bốthí, thành thân trời,

Đầuđội mũ đa bảo;

Cùngkỹ nữ dạo chơi,

Báonày nhờ bố thí.

Thí,được Thiên-đế Thích,

Vuatrời oai lực thạnh;

Nghìnmắt thân trang nghiêm,

Báonày nhờ bố thí.

Bốthí thành Phật đạo,

Đủba mươi hai tướng;

Chuyểnpháp luân vô thượng,

Báonày cũng nhờ thí.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Đàn-việtthí chủ thừa sự, cúng dường các bậc Hiền thánhtinh tấn trì giới như thế nào?”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“ThếTôn là chủ* các pháp. Xin nguyện Thế Tôn nói nghĩanày cho các Tỳ-kheo. Nghe rồi, chúng con sẽ thọ trì.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta phân biệt nghĩanày cho các ngươi.”

CácTỳ-kheo bạch:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

CácTỳ-kheo vang nghe những lời Phật dạy như vậy. Thế Tônbảo:

“Đàn-việtthí chủ mà thừa sự, cúng dường các bậc đa văn,tinh tấn trì giới, cũng giống như người lạc lối đượcchỉ đường, người thiếu thốn lương thực được cungcấp thức ăn, người sợ hãi được khiến không ưu phiền,người kinh sợ được chỉ bảo không kinh sợ, người khôngnơi nương tựa được che chở, [564c01] người mù đợc cómắt, y vương cho người bệnh; giống như nông phu ở quêlàm ruộng, trừ khử cỏ dại để có thể phát triểncây lúa. Tỳ-kheo hãy thường nên trừ khử bệnh của nămthủ uẩn,[317] cầu mong vào thành Niết-bàn, chỗ khôngcó sợ hãi. Như vậy, này các Tỳ-kheo, đàn-việt thíchủ thừa sự cúng dường các bậc đa văn tinh tấntrì giới là như vậy.”

Lúcbấy giờ, gia chủ Cấp Cô Độc[318] đang ở trong chúng.Gia chủ Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn. Thật vậy, bạch Như Lai. Tất cảthí chủ đến với người nhận, giống như bình cáttường.[319] Người nhận bố thí như vua Bình-sa. Khuyênngười hành bố thí như cha mẹ thân; người nhận thílà phước lành đời sau. Tất cả mọi thí chủ đến vớingười nhận giống như cư sĩ.”

ThếTôn bảo:

“Thậtvậy, Gia chủ. Như những gì ông đã nói.”

Giachủ Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn:

“Từnay về sau, cửa nhà con không đóng kín, cũng không cựtuyệt Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùngnhững người đi đường thiếu lương thực.”

Bấygiờ, gia chủ Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn:

“Nguyệnxin Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo nhận lời thỉnh của đệtử.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh của gia chủ. Gia chủ thấyThế Tôn im lặng nhận lời, liền lễ Phật, nhiễuquanh ba vòng, rồi trở về chỗ ở. Đến nhà rồi,ngay trong đêm đó ông bày biện thịnh soạn đủ các loạiđồ ăn, thức uống ngon ngọt, trải tọa cụ rộng rãixong, tự đến báo giờ:

“Thứcăn đã dọn xong. Cúi xin Thế Tôn kịp thời quang lâm chiếucố.”

Bấygiờ, Thế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo, khóac y ôm bát đếnnhà gia chủ tại thành Xá-vệ. Đến nơi, mọi ngườingồi vào chỗ của mình, và các Tỳ-kheo Tăng cũng theothứ tự mà ngồi.

Giachủ thấy Phật và chúng Tỳ-kheo ngồi đã an định rồi,tự tay đi dâng các thứ đồ ăn thức uống. Sau khi ănxong, thu dọn bát, ông đến ngồi chỗ thấp trước NhưLai, để nghe pháp. Gia chủ bấy giờ bạch Thế Tôn:

“Lànhthay, Như Lai cho phép các Tỳ-kheo tùy theo những vật cầnnhư ba y, bình bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn, giải buộcy[320], bình nước rửa,[321] cùng tất cả những vật kháccủa Sa-môn, được phép nhận hết tại nhà đệ tử.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếucác người cần y áo, bình bát, ni-sư-đàn, bình nướcrửa cùng tất cả những vật tạp của Sa-môn, thì chophép đến đó nhận, chớ có nghi nan mà khởi tưởngtâm đắm trước.”

Bấygiờ, Thế Tôn nói pháp vi diệu cho gia chủ Cấp Cô Độc.[565a01] Nói pháp vi diệu xong, Phật rời chỗ ngồi đứngdậy ra về.

