Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5

16/12/201016:16(Xem: 7793)
Phần 5

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 5

Trong này Phậtdùng thí dụ mà mình không biết. Ngài nói rằng chư Thiên mỗi người đều có có bátbáu giống nhau, nhưng mà tùy phước nhiều phước ít, đồ ăn trong bát đó, cái thìhiện ngon, cái thì hiện dở. Cái màu đẹp, cái màu xấu. Tùy theo cái phước củamỗi người. Cái thí dụ đó khó hiểu quá phải không? Với Phật thì hiểu chớ vớimình thì chưa bao giờ biết. Chưa biết thì làm gì mà hiểu. Chúng ta chỉ có cáithí dụ gần nhất với chúng ta.

Thí dụ nhưmình cùng ăn một bữa ăn. Thí chủ cúng cơm cho mình mâm cổ đầy hết. Cùng ngồi ănnhưng mà tùy cái gì, ăn có ngon dở khác nhau. Tùy có bịnh không bịnh. Như PhướcHảo mà dọn một mâm đầy mà toàn những đồ chiên đồ xào, thì sao? Là khổ rồi. Cònnhững người nào bao tử khỏe mạnh thì người ta cảm thấy ăn ngon. Như vậy thì rõràng, cũng cùng ăn một mâm, cũng cùng những thức ăn đó, mà có người cảm thấyngon, có người cảm thấy không ngon, sợ nữa. Như vậy rõ ràng, tùy cái nghiệpphước của mỗi người mà nó có hiện khác nhau. Chớ không phải đợi đồ ăn khác mớicó khác. Chính những thức ăn đó mà có nhận định khác nhau. Thí dụ đó dễ hiểuhơn, thực tế hơn. Chớ nói bát báu của chư Thiên thì không bao giờ mình biết.Chưa từng thấy chư Thiên thì làm sao nói bát báu được. Như vậy chúng ta có thểhiểu rằng trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta nếu mà tu hành thanh tịnh thìcõi nước thanh tịnh.

Bây giờ trởlại cái gần nhất. Nếu toàn chúng ở trong Thường Chiếu này, ai nấy tu hành thanhtịnh. Tâm hồn thoải mái hết đó. Thì Thường Chiếu là chỗ đáng ngán hay đángchán. Chán hay ngán? Hay là chỗ thích thú? Nếu ai nấy cũng đều thoải mái hếtthì đây là chỗ thích thú. Thanh tịnh mà phải không? Còn nếu mà có những ngườinào tâm hồn không được thoải mái, taam hồn đang bực bội, đang bị phiền não thìthấy cõi này đáng chán, đáng ngán. Như vậy chán ngán hay không tùy theo mỗingười. Còn thấy có thích thú hay không cũng tùy theo mỗi người. Cho nên tâmchúng ta được an lành thanh tịnh thì ở đâu chúng ta cũng được an ổn, cũng vuitươi. Còn tâm chúng ta chưa an ổn, chưa thanh tịnh, ở đâu rồi cũng bực bội,cũng muốn xách gói đi chỗ khác nữa. Đó là thế thường như vậy.

Chính khi đứcPhật hiện cõi nước trang nghiêm thanh tịnh này, Ngài Bảo Tích dẫn theo 500 ôngTrưởng giả đều được vô sanh pháp nhẫn. Tám muôn bốn ngàn người đều được phát tâmchánh đẳng chánh giác.

Ngay trongthời gian thấy cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh đó, lúc đó ông Bảo Tích và 500ông trưởng giả đều được vô sanh pháp nhẫn. Còn 8 muôn 4 ngàn vị khác phát tâmbồ đề. Đó là trường hợp thứ nhất.

