Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12-Bồ-tát Hiền Thiện Thủ

25/10/201015:41(Xem: 6931)
12-Bồ-tát Hiền Thiện Thủ

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Hiền Thiện Thủ
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Hiền Thiện Thủ Bồ-tát tạiđại chúng trung tức tùng tòa khởi đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, trường quìxoa thủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn quảng vị ngã đẳng cập mạt thế chúng sanhkhai ngộ như thị bất tư nghì sự. Thế Tôn, thử Ðại thừa giáo danh tự hà đẳng?Vân hà phụng trì? Chúng sanh tu tập đắc hà công đức? Vân hà sử ngã hộ trì kinhnhân? Lưu bố thử giáo chí ư hà địa?

Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnh,chung nhi phục thủy.

DỊCH:

Lúc đó Bồ-tát Hiền Thiện Thủ ởtrong đại chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu bênphải ba vòng, quì gối chấp tay bạch Phật rằng:

- Ðức Thế Tôn đại bi, vì chúngcon và chúng sanh đời sau khai ngộ rộng rãi những việc không thể nghĩ bàn nhưthế. Bạch Thế Tôn, kinh Ðại thừa này tên là gì? Làm sao phụng trì? Chúng sanhtu tập được những công đức gì? Chúng con làm sao bảo hộ người trì kinh? Nên lưubố kinh giáo này đến nơi nào?

Thưa lời đây rồi năm vóc gieoxuống đất, thưa hỏi như thế lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Ðây làchương rốt sau, trong chương này ngài Hiền Thiện Thủ đứng ra thưa hỏi. Thủlà trước, là người đứng đầu trong hàng Hiền thiện. Tại sao Ngài lại hỏi ở đoạn chótnày? Thường phần chót các kinh là phần lưu thông, lưu thông có nghĩa là truyềnbá. Người đem chánh pháp truyền bá sau này gọi là người lành bậc nhất, ngườihiền bậc nhất nên gọi là Hiền Thiện Thủ. Ngài đặt năm câu hỏi:

1. Kinh nàytên gì?

2. Làm saophụng trì?

3. Người tutập kinh này có công đức gì?

4. Chúngcon làm sao bảo hộ người trì kinh?

5. Kinh nàynên lưu bố đến chỗ nào?

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Hiền Thiện Thủ Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chưBồ-tát cập mạt thế chúng sanh, vấn ư Như Lai như thị kinh giáo công đức danhtự. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết.

Thời Hiền Thiện Thủ Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ cập chư đại chúngmặc nhiên nhi thính.

DỊCH:

Khi ấy Thế Tôn bảo Bồ-tát Hiền Thiện Thủ rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông mới hay vì Bồ-tátvà chúng sanh đời sau thưa hỏi Như Lai, những danh tự công đức của kinh nhưthế, nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông nói.

Khi ấy Bồ-tát Hiền Thiện Thủ vâng lời dạy, cùng đại chúng yênlặng lắng nghe.

GIẢNG:

Phật tánthán Bồ-tát Hiền Thiện Thủ và bảo phải chăm chú nghe lời Phật dạy.

ÂM:

- Thiện nam tử, thị kinh bá thiên vạn ức hằng hà sa chư Phật sởthuyết, tam thế Như Lai chi sở thủ hộ, thập phương Bồ-tát chi sở qui y, thậpnhị bộ kinh thanh tịnh nhãn mục. Thị kinh danh Ðại Phương Quảng Viên GiácÐà-la-ni, diệc danh Tu-đa-la Liễu Nghĩa, diệc danh Bí Mật Vương Tam-muội, diệcdanh Như Lai Quyết Ðịnh Cảnh Giới, diệc danh Như Lai Tạng Tự Tánh Sai Biệt, nhữđương phụng trì.

DỊCH:

- Này thiện nam, kinh này do trăm ngàn muôn ức hằng hà sa chư Phậtnói ra, là chỗ bảo hộ của ba đời chư Phật, là chỗ qui y của mười phương Bồ-tát,là con mắt thanh tịnh của mười hai bộ kinh. Kinh này tên là Ðại Phương QuảngViên Giác Ðà-la-ni, cũng tên Tu-đa-la Liễu Nghĩa, cũng tên Bí Mật VươngTam-muội, cũng tên Như Lai Quyết Ðịnh Cảnh Giới, cũng tên Như Lai Tàng Tự TánhSai Biệt, ông nên phụng trì.

