Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02-Bồ-tát Phổ Hiền

25/10/201015:30(Xem: 7162)
02-Bồ-tát Phổ Hiền

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Phổ Hiền
thưa hỏi

ÂM:

Ư thịPhổ Hiền Bồ-tát tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữunhiễu tam táp, trường quì xoa thủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại biThế Tôn, nguyện vị thử hội chư Bồ-tát chúng, cập vị mạt thế nhất thiết chúngsanh tu Ðại thừa giả, văn thử Viên giác thanh tịnh cảnh giới vân hà tu hành.Thế Tôn, nhược bỉ chúng sanh tri như huyễn giả, thân tâm diệc huyễn, vân hà dĩhuyễn hoàn tu ư huyễn? Nhược chư huyễn tánh nhất thiết tận diệt, tắc vô hữutâm, thùy vị tu hành, vân hà phục thuyết tu hành như huyễn? Nhược chư chúng sanhbản bất tu hành, ư sanh tử trung thường cư huyễn hóa, tằng bất liễu tri nhưhuyễn cảnh giới, linh vọng tưởng tâm vân hà giải thoát? Nguyện vị mạt thế nhấtthiết chúng sanh tác hà phương tiện tiệm thứ tu tập, linh chư chúng sanh vĩnhly chư huyễn.

Tác thịngữ dĩ, ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnh chung nhi phục thủy.

DỊCH:

Lúc đóBồ-tát Phổ Hiền ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chânPhật, đi nhiễu bên phải ba vòng, quì gối chấp tay mà bạch Phật rằng:

- ÐứcThế Tôn đại bi, cúi xin vì các Bồ-tát trong hội này và tất cả chúng sanh đờisau tu theo Ðại thừa nghe cảnh giới Viên giác thanh tịnh làm sao tu hành? BạchThế Tôn, nếu chúng sanh biết các pháp như huyễn, thân tâm cũng huyễn, làm saodùng huyễn để tu huyễn? Nếu tất cả tánh huyễn đều diệt hết thì không có (thân)tâm, vậy ai tu hành, sao lại nói tu hành như huyễn? Nếu các chúng sanh vốnchẳng tu hành, thường ở trong sanh tử huyễn hóa, chưa từng rõ biết cảnh giớinhư huyễn, làm sao dẹp tâm vọng tưởng để giải thoát? Cúi xin Ngài vì chúng sanhđời sau dạy phương tiện thứ lớp tu tập như thế nào, để cho các chúng sanh hằnglìa các huyễn.

Thưa lờiđây rồi năm vóc gieo xuống đất, thưa hỏi như vậy lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Chương trướcBồ-tát Văn-thù tượng trưng cho Căn bản trí, Ngài hỏi về nhân địa tu hành củachư Phật. Chương này tới Bồ-tát Phổ Hiền thưa hỏi. Ngài Phổ Hiền thường gọi làÐại Hạnh Phổ Hiền, theo kinh Hoa Nghiêm thì Phổ Hiền tượng trưng cho Sai biệttrí. Sai biệt trí là trí tùy duyên giáo hóa chúng sanh, tùy duyên dựng lập cônghạnh.

Bồ-tát Phổ Hiền nêu lên bốn câu hỏi. Trước hết Ngài hỏiđức Phật:

1. Các Bồ-táttrong hội và tất cả chúng sanh đời sau tu theo Ðại thừa nghe đến cảnh giới Viêngiác thanh tịnh làm sao tu hành?

2. Nếu chúng sanhbiết các pháp như huyễn, thân tâm cũng huyễn, làm sao dùng huyễn tu huyễn?

3. Nếu tất cảtánh huyễn đều diệt hết, thì không có (thân) tâm. Vậy ai tu hành, sao lại nóitu hành như huyễn?

4. Nếu các chúngsanh vốn chẳng tu hành, thường ở trong sanh tử huyễn hóa, chưa từng rõ biếtcảnh giới như huyễn, làm sao dẹp tâm vọng tưởng để giải thoát?

