Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10-Bồ-tát Phổ Giác

25/10/201015:38(Xem: 6541)
10-Bồ-tát Phổ Giác

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Phổ Giác
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Phổ Giác Bồ-tát tại đạichúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc hữu nhiễu tam táp, trường quìxoa thủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn, khoái thuyết thiền bệnh, linh chưđại chúng đắc vị tằng hữu, tâm ý đãng nhiên, hoạch đại an ẩ�n. Thế Tôn, mạt thếchúng sanh khứ Phật tiệm viễn, Hiền Thánh ẩn phục tà pháp tăng xí, sử chư chúngsanh, cầu hà đẳng nhân, y hà đẳng pháp, hành hà đẳng hạnh, trừ khử hà bệnh, vânhà phát tâm, linh bỉ quần manh bất đọa tà kiến. Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầuđịa, như thị tam thỉnh chung nhi phục thủy.

DỊCH:

Khi ấy, Bồ-tát Phổ Giác ở trongđại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu bên phảiba vòng, quì gối chấp tay bạch Phật rằng:

- Ðức Thế Tôn đại bi, khéo nóithiền bệnh khiến cho đại chúng được điều chưa từng có, tâm ý rỗng rang được anổn lớn. Bạch Thế Tôn, những chúng sanh đời mạt pháp, cách Phật dần xa, ThánhHiền ẩn khuất, tà pháp tăng mạnh, vậy chúng sanh cầu những người nào, y nhữngpháp gì, hành những hạnh gì, trừ những bệnh gì, làm thế nào phát tâm, khiếnnhững kẻ mù tối chẳng rơi vào tà kiến?

Thưa lời đây rồi, năm vóc gieoxuống đất thưa thỉnh như thế lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Phổ giác là biết cùng khắp, Bồ-tátPhổ Giác muốn cho tất cả mọi người đều thấy rõ, biết rõ mọi phương tiện, mọiđường lối tu hành để không còn bị chướng ngại. Ða số người lúc dụng công tuthường hay gặp chướng ngại, sở dĩ bị chướng ngại là do bệnh chấp ngã, chấppháp. Cho nên Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng thưa hỏi cầu Phật chỉ cho cách điềuphục. Tuy điều phục được nghiệp chướng song vô minh vi tế vẫn còn che tánh Viêngiác, vì vậy tánh Viên giác không chiếu soi cùng khắp, nên Bồ-tát Phổ Giác đứngra thưa hỏi Phật năm điều:

1. Chúng sanh phải cầu ai làm minhsư để chỉ dạy tu hành?

2. Y theo pháp nào để tu?

3. Phải tu hạnh gì?

4. Phải trừ những bệnh gì?

5. Làm sao phát tâm, để tu hànhkhiến cho tánh Viên giác chiếu soi cùng khắp.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Phổ Giác Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng tư vấnNhư Lai như thị tu hành, năng thí mạt thế nhất thiết chúng sanh vô úy đạo nhãn,linh bỉ chúng sanh đắc thành Thánh đạo, nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết.

Thời Phổ Giác Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ, cập chư đại chúng mặcnhiên nhi thính.

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh tương phát đại tâm cầu thiệntri thức, dục tu hành giả, đương cầu nhất thiết chánh tri kiến nhân, tâm bấttrụ tướng, bất trước Thanh văn Duyên giác cảnh giới, tuy hiện trần lao tâm hằngthanh tịnh, thị hữu chư quá tán thán phạm hạnh, bất linh chúng sanh nhập bấtluật nghi, cầu như thị nhân, tức đắc thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệutam-bồ-đề.

DỊCH:

Khi ấy Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Giác rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông mới hay thưa hỏiNhư Lai đường lối tu hành như thế, hay bố thí cho tất cả chúng sanh đời sau vôúy đạo nhãn khiến cho chúng sanh kia được thành Thánh đạo. Nay ông hãy lắngnghe ta sẽ vì ông nói.

Bấy giờ Bồ-tát Phổ Giác vâng lời dạy, hoan hỉ cùng đại chúng yênlặng lắng nghe.

- Này thiện nam, những chúng sanh đời sau sắp phát đại tâm cầuthiện tri thức để tu hành, phải cầu tất cả người có chánh tri kiến, tâm khôngtrụ tướng, chẳng chấp cảnh giới Thanh văn Duyên giác, tuy hiện trong trần laomà tâm hằng thanh tịnh, dù có thị hiện những lỗi lầm mà vẫn tán thán hạnh thanhtịnh, không khiến chúng sanh vào chỗ trái với luật nghi. Cầu được người như thếtức được thành tựu pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

GIẢNG:

Ðức Phật dạy chúng sanh tu, trước là phải phát tâm Ðại thừa saulà cầu thiện tri thức. Thiện tri thức là người có chánh tri kiến, không rơi vàocác tà ngụy như mê tín cúng vái quỉ thần, không trụ phước báo phàm phu cõingười và cõi trời. Hai là không kẹt vào các quả vị Thanh văn Duyên giác.Ba là vị thiện hữu tri thức này tuy hiện thân ở trong cảnh trần lao ô nhiễm màtâm hằng thanh tịnh, người đó mới xứng đáng là thiện tri thức. Bốn là họ haybày ra có lỗi mà lúc đó vẫn tán dương hạnh thanh bạch. Trong giới tu hành, cónhững vị cũng còn một hai lỗi lầm, nhưng lúc nào họ cũng khuyên người chungquanh giữ hạnh thanh tịnh, không cho làm các nghiệp chẳng lành. Chúng ta gầnngười như vậy thì được lợi ích và sẽ thành tựu đạo Vô thượng Bồ-đề.

