Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Kinh Pháp Hoa với lời thệ nguyện "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ"

26/03/201103:11(Xem: 14615)
9. Kinh Pháp Hoa với lời thệ nguyện "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ"

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

KINHPHÁPHOA VỚI LỜI THỆ NGUYỆN
"CHÚNGSANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ"

Theotinh thần của Đại Thừa Giáo thì lấy Bồ Tát Hạnh làmcao điểm, mà thuyết minh về Bồ Tát hạnh thì Kinh Pháp Hoalà Kinh tiêu biểu, là Kinh đúc kết nói lên bản hoài cao tộtcủa Đức Phật trong sự ra đời và thuyết giáo của Ngàitrong suốt 45 năm ở cõi Ta Bà.

KinhPháp Hoa diễn tả một chân lý sinh động qua các hạnh củacác vị Bồ Tát. Đức Phật nhìn tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh. Và vì tất cả chúng sanh có Phật tánh cho nêntất cả việc làm thiện của chúng sanh dù là một việc thiệnrất nhỏ cũng đưa đến sự giải thoát thành Phật, như trongphẩm Phương Tiện có câu: "Nhược nhơn tán loạn tâm, nhậpư tháp miếu trung, nhất xưng Nam Mô Phật, giai dĩ thành Phậtđạo" (Nếu có người tâm tán loạn, đi vào trong tháp miếuPhật, xưng một tiếng Nam Mô Phật, đều được thành Phậtđạo). Hoặc: "Nãi chí đồng tử hý, tụ sa vi Phật tháp,giai dĩ thành Phật đạo (Cho đến trẻ nhỏ chơi, nhóm cátlàm tháp Phật, đều được thành Phật đạo).

Đólà những điều mà các thời giáo trước Phật chưa nói. Đếnkhi giảng Kinh Pháp Hoa Đức Phật mới đề cập đến. Bởilẽ những việc thiện dù rất nhỏ cũng xuất phát từ Phậttánh, nếu như không có Phật tánh thì không thể có các việcthiện, và đã là xuất phát từ Phật tánh thì dù làm mộtviệc thiện trong tán loạn tâm, nó cũng đưa đến quả thànhPhật. Sau ngày thành đạo, Đức Phật thuyết giáo lý cănbản, Ngài muốn đưa tất cả chúng sanh đến giác ngộ nhưPhật, nhưng không thể đưa được, đó là trường hợp Ngàinói Kinh Hoa Nghiêm mà theo Ngài Thiên Thái Trí Giả cho Kinh ấylà Kinh Đức Phật giảng đầu tiên khi vừa thành đạo tạicội Bồ Đề, không mấy ai hiểu nổi. Và đó cũng là diễntả ý nghĩa lời nói của Đức Phật khi vừa thành đạo tạicội Bồ Đề mà trong kinh Đại Niết Bàn thuộc Trường BộKinh và Kinh Thỉnh Cầu thuộc Tương Ứng Bộ Kinh đều cóghi lại: "Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín, khóthấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vidiệu, chỉ người có trí mới hiểu thấu, còn quần chúngnày thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thậtkhó thấy được tất cả hành là tịch tịnh, tất cả danhy được từ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái dục Niếtbàn". Nên Đức Phật phải tùy theo căn cơ mà phương tiệnthuyết ra Ba Thừa Giáo. Trong Ba Thừa Giáo này, mỗi thừa đềucó nhân riêng, quả riêng, hạnh riêng. Thanh Văn thừa tu theoThanh văn Thừa, Duyên Giác thì tu theo Duyên Giác Thừa, BồTát thì tu theo Bồ Tát Thừa. Nhân của Thừa nào thì chứngquả của Thừa ấy, mỗi thừa riêng biệt pháp tu, riêng biệtquả chứng, không tương quan với nhau. Tiểu Thừa là TiểuThừa, Đại Thừa là Đại Thừa, không lẫn lộn được. Ngaynhư trong Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm cũng có nói đến việcthọ ký cho người sẽ thành Phật, song chỉ thọ ký cho hàngBồ Tát, còn hàng Thanh Văn, Duyên Giác thì tuyệt nhiên vôphần. Nhưng đến thời kỳ Kinh Pháp Hoa lại khác. Trong đâyxác minh rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, như vậytất cả chúng sanh đều trở thành Phật, dù cho họ tu theoThanh Văn Thừa hay Duyên Giác Thừa. Vì Nhị Thừa giáo tuy làphương tiện, nhưng phương tiện không có nghĩa là vô giátrị, mà giá trị của nó là những chặng đường đưa đếncứu cánh giác ngộ. Ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến quanđiểm Đức Phật ra đời chỉ thuyết có một Phật thừamà thôi, và chỉ có một Phật thừa đó mới đích thực,còn nói Tiểu Thừa, Đại Thừa đều chỉ là phương tiệnnói ra. Nói ra theo căn cơ thấp cao của Phật thật có Tiểucó Đại. Danh từ Tiểu thừa, Đại Thừa ở trong Kinh PhápHoa bị coi nhẹ, không còn mang ý nghĩa đích thật, cố địnhnhư ở các Kinh Luận Đại Thừa khác.