Trường hợpthứ hai:

Phật mớinhiếp thần túc (Thần túc tức là thần thông của Ngài). Khi ấy thì thế giới trởlại như xưa, như cũ. Những người cầu Thanh Văn thừa có 3 muôn 2 ngàn chư thiênvà người biết pháp hữu vi thảy đều vô thường. Xa lìa trần cấu, được pháp nhãntịnh. 8000 Tỳ Kheo không có thọ các pháp (Nghĩa là không có nhận các pháp lậutận ý giải).

Như vậy khimà cảnh trang nghiêm thanh tịnh đang hiện thì Bồ tát liền được vô sanh phápnhẫn. Hoặc là phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Còn hàng Thanh Văn vàngười thì thấy lúc đó sao. Dửng dưng hà! Không có gì hết. Nhưng khi Phật thâuthần túc lại rồi, thì từ hồi nãy là cõi tịnh, bây giờ thành cõi uế. Các Ngài liềnlàm sao? Liền ngộ được lý vô thường. Hồi nãy như vầy. Bây giờ khác đi. Như vậy rõràng là vô thường. Bởi ngộ được lý vô thường cho nên lìa xa trần cấu, được phápnhãn tịnh. Rồi các vị Tỳ Kheo chứng được Lậu Tận Ý giải.

Như vâỵ mìnhmới thấy hạng Thanh Văn thì lại khác. Bồ tát thấy rõ cõi này nó nguyên là thanhtịnh. Mà vì chúng sanh mê nên thấy nó là bất tịnh. Khi hiện ra thanh tịnh liền pháttâm. Nhận được tịnh độ là từ tâm. Bởi nhận tịnh độ từ tâm cho nên ngay đó cácNgài phát tâm hoặc các Ngài chứng đạo. Còn Thanh Văn thì không nhận được cáiđó. Mà nhận được lý vô thường. Cho nên từ cõi tịnh biến thành cõi uế. Liền đócác ông thức tỉnh phải không? Thức tỉnh thì chứng được đạo quả của hàng ThanhVăn. Nay mới thấy hai trình độ sai biệt. Bởi hai trình độ sai biệt cho nên cókết quả sai biệt nhau.

Nay tới PhẩmPhương Tiện. Chữ Phương Tiện lâu nay chúng ta cũng quen dùng rồi. Coi như làdanh từ quen thuộc. Chữ Phương là phương pháp. Chữ Tiện là tiện dụng hay làtiện nghi đó. dùng một phương pháp mà dùng làm phương tiện để giải quyết mọiviệc trong lúc tạm thời thì gọi đó là phương tiện. Bởi vì Phương Tiện ngược vớichữ cứu cánh. Cứu cánh là chuyện lâu dài, cái cao tột. Còn Phương tiện là cáitạm thời. Bởi vậy nên nói phần Phương Tiện là chỉ cho những việc làm không phảilà chỗ chủ yếu. Cứu cánh hiện như thế này mà làm như thế khác, thì gọi đó làphương tiện.

Khi ấy ởtrong thành lớn Tỳ Da Ly có ông Trưởng Giả tên là Duy Ma Cật. Ông đã từng cúngdường vô lượng Phật. Và sâu gieo trồng gốc lành, được vô sanh nhẫn. Biện tài vôngại. Du hí thần thông và được các tổng trì. Được vô sở quí, hàng ma và an ủinhững kẻ oán thù. Vào sâu trong pháp môn khéo nơi trí mà độ người. Thông suốtphương tiện, đại nguyện được thành tựu. Rõ thấu được chỗ thú hướng của tâm chúngsanh. Lại hay phân biệt các căn lợi và độn. Ở lâu trong Phật đạo, tâm đã thuầnthục. Quyết định về đại thừa và các sở hữu là các cái đã có. Lại khéo haysuy lượng. Trụ ở oai nghi Phật. Tâm rộng như biển cả. Chư Phật khen ngợi. Đệ tửlà đệ tử Phật. Hoặc là Đế Thích. Hoặc là Phạm Thiên. Hoặc là thí chủ đều cungkính.