Lúcbấy giờ, Cấp Cô Độc nơi bốn cửa thành lại bố thírộng rãi. Lần thứ năm ở trong chợ, lần thứ sáuở tại nhà. Ai cần đồ ăn thì cho đồ ăn, cần thứcuống thì cho thức uống, cần xe cộ, kỹ nhạc, hươngxông, anh lạc, đều cho tất cả.

ThếTôn nghe Gia chủ Cấp Cô Độc bố thí rộng rãi trong bốncửa thành, và nơi chợ lớn; bố thí cho kẻ nghèo thiếu.Nơi nhà lại bố thí vô lượng. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Tronghàng đệ tử của Ta, Ưu-bà-tắc ưa thích bố thí bậcnhất đó là Gia chủ Tu-đạt.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, gia chủ CấpCô Độc đi đến chỗ Thế Tôn, đầu mặt lễ sát chânPhật, rồi ngồi qua một bên. Thế Tôn bảo:

“Thếnào Gia chủ, quý gia chủ thường bố thí cho những ngườinghèo thiếu phải không?”

Giachủ thưa:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn. Con thường bố thí cho những ngườinghèo thiếu. Nơi bốn cửa thành thì bố thí rộngrãi. Tại nhà thì cung cấp những gì cần dùng. BạchThế Tôn, có lúc con tự nghĩ muốn bố thí cho cácloài cầm thú như chim chóc, heo, chó. Con cũng không nghĩlà đây nên cho, đây không nên cho; cũng lại không nghĩlà đây nên cho nhiều, đây nên cho ít. Con thường tựnghĩ tất cả chúng sanh đều do ăn uống mà sinh mạngtồn tại; có ăn thì sống, không ăn thì chết.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, lành thay, Gia chủ. Ông đã bằng tâm Bồ-tát, chuyêntinh nhất ý mà huệ thí rộng rãi. Thật vậy, chúngsanh nhờ ăn uống mà được cứu sống, không ăn uốngthì liền chết. Này Gia chủ, Ông sẽ được quả lớn,được tiếng tăm nhiều; được quả báo lớn mà tiếngđồn thấu mười phương; được pháp vị cam lồ. Vìsao vậy? Vì hàng Bồ-tát thường đem tâm bình đẳngđể bố thí, lúc nào cũng một lòng mà nhớ nghĩđến các loài chúng sanh, nhờ ăn uống mà tồn tại,có ăn uống tức được cứu sống, không ăn uống tứcchết. Này Gia chủ, đó là tâm Bồ-tát ở tại chỗ yênổn mà bố thí rộng rãi.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Nênbố thí khắp cả,

Quyếtkhông lòng hối tiếc;

Ắtsẽ gặp bạn lành,

Đượcgiúp đến bờ kia.

[565b01]“Cho nên Gia chủ, hãy dùng tâm bình đẳng mà bố thírộng rãi. Như vậy, Gia chủ hãy học điều này.”

Giachủ sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“NhưTa ngày nay biết rõ căn nguyên chỗ đến của chúng sanh,cũng biết quả báo của việc bố thí một nắm cơmdư cuối cùng, mình đã không ăn mà đem bố thí cho ngườikhác. Lúc ấy, tuy không khởi tâm ghen ghét dù bằng lôngtóc, nhưng vì chúng sanh này không biết quả báo củaviệc bố thí. Còn như Ta thì biết rõ điều đó. Quảbáo của bố thí, báo bình đẳng, tâm không đổi khác.Cho nên, chúng sanh vì không thể bố thí bình đẳng mà tựthân đọa lạc, hằng bị tâm keo kiệt, ganh tị trói buộctâm ý.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ:

Chúngsanh không tự giác,

Lờidạy của Như Lai:

Thườngnên bố thí khắp,

Chuyênhướng chỗ chơn nhân,

Chítánh đã thanh tịnh,

Đượcphước nhiều gấp bội;

Cùngcộng phần phước đó,

Sauđược quả báo lớn.

Naylành thay bố thí,

Tâmhướng ruộng phước rộng;

Chếtở cõi người này,

Ắtsinh lên trên trời.

Chođến xứ lành kia,

Khoáilạc tự vui sướng;

Cáttường rất hoan vui,

Tấtcả không thiếu thốn.

Donghiệp trời oai đức,

Ngọcnữ theo chung quanh;

Báobố thí bình đẳng,

Nênđược phước đức này.