KinhPháp Hoa có cái nhìn đặc biệt về Phật thân và Giáo pháp.Về Phật thân, Pháp Hoa nói đến cả Phật sanh thân và Phậtpháp thân. Phật sanh thân là Đức Phật lịch sử có giớihạn trong không gian và thời gian, như Đức Thích Ca ra đờitại Ấn Độ. Còn Phật pháp thân là tánh pháp thân bất sanhbất diệt, châu biến pháp giới. Không có Phật pháp thânthì không có Phật sanh thân và nếu không có Phật sanh thânthì không bằng vào đâu hiển lộ Phật pháp thân. Phật phápthân ví dụ như mặt trăng trên trời, còn Phật sanh thân vídụ như ánh trăng dưới nước. Ánh trăng dưới nước nhờtrăng trên trời mà có, trăng trên trời nhờ ánh trăng dướinước mà biểu lộ sự ứng dụng. Ánh trăng dưới nướctùy theo duyên của nước mà khi có khi không, còn mặt trăngtrên trời thì không phải chịu sự có không theo nước. Đólà điểm đặc biệt khác với các kinh khác hoặc chỉ nóiđến sanh thân, mà không nói đến pháp thân, hoặc chỉ nóiđến pháp thân mà không nói đến sanh thân. Đức Phật ThíchCa đản sanh dưới cây Vô Ưu và thị tịch tại Ta-la song thọ,đó là Đức Phật sanh thân, là cái bóng của Đức Phật phápthân vô lượng thọ. Bóng và hình khác nhau nhưng bóng và hìnhkhông hề rời nhau. Hiểu như vậy mới là cái hiểu toàn diệnvề Đức Phật. Đó là quan điểm về Phật thân trong KinhPháp Hoa. Còn quan điểm về toàn bộ giáo pháp Phật thì KinhPháp Hoa cũng là Kinh đặc biệt nêu lên cả quyền giáo vàthật giáo. Quyền giáo là giáo pháp chưa rốt ráo. Quyền giáotuy chưa rốt ráo nhưng không thể thiếu được. Thiếu quyềngiáo thì không đưa ra được thật giáo, cho nên quyền giáovà thật giáo cũng đều là giáo pháp Phật giảng dạy chúngsanh khai ngộ. Trong Kinh Pháp Hoa không chấp quyền mà bỏ thật,cũng không chấp thật mà bỏ quyền.

TheoNgài Thiên Thái Trí Giả, một vị học Phật rất uyên bác,tổ sáng lập ra Tông Thiên Thai với nhiều kiến giải mớilạ độc đáo về Phật pháp. Ngài đã ví toàn bộ giáo phápPhật như một mặt trời chiếu sáng. Mặt trời tuy một, nhưngtùy thời điểm chiếu sáng khác nhau trên mỗi đối tượngkhác nhau mà có tác dụng và hình thái khác nhau. Cũng như vậy,Phật pháp tuy một, nhưng tùy thời điểm Đức Phật thuyếtgiảng cho mỗi đối tượng khác nhau, nên thành ra như có nhữnggiáo pháp khác nhau. Theo đó Ngài Thiên Thái chia toàn bộ giáopháp kinh điển Phật làm năm thời như sau:

ThờiHoa Nghiêm: Cũng gọi là thời "Nhật xuất tiên chiếu cao sơn."Sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm đầu tiêncho hạng căn cơ bậc thượng, như mặt trời khi mới mọctrước tiên chiếu trên đỉnh núi cao.

ThờiA Hàm: Cũng gọi là thời "Nhật thăng thứ chiếu hắc sơn."Tiếp thời Hoa Nghiêm, Đức Phật thuyết các kinh A Hàm chocăn cơ bậc trung và hạ, như mặt trời khi lên cao chiếu đếnnúi thấp.

Thờiphương đẳng: Cũng gọi là thời "Nhật thăng chuyển chiếucao nguyên." Đây là thời Đức Phật thuyết các kinh như LăngNghiêm, Lăng Già, Bảo Tích, Tư Ích, v.v. Như mặt trời khicàng lên cao chiếu lại vùng cao nguyên.

ThờiBát Nhã: Cũng gọi là thời "Nhật thăng phổ chiếu đại địa."Đây là thời Đức Phật thuyết kinh Đại Bát Nhã, như mặttrời khi lên cao nữa, chiếu khắp cả đại địa.