Người không mắc kẹt trong tà kiến, không ở trong cảnh giới Thanhvăn Duyên giác, tuy ở trong trần lao mà tâm hằng thanh tịnh, đó là Bồ-tát rồi.Giả sử chúng ta tìm không được người như vậy, mà có những vị ở trong trần laocòn một hai lỗi lầm, chúng ta có nên gần gũi hay không? Nên gần, nhưng chúng taphải nhận xét cho kỹ về vị đó. Ví dụ thỉnh thoảng vị thiện tri thức đó gặp việctrái ý, bực bội rồi cũng la cũng sân. Khi lỡ sân rồi họ nói: "Người tukhông được quyền sân, sân là tánh xấu, đây là tôi dở mà tôi bỏ chưa được, quívị đừng bắt chước cái dở của tôi, không tốt cho sự tu hành", thì khả dĩđược. Còn nếu vị đó nói: "Sân để làm lợi ích cho người ta, đâu có tộigì!" người nói như thế chúng ta không nên gần. Tách bạch như vậy để quí vịnhận xét kỹ kẻo lầm. Những người biết tỉnh giác, tuy có lỗi là vì thói quen lâuđời bỏ chưa được, nhưng họ vẫn thú nhận đó là điều dở của họ và bảo người khácđừng bắt chước theo, vì những điểm dở ấy họ muốn bỏ nhưng sức tu còn yếu làmchưa được. Người như vậy tuy chưa thật hoàn toàn tốt, nhưng đó là mẫu ngườitốt. Còn nếu người làm dở mà cứ bao che cái dở của họ, cứ bào chữa tôi làm nhưvậy không có lỗi, làm như vậy là hạnh Bồ-tát, đó là hạng người chúng ta nêntránh xa.

Trong kinh có kể một đoạn về tiền thân của Phật khi còn làBồ-tát. Có một tên cướp giả làm người chèo thuyền đưa một số người qua sông,trên thuyền lúc đó cũng có mặt Ngài. Tên cướp muốn hành hung số người trênthuyền. Bồ-tát liền khởi nghĩ: "Nếu không giết chú chèo đò thì chú sẽ giếthết những người trên thuyền này." Ngài bèn ra tay giết chú chèo đò để cứunhững chúng sanh kia. Khi hành sự, Bồ-tát nghĩ rằng: "Việc làm này tuy cótrái với luật nhưng vì muốn cứu người nên một mình cam chịu tội, dù có bị đọađịa ngục ta vẫn vui." Như vậy mới đúng là người tu chân chánh, còn nói:"Tôi làm đây là để cứu chúng sanh, không tội lỗi gì hết", là phá luậtnghi. Quí vị phải nhận xét cho kỹ, đời này có nhiều người hay vỗ ngực nói cànlắm. Sát sanh là giới đầu tiên của người tu Phật, mà nói giết người không tộilà vô lý. Sở dĩ dám giết người là vì lòng từ muốn cứu nhiều người mà phải chịutội lấy một mình. Hiểu như vậy, quí vị mới biết người hành đạo chỗ nào đúng,chỗ nào sai. Chớ đừng nghe trong kinh nói như vậy rồi nghĩ: "À, khi cácngài hiện những việc trái luật nghi như vậy mình cũng đừng cố chấp." Nhưvậy người tu muốn uống rượu ăn thịt cũng được sao? Nếu uống rượu ăn thịt mà vịđó tự nói lên: "đây là việc làm trái luật nghi, đó là thói hư tôi chưa bỏđược, xin quí vị đừng bắt chước", người như vậy còn khả dĩ gần được, chớ đãphạm luật nghi mà còn nói càn: "ôi chỗ nào cũng là đạo tràng, quán rượuthanh lâu cũng là đạo tràng", người đó không nên gần. Hiểu rõ rồi, quí vịmới đoán định được ai là thiện tri thức, ai không phải thiện tri thức, để khỏirơi vào trường hợp khi phát tâm chân chánh mà lại gặp những người tà ngụy khôngtiến tu được.

Cầu thầy phải cầu người có chánh tri kiến. Bởi vì sanh trongthời mạt pháp, Pháp nhược ma cường tức là chánh pháp thì yếu mà tà pháp lạimạnh, tà pháp mạnh cho nên đi đâu cũng nghe nói pháp tà mãi thành nhiễm. Muốncầu thầy học đạo phải khéo lựa chọn vị thầy hướng dẫn tốt để đường tu chúng takhỏi bị lạc, tu đúng chánh pháp để đạt đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác.

ÂM:

- Mạt thế chúng sanh kiến như thị nhân ưng đương cúng dường bấttích thân mạng. Bỉ thiện tri thức, tứ oai nghi trung thường hiện thanh tịnh,nãi chí thị hiện chủng chủng quá hoạn tâm vô kiêu mạn, huống phục đoàn tài, thêtử quyến thuộc. Nhược thiện nam tử, ư bỉ thiện hữu bất khởi ác niệm, tức năngcứu kính thành tựu Chánh giác, tâm hoa phát minh, chiếu thập phương sát.

