Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04-Bồ-tát Kim Cang Tạng

25/10/201015:32(Xem: 7392)
04-Bồ-tát Kim Cang Tạng

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Kim Cang Tạng
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Kim Cang Tạng Bồ-tát tại đạichúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, trường quìxoa thủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn, thiện vị nhất thiết chư Bồ-tát chúngtuyên dương Như Lai Viên giác thanh tịnh Ðại đà-la-ni nhân địa pháp hạnh tiệmthứ phương tiện, dữ chư chúng sanh khai phát mông muội. Tại hội pháp chúng thừaPhật từ hối, huyễn ế lãng nhiên, tuệ mục thanh tịnh. Thế Tôn, nhược chư chúngsanh bản lai thành Phật hà cố phục hữu nhất thiết vô minh. Nhược chư vô minhchúng sanh bản hữu, hà nhân duyên cố Như Lai phục thuyết bản lai thành Phật.Thập phương dị sanh bản thành Phật đạo, hậu khởi vô minh? Nhất thiết Như Lai,hà thời phục sanh nhất thiết phiền não? Duy nguyện bất xả vô giá đại từ vị chưBồ-tát khai bí mật tạng, cập vị mạt thế nhất thiết chúng sanh đắc văn như thị tu-đa-lagiáo liễu nghĩa pháp môn, vĩnh đoạn nghi hối.

Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnhchung nhi phục thỉ.

DỊCH:

Khi ấyBồ-tát Kim Cang Tạng ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dướichân Phật, đi nhiễu bên phải ba vòng, quì thẳng chấp tay bạch Phật rằng:

-Ðức Thế Tôn đại bi, khéo vì tất cảBồ-tát nói rõ tánh Viên giác thanh tịnh Ðại đà-la-ni Như Lai, rồi dạy nhân địa vàphương tiện thứ lớp tu hành, vì chúng sanh khai phát chỗ tối tăm. Chúng tronghội này nhờ sự chỉ dạy của Phật nên những cái huyễn hóa che đậy được sáng, mắttuệ được thanh tịnh.

- Bạch ThếTôn, nếu chúng sanh vốn đã thành Phật vì sao lại có tất cả vô minh? Nếu chúngsanh sẵn có vô minh, do nhân duyên gì Như Lai lại nói xưa nay đã thành Phật?Mười phương chúng sanh đã thành Phật đạo sao lại khởi vô minh? Vậy tất cả NhưLai chừng nào khởi sanh phiền não lại? Cúi mong đức Thế Tôn không bỏ lòng đạitừ vì các vị Bồ-tát mở bày cái kho bí mật này và vì tất cả chúng sanh đời sauđược nghe kinh pháp liễu nghĩa như thế mà hằng đoạn được nghi ngờ.

Thưa lờiđây rồi, năm vóc gieo xuống đất, thưa thỉnh như thế ba lần, rồi trở lui.

GIẢNG:

Kim cương là mộtloại đá quí, có đặc tính cứng và sắc hay phá hoại các vật, mà các vật không pháhoại được nó. Ðoạn này Bồ-tát Kim Cang Tạng đứng ra thưa hỏi chỗ sâu kín khókhăn, là biểu trưng cho trí tuệ sáng suốt mới phá trừ nổi những mê lầm vi tế.

Bồ-tát Kim Cang Tạngnghi còn vô minh mới gọi là chúng sanh, hết vô minh thì gọi là Phật, thế mà NhưLai lại nói từ xưa đến nay chúng sanh vốn đã thành Phật.

-Nếu chúng sanh vốn đã thành Phật thìkhông còn vô minh. Nếu không còn vô minh thì không gọi là chúng sanh. Tại saoPhật còn gọi chúng sanh?

- Nếu chúngsanh sẵn có vô minh, thì không thể nói xưa nay đã thành Phật. Tại sao Phật nóixưa nay đã thành Phật?

-Mười phương chúng sanh đã thành Phật,sao lại khởi vô minh? Chư Phật hiện nay chừng nào khởi vô minh trở lại? Nếu cố gắngtu thành Phật rồi, lâu lâu khởi vô minh trở lại, như vậy cứ tu tới tu lui hoài,biết bao giờ mới hết tu?