Đây là tánthán cái khả năng, công đức của ông Duy Ma Cật trước đã có. Bởi ông có sẳnnhững công đức như thế này. Cho nên ông mới hay làm những phương tiện như ởsau. Đó là để nói lên cái khả năng, công đức của ông. Cho nên khi mình họckinh, mình đừng đồng hóas mình với các vị Bồ tát. Nếu muốn đồng hóa thì phảiđối chiếu công đức của các Ngài trước phải không? Rồi sau mình mới làm.

Thí dụ như ởđây có đoạn ông nói rằng, vô trong quán rượu, lại sòng bạc... khi ông dám lạiđó, thì công đức ông được thần thông du hí tự tại rồi. Còn mình vô đó thì mìnhđược cái gì chưa. Mình còn đang là kẻ nhơ nhiễm mà vào chỗ đó thì nhiễm nhơthêm. Bởi vậy các việc làm của các vị Bồ Tát, các Ngài có quyền làm như vậy, làkhi các Ngài đã đầy đủ những khả năng, thành tựu các công đức rồi thì khi làmnó không trở ngại.

Bây giờ tớiđoạn này là phương tiện của Ngài.

Vì muốn độngười, khéo dùng phương tiện ở tại thành Tỳ Da Ly.

Vì muốn làmlợi ích cho người, cho nên phương tiện làm ông cư sĩ. Làm ông trưởng giả ởthành Tỳ Da Ly này.

Của cải vôlượng để dùng thu nhiếp những người nghèo khổ. Giữ giới thanh tịnh để thu nhiếpnhững người giữ giới cấm. Dùng cái nhẫn nhục để điều phục những người nóng giận.Dùng cái đại tinh tấn để nhiếp phục lười biếng. Dùng nhất tâm thiền định để nhiếp phục những người loạn ý. Dùng trí tuệ quyết định để nhiếp phục nhữngngười vô trí. Tuy làm người cư sĩ mà vâng giữ giới luật. Thực hành hạnh thanhtịnh của hàng Sa Môn.

Tuy là hìnhthức cư sĩ mà ông làm cái hạnh giữ giới luật thanh tịnh của hàng Sa Môn. Tuy làngười tại gia mà ông không có nhiễm trước trong tam giới. Thường thường nóingười tại gia mà không nhiễm trước trong tam giới là ý làm sao. Thường mình ởcõi này thì gọi là cõi dục phải không? Trong cõi dục này mình có nhiễm nó chưa.Ở ngay trên cõi dục là cõi thấp nhất trong tam giới mà mình đã nhiễm, đã thíchrồi. Còn Ngài ở trong hàng cư sĩ mà cả tam giới này không nhiễm. Như vậy là đểnói tâm giải thoát phải không? Tuy ở hàng cư sĩ mà tâm vẫn giải thoát.

Thị hiện cóvợ con mà thường tu cái hạng trong sạch. Hiện có quyến thuộc mà thường ưa xalìa. Tuy là mặc đồ trang sức đẹp đẽ mà dùng tướng hảo để trang nghiêmthân.

Tướng hảotrang nghiêm thân, mặc đồ đẹp đẽ là trang nghiêm thân rồi. Tại sao còn nói dùngtướng hảo để trang nghiêm thân. Bởi vì trong kinh Phật dạy, Phật sở dĩ có 32 làkhông phải dùng vàng ngọc châu báu mà trang nghiêm, phải không? Mà do cái côngđức, do tu hành những công đức mà được 32 tướng tốt.

Thí dụ nhưnói, Phật có tướng lưỡi rộng dài là vì ba đời Ngài không nói dối. Như vậy mỗimột tướng là một công đức tu. Bởi công đức tu mà được tướng tốt. Như vậy tuybây giờ ông trưởng giả này, ông cũng có đồ trang sức, áo quần đẹp đẽ này kia.Nhưng ông không thấy đó là quan trọng. Ông chỉ dùng 32 tướng tốt trang nghiêm.Chớ không đặt vấn đề trang sức quần áo, hay là lụa là, hay là vàng ngọc để màtrang sức.