DỊCH:

- Những chúng sanh đời sau gặp người như thế phải nên cúng dườngchẳng tiếc thân mạng. Thiện tri thức ấy trong bốn oai nghi thường hiện thanhtịnh, cho đến thị hiện các thứ tội lỗi, tâm không kiêu mạn, huống nữa tài sảnvợ con quyến thuộc. Nếu thiện nam tử, đối với vị thiện hữu kia không khởi niệmác tức hay cứu kính thành tựu Chánh giác, tâm hoa phát sáng, chiếu soi cả mườiphương cõi nước.

GIẢNG:

Chỗ này Phật nói để cho chúng ta hiểu thêm một chút nữa. Ngườihọc đạo nếu không sáng dễ lầm. Hai trường hợp lầm, một là người chánh mà chúngta tưởng là tà, hai là người tà mà tưởng là chánh.

Trường hợp thứ nhất, có những thiện tri thức hiện nghịch hạnhlàm những chuyện thế gian, để đồng sự với chúng sanh mà giáo hóa họ hoặc để thửthách đồ đệ, nếu chúng ta không hiểu thì mất niềm tin. Như trường hợp ngàiThiện Chiêu, Ngài là một vị Thiền sư nổi tiếng trong tông Lâm Tế, người xưa nểphục gọi Ngài là Sư tử Phần Dương. Trong pháp hội của Ngài có cả thảy năm trămngười. Một hôm đến ngày kỵ mẫu thân, Ngài bảo vị Tri sự: "Bữa nay ông muacá thịt với một chai rượu về tôi cúng bà thân tôi." Vị Tri sự không dámcãi, đi mua rượu thịt về. Ngài cúng xong xuôi, dọn ra bàn và mời chúng:"Quí vị cùng tôi ăn một bữa lấy thảo." Chúng đều giật mình, không aidám dự. Ngài ngồi ăn tự nhiên và nói: "Thôi, chúng không dự thì tôidự." Chúng nghe danh Ngài tìm tới học, bây giờ thấy Ngài ăn thịt uống rượumột cách tự nhiên ai nấy đều mất hết niềm tin. Qua hôm sau họ xin xuất chúng đihết, chỉ còn lại có mấy người, trong số đó có ngài Từ Minh. Sau khi họ đi, Ngàicười và nói: "Ta chỉ tốn mâm cơm và chai rượu mà tống hết bốn trăm mấychục người để khỏi tốn hao của thập phương bá tánh." Vì những người đó họchỉ chấp danh tướng mà không thấy tánh thật nên Ngài thử xem họ có đủ lòng tinđối với Ngài không. Họ chỉ nghe danh chớ chưa thật hiểu và tin Ngài, nên thấynhững tướng bên ngoài như vậy liền bỏ đi. Ngài Từ Minh và mấy vị ở lại hiểuNgài nên không bỏ đi. Sau này ngài Từ Minh trở thành một vị cự phách trong tôngLâm Tế. Dưới Ngài, Dương Kỳ và Hoàng Long là Khai tổ của hai phái thiền ở đờiTống rất hưng thạnh. Như vậy đối với thiện tri thức chúng ta nhìn một cách cạncợt nông nổi thì dễ bị lầm. Tại chúng Tăng không xét kỹ, chớ người thấy đạo nhưngài Phần Dương chẳng lẽ lại làm chuyện như vậy? Chẳng qua Ngài thử chúng, xemchúng có vững niềm tin Ngài là người thấy đạo và đã đủ sức hướng dẫn họ tu hànhđến nơi đến chốn chưa? Thế mà họ không hiểu, cho Ngài phá giới nên bỏ đi. Ðó làlỗi không hiểu ông thầy nên mất lợi ích cho mình.

Trường hợp thứ hai, có những vị cứ dẫn câu "Dù cho có quyếnthuộc, thê tử." để tự do có quyến thuộc thê tử. Như vậy chúng ta cũng phảitin những vị đó sao? Chỗ này thật tế nhị vô cùng.

Ðối với vị thiện tri thức chúng ta nên nhận cho đúng, luôn luônquí kính, và ở bên cạnh học hỏi tiến tu thì lần lần sẽ hết bệnh và thành tựuquả Phật. Lúc ấy tâm hoa phát sáng chiếu soi cả mười phương cõi nước.

ÂM:

- Thiện nam tử, bỉ thiện tri thức sở chứng diệu pháp ưng ly tứbệnh. Vân hà tứ bệnh?

- Nhất giả Tác bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn, ngã ưbản tâm tác chủng chủng hạnh, dục cầu Viên giác. Bỉ Viên giác tánh phi tác đắccố, thuyết danh vi bệnh.

DỊCH:

- Này thiện nam, vị thiện tri thức kia đã chứng diệu pháp nênlìa bốn bệnh. Thế nào là bốn bệnh?

- Một là bệnh Tác. Nếu có người nói như thế này: "Bản tâmcủa tôi làm các thứ hạnh" để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳngphải do làm mà được, ấy gọi là bệnh.