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Kim Cang Tạng Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chưBồ-tát cập mạt thế chúng sanh vấn ư Như Lai thậm thâm bí mật cứu kính phươngtiện, thị chư Bồ-tát tối thượng giáo hối liễu nghĩa Ðại thừa, năng sử thậpphương tu học Bồ-tát cập chư mạt thế nhất thiết chúng sanh đắc quyết định tínvĩnh đoạn nghi hối. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết.

Thời Kim Cang Tạng Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ, cập chư đại chúng mặcnhiên nhi thính.

DỊCH:

Khi ấy, đứcThế Tôn bảo Bồ-tát Kim Cang Tạng rằng:

- Lànhthay, lành thay! Này thiện nam, các ông hay vì các vị Bồ-tát và chúng sanh đờisau thưa hỏi Như Lai về phương tiện rốt ráo thậm thâm bí mật để dạy bảo cáchàng Bồ-tát nghĩa lý Ðại thừa liễu nghĩa tối thượng, hay khiến cho mười phươngBồ-tát tu học và tất cả chúng sanh đời sau được lòng tin chắc chắn, hằng đoạndứt các nghi ngờ. Nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông nói.

Khi ấyBồ-tát Kim Cang Tạng hoan hỉ vâng lời dạy cùng Ðại chúng lặng lẽ lắngnghe.

GIẢNG:

Lời hỏi trên tạisao Phật khen là thậm thâm bí mật cứu kính phương tiện.Bởi vì không aitrong chúng ta khi bàn tới chỗ này mà khỏi nghi ngờ không biết vô minh có từbao giờ, khi dẹp hết rồi nó có trở lại không. Vì vậy khi biết rõ vô minh là thếnào, bản giác là thế nào, biết rành rẽ thì sự tu hành chúng ta mới tin chắcđược, gọi là được lòng tin quyết định.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhất thiết thế giới thủy chung sanh diệt tiềnhậu hữu vô, tụ tán khởi chỉ, niệm niệm tương tục tuần hoàn vãng phục chủngchủng thủ xả, giai thị luân hồi, vị xuất luân hồi nhi biện Viên giác, bỉ Viêngiác tánh tức đồng lưu chuyển. Nhược miễn luân hồi vô hữu thị xứ.

DỊCH:

- Này thiệnnam, tất cả thế giới trước sau sanh diệt, trước sau có không, tụ tán khởi dừng,niệm niệm tiếp nối tuần hoàn qua lại, mọi thứ thủ xả đều là luân hồi. Chưa ra khỏiluân hồi mà muốn biện tánh Viên giác, thì tánh Viên giác đồng với lưu chuyển,nếu ra khỏi luân hồi thì không có lẽ đó.

GIẢNG:

Ðức Phật chỉ cáilầm lẫn đầu tiên của chúng ta. Tất cả thế giới hiện hữu ở cõi đời này trước sausanh diệt, trước sau có không, tụ tán dừng chỉ, niệm niệm tiếp nối. từng phúttừng giây chuyển biến xoay vần qua lại, gọi là luân hồi. Luân hồi là vòng sanhdiệt tiếp nối liên miên. Chúng ta chưa ra khỏi vòng sanh diệt tiếp nối ấy, màmuốn biết rõ tánh Viên giác thì tánh Viên giác cũng đồng với lưu chuyển và muốnkhỏi luân hồi mà chưa hết mê thì không bao giờ khỏi. Muốn biết tánh Viên giácđó đừng đem tâm luân hồi mà suy nghĩ về Viên giác. Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói"Giả sử có trăm ngàn muôn triệu ức người trí tuệ như Xá-lợi-phất gom lạiđể suy nghĩ về trí tuệ Phật, cũng không được một phần trăm một phần ngànnữa". Nghĩa là nếu đem trí tuệ mà suy nghĩ -suy nghĩ là cái sanh diệt luânhồi- để biện tánh Viên giác của Phật -là cái không động, không luân hồi sanhdiệt- làm sao mà được. Ðó là cái lỗi lầm lớn của chúng sanh, đang ở trong vònglưu chuyển mà muốn biết cái ngoài vòng lưu chuyển thì làm sao biết được? Cũngthế, nếu còn ở trong mê mà muốn nói chuyện giác ngộ thì không bao giờ nói được,cũng như người đang ở trong mộng mà muốn nói chuyện thức thì không nói được. Muốnnói chuyện thức là phải thức mới nói được.