GIẢNG:

Kinh ViênGiác không phải một mình Phật Thích-ca nói mà các đức Phật trong mười phương nhiềunhư cát sông Hằng cũng đều nói kinh này. Vì kinh này có tầm quan trọng như thếnên các đức Như Lai trong ba đời thường gìn giữ bảo hộ, và chư Bồ-tát trongmười phương cũng đều qui y. Kinh này là con mắt thanh tịnh của mười hai bộ kinh.

Kinh này cónhiều tên:

- ÐạiPhương Quảng Viên Giác Ðà-la-ni: Ðại Phương Quảng là chỉ cho tầm rộnglớn vượt qua thời gian và không gian của tánh Viên giác. Ðà-la-ni là tổng trìhay là bao trùm, tức là tánh Viên giác bao trùm cả thời gian và không gian.

- Tu-đa-laLiễu Nghĩa: Tu-đa-la là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là kinh. Kinh nàythuộc về kinh liễu nghĩa. Kinh Phật có chia ra kinh liễu nghĩa và kinh bất liễunghĩa. Kinh liễu nghĩa là kinh nói cùng tột rốt ráo; kinh bất liễu nghĩa là kinhnói tùy theo căn cơ của người, vì Phật dùng phương tiện thích hợp để cho họhiểu mà tu tập từ từ, nên Phật không nói đến lý tột cùng.

- Bí MậtVương Tam-muội: Bí mật là sâu kín, khó thấu tột, Vương là vua, Tam-muộilà chánh định. Bí Mật Vương Tam-muội là Vua trong các chánh định, Ðây là cáichánh định hằng có nơi mọi chúng sanh mà chúng sanh không thấy không biết nênnói là bí mật.

- NhưLai Quyết Ðịnh Cảnh Giớilà cảnh giới quyết định của Như Lai, cảnh giớiViên giác chỉ có đức Như Lai mới quyết định chứng nhập được. Từ Bồ-tát Ðẳnggiác trở xuống còn ở trong vòng cầu chứng nhập nên chưa quyết định được.

- NhưLai Tàng Tự Tánh Sai Biệt: Như Lai Tàng là Như Lai còn tiềm ẩn trongtâm của chúng sanh, tức là tánh Viên giác còn bị triền phược vậy. Tự tánh saibiệt là Tự tánh Viên giác tùy duyên ứng hiện các pháp sai khác.

Ở đây đềtên Kinh Viên Giáclà rút gọn, nếu nói đủ là nói nhiều tên như trên.

ÂM:

- Thiện nam tử, thị kinh duy hiển Như Lai cảnh giới, duy Phật NhưLai năng tận tuyên thuyết, nhược chư Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh y thử tuhành, tiệm thứ tăng tiến chí ư Phật địa. Thiện nam tử, thị kinh danh vi đốngiáo Ðại thừa, đốn cơ chúng sanh tùng thử khai ngộ, diệc nhiếp tiệm tu nhấtthiết quần phẩm. Thí như đại hải bất nhượng tiểu lưu nãi chí văn manh cậpa-tu-la ẩm kỳ thủy giả giai đắc sung mãn.

DỊCH:

- Này thiện nam, Kinh này chỉ hiển bày cảnh giới Như Lai nên chỉcó Như Lai mới hay tuyên nói. Nếu các Bồ-tát và chúng sanh đời sau y đây tuhành thì dần dần tăng tiến đến địa vị Phật. Này thiện nam! Kinh này tên là Ðạithừa đốn giáo, chúng sanh căn cơ đốn từ đây được khai ngộ, kinh này cũng nhiếptất cả chúng sanh tiệm tu. Thí như biển lớn không bỏ sót các dòng nước nhỏ, chođến ruồi muỗi và a-tu-la uống nước biển đều được no đủ.

GIẢNG:

Kinh nàynói về cảnh giới Viên giác nên chỉ có Phật mới thấu triệt, còn từ Bồ-tát trởxuống chỉ y theo đây tu mà thôi.