GIẢNG:

Có nhiều người tu quan niệm rằng: Muốn được giác ngộ phải luyệncái này tập cái kia, như luyện chuyển luân xa, họ ngồi tưởng có một luồng điệnchạy vòng vòng trong thân, thực tập mãi như thế thì sẽ thành đạo. Ðó là mộtđiều lầm lẫn lớn trong sự tu hành nên gọi là bệnh. Thành đạo là hằng sống vớitánh Viên giác; tánh Viên giác thì tròn sáng sẵn có không do tạo tác, nếu còntạo tác là còn sanh diệt không sống được với tánh Viên giác. Có những người tutheo đạo Phật cho rằng, phải luôn luôn quán chiếu mới được Viên giác, hoặc phảicất chùa mới có công đức, cất được một trăm ngôi chùa là thành Phật. Ðó cũng làlầm. Nếu quán mà được Viên giác sao ngài Pháp Dung ở Ngưu Ðầu còn phải cầu Tứtổ Ðạo Tín dạy cho chỗ tâm yếu? Nếu cất nhiều chùa được thành Phật thì các ôngvua ngày xưa thành Phật hết rồi. Như vua Lương Võ Ðế ngày xưa cất chùa độ Tăngbiết bao nhiêu, sao không hội được chỗ cứu kính nơi Tổ Bồ-đề-đạt-ma? Tạo tác làtướng sanh diệt chớ không phải cứu kính của sự giác ngộ. Nếu chấp nhận do dụngcông bằng hình thức mà được Viên giác thì đó là hiểu lầm, nên gọi làbệnh.

ÂM:

- Nhị giả Nhậm bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngãđẳng kim giả, bất đoạn sanh tử, bất cầu Niết-bàn, Niết-bàn sanh tử vô khởi diệtniệm, nhậm bỉ nhất thiết tùy chư pháp tánh, dục cầu Viên giác. Bỉ Viên giáctánh, phi nhậm hữu cố, thuyết danh vi bệnh.

DỊCH:

- Hai là bệnh Nhậm. Nếu có người nói thế này: "Nay chúng takhông đoạn sanh tử chẳng cầu Niết-bàn, Niết-bàn sanh tử không niệm khởi diệt,mặc cho tất cả kia tùy các pháp tánh" để cầu Viên giác. Song, tánh Viêngiác kia chẳng phải mặc tình mà có, nên nói là bệnh.

GIẢNG:

Ở trên nóibệnh Táctức là làm để được Viên giác, bây giờ tới bệnh Nhậmlàmặc kệ không làm gì hết, cứ tự nhiên mặc tình đói ăn mệt ngủ cũng được tánhViên giác. Gần đây có một số tu sĩ mắc phải bệnh này. Họ nói càn: "Ối! Ðóiăn mệt ngủ, cố gắng tu hành làm chi cho nhọc xác, kềm chế làm chi mặc ra saothì ra." Ðó là nói theo bệnh lười biếng. Ðành rằng chúng ta có sẵn tánhViên giác, nhưng đang bị vô minh che phủ thì phải nỗ lực tu hành để xé toạc mànvô minh, mới sống được với tánh Viên giác. Chúng ta còn mê mà để mặc tình thìngàn đời vẫn đi trong mê muội, không thể nào tỉnh sáng!

Thí dụ nhưcó một tấm gương sáng để bụi phủ quá lâu. Bây giờ có người cầm tấm gương ra họthấy tối mò, họ không biết là gương. Có người trí nói với họ: "Ðây là tấmgương sáng." Nghe nói tấm gương sáng, tự nó sáng không phải làm mà được,rồi họ để mặc không lau chùi. Nếu không lau chùi thì nó tối suốt đời. Tuy tấmgương không ai làm cho nó sáng được, nhưng phải lau hết bụi thì ánh sáng mới tỏrõ. Như vậy mình lau bụi chớ không phải làm cho gương sáng. Cho nên nói làm chogương sáng là bệnh, mà để mặc tình nó cũng là bệnh nữa. Chúng ta phải hiểu rõchỗ này thì sự tu hành mới khỏi lầm lẫn.

Hai bệnh tácvanhậmđối nhau. Bệnh tác thì thúc liễm quá, dùnghình thức để tu nên lầm vì tướngmà không thấy được tánh. Còn bệnh nhậmthì chấp tánh, nghe nói Bản tánh không phải làm mà ra, không phải tu màđược, nên mặc tình phóng túng. Hai cái này đều không phù hợp với Viên giác.

ÂM:

- Tam giả Chỉ bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngãkim tự tâm vĩnh tức chư niệm, đắc nhất thiết tánh tịch nhiên bình đẳng, dục cầuViên giác. Bỉ Viên giác tánh phi chỉ hợp cố, thuyết danh vi bệnh.

DỊCH:

- Ba là bệnh Chỉ. Nếu có người nói thế này: "Nay ta tự tâmhằng dứt các niệm, được tất cả tánh lặng lẽ bình đẳng" để cầu Viên giác.Song, tánh Viên giác kia chẳng phải do dừng chỉ mà có, nên nói là bệnh.