CácTỳ-kheo Sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi chớ sợ phước báo. Vì sao vậy? Vì đây làsự báo ứng của việc thọ lạc rất đáng yêu kính.Sở dĩ gọi là phước vì có báo lớn này. Các ngươinên sợ vô phước. Vì sao vậy? Vì đây là nguồn gốccủa khổ, sầu lo, khổ não, không thể kể hết, khôngcó yêu thích. Đây gọi là vô phước. Này Tỳ-kheo, Tatự nhớ xưa kia bảy năm hành từ tâm. Lại trải qua bảykiếp Ta không đến cõi này. Lại trong bảy kiếp [565c01]Ta sinh về trời Quang âm, bảy kiếp sinh vào chốn KhôngPhạm thiên[322] làm Đại Phạm thiên không ai sánh bằng,thống lĩnh trăm nghìn thế giới. Ba mươi sáu lần Talàm thân Thiên đế Thích, vô số đời làm vua Chuyểnluân.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tạo phước chớ mệt mỏi. Vìsao vậy? Vì đây gọi là sự báo ứng của thọ lạcrất đáng yêu kính, đó gọi là phước. Các ngươi nênsợ vô phước. Vì sao vậy? Vì là ngồn gốc của khổ,sầu lo, khổ não, không thể kể hết, đó gọi là vôphước.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Vuithay, phước báo,

Sởnguyện tựu thành;

Chóngđến diệt tận,

Đếnchỗ vô vi.

Vídù số ức,

Thiênma Ba-tuần

Cũngkhông thể quấy

Ngườitạo nghiệp phước.

Kiathường tự cầu,

Đạocủa Hiền thánh;

Liềntrừ hết khổ,

Saucùng không lo.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tạo phước chớ chán nản. Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Nếucó người thuận theo một pháp, không lìa một pháp,thì Thiên ma Ba-tuần không thể có được cơ hội, cũngkhông thể đến để quấy nhiễu người. Những gìlà một pháp? Là công đức phước nghiệp. Vì sao vậy?Vì Ta nhớ xưa kia, dưới cây bồ-đề, cùng các Bồ-táthội họp về một chỗ. Ác ma Ba-tuần đem hàng nghìnvạn ức binh chúng, đủ các loại tướng mạo, hình ngườiđầu thú, không thể kể hết: Trời, Rồng, Quỷ thần,A-tu-la, Ca-lưu-la, Ma-hưu-lặc v.v... đều đến tụ hội.”

Lúcấy Ma Ba-tuần nói với Ta rằng:

“Sa-môn,mau gọp mình sát đất.”

Phậtdùng sức lớn phước đức hàng phục ma oán, mọi trầncấu đều tiêu, không uế nhiễm, liền thành đạo vôthượng chánh chơn.

“CácTỳ-kheo nên quán sát nghĩa này. Tỳ-kheo đầy đủ côngđức, ác ma Ba-tuần không thể có được cơ hội đểphá hoại công đức kia.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Cóphước khoái lạc,

Vôphước thì khổ;

Đờinày, đời sau,

Tạophước thọ lạc.

“Chonên các Tỳ-kheo, tạo phước chớ mệt mỏi.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì [566a01] Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheotu hành một pháp thì không thể làm bại hoại các nẻodữ. Một pháp thì hướng đến các nẻo lành. Một pháp thìhướng đến Niết-bàn. Thế nào là tu hành một phápthì không thể làm bại hoại các nẻo dữ? Là tâm khôngchí tín. Đó gọi là tu một pháp này thì không thể làmhoại các nẻo ác.

“Thếnào là tu hành một pháp thì hướng đến các nẻo thiện?Là tâm hành chí tín. Đó gọi là tu một pháp thì hướngđến các nẻo lành.

“Thếnào là tu hành một pháp thì hướng đến Niết-bàn?Là thường chuyên tâm niệm. Đó gọi là tu hành phápnày được đến Niết-bàn.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy chuyên tinh tâm ý niệm tưởngđến các gốc lành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật bảocác Tỳ-kheo:

“Nếucó một người mà xuất hiện ở thế gian, thì chúngsanh ở đây liền tăng ích tuổi thọ, nhan sắc tươi nhuận,khí lực sung mãn, khoái lạc vô cùng, âm thanh hòa nhã.Một người ấy là ai? Là Như Lai Chí chơn, Đẳng chánhgiác. Đây g̣ọi là một người mà xuất hiện ở thếgian, khiến chúng sanh ở đây liền tăng ích tuổi thọ,nhan sắc tươi nhuận, khí lực sung mãn, khoái lạc vôcùng, âm thinh hòa nhã.”

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy thường chuyên tinh nhất tâm niệmPhật. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Khôngmạn, hai niệm, đàn,

Haithí, keo [323] không chán;

Thíphước, ma Ba-tuần,

Nẻoác, và một người.[324]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]