Tuy lại ănuống mà dùng cái thiền duyệt làm vị.

Cũng ăn uốngmâm cao cổ đầy nhưng ông không thấy đó là quan trọng. Mà ông lấy cái thiềnduyệt làm cái vị ăn cho nên nói thiền duyệt vi thực đó.

Bây giờ mấychú lấy cái gì làm thức ăn. Bánh trái làm thức ăn hay lấy cái thiền làm thứcăn? Nếu lấy cái thiền thì coi bộ chán quá. Nuốt không trôi phải không? Ngồithiền mà chừng khoảng một giờ rưởi sau, nó còn khỏe không? Bởi vậy nên người tucao, khi tâm họ được an định, thân họ được nhẹ nhàng rồi, thì ngồi thiền là cáithảnh thơi nhất. Cái an lành nhất. Bởi ngồi thiền là thảnh thơi, là an nhàn,cho nên nói là Thiền duyệt vi thực.

Duyệt là vui.Vui trong cái tọa thiền, tu thiền đó làm thức ăn. Nghĩa là hôm ngào, ngày nàothiếu một giờ ngồi thiền là coi như đói vậy đó. Còn mình bữa nào thiếu một giờngồi thiền, được ngủ thì coi như gì. Như no vậy đó, chớ không phải như đói. Đólà chưa được tự tại an lành trong cái tu. Vì vậy ông là cư sĩ tuy có ăn uốngmâm cao cổ đầy, nhưng cái đó đối với ông không có quan trọng. Mà ông lấy cáithiền duyệt làm cái vị ăn.

Nếu ông đếnchỗ cờ bạc, đến chỗ hát xướng.

Hí trường tứclà hát xướng đó.

Để vì nhiếpđộ họ.

Nhiếp độngười chớ không phải tới đó là chơi mà hưởng.

Ông nhận (haylà ông học) các đạo khác mà không có hủy hoại chánh tín. Tuy ông thông suốt(minh tức là rõ hết) kinh điển thế gian mà ông thường ưa Phật pháp. Tất cả chỗthấy của ông đều là cung kính.

Cung kính cáigì? Cung kính và cúng dường là cái tôn trọng bậc nhất. Bởi vì theo cái thấy củaông, cúng dường tam bảo, đó là cái ông tôn trọng bậc nhất. Ông giữ gìn chánhpháp. Ông nhiếp phục người lớn và kẻ nhỏ. Tất cả sự sinh sống ông đều vui. Kêubằng thoải mái đó (Hài ngẩu). Như bây giờ nói hài hòa đó. Ý vui thích trongcuộc sống. Về phương tiện sống thì ông rất thoải mái, không có gì trở ngạihết.

Tuy được hếtcái lợi của thế tục mà không cho đó là vui.

Những cái lợicủa thế tục, như làm ăn đâu đó hết. Không cho đó là vui.

Ông dạo cácngã tư đường làm lợi ích cho chúng sanh. Ông vào chỗ chánh trị thì lấy pháp màcứu hộ tất cả. Ông vào chỗ giảng luận thì ông hướng dẫn người ta về đại thừa. Ôngvào các học đường để dạy bảo để khai mở cho hàng đồng mông. Ông vào những chỗdâm xá, cốt để chỉ lỗi cho người ta lập được ý chí. Vào quán rượu không phải vìuống rượu mà để chỉ cho người ta biết rượu là hại, rồi lập chí bỏ rượu... Nếuông ở trong trưởng giả thì trong trưởng giả tôn kính, vì nói pháp thù thắng.Nếu ở trong cư sĩ cung kính vì họ mà ông đoạn trừ tâm tham trước. Nếu ông ởtrong dòng Sát Đế Lỵ thì trong hàng Sát Đế Lỵ tôn kính. Ông dạy họ phương phápnhẫn nhục...