GIẢNG:

Chỗ này mớithật là khó, chúng ta tu được dạy phải dừng lặng vọng tưởng, sao kinh này nóilặng là bệnh? Dừng hết vọng tưởng chỉ còn có lặng lẽ bình đẳng thì hợp đạo quá,tại sao ở đây nói là bệnh? Vì Viên giác là Tánh giác hằng sáng chớ không phảido đè, dừng lại tức là đè nó xuống thì rơi vào bệnh vô ký. Ở đây đức Phật dạychúng ta khi lặng hết những tạp niệm lăng xăng, vẫn biết mình có Tánh giác trònsáng. Ngồi thiền lúc vọng tưởng lặng hết, tai chúng ta vẫn nghe tiếng đồng hồtích tắc, tiếng xe chạy ngoài đường, tiếng gà gáy. Chúng ta vẫn nghe biết chớkhông phải không ngơ không biết gì. Bệnh này rất tế nhị, chúng ta phải dè dặt.

ÂM:

- Tứ giả Diệt bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngãkim vĩnh đoạn nhất thiết phiền não, thân tâm tất cánh không, vô sở hữu, hàhuống căn trần hư vọng cảnh giới, nhất thiết vĩnh tịch, dục cầu Viên giác. BỉViên giác tánh, phi tịch tướng cố thuyết danh vi bệ�nh.

DỊCH:

- Bốn là bệnh Diệt. Nếu có người nói như thế này: "Nay tanên đoạn hẳn tất cả phiền não, thân tâm hoàn toàn không, không sở hữu, huống làcảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng" để cầu Viên giác.Song, tánh Viên giác kia chẳng phải tướng tịch diệt, nên nói là bệnh.

GIẢNG:

Chỗ nàycàng khó hơn. Bởi vì đến giai đoạn này thì người tu đã đoạn sạch phiền não, họcho là tất cả phiền não đoạn hết, nên thân tâm rốt ráo là không, huống nữa làcăn trần, những cái đó đều là không có. Thấy tất cả đều lặng lẽ là đúng mộtphần, vì tánh Viên giác không phải cái hoàn toàn lặng lẽ ấy. Giác thì phảibiết, mà biết thì đâu phải chỉ lặng hoàn toàn mà không biết. Như chuyện"Bà già đốt am", khi ông thầy đã tu đến chỗ gặp duyên xúc cảnh đọccâu thơ "Khô mộc ỷ hàn nham, Tam xuân vô noãn khí" (Cây khô tựatrên núi lạnh, Ba mùa xuân qua rồi mà không có chút hơi ấm), nghĩa là ôngbây giờ như cây khô lạnh trên núi, không có dấy khởi một niệm nào nữa. Như vậytheo chúng ta là quá hay rồi, khi tất cả động tác của người xúc chạm đến mìnhmà mình vẫn lặng lẽ không dấy niệm là hay tột bậc, nhưng mà đó là bệnh thứ tư ởđây nói. Nên bà già đó đã đốt am đuổi thầy đi và nói "Uổng công nuôithầy". Như vậy để thấy khô lặng chưa phải là rồi, mà còn phải thấy đượctánh Viên giác tròn đầy của chính mình nữa. Chúng ta thấy trình độ của bà giàđó không phải là ít. Chỗ này thật khó, chúng ta tu phải khéo nếu không thì rơivào đoạn diệt. Người tu mà lệch một tí là sai.

Hai bệnh chỉdiệtlỗi tại chưa nhận ra tánh Viên giác cho nên thành bệnh.

ÂM:

- Ly tứ bệnh giả, tắc tri thanh tịnh. Tác thị quán giả danh vichánh quán, nhược tha quán giả danh vi tà quán.

DỊCH:

- Lìa bốn bệnh đó, thì biết đã thanh tịnh. Khởi quán như thế làchánh quán, nếu quán khác đi gọi là tà quán.

GIẢNG:

Ðoạn nàyPhật kết luận, người lìa bốn bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt mới hợp với tánh Viêngiác; vì tánh Viên giác là Thể thanh tịnh tròn sáng, không sanh không diệt,không nhơ không sạch, vô vi vô lậu. Nếu chấp tướng Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt để cầuthì không hợp với tánh Viên giác.

Tôi xinnhắc lại tất cả bốn bệnh cho quí vị thấy rõ hơn từng bệnh.

Bệnh Tác làdùng công năng huân tập hay tạo tác để mong được đạo, như thế không phải, vìcông năng huân tập tạo tác là sanh diệt, cho nên dùng nó để mong được tánh Viêngiác là không được, bệnh này dễ hiểu.

Hai làNhậm, để mặc tình ra sao cũng được; chúng ta đang bị vô minh che mà tha hồ đểnó ra sao cũng được thì suốt kiếp cứ mê hoài, bệnh này cũng dễ hiểu.

Ba là Chỉ,tức là đè cho nó yên xuống, nghĩa là dừng vọng tưởng. Tánh giác thì hằng trihằng giác, mà đè nó lặng đâu phải là giác, vì giác thì luôn luôn linh động sángsuốt nên gọi là "liễu liễu thường tri".

Bốn làDiệt, tất cả phiền não đều dứt, thân tâm thấy rỗng không, cảnh giới cũng thấyrỗng không, rồi cho cái rỗng không là đạo, đó cũng là lệch. Vì đạo là giác màcho thân tâm rỗng không, không có gì đâu phải là giác. Trong nhà Thiền thườngnói vô tâm. Vô tâm là không tâm sanh diệt phiền não, chớ không phải là không cócái tâm chân thật thanh tịnh sáng suốt. Khi chúng ta hết phiền não, hết nhữngniệm chạy theo cảnh theo duyên, thì tánh hằng giác, hằng linh động hiển hiện,chớ cho rằng hết những cái đó là rỗng không, không có gì thì không đúng.