ÂM:

- Thí như động mục năng diêu trạm thủy hựu như định nhãn do hồichuyển hỏa, vân sử nguyệt vận, chu hành ngạn di diệc phục như thị.

DỊCH:

- Ví nhưcon mắt chớp thấy mặt nước dao động, lại như mắt nhìn sững thấy vòng lửa quay,mây bay trăng chạy, thuyền đi bờ dời cũng y như thế.

GIẢNG:

Phật dùng sự việcthông thường hằng ngày như mặt nước hồ đang phẳng lặng, nếu mắt chúng ta chớpchớp thì thấy mặt nước gợn sóng. Do mắt chớp mà thấy mặt nước phẳng lặng thànhra dao động. Dụ này để nói rõ còn trong luân hồi muốn bàn về Viên giác thì Viêngiác thành luân hồi như con mắt đang chớp muốn thấy cái tịnh thì thấy khôngđược. Hoặc như mấy đứa bé đốt nhang chơi, cầm cây nhang quay tròn tròn, lúc nóquay nhanh, mắt chúng ta nhìn chăm chăm vào đầu cây nhang cháy, không thấy đầucây nhang mà chỉ thấy vòng lửa tròn. Vậy có vòng lửa tròn thật không? Không. Docây nhang quay quá nhanh, mắt nhìn theo không kịp nên chúng ta thấy như có mộtvòng lửa tròn. Hay buổi tối có trăng, chúng ta nhìn lên bầu trời thấy có nhữngáng mây bay, mặt trăng chạy ngược. Hoặc chúng ta ngồi trên chiếc thuyền đangchạy trên sông, chúng ta không thấy thuyền đi mà cứ thấy hai bờ sông chạy ngượclại.

Ðó là bốn ví dụđể chỉ rõ, dùng tâm cấu nhiễm mê vọng của chúng sanh mà nghĩ ngợi quan sát đếncảnh giới của Phật thì cảnh giới của Phật trở thành cấu nhiễm vọng động. Giốngnhư người đeo kiếng màu, nếu kiếng màu đen thì thấy tất cả sự vật bên ngoài màuđen, nếu kiếng màu xanh thì thấy tất cả sự vật bên ngoài màu xanh. Muốn hếtthấy cảnh vật đen hay xanh thì phải gỡ kiếng ra, chừng đó mới thấy sự vật đúngnhư thật. Còn mang kiếng màu mà muốn thấy màu sắc bên ngoài đúng như thật củanó thì không thể được, vì màu sắc thật bên ngoài đã bị kiếng màu làm khác đirồi.

ÂM:

- Thiện nam tử, chư toàn vị tức, bỉ vật tiên trụ, thượng bất khảđắc, hà huống luân chuyển, sanh tử cấu tâm, tằng vị thanh tịnh, quán Phật Viêngiác, nhi bất toàn phục. Thị cố nhữ đẳng, tiện sanh tam hoặc.

DỊCH:

- Này thiệnnam, cái xoay vần chưa dứt, muốn nó dừng trụ còn không thể được, hà huống dùngtâm cấu nhiễm sanh tử luân hồi chưa từng thanh tịnh mà quan sát tánh Viên giáccủa Phật thì sao khỏi lẩn quẩn? Thế nên các ông mới sanh ra ba điều nghi ngờđó.