Sát Đế Lỵ làdòng võ tướng, chinh phục, cầm binh ra trận. Cho nên tới đó ông phải dạy họcách nhẫn nhục.

Nếu ông ởtrong dòng Bà La Môn thì trong Bà La Môn tôn trọng. Vì họ mà dạy họ trừ hết ngãmạn.

Bà La Môn làdòng cao nhất, nên tâm ngã mạn, khinh hết các dòng. Tới đó ông dạy cho họ diệttrừ ngã mạn.

Nếu ở trongĐại thần thì là Đại thần tôn kính, thọ chánh pháp. Nếu ở trong hàng vương tửthì trong hàng vương tử tôn kính, chỉ dạy cho họ trung hiếu. Nếu ở trong nộicung thì trong nội cung tôn kính, giáo hóa họ làm người cung nữ chân chính. Nếuở chỗ thứ dân thì thứ dân tôn trọng, dạy cho họ làm những điều phướclành.

Nếu ở chỗPhạm Thiên thì là Bậc Phạm Thiên cung kính. Dạy bảo họ trí huệ thù thắng. Nếu ởtrong hàng Đế Thích thì được trong hàng Đế Thích tôn trọng, thị hiện cảnh vôthường.

Tại sao ởtrong hành Đế Thích thị hiện cảnh vô thường mà không dạy cái gì. Bởi vì ĐếThích đang ở cõi trời, thừa hưởng ngũ dục lạc nên mê quá đi. Mê hưởng mà khôngbiế tu. Nên tới đó hiện cảnh vô thường. Hiện cảnh vô thường họ giựt mình thì họtu. Thấy có người chết, thấy người bệnh, thấy người già để cho họ thứctỉnh.

Nếu ở trongcõi trời Hộ Thế thì trong cõi trời Hộ Thế tôn trọng mà bảo hộ các chúng sanh.Ông trưởng giả Duy Ma Cật dùng vô lượng phương tiện như thế để làm lợi ích chochúng sanh.

Như vậy tấtcả việc làm ở cảnh nào ở trường hợp cũng nhắm thẳng cái lợi ích cho người màông ở hoàn cảnh đó. Chớ không phải vì thụ hưởng vì an vui riêng mình mà ở trongcảnh đó. Như vậy ở trong cảnh giàu, ở trong cảnh quan quyền, ở trong cảnh dònghọ cao quí... Đều là vì thức tỉnh họ. Vì để cảnh giác họ chớ không vì thụhươngr bản thân mình, cá nhân mình. Đó là để nói phương tiện của Ngài là nhưvậy. Đây thêm cái phương tiện nữa.

Do phươngtiện kia mà Ngài hiện thân có bệnh. Bởi vì Ngài có bệnh cho nên Quốc vương. Đạithần, Trưởng giả, Cư sĩ, Bà la Môn... và các hàng Vương tử, những bá quan khác,các Ngài quan thuộc vô số cả ngàn người đều đến thăm bệnh ông. Những người đếnđó nhân dùng, hay là lấy cái thân bệnh mà rộng vì họ nói pháp.

Nhân cái thânông bệnh mà ông vì họ nói pháp. Như vậy ông bệnh là cốt nói pháp cho các vị đónghe. Chớ không phải ông bệnh là vì nghiệp chướng của ông mà phải bệnh. Bây giờgiả sữ chúng ta không có đượv như ông mà lỡ có bệnh thì sao. Có nên nói phápcho người khác nghe hay là có bệnh nên rên. Tuy rằng mình không được như ông,nhưng lỡ có bệnh, ai tới thăm, đó cái thân vô thường vậy đó. Mới hôm qua tôi đisân sẩn, nay tôi nằm queo đây. Nhắc cho người ta tỉnh. Như vậy cũng là nhânthân bệnh mà cảnh tỉnh người. Chớ đừng nhân thân bệnh, người ta tới rồi rên hìhì... nhiều khi còn than thở nữa.