Chúng ta tumà lệch một tí là xa đạo. Thật ra bốn cái này không phải là bệnh, mà do chấpnên thành bệnh, ban đầu tu phải nhờ nó, nhưng đến giai đoạn nào đó thì phảibuông. Khi chúng ta tu mượn Chỉ, Tác hay Diệt để trừ các phiền não, phiền nãohết thì nhận ra Tánh giác. Nếu hết phiền não mà nhận chỗ không phiền não lặnglẽ là cứu kính thì là lầm.

ÂM:

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh dục tu hành giả, ưng đươngtận mệnh cúng dường thiện hữu sự thiện tri thức. Bỉ thiện tri thức dục lai thâncận ưng đoạn kiêu mạn. Nhược phục viễn ly ưng đoạn sân hận.

DỊCH:

- Này thiện nam, chúng sanh đời sau muốn tu hành phải trọn đờicúng dường thờ phụng thiện hữu tri thức. Thiện tri thức kia muốn đến thân cậnphải đoạn tâm kiêu mạn, nếu lại xa lìa phải đoạn sân hận.

GIẢNG:

Ðây lànhững bệnh của học trò, tuy thành tâm thờ thầy đúng pháp, song gần thầy đượcthầy dạy dỗ thì sanh tâm ngã mạn, cho rằng: Thầy thương tôi, thầy luôn luôn lolắng cho tôi. Trái lại thầy có những Phật sự phải đi chỗ khác, thì họ buồntrách: Thầy bỏ không lo cho tôi nữa, từ đây tôi biết nương tựa ai? Rồiphiền não. Ðó là bệnh. Quí vị xét xem có những bệnh như vậy không? Nếu có thìphải bỏ mới đúng tinh thần của người học đạo.

ÂM:

- Hiện nghịch thuận cảnh, do như hư không, liễu tri thân tâm tấtcánh bình đẳng, dữ chư chúng sanh đồng thể vô dị. Như thị tu hành phương nhậpViên giác.

DỊCH:

- (Nếu thiện tri thức) có hiện ra cảnh nghịch thuận vẫn như hưkhông, rõ biết thân tâm rốt ráo đều bình đẳng, cùng với chúng sanh đồng thểkhông khác. Tu hành như thế mới vào được tánh Viên giác.

GIẢNG:

Cảnh thuậnnghịch là như thế này. Cảnh thuận: Có Phật tử muốn thỉnh thầy về nhà cúng dườngbữa trưa, thầy ưng thuận tới thọ trai, thì đừng vì cảnh thuận đó mà quá mếnthầy. Cảnh nghịch: Giả sử chúng ta có duyên sự cần thỉnh thầy tới để trợ giúp.Thầy từ chối. Không vì lý do thầy từ chối mà giận thầy. Ðó mới là Phật tử chânchánh. Tuy nói vậy nhưng cũng hơi khó làm. Hoặc là khi vị thiện tri thức khởithuận hạnh khuyên lơn vỗ về bảo ráng tu thì chúng ta bằng lòng, cho rằng thầytôi hiền lành từ bi. Nhưng bất thần hôm nào vị thiện tri thức la rầy thì chúngta cho là ông thầy sân quá, không gần nữa. Ðâu biết rằng vị thầy muốn hiệnnghịch hạnh coi chúng ta có chịu nổi hay không? Như trường hợp ngài Từ Minh đếnhọc đạo với ngài Phần Dương Thiện Chiêu, ngài Từ Minh trước là một nho sĩ, đếnnhập chúng đã hai năm mà chưa được dạy bảo. Mỗi khi Sư vào thưa hỏi, chỉ bịPhần Dương mắng chửi thậm tệ, hoặc nghe chê bai những vị khác, nếu có dạy bảotoàn dùng những lời thế tục thô bỉ. Một hôm Sư trách: "Từ ngày đến pháptịch này đã qua mất hai năm mà chẳng được dạy bảo, chỉ làm tăng trưởng niệm thếtục trần lao, năm tháng qua nhanh việc mình chẳng sáng, mất cái lợi của kẻ xuấtgia." Sư nói chưa dứt, Phần Dương nhìn thẳng vào Sư mắng: "Ðây là áctri thức dám chê trách ta." Phần Dương nổi nóng cầm gậy đuổi đánh. Sư toanla cầu cứu, Phần Dương liền bụm miệng Sư. Sư chợt đại ngộ, nói: "Mới biếtđạo của Lâm Tế vượt ngoài thường tình."