ThờiPháp Hoa Niết Bàn: Cũng gọi là thời "Nhật một hoàn chiếucao sơn." Đây là thời Đức Phật thuyết các kinh Pháp Hoa,Niết Bàn. Như mặt trời khi sắp lặn chiếu ánh sáng trởlại trên đỉnh núi cao, giống như lúc mới mọc.

Lốichia toàn bộ kinh đỉển giáo pháp Phật theo năm thời trênđây, nếu căn cứ về thời gian thì không hợp lý, vì theosự khảo cứu lịch sử đến nay không mấy người công nhậnĐức Phật có thuyết kinh Hoa Nghiêm ngay khi mới thành đạo.Nhưng nếu đứng về mặt tư tưởng thì đây quả là điềukhông phải là vô căn cứ. Vì khi Đức Phật thuyết kinh HoaNghiêm là thuyết về đạo lý duyên khởi, một đạo lý caosiêu, sâu kín mới lạ, chúng sanh ngơ ngác không ai hiểu thấu.Phải chăng điều này tương ứng chặt chẽ với lời ĐứcPhật nói khi mới thành đạo: "Pháp này do ta chứng được,thật là sâu kín khó thấy, v.v. ", như đã dẫn ở đoạn trước.Rồi từ đó Đức Phật mới phương tiện giảng lý Tứ Đếcho năm vị Tỳ kheo, tức là Ngài dạy giáo lý chủ yếu ghitrong các bộ A Hàm và Nikàya.

Giáolý trong thời A Hàm chỉ chú trọng phá trừ ngã chấp, diệttham ái, chứng Niết bàn, chứ chưa đề cập đến giáo lýphá trừ pháp chấp. Phải đợi đến thời nói kinh Bát Nhãmới chú trọng phá trừ luôn cả pháp chấp. Theo tinh thầnBát Nhã thì tất cả pháp vô luận hữu tình hay vô tình đềulà không có thật tính, nghĩa là đều không có cá tính độclập, đều là vô sở đắc. Nhưng vô sở đắc không có nghĩalà hư vô. Mà vì vô sở đắc mới là đắc, tức là đắcthành trí Đại Viên Cảnh, thành Phật. Tư tưởng này là tưtưởng trong kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, cho nên thời Pháp Hoa,Niết bàn đặt để ở thời thứ năm sau hết là vì lý doấy.

ĐạiSư Cát Tạng, người sáng lập Tông Tam Luận, chia toàn bộgiáo pháp Phật làm ba pháp luận là: 1. Căn bản pháp luận,chỉ cho thời nói kinh Hoa Nghiêm. 2. Chi mạt pháp luận, chỉcho thời nói kinh A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã và 3. Nhiếpmạt qui bản pháp luận, chỉ cho thời nói kinh Pháp Hoa NiếtBàn. Như vậy kinh Pháp Hoa cũng đặt ở vị trí cuối cùngcao tột hơn hết. Nhiếp mạt qui bản có nghĩa là gom tấtcả giáo pháp phương tiện đưa về cứu cánh, gom ngọn trởvề gốc. chữ Chuyển pháp luân theo chữ Pali là Dhamma CakkaPavatana

Chuyển- Pavatana: Chuyển động, xây dựng, củng cố.

Pháp- Dhamma: Trí tuệ, chân lý, đạo

Luân- Cakka: Bánh xe, vương quốc.

Donhững định nghĩa trên mà có người dịch là củng cố vươngquốc trí tuệ, xây dựng vương quốc chân lý, chuyển bánhxe pháp.

ChữLuân là bánh xe, có khả năng lăn chuyển, lăn chuyển từ tâmngười này đến tâm người khác, giáo pháp từ tâm chứngngộ của Phật chuyển đến tâm mê lầm của chúng sanh. Cũngnhư bánh xe lăn từ chỗ này đến chỗ khác.

ChữLuân còn có nghĩa là dằn dẹp, lăn đến đâu dằn dẹp đếnđó, Giáo pháp Phật lăn đến tâm chúng sanh thì dằn dẹphết mọi phiền não tà kiến, vô minh.

LạiChuyển Luân Vương có xa-luân-bảo là biểu hiệu chính củavương quyền, nhờ nó mà đi đến với muôn dân, đem lạisự bình an thịnh vượng cho họ. Cũng như vậy Như Lai PhápVương thì có pháp luân để đi đến với chúng sanh, đem lạisự an vui giải thoát cho họ.