Trong kinhnói thần a-tu-la đưa tay che được mặt trời ắt hẳn thân phải to lắm. Thế màa-tu-la uống nước biển đến no mà biển vẫn không cạn, còn loài có thân nhỏ xíunhư ruồi nhặng uống nước biển cũng no. Ðiều này để nói lên biển cả thênh thangkhông phân biệt lớn nhỏ, loài nào uống nước biển cũng được lợi ích no đủ. Cũngvậy, người căn cơ bậc thượng đối với kinh này mà thâm nhập được thì thể nhậptánh Viên giác. Người tiểu trí độn căn mà hiểu được tu được, cũng thể nhập tánhViên giác. Như vậy kinh không dành cho riêng ai.

ÂM:

- Thiện nam tử, giả sử hữu nhân, thuần dĩ thất bảo tích mãn tamthiên đại thiên thế giới, dĩ dụng bố thí bất như hữu nhân văn thử kinh danh cậpnhất cú nghĩa. Thiện nam tử, giả sử hữu nhân, giáo bách hằng hà sa chúng sanh đắcA-la-hán quả, bất như hữu nhân tuyên thuyết thử kinh phân biệt bán kệ.

DỊCH:

- Này thiện nam, giả sử có người thuần dùng bảy báu đầy cả tamthiên đại thiên thế giới đem bố thí, không bằng người nghe tên kinh này và hiểunghĩa lý một câu. Này thiện nam, giả sử có người giáo hóa trăm ngàn hằng hà sasố chúng sanh đắc quả A-la-hán, không bằng người tuyên nói rành rẽ nửa bài kệcủa kinh này.

GIẢNG:

Phật nóingười dùng bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới đem bố thí, phước đứckhông bằng người nghe tên kinh này và hiểu nghĩa lý một câu. Tại sao thế? Vì bốthí bảy báu tuy có phước nhiều, nhưng là phước hữu lậu, hưởng một thời giangiới hạn rồi sẽ hết. Còn nghe tên kinh này và hiểu nghĩa lý một câu, tuy ítnhưng đã gieo được hạt giống vô lậu, sớm muộn gì cũng tu và cũng đạt được quảvô lậu, vì vậy mà quí hơn phước hữu lậu.

Người giáohóa vô số chúng sanh tu đắc quả A-la-hán, công đức không bằng người tuyên nóirành rẽ nửa bài kệ của kinh này. Tại sao vậy? Vì khi một người nghe nửa bài kệcủa kinh này, đủ lòng tin tu tới chỗ cứu kính là thể nhập tánh Viên giác tức làthành Phật, có vô số diệu dụng làm lợi ích cho chúng sanh không thể tính kể.Còn trăm ngàn người tu chứng quả Thanh văn, các ngài dứt thọ tưởng ngang đó nhậpDiệt tận định, không ra giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh, nên nói người giáohóa vô số chúng sanh đắc quả A-la-hán, không bằng người tuyên nói rành rẽ nửabài kệ của kinh này. Ngày nay chúng ta không hiểu nghĩa lý, chấp trên văn tự, đemkinh ra giảng giải rồi tự cho là mình có phước đức nhiều, đó là một lầm lẫnlớn. Học là phải hiểu cho tới nơi tới chốn thì khi thực hành mới được lợiích.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhược phục hữu nhân văn thử kinh danh tín tâmbất hoặc, đương tri thị nhân phi ư nhất Phật nhị Phật chủng chư phước tuệ, nhưthị nãi chí tận hằng hà sa nhất thiết Phật sở, chủng chư thiện căn văn thử kinhgiáo. Nhữ thiện nam tử, đương hộ mạt thế thị tu hành giả, vô linh ác ma cập chưngoại đạo não kỳ thân tâm, linh sanh thối khuất.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu có người nghe tên kinh này lòng tin không nghi,nên biết người ấy chẳng phải ở nơi một đức Phật hai đức Phật gieo trồng phướctuệ như thế cho đến ở nơi hằng hà sa tất cả đức Phật trồng các căn lành nghe kinhgiáo này. Này thiện nam, nên hộ trì những người ở đời sau tu hành, chớ để nhữngloài ác ma và ngoại đạo làm não hại thân tâm họ khiến cho họ sanh tâm luisụt.

GIẢNG:

Phật nóingười nghe kinh này tâm không sanh nghi hoặc, người đó không phải mới gieotrồng căn lành ở một đời đức Phật, hai đời đức Phật mà gieo trồng căn lành ở vôsố đức Phật rồi. Những người đó đã từng nghe kinh này nên bây giờ nghe khôngnghi. Và Phật bảo các vị Bồ-tát hộ trì cho người đời sau thọ trì tu hành theokinh này để họ tiến tu, không cho tà ma làm não loạn người ấy khiến họ thoáilui.