Bồ-tát Phổ Hiềnnêu lên bốn câu hỏi ấy và xin đức Phật dạy phương tiện thứ lớp tu tập, để chochúng sanh hằng lìa các huyễn. Bồ-tát Phổ Hiền hỏi về chi tiết tu hành, khi hiểuđược chi tiết rồi thì mới ứng dụng tu. Vì nghe Phật nói thân tâm đều huyễn hếtnên sanh nghi "Phật nói thân huyễn tâm huyễn thì ai tu? Nếu không tu thìcam chịu ở mãi trong sanh tử sao?" Bởi vì có nhiều người nghĩ thân huyễn, tâmhuyễn, cảnh huyễn thì cho nó huyễn luôn chớ tu làm chi. Tu là khi nào nó thật,thật phải thật quấy thật xấu thật tốt, thì mới bỏ cái quấy tu cái phải, bỏ cáixấu tu cái tốt. Ðã không tu lại còn phóng túng bởi vì huyễn thì còn gì để sợ màtránh tội lỗi. Như vậy sẽ có các thói hư do cái biết như huyễn phát sanh, nênngài Phổ Hiền nêu lên câu hỏi để Phật giải thích.

ÂM:

Nhĩ thờiThế Tôn cáo Phổ Hiền Bồ-tát ngôn:

- Thiệntai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chư Bồ-tát cập mạt thế chúngsanh tu tập Bồ-tát như huyễn tam-muội, phương tiện tiệm thứ linh chư chúng sanhđắc ly chư huyễn. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết.

Thời PhổHiền Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ cập chư đại chúng mặc nhiên nhi thính.

DỊCH:

Khi ấyđức Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Hiền rằng:

- Lànhthay, lành thay! Này thiện nam, các ông hay vì các Bồ-tát và các chúng sanh đờisau tu tập tam-muội như huyễn của Bồ-tát, (thưa hỏi) phương tiện thứ lớp tuhành khiến cho các chúng sanh được lìa các huyễn. Ông hãy lắng nghe, ta sẽ vìông nói.

Khi ấyBồ-tát Phổ Hiền hoan hỉ vâng lời dạy cùng chư đại chúng yên lặng lắng nghe.

GIẢNG:

Ðức Phật dạychúng ta nên tu tập chánh định như huyễn. Thế nào gọi là chánh định như huyễn?Giả sử khi chúng ta ngồi thiền tâm duyên theo cảnh này cảnh nọ, chúng ta biếtcảnh đang duyên theo là huyễn hóa nên tâm không chạy theo cảnh, và tâm được anđịnh, đó gọi là chánh định như huyễn.

ÂM:

- Thiệnnam tử, nhất thiết chúng sanh chủng chủng huyễn hóa, giai sanh Như Lai Viêngiác Diệu tâm, do như không hoa, tùng không nhi hữu, huyễn hoa tuy diệt, khôngtánh bất hoại. Chúng sanh huyễn tâm hoàn y huyễn diệt, chư huyễn tận diệt giáctâm bất động, y huyễn thuyết giác, diệc danh vi huyễn, nhược thuyết hữu giác dovị ly huyễn thuyết vô giác giả, diệc phục như thị. Thị cố huyễn diệt, danh vibất động.

DỊCH:

- NàyThiện nam, tất cả chúng sanh và mọi vật huyễn hóa đều sanh từ Viên giác Diệutâm Như Lai. Ví như hoa đốm trong hư không, từ hư không mà có, hoa đốm tuy diệtmà tánh hư không không hoại. Tâm huyễn của chúng sanh lại y nơi pháp huyễn màdiệt. Pháp huyễn tâm huyễn diệt hết thì Tánh giác bất động. Y pháp huyễn mà nóigiác cũng gọi là huyễn nữa. Nếu nói "có giác" vẫn chưa lìa huyễn, cònnói "không giác" cũng lại như thế. Cho nên pháp huyễn (có và không)diệt hết gọi là bất động.

GIẢNG:

Phật lặp lại ýtrước cho chúng ta khỏi phân vân. Ngài nói tất cả chúng sanh và cảnh vật huyễnhóa (tâm huyễn cảnh giới huyễn) đều sanh từ nơi Diệu tâm Viên giác Như Lai chớkhông ở đâu. Ngài ví thân tâm cảnh giới như hoa đốm trong hư không, từ hư khôngmà có, tuy hoa đốm diệt mà hư không không hoại. Cũng thế thân tâm cảnh vậthuyễn hóa tuy mất mà Tánh giác diệu tâm không mất. Nghe qua chúng ta thấy hìnhnhư Viên giác lưu xuất ra các huyễn, vậy là nó lưu xuất ra vô minh phải không?Tức là có một cái giác để sanh vô minh. Chỗ này không rõ dễ hiểu lầm. Cũng nhưcó phải hư không sanh hoa đốm không? Vì mắt nhặm thấy hoa đốm, chớ không phảihư không sanh hoa đốm. Cũng như vậy Tánh giác không sanh vô minh mà tại mê Tánhgiác nên vô minh dấy lên. Bởi Tánh giác không sanh vô minh nên khi vô minh hếtmà Tánh giác vẫn còn. Như vậy, Tánh giác là nhân địa mà chúng ta tu hành. Ngàixác định: Tâm huyễn của chúng sanh lại y nơi pháp huyễn mà diệt. Pháp huyễntâm huyễn diệt hết thì tánh Viên giác bất động.

Tôi lấy ví dụngồi thiền để giảng đoạn này cho quí vị hiểu. Khi chúng ta ngồi thiền thấy vọngtưởng dấy lên là giả dối. Khi lặng xuống thì tâm hằng giác tròn đầy lặng lẽ chớđâu có mất. Nếu tâm hằng giác mà mất thì lúc đó chúng ta đâu có biết vọng tưởnglặng. Ngài chỉ cho chúng ta thấy rõ khi tâm huyễn diệt rồi thì tâm hằng giácbất động hiện tiền. Nếu y huyễn mà nói giác cũng gọi là huyễn nữa. Ví dụnhư vọng tưởng dấy lên chúng ta khởi "biết vọng tưởng"; "vọng tưởng"là huyễn, nhưng "cái biết vọng tưởng" cũng huyễn luôn. Nếu nói"có giác" vẫn chưa lìa huyễn, còn nói "không giác" cũng lạinhư thế, cho nên pháp huyễn diệt gọi là bất động. Tôi nhắc lại: Khi chúng tangồi thiền, vọng tưởng dấy lên, chúng ta "biết nó là huyễn","cái biết huyễn" đó hơn "cái huyễn" một phần rồi, nhưngchúng ta chấp "cái biết huyễn" đó là thật thì chúng ta cũng còn kẹttrong huyễn nữa. Như vậy, "vọng tưởng" lặng thì "cái biết vọngtưởng" cũng phải buông luôn, buông hết thì tâm như như bất động. Tâm bấtđộng đó mới là thật, chớ còn dấy niệm quán cũng chưa được.

ÂM:

- Thiệnnam tử, nhất thiết Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh ưng đương viễn ly nhất thiếthuyễn hóa hư vọng cảnh giới. Do kiên chấp trì viễn ly tâm cố, tâm như huyễn giảdiệc phục viễn ly, viễn ly vi huyễn diệc phục viễn ly, ly viễn ly huyễn diệcphục viễn ly, đắc vô sở ly, tức trừ chư huyễn. Thí như toản hỏa, lưỡng mộctương nhân, hỏa xuất mộc tận, khôi phi yên diệt. Dĩ huyễn tu huyễn diệc phục nhưthị. Chư huyễn tuy tận bất nhập đoạn diệt.

DỊCH:

- Nàythiện nam, tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau phải xa lìa tất cả cảnh giớihuyễn hóa hư vọng. Do chấp cứng cái tâm xa lìa, tâm ấy là huyễn cũng phải xalìa, lìa cái lìa huyễn cũng lại xa lìa, được không chỗ lìa tức là trừ cáchuyễn. Ví như dùi lửa, hai thanh gỗ làm nhân cho nhau, lửa phát ra hai thanh gỗcháy hết tro bay khói mất. Lấy huyễn tu huyễn cũng như vậy. Các huyễn tuy hếtmà chẳng rơi vào đoạn diệt.

GIẢNG:

Ða số chúng ta cóbệnh khi nghe nói cái đó là thật, thì chấp đành rồi, nhưng nghe nói cái đó làgiả cũng chấp luôn. Ví dụ như nghe Phật nói phải xa lìa pháp huyễn hóa thìcương quyết bỏ pháp huyễn hóa, nhưng nếu còn cái cố chấp quyết bỏ pháp huyễnhóa cũng không được, vì còn có một cái để bám. Vì vậy đức Phật dạy niệm xa lìacũng phải buông luôn. Nên nói tâm ấy là huyễn cũng phải xa lìa. Tôi xin phân tíchlàm ba giai đoạn cho dễ hiểu.

