Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11-Bồ-tát Viên Giác

25/10/201015:39(Xem: 7096)
11-Bồ-tát Viên Giác

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Viên Giác
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Viên Giác Bồ-tát tại đại chúngtrung, tức tùng tòa khởi đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, trường quì xoathủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn, vị ngã đẳng bối quảngthuyết tịnh giác chủng chủng phương tiện, linh mạt thế chúng sanh hữu đại tăngích. Thế Tôn, ngã đẳng kim giả dĩ đắc khai ngộ, nhược Phật diệt hậu, mạt thếchúng sanh vị đắc ngộ giả, vân hà an cư, tu thử Viên giác thanh tịnh cảnh giới?Thử Viên giác trung tam chủng tịnh quán, dĩ hà vi thủ? Duy nguyện đại bi vị chưđại chúng cập mạt thế chúng sanh thí đại nhiêu ích.

Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa, như thịtam thỉnh, chung nhi phục thủy.

DỊCH:

Lúc đó, Bồ-tát Viên Giác ở trongđại chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật đi nhiễu bên phảiba vòng, quì gối chấp tay, bạch Phật rằng:

- Ðức Thế Tôn đại bi, vì bọnchúng con rộng nói các thứ phương tiện tịnh giác, khiến cho chúng sanh đời sauđược lợi ích lớn. Bạch Thế Tôn, chúng con ngày nay đã được khai ngộ, nếu saukhi Phật diệt độ chúng sanh đời sau chưa được ngộ làm thế nào mà an cư để tucảnh giới thanh tịnh Viên giác này? Trong Viên giác này ba thứ quán thanh tịnh,tu pháp nào trước? Cúi mong Thế Tôn đại bi vì các đại chúng và chúng sanh đờisau bố thí lợi ích lớn.

Thưa lời đây rồi, năm vóc gieoxuống đất, thưa thỉnh như thế lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Viên giác là giác viên mãn hoàntoàn. Vì Viên giác là tròn khắp nên không những bậc thượng căn được giác, trungcăn được giác mà hạ căn cũng được giác. Ở trước Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướngthưa hỏi để dạy cho người tu dẹp sạch các nghiệp chướng. Tuy sạch các nghiệpchướng nhưng tánh Viên giác chưa được phổ biến, nên Bồ-tát Phổ Giác cầu Phậtchỉ dạy phương pháp tu hành để cho Tánh giác được phổ biến. Tuy Tánh giác đượcphổ biến mà vẫn chưa viên mãn, vì vậy ở đây Bồ-tát Viên Giác đứng lên hỏi Phậthai câu:

1. Chúng sanh đời sau chưa ngộ làmsao an cư được trong cảnh giới Viên giác thanh tịnh?

2. Ba thứ phương tiện (Chỉ, Quán,Thiền) nên tu pháp nào trước?

Ðoạn này chú trọng về phần sựtướng tu hành.

ÂM:

Nhĩthời Thế Tôn cáo Viên Giác Bồ-tát ngôn:

-Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi vấn ư Như Lai, như thị phươngtiện dĩ đại nhiêu ích thí chư chúng sanh. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữthuyết.

ThờiViên Giác Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ cập chư đại chúng mặc nhiên nhithính.

-Thiện nam tử, nhất thiết chúng sanh nhược Phật trụ thế, nhược Phật diệt hậu,nhược pháp mạt thời, hữu chư chúng sanh cụ Ðại thừa tánh, tín Phật bí mật Ðạiviên giác tâm, dục tu hành giả, nhược tại già-lam, an xử đồ chúng, hữu duyên sựcố, tùy phần tư sát như ngã dĩ thuyết.

DỊCH:

Khi ấy đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Viên Giác rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông mới hay hỏi NhưLai phương tiện như thế, đem lợi ích lớn bố thí cho các chúng sanh. Nay ông hãylắng nghe ta sẽ vì ông nói.

Lúc ấy Bồ-tát Viên Giác vâng lời dạy hoan hỉ cùng đại chúng lặnglẽ lắng nghe.

- Này thiện nam, tất cả chúng sanh trong thời Phật tại thế, hoặcsau khi Phật diệt độ, hoặc thời mạt pháp, nếu có chúng sanh đầy đủ căn tánh Ðạithừa, tin được tâm đại Viên giác bí mật của Phật, muốn tu hành, nếu tại già-lamthì nên sắp xếp trong đồ chúng, hoặc có duyên sự thì nên tùy phần mà quán sátnhư ta đã nói.