GIẢNG:

Ðây là phần chỉrõ cho ngài Kim Cang Tạng thấy lý do sanh nghi. Nói rằng vòng lửa chưa dừng thìcây nhang chưa dừng, vòng lửa còn mà muốn cây nhang dừng trước có được không?Còn vòng tròn là cây nhang còn quay, bao giờ hết vòng tròn cây nhang mới dừng.Cho nên nói rằng còn vòng tròn mà muốn cây nhang dừng trước còn không thể được,huống là mang cái tâm cấu nhiễm sanh tử lưu chuyển chưa từng trong sạch để xemPhật Viên giác của mình, làm sao không thấy xoay vần? Niệm tâm cấu nhiễm lànhững niệm tâm vọng tưởng sanh diệt. Khi vòng lẩn quẩn chưa dứt các sự vật ởtrong vòng lẩn quẩn, chúng ta bảo nó dừng lại còn không được, huống gì tâm ônhiễm sanh tử luân hồi của chúng ta chưa từng thanh tịnh, mà muốn xem biết tánhViên giác thanh tịnh của Phật thì (tánh Viên giác) làm sao chẳng xoay vần? Thếnên các vị Bồ-tát nghi ngờ ba điều vừa nêu trên.

ÂM:

- Thiện nam tử, thí như huyễn ế, vọng kiến không hoa, huyễn ếnhược trừ, bất khả thuyết ngôn, thử ế dĩ diệt, hà thời cánh khởi nhất thiết chưế? Hà dĩ cố? Ế hoa nhị pháp tương đãi cố.

DỊCH:

- Này thiệnnam, thí như bệnh mắt, huyễn thấy hoa đốm trong hư không, bệnh mắt nếu hết thìkhông thể nói bệnh mắt đã diệt, bao giờ sanh tất cả bệnh mắt lại? Vì cớ sao? Vìbệnh mắt và hoa đốm hai pháp không đối đãi.

GIẢNG:

Ðây trả lời câuhỏi khi hết vô minh rồi chừng nào khởi trở lại. Ví dụ mắt chúng ta bệnh, nhìnlên bầu trời vào buổi trưa nắng thấy có hoa đốm lăng xăng. Khi chúng ta dùngthuốc nhỏ cho mắt lành rồi, có người hỏi bệnh nhặm mắt của anh chừng nào trởlại? Chúng ta không trả lời được. Hết nhặm rồi thì thôi, chớ biết chừng nào trởlại? Ðó là đức Phật trả lời câu hỏi: "Phật thành Phật chừng nào lại khởivô minh?" Thành Phật là hết mê lầm, và không bao giờ khởi mê lầm nữa. Bệnhmắt và hoa đốm là hai cái không thật thì làm sao nói chừng nào có chừng nàokhông. Cũng vậy, vô minh không thật thì đâu thể nói chừng nào sanh chừng nàodiệt.

ÂM:

- Diệc như không hoa, diệt ư không thời, bất khả thuyết ngôn hưkhông hà thời cánh khởi không hoa. Hà dĩ cố? Không bản vô hoa, phi khởi diệtcố.

DỊCH:

- Cũng nhưhoa đốm khi diệt trong hư không, không thể nói khi nào sanh lại hoa đốm nữa. Vìcớ sao? Vì hư không vốn không có hoa đốm nên chẳng khởi diệt.

GIẢNG:

Hư không đâu cósanh ra hoa đốm, vì mắt bị bệnh nên thấy có hoa đốm khởi diệt. Nếu mắt hết bệnhthì hoa đốm theo đó mà hết. Cũng thế, nếu vô minh hết thì hiện tượng sanh diệtcũng hết, không thể nói chừng nào hoa đốm khởi.

ÂM:

- Sanh tử Niết-bàn đồng ư khởi diệt, Diệu giác viên chiếu ly ưhoa ế. Thiện nam tử, đương tri hư không phi thị tạm hữu diệc phi tạm vô, huốngphục Như Lai Viên giác tùy thuận nhi vi hư không bình đẳng bản tánh.

DỊCH:

- Sanh tửNiết-bàn đồng với khởi diệt, tánh Viên giác mầu nhiệm chiếu soi này lìa cả hoađốm và mắt bệnh. Này thiện nam, nên biết hư không chẳng phải tạm có cũng chẳngphải tạm không, huống chi tánh Viên giác Như Lai vốn bình đẳng tùy thuận như hưkhông.