- Giai đoạn 1:Chúng ta biết tâm vọng tưởng là huyễn. Khi vọng tưởng dấy lên biết nó là vọngtưởng, vọng tưởng lặng xuống, biết vọng tưởng hết, đó là giác vọng tưởng. Khivọng tưởng lặng rồi, cái giác vọng tưởng đó cũng phải buông luôn. Nếu chấp cáigiác vọng tưởng đó cho là thật thì cũng là vọng tưởng nữa.

- Giai đoạn 2:Nếu còn có tâm niệm bỏ cái giác vọng tưởng cũng không được, phải buông luôn.

- Giai đoạn 3:Cái tâm dấy khởi bỏ cái biết vọng tưởng đó cũng phải bỏ nữa. Bởi cho đến khitâm không còn dấy khởi thì Tánh giác hiện bày, đó mới thật là lìa huyễn. Cònmột niệm xa lìa cũng là vọng tưởng. Tới chỗ cứu kính thì không còn niệm thủ xả,còn dấy niệm thủ xả là còn động, tánh Viên giác thì bất động, sống được với cáibất động đó mới là lìa hết huyễn. Chỗ này phải tu mới thấy rõ, không tu chỉnghe qua thì thấy lạ quá.

Ðức Phật lại vídụ, như chúng ta dùi lửa, hai thanh gỗ cọ nhau, lửa phát ra hai thanh gỗ cháy,tro bay khói mất. Lấy huyễn tu huyễn cũng lại như vậy. Trước dùng trí tuệ chiếusoi thân tâm để thấy thân tâm không thật, tức là hai thanh gỗ bị cháy; khi thấythân tâm không thật thì còn cái chấp thân tâm huyễn chúng ta bỏ luôn, tức làtro bay; khi bỏ trí biết huyễn nhưng ý niệm muốn xa lìa cái huyễn còn thầm thầmbên trong, bỏ luôn ý niệm đó nữa là khói bay hết. Ðến đây mới trở về như như.Cái huyễn tuy hết mà chẳng rơi vào đoạn diệt. Ðây là chỗ đặc biệt. Có nhiềungười không hiểu cho rằng khi tu Phật bảo buông hết niệm suy nghĩ thì không còngì, sẽ trở thành ngu ngơ. Không, đức Phật xác định là khi huyễn hết rồi khôngrơi vào đoạn diệt, mà hằng ở trong Tánh giác. Chỗ này Lục Tổ cũng có nói: "Khôngnghĩ thiện, không nghĩ ác chính khi ấy là Bản lai diện mục của ngươi."

ÂM:

- Thiệnnam tử, tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện, ly huyễn tức giác, diệc vô tiệmthứ. Nhất thiết Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh, y thử tu hành, như thị nãi năng vĩnhly chư huyễn.

DỊCH:

- NàyThiện nam, biết pháp huyễn hóa tức lìa, chẳng khởi phương tiện, lìa pháp huyễnhóa liền giác, cũng không có thứ lớp. Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau y đâytu hành. Như thế mới hằng lìa các huyễn.

GIẢNG:

Ngài Phổ Hiền yêucầu Phật dạy pháp tu thứ lớp, đức Phật trả lời không có thứ lớp, biết các pháphuyễn hóa tức là lìa pháp huyễn hóa, lìa pháp huyễn hóa thì Tánh giác hiện tiền.Ðây là một lối đốn ngộ đốn tu, và Ngài kết luận Bồ-tát và chúng sanh đời sau yđây mà tu thì hằng lìa các pháp huyễn. Chúng ta thấy từ đức Phật đến Bồ-tát và chúngsanh đời sau nếu muốn tánh Viên giác hiện tiền thì không có gì hơn là biết rõcái hư giả mộng huyễn, khi biết rõ nó thì không bị nó chi phối.

ÂM:

Nhĩ thờiThế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệ ngôn:

Phổ Hiền nhữ đươngtri

Nhất thiết chư chúngsanh

Vô thủy huyễn vôminh

Giai tùng chư NhưLai

Viên giác tâm kiếnlập

Du như hư khônghoa

Y không nhi hữutướng

Không hoa nhược phụcdiệt

Hư không bản bấtđộng

Huyễn tùng chư giácsanh

Huyễn diệt giác viênmãn

Giác tâm bất độngcố

Nhược bỉ chưBồ-tát

Cập mạt thế chúngsanh

Thường ưng viễn lyhuyễn

Chư huyễn tất giaily

Như mộc trung sanhhỏa

Mộc tận hỏa hoàndiệt

Giác tắc vô tiệmthứ

Phương tiện diệc nhưthị.