KinhPháp Hoa đã được dịch từ Phạn văn ra Hoa văn rất sớm.Năm 256 TL, tại Trung Hoa, Ngài Trúc Pháp Hộ dịch tên là ChánhPháp Hoa. Năm 404, Ngài Cưu Ma La Thập dịch tên là Diệu PhápLiên Hoa. Đời Tùy Trung Hoa, Trí Khải Đại Sư (531-597) đãcăn cứ kinh Pháp Hoa mà lập Tông Thiên Thai. Năm 593-622, ởNhật, Thánh Đức Thái Tử (Shotaku Taishi) đã chú giải kinhPháp Hoa cùng lúc với kinh Thắng Man, Duy Ma Cật, và dựa vàođó soạn thảo và công bố bản Hiến Pháp 17 điều đầutiên của Nhật. Năm 1222 có Sư Nhật Liên cũng dựa vào kinhPháp Hoa mà lập nên Nhật Liên Tông, làm một cuộc cách mạnglớn đối với các tông phái Phật giáo truyền bá tư tưởngở Nhật Như Tịnh Độ Tông, Luật Tông, Thiền Tông.

Chođến nay Nhật Liên Tông vẫn thịnh hành, là một tông pháiPhật giáo đi vào xã hội quần chúng một cách rộng rải.Họ thường xuyên niệm câu: Đại Thừa Diệu Pháp Liên HoaKinh để cầu nguyện hòa bình. Cả Ngài Cát Tạng, Tông chủcủa Tam Luận Tông cũng tôn kính Pháp Hoa là kinh ở thời thuyếtgiáo "Khiếp mạt qui bàn pháp luân." Tại Việt Nam trong cácthế kỶ Phật giáo hưng thịnh, kinh Pháp Hoa cũng được hànhtrì rộng rãi. Năm 1879, Thiền Sư Thanh Đàm hiệu Minh Chínhsáng tác sách Pháp Hoa Đề Cương rất có giá trị cả mặttư tưởng lẫn văn học. Chẳng hạn diễn tả chữ "Pháp"trong câu Diệu Pháp Liên Hoa như sau: "Trần sa số lượng pháptuy đa, Bất quá căn trần thức giả ma, Hư ảnh huyên duyênđồ khỏi diệt, Chơn tri chánh kiến trạm viên đà. Có trungPhát giác tầm sư đạo, Đạo thượng triền nguyên nhập Phậtgia. Nhược dục tốc đăng chơn bảo sở, Mục tiền tấn lộmạt ta đà." (Nguyễn Lang dịch: Vạn pháp tuy nhiều không đếmxiết, Chung qui cũng chỉ thức căn trần. Huyển duyên hư ảnhdù không thực, Chơn tri chánh kiến vẫn bao dung. Gặp thầychỉ dạy đường mê ngộ, Thấy Phật tìm ra lẽ sắc không,Nếu muốn lên mau bờ bến giác, Con đường trước mắt chớlần khân).

Nếumuốn tìm hiểu nguồn gốc của hành động tự thiêu mà thỉnhthoảng các vị sư Phật giáo thường là để xả bỏ huyểnthân, cầu lên giải thoát, hoặc để thức tỉnh lương tringuời đời như Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu giữa năm 1963,thì sẽ thấy nó bắt nguồn xa xôi từ kinh Pháp Hoa này.

Tómlại, sở dĩ kinh Pháp Hoa có một vị trí và ảnh hưởng lớnlao như vậy, là vì kinh Pháp Hoa theo như nhận định của nhàPhật học Nhật Bản Kimura Taiken là kinh Phát huy toàn bộ đặcsắc về Bồ Tát đạo, coi hết thảy chúng sanh đều là BồTát, đều có khả năng tính thành Phật trong tương lai. Bởithế, bất luận là người nào (khác với nhiều kinh khác chỉthừa nhận một số người được thành Phật chứ không phảitất cả đều nên lấy việc phát tâm tu hành nguyện Bồ Tátlàm lý tuởng cứu cánh. Và theo nguyện lực "chúng sanh vôbiên thệ nguyện độ", nên lấy việc cùng với chúng sanhxây dựng một nước cực lạc ngay trên thế gian này làm lýtưởng.

Đólà một nhận định đúng đắn và sâu sắc, được gợi ýtừ những đoạn kinh Pháp Hoa nói về mục đích ra đời củaĐức Phật là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật,nói về Phật thọ ký cho tất cả chúng sanh đều sẽ thànhPhật, nói về một việc thiện nhỏ của bất cứ ai cũngđều là cái nhân tốt đưa đến thành Phật, nói về viênngọc trong chéo áo, nói về Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tátvì muốn thức tỉnh lòng người trở về với tính giác ngộcủa chính mình, nên hễ gặp bất cứ ai Ngài đều cung kínhchấp tay nói: "Tôi không dám khinh Ngài, vì Ngài sẽ thành Phật",và nói về Quan Thế Âm Bồ Tát trải rộng hạnh nguyện từbi đến với mọi chúng sanh đang kêu cầu đến sự cứu khổmà tùy theo căn cơ hiện thân hóa độ , v.v. Tóm lại toànlà nói về hạnh Bồ Tát độ khắp quần sanh không phân biệtthời gian ranh giới vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]