GIẢNG:

Phật chỉ chochúng ta biết Niết-bàn và sanh tử là hai cái đối đãi, bởi đối đãi nên đồng cósanh có diệt. Còn Diệu giác viên chiếu không phải pháp đối đãi, nó ra ngoài cáiđối đãi, hiểu rõ thì thấy lý bất nhị rõ ràng. Cho nên Phật nói hư không cònkhông thể tạm có tạm không huống là tánh Viên giác. Hư không không tạm có cũngkhông phải tạm không, tạm có tạm không là hoa đốm. Khi nào mắt bệnh thì thấy cóhoa đốm, khi mắt không bệnh thì thấy không hoa đốm, thấy có hoa đốm thấy khônghoa đốm là do mắt bệnh, chớ hư không lúc nào cũng bình đẳng bất động. Tánh Viêngiác Như Lai ví như hư không bình đẳng, không tạm có cũng không tạm không; khivô minh hết thì tánh Viên giác hiển bày chớ không phải sanh, khi vô minh chephủ thì tánh Viên giác ẩn chớ không phải tánh Viên giác diệt, khởi diệt là dovô minh chớ không phải do tánh Viên giác.

ÂM:

- Thiện nam tử, như tiêu kim khoáng, kim phi tiêu hữu, ký dĩ thànhkim, bất trùng vi khoáng. Kinh vô cùng thời, kim tánh bất hoại bất ưng thuyếtngôn, bổn phi thành tựu. Như Lai Viên giác diệc phục như thị.

DỊCH:

- Này thiệnnam, như lọc quặng vàng, chất vàng không phải do lọc mà có. Khi đã thành vàngròng rồi thì chẳng trở lại thành khoáng. Trải qua thời gian không cùng, tánhvàng không hề biến hoại, chẳng nên nói vốn chẳng thành tựu. Tánh Viên giác NhưLai cũng y như thế.

GIẢNG:

Ðây là lần thứhai Phật trả lời câu hỏi "Phật thành Phật rồi bao giờ trở lại vôminh". Qua thí dụ này chúng ta thấy tuy vàng sẵn có trong quặng, khôngphải do lọc mà thành nhưng cái lọc đó không phải không thành tựu. Vàng sẵn cónhưng có trong cái lẫn lộn, do lọc mới thành vàng ròng. Khi thành vàng ròng rồikhông trở lại thành khoáng được. Như vậy lọc là công phu để thành vàng ròng,cho nên thành tựu. Phật giác ngộ tánh Viên giác tròn đầy, Ngài thấy tất cảchúng sanh đều sẵn có tánh Viên giác nên nói tất cả chúng sanh đã thành Phật,là căn cứ trên tánh Viên giác mà nói, nhưng do vô minh che nên tánh Viên giácbị khuất đi. Bây giờ tu là để gạn lọc vô minh, vô minh hết thì tánh Viên giáchiển bày là thành Phật, chớ không thể nói bao giờ lại khởi phiền não. Vì sao?Vì thành Phật là vĩnh viễn sống với tánh Viên giác thì đâu có mê lầm mà khởiphiền não. Khi đã thành vàng ròng thì trải qua thời gian vô cùng vàng ròng vẫnlà vàng ròng. Tánh Viên giác cũng vậy, khi hết vô minh rồi thì tánh Viên giáckhông bao giờ trở lại vô minh.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhất thiết Như Lai, Diệu viên giác tâm, bản vôBồ-đề cập dữ Niết-bàn, diệc vô thành Phật cập bất thành Phật, vô vọng luân hồicập phi luân hồi.

DỊCH:

- Này thiệnnam, tâm Diệu viên giác của tất cả Như Lai vốn không có Bồ-đề và Niết-bàn, cũngkhông có thành Phật và chẳng thành Phật, không có vọng luân hồi và phi luânhồi.