GIẢNG:

Ðầu tiên đức Phật dạy lập hình tướng đạo tràng. Khi Phật còn ởđời hoặc sau khi Phật diệt độ hay trong thời mạt pháp, nếu người có căn tánhÐại thừa muốn tu, điều căn bản là phải ở trong già-lam và ở trong đại chúng màtu, còn nếu có duyên sự bận rộn thì tùy phần quán sát như Phật đã dạy.

ÂM:

-Nhược phục vô hữu tha sự nhân duyên, tức kiến đạo tràng, đương lập kỳ hạn,nhược lập trường kỳ bá nhị thập nhật, trung kỳ bá nhật, hạ kỳ bát thập nhật, antrí tịnh cư. Nhược Phật hiện tại đương chánh tư duy, nhược Phật diệt hậu thithiết hình tượng, tâm tồn mục tưởng sanh chánh ức niệm, hoàn đồng Như Laithường trụ chi nhật, huyền chư phan hoa, kinh tam thất nhật khể thủ thập phươngchư Phật danh tự cầu ai sám hối, ngộ thiện cảnh giới đắc tâm khinh an, quá tamthất nhật, nhất hướng nhiếp niệm.

DỊCH:

- Nếu người không có các duyên sự khác thì dựng lập đạo tràngnên lập kỳ hạn, hoặc lập trường kỳ một trăm hai mươi ngày, hoặc trung kỳ thìmột trăm ngày, còn hạ kỳ thì tám mươi ngày để an cư cho thanh tịnh. Nếu Phậtcòn tại thế thì nên chánh tư duy. Nếu sau khi Phật diệt độ nên thiết lập hìnhtượng, mắt nhìn tâm tưởng sanh nghĩ nhớ chân chánh, như lúc Phật còn ở đời vậy.Treo các tràng phan hương hoa trải qua hai mươi mốt ngày, đầu thành đảnh lễdanh hiệu chư Phật mười phương chí thành sám hối, thấy những cảnh giới lành thìtâm được nhẹ nhàng, qua hai mươi mốt ngày một bề nhiếp niệm.

GIẢNG:

Phật dạy: Nếu Phật còn tại thế thì chúng ta chỉ chánh tâm nhớnghĩ đến đức Phật từ hình dáng ngôn ngữ và những điều thấy nghe nơi Phật khôngcần có hình tượng. Nếu sau khi Phật diệt độ thì nên lập ra hình tượng để mắtnhìn tâm tưởng khởi niệm chân chánh, xem như đức Phật còn ở đời vậy. Cách an cưnày Phật dạy cũng giống như cách nhập thất, trong mỗi kỳ hạn hoặc dài hoặcngắn, thì trong hai mươi mốt ngày đầu thành đảnh lễ các đức Phật trong mười phương,chí thành sám hối chừng nào thấy điềm lành thì tâm mới nhẹ nhàng, từ đó bắt đầudụng tâm nhiếp niệm.

ÂM:

-Nhược kinh hạ thủ tam nguyệt an cư, đương vi thanh tịnh Bồ-tát chỉ trụ, tâm lyThanh văn, bất giả đồ chúng. Chí an cư nhật tức ư Phật tiền tác như thị ngôn:Ngã Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mỗ giáp cứ Bồ-tát thừa, tu tịchdiệt hạnh đồng nhập Thanh tịnh thật tướng trụ trì, dĩ Ðại viên giác vi ngãgià-lam, thân tâm an cư Bình đẳng tánh trí, Niết-bàn Tự tánh vô hệ thuộc cố.Kim ngã kính thỉnh bất y Thanh văn đương y thập phương Như Lai cập đại Bồ-táttam nguyệt an cư, vị tu Bồ-tát Vô thượng Diệu giác, đại nhân duyên cố bất hệ đồchúng. Thiện nam tử, thử danh Bồ-tát thị hiện an cư, quá tam kỳ nhật tùy vãngvô ngại.

DỊCH:

- Nếu nhằm đầu mùa Hạ an cư ba tháng phải an trụ theo hạnh thanhtịnh của Bồ-tát, tâm lìa Thanh văn, chẳng nương đồ chúng. Ðến ngày an cư phảiđối trước Phật, bạch như thế này: "Con là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni hoặcƯu-bà-tắc, Ưu-bà-di tên là. y cứ theo Bồ-tát thừa tu hạnh tịch diệt, đồng vàotrụ trì Thật tướng thanh tịnh, lấy Ðại viên giác làm ngôi già-lam của con, thântâm an cư trong Tánh trí bình đẳng, vì Tự tánh Niết-bàn không có hệ thuộc. Naycon kính xin không y nơi Thanh văn, chỉ y mười phương Như Lai và đại Bồ-tát ancư ba tháng. Con vì nhân duyên lớn tu hạnh Bồ-tát Vô thượng diệu giác, nênkhông hệ thuộc đồ chúng." Này thiện nam đây gọi là Bồ-tát thị hiện an cư,qua ba hạn kỳ thì qua lại không ngại.