Thật là lạlùng! Chúng ta phải hiểu có những trường hợp thầy hiện nghịch hạnh như vậy. Bởivì người học trò khi khuyên lơn an ủi thì vui vẻ lo tu, họ chỉ tu trong cảnh êmái nhẹ nhàng mới tiến, nhưng khi gặp những nghịch cảnh họ không chịu nổi. Thầymuốn cho đồ đệ tiến hơn nên phải hiện ra nghịch hạnh. Ở trong nghịch cảnh màtrò tiến được mới là thứ thật. Vì vậy, ở đây đức Phật dạy rõ, giả sử người tucó gặp nghịch hạnh thuận hạnh gì cũng xem như không, không dính gì với mình,khen cũng vậy mà mắng chửi cũng vậy, đều biết rõ thân tâm mình rốt ráo bìnhđẳng, cùng với các chúng sanh đồng thể không khác. Người mà được như vậy mớivào tánh Viên giác. Phật sợ chúng sanh sau này gặp cảnh thuận thì tu được còngặp cảnh nghịch thì không tu, cho nên Ngài dạy trước để gặp trường hợp nào cũngphải biết rõ ràng khỏi thoái thất Bồ-đề tâm.

ÂM:

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh bất đắc thành đạo, do hữu vôthủy tự tha tắng ái nhất thiết chủng tử, cố vị giải thoát.

DỊCH:

- Này thiện nam, chúng sanh đời sau không được thành đạo, do cótất cả chủng tử yêu ghét, mình người từ vô thủy nên chưa giải thoát.

GIẢNG:

Ðức Phậtnói cái gốc không thành đạo là chủng tử đối đãi yêu-ghét, ta-người từ vô thủyđến giờ. Quí vị kiểm lại xem còn có chủng tử đó hay không, nếu còn là chưathành đạo, khi nào chủng tử đó hết, không muốn thành đạo cũng thành. Chúng taquen thói cực đoan, nếu không yêu thì ghét, không ghét thì yêu, chúng ta ít khixử sự bình đẳng với mọi người. Ðó là do tất cả chủng tử yêu ghét quá nhiềutrong tàng thức cột trói chúng ta, cho nên không được giải thoát.

ÂM:

- Nhược phục hữu nhân quán bỉ oan gia như kỷ phụ mẫu, tâm vô hữunhị, tức trừ chư bệnh. Ư chư pháp trung tự tha tắng ái diệc phục như thị.

DỊCH:

- Nếu lại có người xem kẻ oan gia kia như cha mẹ mình, tâm khôngcó hai, tức trừ các bệnh. Ðối với các pháp tự tha, tắng ái cũng lại nhưthế.

GIẢNG:

Ai xemngười chửi mình, hại mình như cha mẹ mình, thì người đó trừ được các bệnh. Bâygiờ quí vị ráng tập cho được như vậy. Chúng ta cung kính cha mẹ bao nhiêu thìcung kính người chửi mắng mình cũng bấy nhiêu, chắc chắn là hết bệnh. Vì có yêumới có ghét, mà người mình ghét thấy như cha mẹ tức là hết ghét, hết ghét đâucòn yêu nữa. Như vậy mới trừ hết các bệnh. Trừ bệnh này là phương pháp tối quantrọng, nếu chúng ta không dùng trí quán mạnh thì không bao giờ tập được tâmnày. Ðiều đó dễ làm hay khó làm? Nếu khó thì khó giải thoát, khó làm mà làmđược thì chắc chắn giải thoát. Như vậy, những công thức để giải thoát Phật đưara quá rõ ràng, cứ thực hành đúng công thức thì sẽ ra đúng đáp số. Sự tu hànhcũng vậy, muốn giải thoát thì phải thực hành theo lời Phật dạy, chớ muốn cầugiải thoát, mà từ chối không thực hành điều Phật dạy thì không bao giờ giảithoát nổi. Bây giờ chưa được thì ráng mai mốt phải thực hành cho được, chớkhông thể từ chối nói rằng: "Tôi căn cơ thấp lắm, Phật dạy cao quá tôi làmkhông nổi." Nếu từ chối như vậy là từ chối sự giải thoát. Quí vị xét kỹxem có người nào đáng thương đáng ghét không? Nếu còn thấy có người đáng thươngđáng ghét thì biết rõ chúng ta là kẻ phàm phu. Nếu chúng ta xem mọi người bìnhđẳng thì chắc chắn giải thoát. Như trong kinh Pháp Hoa phẩm Ðề-bà-đạt-đa, Phậtnói: "Ðề-bà-đạt-đa là thiện hữu tri thức bậc nhất của ta, nhờ Ðề-bà-đạt-đamà ta mau thành Phật." Trong khi Ðề-bà-đạt-đa bao nhiêu đời đã hành hạNgài. Như vậy Ngài không thấy đó là chướng ngại là đày đọa khổ sở, mà lại thấyđó là phương tiện để Ngài tiến đạo. Nếu chúng ta thấy người hành hạ đày đọamình là người bạn lành bậc nhất làm cho mình tiến đạo thì người cúng dường ủnghộ mình cũng là thiện tri thức bậc nhất giúp mình đủ phương tiện tiến đạo. Thấycả hai là thiện hữu tri thức thì tâm bình đẳng. Tu Ðại thừa Phật giáo là cốtphát tâm đại bi, tâm đại bi là thương tất cả chúng sanh. Phát tâm bình đẳng làkhi nào thấy kẻ oán người thân đều bình đẳng. Phải ráng tập hai cái đều bìnhđẳng thì tu hành hết bị chướng, gặp gì cũng là duyên tốt để tiến. Chưa được vậythì như chiếc thuyền không có người chèo, gặp gió thuận thì trôi lên, gặp giónghịch thì đùa xuống. Chúng ta phải làm sao thuận nghịch đều tiến thì mới làngười tu không bệnh.