GIẢNG:

Ðức Phật xác nhậnlại một lần nữa trong tánh Diệu viên giác của Như Lai không có Bồ-đề, không cóNiết-bàn. Nếu trong đó dứt tất cả thì chúng ta cầu làm chi? Sở dĩ chúng ta ngàyđêm cầu vì còn thấy đây là sanh tử kia là Niết-bàn, đây là phiền não kia làBồ-đề. Cho nên bỏ phiền não cầu Bồ-đề, bỏ sanh tử cầu Niết-bàn là còn thấy hai,còn thấy hai là còn thấy trên dụng công tu tập. Trong lúc vàng còn lẫn các chấtchì thiếc thì phải lọc, cũng như còn thấy phiền não thì phải tu. Tánh Viên giácmầu nhiệm của chư Phật vốn không có hai bên, không giả tướng danh tự chỉ thuầnmột Tánh giác hiển lộ. Ví dụ vàng ròng được lọc ra chúng ta gọi nó là vàngròng, chớ lẽ thật nó không có tên. Tại chúng ta thấy màu nó vàng nên đặt tên làvàng. Cái thể thật nó không có tên, mà do vọng tưởng chúng ta đặt tên cho nó.Tánh Viên giác cũng vậy, không có tên Bồ-đề, Niết-bàn, nhưng vì đối với sanh tửthì gọi là Niết-bàn, đối với mê thì gọi là giác ngộ. Gọi như vậy là do tâm phânbiệt đối đãi của chúng ta đặt tên để gọi, chớ bản chất nó không có tên, nên LụcTổ cũng đã nói "nó không đầu không đuôi không tên không họ".

ÂM:

- Thiện nam tử, đản chư Thanh văn sở viên cảnh giới, thân tâmngữ ngôn giai tất đoạn diệt, chung bất năng chí bỉ chi thân chứng, sở hiệnNiết-bàn. Hà huống năng dĩ hữu tư duy tâm trắc độ Như Lai Viên giác cảnhgiới.

DỊCH:

- Này thiệnnam, chỉ cảnh giới Niết-bàn của Thanh văn, thân tâm ngôn ngữ đoạn diệt trọnkhông thể đến được chỗ thân chứng kia, huống là dùng tâm suy tư tạp nhạp mà đo lườngcảnh giới Viên giác Như Lai.

GIẢNG:

Ðức Phật đưa ramột ví dụ để so sánh, cảnh giới Niết-bàn của Thanh văn là cảnh giới tâm thanhtịnh, thân không lay động như tro nguội, nên nói thân tâm đoạn diệt. Cảnh giới Niết-bànnày hàng chúng sanh không thể dùng ngôn ngữ tâm phân biệt mà suy tư luận bàn,huống chi cảnh giới Niết-bàn của Phật làm sao dùng tâm suy nghĩ mà so lườngđược? Ðó là Phật chỉ rõ, còn vọng tưởng thì không bao giờ thấy.

ÂM:

- Như thủ huỳnh hỏa thiêu Tu-di sơn chung bất năng trước, dĩluân hồi tâm, sanh luân hồi kiến nhập ư Như Lai đại tịch diệt hải, chung bấtnăng chí, thị cố ngã thuyết nhất thiết Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh tiên đoạnvô thủy luân hồi căn bản.

DỊCH:

- Như lấylửa của đom đóm mà đốt núi Tu-di, trọn không thể được. Dùng tâm luân hồi sanhkiến giải luân hồi mà muốn vào biển đại tịch diệt Như Lai, trọn không thể đến được.Thế nên ta nói tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau trước phải đoạn cội gốc luânhồi vô thủy.

GIẢNG:

Ðức Phật nói, nếudùng tâm luân hồi và kiến giải luân hồi mà luận bàn về tánh Viên giác Như Laithì chẳng khác nào dùng chút lửa đom đóm để đốt núi Tu-di, núi không bao giờ cháy.Cũng vậy, chúng ta dùng tâm sanh diệt suy nghĩ mà muốn vào biển đại tịch diệtcủa Như Lai thì không bao giờ được. Muốn vào biển đại tịch diệt của Như Lai thìphải lặng hết tâm suy nghĩ. Có nhiều người lầm cho rằng muốn hiểu Chân nhưBồ-đề thì phải ngồi nghiền ngẫm suy nghĩ ngày nào đó sẽ hiểu. Không thể được!Vì dùng tâm phân biệt để mong thấy cái không phân biệt thì làm sao thấy được? Lạicó nhiều người còn lầm hơn nữa, cho rằng học Phật pháp không khó, cứ ráng ngồinghiền ngẫm mãi sẽ được Niết-bàn. Lẽ thật thì không như thế, muốn được Niết-bànphải tu cho tâm được an định rồi tánh Viên giác mới hiển bày. Chừng đó khôngmuốn được Niết-bàn mà nó tự đầy đủ. Trọng tâm tu là ở chỗ đó, dừng tâm sanhdiệt luân hồi lại, mới thấy cái không sanh diệt không luân hồi, đó là chỗ thiếtyếu. Vì vậy mà Phật nói các vị Bồ-tát và chúng sanh đời sau, trước phải đoạncội gốc luân hồi từ vô thủy là vô minh thấy thân tâm thật. Dứt sạch vô minh thìmới nhận được tánh Viên giác chân thật.

ÂM:

- Thiện nam tử, hữu tác tư duy, tùng hữu tâm khởi, giai thị lụctrần, vọng tưởng duyên khí, phi thật Tâm thể dĩ như không hoa, dụng thử tư duybiện ư Phật cảnh, do như không hoa, phục kết không quả triển chuyển vọng tưởng,vô hữu thị xứ.

DỊCH:

- Này thiệnnam, khởi suy nghĩ là từ tâm vọng mà khởi, (tất cả suy nghĩ) đều do sáu trầnvọng tưởng duyên khí. Giống như hoa đốm trong hư không chẳng phải là Tâm thểchân thật. Dùng suy nghĩ mà biện cảnh giới Phật giống như mong hoa đốm trong hưkhông kết thành quả, chỉ càng thêm vọng tưởng, hoàn toàn không thể được.

GIẢNG:

ÐứcPhật lại cảnh cáo chúng ta, Ngài nói người khởi suy nghĩ cho cái suy nghĩ làtâm, tâm đó chỉ là vọng tưởng do duyên theo sáu trần mà có, không có thật thểnên ví nó như hoa đốm giữa hư không. Dùng tâm không thật mà suy nghĩ về cảnh giớiPhật thì không thể được, chẳng khác nào thấy hoa đốm lăng xăng trong hư khôngmà mong nó có quả, chắc chắn không bao giờ được. Vì hoa đốm vốn không thật làmsao có quả? Cũng vậy, tâm vọng tưởng nguyên không thật thì làm gì thấy đượcTánh giác là cái chân thật. Cho nên chạy theo vọng tưởng mà muốn thấy được cáichân thật trọn không có lẽ phải vậy.

Trongđạo có hai hạng người học Phật, một là học giả, hai là hành giả. Học giả làngười dùng tâm suy nghĩ để nghiên cứu nghiền ngẫm giáo lý của Phật, còn hànhgiả là học phương pháp của Phật dạy để ứng dụng tu thể nhập được lý đạo. Haihạng người đó khác nhau, một bên dùng trí suy tư để mong hiểu Phật, một bêndùng pháp Phật dạy để định tâm mình, mong ngộ lẽ thật. Hai hạng người đó đối vớikinh Viên giác người nào trúng? Người ứng dụng tu hành. Thế mà có nhiều ngườinghe nói ông đó có bằng Tiến sĩ Phật học thì cũng khen tấm tắc: Chà ông đó caoquá! Hay quá! Nhưng mà hay thật chưa? Giá trị thật không phải ở cấp bằng mà ởchỗ có dừng được tâm điên đảo của mình hay không? Trong giới tu hành hiện nayhay vấp phải cái lỗi đó, lấy cái học làm trên. Nếu lấy cái học làm trên thì sựthật chứng không có. Không sự chứng ngộ thì làm sao thể nhập chân lý? Làm saomồi được ngọn đuốc tuệ của Phật để soi đường cho chúng sanh đang đi trong đêm tối?Không có những bậc tu chứng thì lấy ai tiếp nối duy trì Phật pháp? Sau khi Phậtniết-bàn, cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất toàn là những bậc đắc quảA-la-hán dự. Lúc đó ngài A-nan chưa đắc quả bị ngài Ðại Ca-diếp từ chối khôngcho vào, mặc dầu Ngài biết nếu không có ngài A-nan thì không ai trùng tuyên lạiTạng kinh được.