ÂM:

Nhĩ thời hội trung hữu Hỏa Thủ Kim cang, Tồi Toái Kim cang,Ni-lam-bà Kim cang đẳng, bát vạn Kim cang tinh kỳ quyến thuộc, tức tùng tòakhởi đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, nhi bạch Phật ngôn:

- Thế Tôn, nhược hậu mạt thế nhất thiết chúng sanh hữu năng trìthử quyết định Ðại thừa, ngã đương thủ hộ, như hộ nhãn mục nãi chí đạo tràng sởtu hành xứ, ngã đẳng Kim cang tự lĩnh đồ chúng thần tịch thủ hộ, linh bất thốichuyển. Kỳ gia nãi chí vĩnh vô tai chướng, dịch bệnh tiêu diệt, tài bảo phongtúc, thường bất phạp thiểu.

DỊCH:

Khi ấy trong hội có Hỏa Thủ Kim cang, Tồi Toái Kim cang,Ni-lam-bà Kim cang. Tám vạn Kim cang cùng với quyến thuộc liền từ chỗ ngồi đứngdậy, đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu bên phải ba vòng, bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, nếu tất cả chúng sanh đời sau có thể thọ trì Ðạithừa quyết định này, chúng con sẽ bảo hộ người đó như giữ tròng con mắt củamình vậy; cho đến nơi đạo tràng của người này tu hành, hàng Kim cang chúng contự lãnh đồ chúng ngày đêm bảo vệ, khiến cho chẳng thoái chuyển; cho đến nhà củahọ hằng không có tai chướng, bệnh dịch đều tiêu trừ, những tài bảo đều đầy đủthường không thiếu thốn.

GIẢNG:

Nếu chúngta tu đúng theo tinh thần kinh Viên Giác thì các thần Kim cang bảo hộ cho chúngta không bệnh tật, không tai ách, không để cho chúng ta thiếu thốn. Nhưng vìPhật dạy một đàng chúng ta làm một nẻo, hoặc dạy mười chỉ làm có một hay khôngtới một. Người tu hay có cái bệnh là tu thì không chịu tu mà cứ cầu thần ủnghộ. Các ngài nguyện là nguyện ủng hộ người tu chớ không ủng hộ người chỉ cầusuông. Không chịu tu mà cứ cầu hoài làm sao các ngài ủng hộ được. Hiểu như vậymới thấy mình tu không cần cầu các ngài cũng ủng hộ, còn không chịu tu mà cứcầu, các ngài có ủng hộ không?Nếu chúng ta tu đến chỗ không còn thấy người nàođáng ghét và người nào đáng thương, thương ghét bình đẳng thì chắc chắc cácngài luôn luôn ủng hộ như ủng hộ tròng con mắt. Chúng ta thương thì đưa caotrên núi, ghét thì hạ thấp dưới vực thẳm. Làm sao các ngài ủng hộ được? Ủng hộđể chúng ta làm chuyện bất công sao? Lòng chúng ta còn thương còn ghét thì ủnghộ cho chúng ta khoẻ có tiền của để chúng ta làm theo chuyện thương ghét củamình hay sao? Vì không đúng lời Phật dạy nên không được ủng hộ, chúng ta mới bịcảnh này cảnh kia nhiễu loạn, nếu chúng ta tu đúng như lời Phật dạy thì khôngđến nỗi nào.

Chỉ mộtviệc Phật bảo xem kẻ thù như cha mẹ mà chúng ta làm cũng không xong, có khiquên rồi cũng nổi giận đùng đùng. Chúng ta không biết lỗi mình, cứ trách saocác ngài nguyện hộ vệ người tu mà không hộ vệ để cho phải bị những chướng nạn.Cũng như chúng ta muốn giúp người học để thành tài, nhưng họ lười biếng quá cứbỏ học đi chơi, chúng ta không ủng hộ họ nữa. Người ấy trách tại sao chúng tahứa ủng hộ cho họ học đến nơi đến chốn bây giờ bỏ nửa chừng. Trường hợp ấy nêntrách ai? Tại sao không tự trách mà lại trách người?