GIẢNG:

Phật dạy cách an cư này khác hơn cách an cư của chúng ta. Chúngta an cư thì ở trong đồ chúng Thanh văn, Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo ni, rồi lấy giớiluật Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni làm căn bản. Ở đây Phật dạy các vị nên y cứ theoBồ-tát thừa tu về hạnh tịch diệt và trụ nơi Thật tướng thanh tịnh, lấy Ðại viêngiác làm già-lam, thân tâm an cư trong Tánh trí bình đẳng, chớ không phải an cưtrong một khu vực như chúng ta. Các vị này chẳng nương nơi Thanh văn mà y nơimười phương chư Phật và Bồ-tát an cư ba tháng. Các vị này vì nhân duyên lớn tuhạnh Bồ-tát cầu quả Vô thượng diệu giác nên không lệ thuộc vào đồ chúng. Tu nhưvậy là tu theo hạnh Bồ-tát nên chỉ nương Bồ-tát và chư Phật, đó là Phật dạy ancư theo tánh Viên giác.

ÂM:

-Thiện nam tử, nhược bỉ mạt thế tu hành chúng sanh cầu Bồ-tát đạo, nhập tam kỳgiả, phi bỉ sở văn nhất thiết cảnh giới, chung bất khả thủ.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu những chúng sanh đời sau kia tu hành cầuBồ-tát đạo vào ba kỳ đó, chẳng phải tất cả cảnh giới đã nghe kia thì trọn khôngđược giữ.

GIẢNG:

Phật dạy tu trong ba kỳ hạn, nếu có cảnh giới gì hiện mà khôngđúng những lời Phật dạy như đã nghe thì không chấp nhận. Ngoài những cái đãđược nghe được học mà có những tướng gì khác hiện thì chúng ta không chấp nhận,nếu chấp nhận thì thành bệnh. Nên ở đây Phật dặn kỹ.

ÂM:

-Thiệ�n nam tử, nhược chư chúng sanh tu Xa-ma-tha, tiên thủ chí tĩnh, bất khởitư niệm, tĩnh cực tiện giác. Như thị sơ tĩnh, tùng ư nhất thân chí nhất thếgiới, giác diệc như thị. Thiện nam tử, nhược giác biến mãn nhất thế giới giả,nhất thế giới trung, hữu nhất chúng sanh khởi nhất niệm giả, giai tất năng tri,bá thiên thế giới diệc phục như thị, phi bỉ sở văn nhất thiết cảnh giới, chungbất khả thủ.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu các chúng sanh tu Chỉ trước giữ cho thậtlặng lẽ, chẳng khởi suy nghĩ, lặng lẽ tột cùng liền giác. Cái lặng lẽ ban đầunhư thế, từ nơi một thân đến một thế giới, Tánh giác cũng lại như vậy. Nàythiện nam, nếu Tánh giác đầy khắp một thế giới, trong thế giới ấy có một chúngsanh khởi một niệm thảy đều hay biết, trăm ngàn thế giới cũng lại như thế, chẳngphải tất cả cảnh giới đã nghe kia trọn chẳng nên thủ.

GIẢNG:

Người tu hạnh Chỉ trước hết là phải giữ tâm cho thật lặng lẽ.Lặng lẽ tới chỗ cùng tột thì tánh Viên giác hiện tiền. Bởi từ một thân thanhtịnh cho đến một thế giới thanh tịnh, nên Trí giác phát ra cũng từ một thân chođến khắp cả thế giới. Vì cả thế giới đều là tri giác của người ấy, nên trongthế giới có một chúng sanh dấy niệm người ấy liền biết. Thấy biết được như vậylà phải, còn khác đi là không phải. Chính trong chỗ lặng lẽ đó, mà hằng giácnhư ngài Vĩnh Gia nói: "Lặng lặng tỉnh tỉnh phải." Từ cái lặng lẽ nơitâm mình lần lần khắp cả pháp giới, đây là tâm trùm cả pháp giới, chừng ấy mỗiđộng niệm của chúng sanh mình đều biết. Ví dụ như món đồ vuông hoặc tròn, nhìntrong món đồ có một khoảng hư không tròn hoặc vuông. Ðập nát món đồ, hư khôngtrong món đồ hòa đồng với hư không mười phương thế giới. Không còn ranh vực thìlàm sao nói một thế giới, hai thế giới. Cũng thế, khi tâm đang còn hạn cuộctrong thân ngũ uẩn này thì còn có hạn lượng, khi tâm lặng lẽ thanh tịnh khôngcòn vọng tưởng thì trùm khắp mười phương.