Đây ổng giáohóa cách làm sao?

Này các nhângiả, cái thân này là vô thường, nói không có mạnh mẽ, nó không có sức lực, nókhông có bền bỉ, nó là cái pháp mau chóng hữu hoại.

Tức là bạihoại. Cái thân này vô thường, không mạnh mẽ, không sức lực, không bền bỉ, nó làpháp mau bại hoại. Không có thể tin được vậy. Bây giờ mấy chú tin được thân mìnhkhông. Tin không? Bây giờ có ai biết mình tới bao giờ chết đâu, phải không? Nếutin mình nói: tôi biết tôi tới 80 tuổi, ngày mấy tháng mấy tôi chết đó, thì mớitin, chớ còn bây giờ không biết. Ngay nay đi đây chớ ngày mai chết cũng có.Ngồi đây ngày mai bệnh cũng có, không có nhất định gì hết. Không biết ngày maira sao, làm sao tin, vậy mà cứ tin. Ngầm tin mình sống lâu, ngầm tin mình khỏemạnh, mình sống lâu. Cho nên nếu ai báo tin mình sắp chết, cái hoảng lên. Mìnhmạnh khỏe, nên khi ngã bệnh cũng tức tối bực bội. Chớ hiểu rõ thân này không cógì bảo đảm. Đã không bảo đảm thì có gì chúng ta đáng tin.

Nó là khổ, nólà não, nó là chỗ nhóm họp của các bệnh

Cái thân nàolà khổ là não, là nhóm họp của các bệnh. Bây giờ mỗi người kể lại coi mình cómấy bệnh. Cỡ như Thông Tạng có mấy bệnh. Thực là chỗ nhóm họp của các bệnh, phảikhông? Không có gì an ổn hết.

Này các nhângiả, cái thân nó như thế, người trí sáng suốt thì không nên trông cậy vàonó.

Chữ cổ lànương, không có trông cậy vào nó.

Điểm thứ nhấtbảo mình đừng tin cậy vào nó.

Điểm thứ hailà bảo mình đừng trông cậy vào nó. Vì nó có đáng tin đâu mà tin. Bởi vì nó làkhổ não thì làm sao tin cậy vào nó được.

Thân này nhưchùm bọt nước, không thể nắm bắt.

Mình ra ngoàibiển mình thấy từng cụm bọt phải không? Bọt nó nổi, mình nắm nó thì sao? Nắmtới đâu nó tan tới đó.

Thân này nhưbong bóng nước, không được lâu bền.

Như vậy mớithấy khi hạt mưa rơi cái chỏm xuống mái nhà, thấy bong bóng nổi lên. Nổi lênrồi sao? Vừa thấy bong bóng rõ ràng, chút rồi nát. Như cái thân không bềnbỉ.

Cái thân nàynhư ánh sáng. Lằn chớp sáng từ nơi khát ái mà sanh.

Dương điệntức là như sóng nắng, từ khát ái mà sanh, nó không có thật, mà vì khát ái. Khátái là sao? Ái là yêu thích. Khát là thường thường nói con nai khát nước quá, nónhìn thấy đằng xa ánh nắng chập chờn. Nó tưởng rằng là dòng nước, nó ù tới đểtìm uống. Nhưng mà ù tới rồi sao? Tới rồi nó thất vọng. Không có nước. Mình yêuthích thân này, nó thèm khát, nó mong mỏi, nó cứ bám giữ. Mà bám giữ đượckhông? Bám giữ tới đâu đó, rồi cũng nát cũng hoại. Không có bền lâu.

Thân này nhưcây chuối, trong không có lõi chắc.

Vô hữu kiên:không có chắc. Cây chuối mình lột ra làm sao? Cứ từng bẹ tách ra, tách ra. Kiếmthân cây cứng chắc không có.