ÂM:

- Thiện nam tử, mạt thế chúng sanh dục cầu Viên giác, ưng đươngphát tâm tác như thị ngôn: Tận ư hư không nhất thiết chúng sanh ngã giai linhnhập cứu kính Viên giác, ư Viên giác trung vô thủ giác giả, trừ bỉ ngã nhânnhất thiết chư tướng. Như thị phát tâm bất đọa tà kiến.

DỊCH:

- Này thiện nam, các chúng sanh đời sau muốn cầu Viên giác nênphải phát tâm nói như thế này: "Tất cả chúng sanh tận hư không, con đềukhiến vào hết trong Viên giác rốt ráo. Ở trong Viên giác không chấp thủcái giác, trừ tất cả tướng ngã nhân." Phát tâm như vậy không rơi vào tàkiến.

GIẢNG:

Phật dạykhi phát tâm thì nguyện tất cả chúng sanh tột cả hư không, nay con đều đem họvào tánh Viên giác rốt ráo. Ở trong tánh Viên giác không chấp thủ cái giác, trừsạch tất cả những tướng nhân ngã. Phát tâm như thế là không rơi vào tà kiến. Ởđây có ai phát tâm được như vậy chưa? Hay phát tâm tu hành để độ cha mẹ dònghọ? Chúng ta tu là nguyện cho tất cả chúng sanh đều thể nhập Viên giác chớkhông phải chỉ nguyện riêng cho mình hay cho gia quyến mình. Nếu chỉ nguyệnriêng cho chúng ta hay gia quyến là nhân ngã còn, mà nhân ngã còn thì không baogiờ vào được tánh Viên giác.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệngôn:

Phổ Giác nhữ đương tri

Mạt thế chư chúng sanh

Dục cầu thiện tri thức

Ưng đương cầu chánh kiến

Tâm viễn Nhị thừa giả

Pháp trung trừ tứ bệnh

Vị Tác Chỉ Nhậm Diệt

Thân cận vô kiêu mạn

Viễn ly vô sân hận

Kiến chủng chủng cảnh giới

Tâm đương sanh hi hữu

Hoàn như Phật xuất thế

Bất phạm phi luật nghi

Giới căn vĩnh thanh tịnh

Ðộ nhất thiết chúng sanh

Cứu kính nhập Viên giác

Vô bỉ ngã nhân tướng

Ðương y chánh trí tuệ

Tiện đắc siêu tà kiến

Chứng giác Bát Niết-bàn.

DỊCH:

Bấy giờ đức Phật muốn lặp lại nghĩa này, nói kệ rằng:

Phổ Giác ông nên biết

Những chúng sanh đời sau

Muốn cầu thiện tri thức

Nên cầu người chánh kiến

Tâm xa lìa Nhị thừa

Trong pháp trừ bốn bệnh

Là Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt

Thân cận không kiêu mạn

Xa lìa không sân hận

Thấy các thứ cảnh giới

Tâm phải sanh hi hữu

Xem như Phật ra đời

Không phạm điều trái luật

Giới căn hằng thanh tịnh

Ðộ tất cả chúng sanh

Rốt ráo vào Viên giác

Không có tướng ngã nhân

Nên y chánh trí tuệ

Liền được khỏi tà kiến

Chứng giác Bát Niết-bàn.

GIẢNG:

Trong bài trùng tụng này, đức Phật lặp lại để giải rõsự tu hành của chúng ta như ngài Phổ Giác hỏi ở trước.

Làm sao cầu thiện tri thức? Chọn thầy chọn bạn, phảilựa người không tà kiến.

Phải trừ những pháp gì? Ðừng gần gũi pháp Nhị thừa vàtrong khi tu phải trừ bốn bệnh tác, chỉ, nhậm, diệt.

Khi gần gũi thiện tri thức phải làm sao? Khi thân cậnthiện tri thức thì chớ khinh lờn kiêu mạn, khi thiện tri thức đi xa thì chớ sânhận. Thiện tri thức có hiện bất cứ thuận hạnh hay nghịch hạnh thì nên khởi tâmhi hữu xem như Phật ra đời, không nên xem thường.

Phát tâm tu thế nào? Phải luôn luôn giữ đúng luậtnghi. Dứt tâm nhân ngã, độ tất cả chúng sanh vào Viên giác, luôn luôn y theotrí tuệ chân chánh, người được như vậy mới vượt ra khỏi tà kiến.

Chúng ta là nhữngkẻ học đạo muốn hết bệnh và sự tu hành không lầm lẫn, không rơi vào tà kiến thìnhững điều đức Phật dạy chúng ta phải nhớ. Trong bốn bệnh đó phải là ngườichuyên môn mới thấy rõ. Những lối cư xử với thiện tri thức như: gần mà khôngkiêu mạn, xa mà không sân hận, đó là chuyện dễ biết dễ thấy, còn khó làm thay,huống là coi kẻ thù như cha mẹ thật không phải đơn giản dễ dàng. Song, nếu ailàm được mới thật là người giải thoát. Vì đạo giải thoát là không còn thấy haibên yêu ghét, nếu còn kẻ thù là còn ghét, còn ghét tức là còn yêu. Chúng ta bặthết yêu ghét thì vào đạo không khó vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567