ÂM:

-Thiện nam tử, nhược chư chúng sanh tu Tam-ma-bát-đề, tiên đương ức tưởng thậpphương Như Lai, thập phương thế giới nhất thiết Bồ-tát, y chủng chủng môn, tiệmthứ tu hành, cần khổ tam-muội, quảng phát đại nguyện, tự huân thành chủng. Phibỉ sở văn nhất thiết cảnh giới, chung bất khả thủ.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu các chúng sanh tu Quán, trước phải nhớtưởng mười phương Như Lai và tất cả Bồ-tát trong mười phương thế giới. Y theocác pháp môn thứ lớp tu hành cần khổ được chánh định, rộng phát đại nguyện, tựhuân thành chủng tử. Chẳng phải tất cả cảnh giới đã nghe kia, trọn không đượcgiữ.

GIẢNG:

Nếu tu Quán thì trước phải nhớ tưởng mười phương chư Phật vàBồ-tát, rồi y theo các pháp môn của Phật dạy, siêng năng khổ hạnh tuần tự tuhành để được tam-muội và phải phát đại nguyện, huân tập những cái đó thànhchủng tử. Trong khi tu, nếu có hiện những cảnh giới không đúng như chỗ đã nghedạy trong kinh thì không nên chấp nhận vì đó là ma hiện.

ÂM:

-Thiện nam tử, nhược chư chúng sanh tu ư Thiền-na, tiên thủ sổ môn, tâm trungliễu tri sanh trụ diệt niệm, phần tề đầu số, như thị chu biến tứ oai nghitrung, phân biệt niệm số, vô bất liễu tri. Tiệm thứ tăng tiến, nãi chí đắc tribá thiên thế giới nhất trích chi vũ, do như mục đổ sở thọ dụng vật, phi bỉ sởvăn nhất thiết cảnh giới, chung bất khả thủ.

DỊCH:

- Này thiện nam, nếu các chúng sanh tu Thiền, trước phải tu Sổtức, tâm rõ biết các niệm sanh trụ diệt, chừng ngằn số lượng, như thế khắptrong bốn oai nghi đều phân biệt biết rõ ràng số niệm. Dần dần tăng tiến chođến biết được một hạt mưa trong trăm ngàn thế giới, như mắt xem thấy những vậtmình thọ dụng vậy. Nếu không phải tất cả cảnh giới đã nghe kia, trọn không đượcgiữ.

GIẢNG:

Nếu tu Thiền thì trước phải tu Sổ tức, Sổ tức là đếm hơi thở. Dohơi thở điều hòa nên tâm được thanh tịnh, do tâm thanh tịnh nên thấy biết rõràng mỗi vọng niệm dấy khởi, dừng trụ, lặng dứt. Dụng tâm như thế lâu ngàythuần thục thì trong tất cả thời hoặc đi, đứng, nằm, ngồi. thấy rõ từng vọngniệm sanh khởi, dừng trụ và diệt mất. Và khi công hạnh thành tựu thì thấy rõràng từng giọt mưa trong trăm ngàn thế giới như xem thấy vật đang dùng vậy. Nếuthấy những cảnh giới đúng như vậy là tốt, còn thấy khác đi là không được. Bâygiờ có ai tu Sổ tức được như thế không? Chúng ta đừng xem thường pháp môn Sổtức, Sổ tức mà đến chỗ cứu kính không phải dễ.

ÂM:

-Thị danh tam quán sơ thủ phương tiện. Nhược chư chúng sanh biến tu tam chủng,cần hành tinh tấn, tức danh Như Lai xuất hiện ư thế.

DỊCH:

- Ðó là phương tiện tu ban đầu của ba pháp Quán. Nếu chúng sanhsiêng năng tu đúng cả ba pháp này tức gọi là Như Lai xuất hiện ở đời.

GIẢNG:

Ba pháp Quán ấy nếu tu hành cho đúng thì gọi là Như Lai xuấthiện ở đời, còn nếu tu hành lơ mơ thì Như Lai diệt độ. Vậy Như Lai ở đời haydiệt độ là do người tu tinh tấn hay không, chớ đừng tủi thân mình sanh nhằm đờimạt pháp.