Thân này nhưhuyễn hóa. Từ điên đảo mà khởi. Thân này như mộng. Do cái thấy hư dối mà thành.Thân này như cái bóng, từ nơi nghiệp duyên mà hiện. Thân này như vang, nó thuộcvề các nhân duyên. Thân này như mây nổi, trong chốc lát nó liền biến diệt. Thânnày như làn điện chớp. Mỗi niệm nó không dừng. Thân này không chủ như là đất.Thân này không có ngã như là lữa. Thân này không có thọ mạng như là gió. Thânnày không có người như là nước. Thân này không có thật, do tứ đại làm nhà. Thânnày là không lìa ngã và ngã sở. Thân này là vô tri như là cỏ cây, ngói gạch.Thân này không tạo tác, do sức gió mà chuyển.

Nói thân nàykhông tạo tác, mình không chịu. Mình thấy mình cuốc đất, mình gặt lúa. Mình làmđủ thứ hết, mà nói không tạo tác, mình chịu không? Nói khó hiểu quá! Nhưng màsự thật ở đây, tất cả hoạt động của mình, từ gió mà ra cả. Bây giờ mấy chú ănlà nghĩa làm sao? Uống nghĩa là sao? Khi uống nước là sao? Có gió hút vô không?Mình uống nước là lấy hơi gió hút vô. Nước nó theo. Rồi tới ăn cũng vậy. Nếuhoài mà không có gió nó nuốt vô thì nó có vô được đâu, phải không? Như vậy ăncũng nhờ gió, uống cũng nhờ gió. Đem vô rồi nuôi thân này. Rồi hoạt động, timđập, máu chảy. Các cơ thể hoạt động đều từ gió hết. Khi đem vô rồi, tới tống racó nhờ gió nữa không? Cũng phải nhờ gió. Như vậy tất cả hoạt động đều là gió,chớ đâu phải làm mình. Mình không biết, mình tưởng có mình làm chủ, mình làmnày làm kia. Nhưng mà không ngờ chính tất cả cái đó là do sức gió mà làm ra nhưvậy.

Thân này nónhơ nhớp, ô uế dẫy đầy. Thân này là hư dối (Tuy nhờ tắm gội, ăn mặc).Thảy đềutrở về tiêu diệt. Cái thân này là tai họa. 101 bệnh nó sinh, nó làm não loạn.Thân này như là cái gò giếng bị cái già nó bức bách. Thân này nó không có nhấtđịnh là chủ yếu hay cốt yếu phải đến chết.

Thân này cóđịnh gì đâu. Cần là đi tới chỗ chết là cùng.

Thân này làrắn độc. Như là kẻ oán thù, cướp giựt. Như là xóm rỗng. Nào là ấm, giới, cácnhập chung hợp mà thành.

Như vậy kểmột mạch thì thấy cái thân ra sao. Thực ra Ngài kể thì quá kỹ. Kỹ vô cùng phảikhông? Thân này nó không đáng tin. Thân này không đáng nương cậy. Thân này tạmbợ. Thân này là tạm bợ. Thân này là tai họa. Thân này là nhơ nhớp. Thân này nhưrắn độc. Vừa rồi tôi kể đó. Thân này là kẻ oán thù, kẻ giặc cướp vậy đó. Nó cứgiựt của nhau. Rồi nó không tụ như cái chỗ rỗng, rồi hợp lại, chớ có gì thậtđâu. Rồi nào là ấm, nào là giới, nào là nhập chung lại mà thành chớ cái gì thậtlà thân. Vậy mà mình thấy cái thân là thật. Nếu mình biết rõ thân không bền,thân không đáng trông cậy. Thân là tạm bợ. Thân là nhớp nhúa. Thân là khổ đau.Tất nhiên thân còn gì là quí, phải không? Mà không quí thì còn gì chấp. Màkhông chấp thì đó là nhân để rồi đi tới vô ngã, tới giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567