ÂM:

Nhĩ thời Ðại Phạm vương nhị thập bát Thiên vương, tinh Tu-di sơnvương, Hộ Quốc thiên vương đẳng tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễutam táp, nhi bạch Phật ngôn:

- Thế Tôn, ngã diệc thủ hộ thị trì kinh giả thường linh an ẩn,tâm bất thối chuyển.

DỊCH:

Khi ấy Ðại Phạm vương và hai mươi tám vị Thiên vương, cùng vớiTu-di sơn vương, Hộ Quốc thiên vương. liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dướichân Phật, đi nhiễu bên phải ba vòng, bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, con cũng hộ trì người trì kinh khiến họ được anổn tâm không thoái chuyển.

GIẢNG:

Chẳng nhữngcác thần Kim Cang phát tâm bảo hộ người trì kinh mà chư thiên cũng nguyện ủnghộ nữa.

ÂM:

Nhĩ thời hữu Ðại Lực quỉ vương danh Kiết-bàn-trà dữ thập vạn Quỉvương, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, nhi bạch Phật ngôn:

- Thế Tôn, ngã diệc thủ hộ thị trì kinh nhân triêu tịch thị vệlinh bất thoái khuất, kỳ nhân sở cư nhất do-tuần nội, nhược hữu quỉ thần xâm kỳcảnh giới, ngã đương sử kỳ toái như vi trần.

DỊCH:

Khi ấy có Ðại Lực quỉ vương tên là Kiết-bàn-trà cùng với mườimuôn Quỉ vương, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu bên phảiba vòng, bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, chúng con cũng nguyện sớm chiều bảo hộ hầu hạngười trì kinh này, khiến cho chẳng thoái chuyển. Người trì kinh ở chỗ nào trongkhoảng một do-tuần, nếu có quỉ thần xâm phạm vào cảnh giới ấy con sẽ đập nátbọn đó như hạt bụi.

GIẢNG:

Nếu có quỉthần nào bén mảng đến chỗ người trì kinh thì Ðại Lực quỉ vương sẽ đập nát nhưhạt bụi. Như vậy là quá bảo đảm, người tu mà có thần Kim cang, chư thiên chotới các Quỉ vương cũng bảo hộ thì không ai phá phách được, nhưng với điều kiệnvị đó tu đúng, nếu tu sai hoặc lười biếng thì gặp nạn, phải chịu lấy chớ đừng tráchcác ngài không bảo hộ.

ÂM:

Phật thuyết thử kinh dĩ, nhất thiết Bồ-tát, thiên, long, quỉ thần,bát bộ quyến thuộc, cập chư Thiên vương, Phạm vương đẳng, nhất thiết đại chúngvăn Phật sở thuyết giai đại hoan hỉ tín thọ phụng hành.

DỊCH:

Phật nói kinh này xong, tất cả Bồ-tát, thiên, long, quỉ thần, bátbộ quyến thuộc và các Thiên vương, Phạm vương. tất cả đại chúng nghe Phật dạyrồi đều rất vui vẻ tin nhận vâng làm.

GIẢNG:

Nghe rồiphải tin nhận vâng làm, đó mới là thiết yếu.

Chúng ta đãhọc xong bộ kinh Viên Giác, học thì xong mà người tu thì từng phần giác cũngchưa được. Chúng ta thiếu phước duyên nên ra đời không gặp Phật trực tiếp đểNgài chỉ dạy tu hành tiến cho mau. Nhưng xét lại, chúng ta cũng còn chút phướcduyên, tuy cách Phật đã hơn hai ngàn năm mà còn được pháp Phật để học, và nhậnra những điều Phật nói đúng với lẽ thật để ứng dụng tu. Phước duyên đó khôngphải mới có đây mà đã có từ lâu xa rồi. Ngày nay, nhất là những người được đầutròn áo vuông ngồi ở trong đạo tràng nghe kinh học đạo, sống trong luật lệ nhà chùalà do chủng duyên chủng phước từ nhiều đời nhiều kiếp. Nhiều đời nhiều kiếp đãcó chủng duyên chủng phước, chẳng lẽ ngang đây lơ là để cho chủng duyên chủngphước thúi mục sao? Chúng ta phải ráng săn sóc phơi phong cho kỹ, đừng để hưhao bởi lý do này hoặc lý do khác. Như vậy mới xứng đáng. Vì trong kinh Phật cónói: Những người ngày nay nghe kinh Viên Giác mà hiểu được không nghi, là dochẳng những một kiếp mà đã vô lượng kiếp gặp Phật gieo trồng căn lành phước tuệrồi, chớ đâu phải chuyện ngẫu nhiên. Chúng ta tự nhận rằng mình đã có căn lành,mà căn là cái gốc, gốc cây chắc chắn thì cây sẽ lên tược đơm hoa kết quả. Chỉcó những người có gốc sẵn mà không chịu săn sóc, để cho sâu bọ hoặc để chongười khác chặt phá đó là cái lỗi không biết gìn giữ. Ðã có gốc lành thì cố gắngphát triển. Căn cứ theo lời Phật dạy mỗi người phải nỗ lực tiến tu.