DỊCH:

Khi ấyđức Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng:

Phổ Hiền ông nên biết

Tất cả các chúng sanh

Vô thủy huyễn vô minh

Ðều từ các Như Lai

Tâm Viên giác dựnglập

Như hoa đốm trongkhông

Y hư không có tướng

Hoa đốm nếu diệt rồi

Hư không vốn chẳngđộng

Huyễn từ giác mà sanh

Huyễn diệt giác viênmãn

Vì tâm giác bất động

Nếu các vị Bồ-tát

Và chúng sanh đời sau

Thường nên xa lìahuyễn

Các huyễn thảy đềulìa

Như lửa sanh trongcây

Cây hết lửa cũng tắt

Giác không có thứ lớp

Phương tiện cũng nhưvậy.

GIẢNG:

Bài trùng tụngnày Phật kết thúc chương Bồ-tát Phổ Hiền thưa hỏi. Trước hết đức Phật chỉ chothấy tất cả chúng sanh và pháp vô minh huyễn hóa có từ vô thủy đều từ nơi tâmViên giác mà dựng lập. Chỗ này có nhiều người thắc mắc tại sao vô minh lại từTánh giác mà lập? Bây giờ tôi nói mê từ tỉnh mà có, quí vị đồng ý không? Ví dụnhư vào buổi khuya đánh kiểng thức chúng, quí vị thức dậy súc miệng rửa mặt,lúc ấy rất là tỉnh táo, nhưng khi lên bồ đoàn ngồi một hồi thì mơ mơ và gục mộtcái, vậy cái mơ mơ đó từ đâu mà ra? Có phải từ cái tỉnh mà ra không? Chúng tacứ cho là đang tỉnh thì không có mê, mà tại sao đang tỉnh lại gục? Cho nêntrong khi tỉnh mà không khéo giữ thì tỉnh hóa thành mê. Kinh Lăng Nghiêm nói:"Chân như bất thủ tự tánh, hốt nhiên nhất niệm vô minh khởi", nghĩa làChân như không giữ Tự tánh thì vô minh sanh. Trong khi chúng ta tỉnh thì phảisáng suốt mà giữ cái tỉnh đó, nếu quên đi thì mê trở lại. Ðối với Tánh giáccũng vậy, nếu không khéo tỉnh giác thường xuyên thì thỉnh thoảng mê dấy lên. Tạisao vậy? Bởi vì mê đã có trong tỉnh.

Như hiện giờchúng ta tuy thức nhưng có cái ngủ nó ngầm ngầm trong ấy, nếu không giữ đượctỉnh táo thì cái ngủ hiện ra, chớ không phải cái ngủ ở đâu đến. Hỏi tại sao tôiđang tỉnh mà lại mê? Tại tỉnh mà không giữ được Tự tánh tỉnh nên mê. Cũng vậy,pháp huyễn từ tâm Viên giác Như Lai ra Phật dụ như hoa đốm trong hư không, rồicũng diệt trong hư không, nhưng hoa đốm sanh diệt mà hư không thì bất động.Vọng tưởng thì sanh diệt, vọng động; Tánh giác thì bất động. Cho nên mục đíchchúng ta tu để tâm được định, không động mà sống với Tánh giác thì bất động. Ðịnhlà lặng mọi vọng tưởng, vọng tưởng lặng rồi thì Tánh giác tròn sáng, đó là tuệ.Tánh giác thì bất động, dấy niệm là vọng động làm mờ Tánh giác. Vì vậy chúng taphải định thì Tánh giác mới hiển hiện. Chúng ta tu dùng trí tuệ biết huyễn, đólà dùng phương tiện để trị vọng tưởng giả dối, khi vọng tưởng lặng thì cái biếthuyễn cũng buông luôn. Ðức Phật dạy chúng sanh nên y theo đó mà tu để hằng lìapháp huyễn, khi pháp huyễn đã lìa rồi thì Tánh giác hiển hiện chớ không có thứlớp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]