ÂM:

-Nhược hậu mạt thế độn căn chúng sanh, tâm dục cầu đạo, bất đắc thành tựu, dotích nghiệp chướng, đương cần sám hối, thường khởi hi vọng, tiên đoạn tắng ái,tật đố siểm khúc, cầu thắng thượng tâm, tam chủng Tịnh quán, tùy học nhất sự,thử quán bất đắc, phục tập bỉ quán, tâm bất phóng xả, tiệm thứ cầu chứng.

DỊCH:

- Nếu những chúng sanh độn căn đời sau, tâm muốn cầu đạo màchẳng được thành tựu, do những nghiệp chướng xưa cần phải siêng năng sám hối,thường khởi hi vọng trước đoạn yêu ghét, tật đố siểm khúc, cầu tâm thắngthượng. Trong ba thứ Tịnh quán tùy học một môn, pháp này không được thì tậppháp Quán khác, tâm không buông bỏ dần dần cầu chứng.

GIẢNG:

Người độn căn là do nghiệp chướng đời trước sâu dày, nên Phậtdạy phải siêng năng sám hối và khởi tâm mong cầu Phật đạo, thường mong đoạn yêughét, tật đố, siểm khúc, để tâm được thiện thù thắng. Trong ba môn Chỉ, Quán,Thiền theo một môn mà tu tập. Tập môn này không được thì đổi qua môn khác, tùytheo căn cơ phù hợp với môn nào mà đổi thay, tu cho tiến bộ. Như vậy, kinh nàyPhật dạy người lợi căn độn căn gì tu cũng được. Người độn căn, Phật cũng dạy tuChỉ, Quán và Thiền, chớ không dạy pháp nào khác, có khác là thêm sám hối màtrọng tâm là phải dứt tâm yêu ghét, tật đố, siểm khúc. Nếu chúng ta biết mìnhlà độn căn thì phải tập như vậy.

ÂM:

Nhĩthời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệ ngôn:

Viên Giác nhữ đương tri

Nhất thiết chư chúng sanh

Dục cầu Vô thượng đạo

Tiên đương kết tam kỳ

Sám hối vô thủy nghiệp

Kinh ư tam thất nhật

Nhiên hậu chánh tư duy

Phi bỉ sở văn cảnh

Tất cánh bất khả thủ

Xa-ma-tha chí tĩnh

Tam-ma chánh ức trì

Thiền-na minh sổ môn

Thị danh tam Tịnh quán

Nhược năng cần tu tập

Thị danh Phật xuất thế

Ðộn căn vị thành giả

Thường đương cần tâm sám

Vô thủy nhất thiết tội

Chưchướng nhược tiêu diệt

Phật cảnh tiện hiện tiền.

DỊCH:

Bấy giờ Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này nói kệ rằng:

Viên Giác ông nên biết

Tất cả các chúng sanh

Muốn cầu Vô thượng đạo

Trước nên kết ba kỳ

Sám hối nghiệp vô thủy

Qua hai mươi mốt ngày

Sau đó chánh tư duy

Nếu không phải chỗ nghe

Rốt ráo chẳng nên chấp

Xa-ma-tha rất tịnh

Tam-ma chánh nhớ nghĩ

Thiền-na rõ Sổ tức

Ấy gọi ba Tịnh quán

Nếu siêng năng tu tập

Ấy gọi Phật xuất thế

Ðộn căn chưa thành tựu

Tâm thường siêng sám hối

Tất cả tội vô thủy

Các chướng nếu tiêu diệt

Cảnh Phật liền hiện tiền.

GIẢNG:

Phật dạy chúng sanh muốn cầu đạo Vô thượng Bồ-đề thì phải lập bathời kỳ tu tập. Hai mươi mốt ngày đầu phải thành tâm sám hối nghiệp chướng từvô thủy, sau đó chánh tâm tư duy. Trong thời gian tu nếu có hiện ra cảnh giớikhông đúng như chỗ đã nghe dạy thì chớ có chấp thủ. Nếu siêng năng tu ba phápChỉ, Quán, Thiền được thành tựu thì gọi là Phật hiện thế. Nếu người độn căn,nghiệp chướng sâu dày tu ba pháp này không kết quả thì phải siêng năng sám hốitội lỗi từ vô thủy, khi nghiệp chướng tiêu rồi thì cảnh Phật hiện tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]