*

Ở đây tôitóm lại cho dễ nhớ.

Toàn bộkinh Viên Giác gồm có mười hai chương. Mỗi chương có một vị Bồ-tát đại diệnđứng ra thưa hỏi.

Chương đầuBồ-tát Văn-thù-sư-lợi đứng ra hỏi Phật về công hạnh tu hành ban đầu củaPhật, tu thế nào được viên mãn thành Phật?Ðó là chủ yếu của toàn bộ kinh.Ðức Phật trả lời: Tu là sống lại với Tánh giác tròn đầy chớ không có gì khác.Nhưng muốn trở lại với Tánh giác tròn đầy thì trước phải biết rõ vô minh. Vì vôminh nên chấp tứ đại là thân mình thật, chấp vọng tưởng là tâm mình thật. Kế đóPhật dạy chúng ta quán từng phần thân để thấy rõ thân không thật. Nhìn kỹ tâmthức, thấy tâm thức chỉ là bóng dáng sáu trần chợt hiện chợt mất, nó khôngthật. Buông được hai cái lầm chấp về thân tâm thì sẽ sống được với Tánh giác.

Sau đó cácBồ-tát tuần tự hỏi về phương pháp tu. Phật dạy tu Chỉ, Quán, Thiền, hoặc tu đơnhoặc tu ghép. Chúng ta thấy toàn bộ kinh Phật dạy không ngoài ba pháp tu, bapháp tu đó là căn bản giúp cho chúng ta sống với Tánh giác:

1- Chỉ:Dừng tâm lóng lặng.

2- Quán: Cóhai cách, quán hạnh của chư Phật Bồ-tát hoặc quán các pháp như huyễn hóa, thấyrõ các pháp như vậy.

3- Thiền

Chúng tathấy rõ muốn làm Phật thì không gì khác hơn là tu Chỉ, Quán và Thiền. Tuy nóiba chớ thật là Thiền trùm hết, Thiền gồm cả định và tuệ. Ðịnh là Chỉ. Tuệ làQuán. Vậy tu Thiền là cội gốc mà đức Phật chỉ cho chúng ta trở về với Tánhgiác, muốn sống trọn vẹn với Tánh giác, không có cách nào khác hơn.

Ðến chươngPhổ Giác Phật chỉ rõ trong khi tu có những bệnh:

- Bệnh tác:Cho rằng dụng công nhiều, làm các công hạnh nhiều là được thành Phật. Ðó làbệnh.

- Bệnh nhậm:Nghe Phật nói chúng ta đều có Phật tánh nên họ mặc tình không tu hành gì hết.Ðó là bệnh.

- Bệnh chỉ:là đè cho vọng tưởng lặng xuống cho đó là đạo.

- Bệnh diệt:là diệt hết phiền não cho tâm rỗng không, cho cái rỗng không khô lạnh đó là cứukính của đạo.

Những bệnhđó làm chúng ta mắc kẹt, tu không đến Viên giác được. Nếu bỏ bốn bệnh đó mới tuđến cứu kính viên mãn.

Cuối cùngBồ-tát Hiền Thiện Thủ đứng ra thưa hỏi. Ðó là khi chúng ta tu viên mãn công đứckhông thể nghĩ lường. Cho nên đây hỏi công đức của kinh, công đức của người trìkinh, các vị ủng hộ kinh v.v.

Người họcđạo muốn được giác ngộ phải y đó mà tu thì sớm muộn gì cũng tới, ngoại trừchúng ta không chịu tu hoặc chúng ta tu cách khác. Người học đạo phải hiểu rõ,thành đạo không phải ở chỗ học suông, kiến giải rộng, mà ở chỗ học hiểu để tu,học mà không hành thì không tới đâu hết.

HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]