Lại có những vịvô chùa cạo tóc rồi ôm sách tới trường, học năm mười năm ra giảng đạo, lênThượng tọa rồi tới già chết. Như vậy, chừng nào thấy được lẽ thật? Chủ yếu củangười học đạo là học cho biết để thực hành, chớ không phải lấy kiến giải làm sởđắc, nếu lấy kiến giải làm sở đắc, thì ngàn đời không thấy được chân lý! Hậuvận Phật giáo sẽ ra sao nếu trong giới tu sĩ không có những người thật chứngngộ? Có nhiều quyển sách của các học giả viết về đạo Phật, lý luận làm chongười đọc thêm rối, đưa người đọc lạc vào rừng ngôn ngữ không biết lối ra. Muốnhiểu đạo lý, muốn giải thoát sanh tử thì học rồi phải thực hành, mới mong thấyđược manh mối của sự giải thoát, đó là Giảihạnh tương ưng. Hòathượng Pháp chủ Khánh Anh có để lại hai câu bất hủ trên giảng đường chùaXá-lợi: "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đãy đựng sách."Ðó là một lẽ thật chúng ta cần xét kỹ.

Như chúng tôingày xưa học ở Phật học viện mười năm rồi đi giảng ở nhiều nơi, nói thì haylắm, danh từ nào giải thích cũng được, nhưng khi ứng dụng tu thì lúng túng,không biết làm sao tu cho đúng. Người có cấp bằng cao chưa phải là người tucao, mà người tu cao là không có gì lạ hết. Thân không thật, tâm vọng khôngthật thì có cái gì? Vậy người tu theo đạo Phật là tu càng cao thì cái ngã càngthấp; cái ngã càng cao thì sự tu hành chưa tới đâu.

ÂM:

- Thiện nam tử, hư vọng phù tâm, đa chư xảo kiến, bất năng thànhtựu Viên giác phương tiện, như thị phân biệt, phi vi chánh vấn.

DỊCH:

- Này thiệnnam, tâm nổi trôi hư vọng, sanh nhiều kiến chấp xảo ngụy, nên không thể thànhtựu được phương tiện Viên giác. Phân biệt như thế thì chẳng phải là câu hỏichân chánh.

GIẢNG:

Ðoạn này nếuchúng ta không hiểu, thấy như đức Phật mâu thuẫn, vì ở trước Ngài khen Bồ-tátKim Cang Tạng khéo vì các Bồ-tát, các chúng sanh đời mạt pháp mà hỏi cái bí mậtthậm thâm Như Lai, nhưng đến đây đức Phật lại quở phân biệt như vậy không phảilà hỏi chân chánh! Tại sao trước Phật khen sau lại chê? Trước Phật khen là vìcâu hỏi của Bồ-tát Kim Cang Tạng giải nghi cho người tu sau này. Phật quở ngài KimCang Tạng cũng chính là xác nhận chúng ta biết rằng không bao giờ dùng tâm suynghĩ rối loạn mà tìm thấy được Viên giác chân chánh. Vì vậy mà đức Phật chỉ chochúng ta thấy cái tâm hư vọng phù phiếm nó nhiều xảo ngụy dối trá khéo lắm. Nósanh ra cái này, chấp cái kia đủ chuyện, mới cho cái đó là phải lát nữa lại cholà quấy. Cho nên nói rằng nó nhiều xảo kiến. Nếu cứ dùng tâm xảo ngụy đó để hỏicái này hỏi cái kia là không hợp đạo, mà phải lặng tâm phù trầm hư dối đó thìmới thành tựu phương tiện Viên giác.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyếtkệ ngôn:

Kim Cang Tạng đương tri

Như Lai tịch diệt tánh

Vị tằng hữu chung thủy

Nhược dĩ luân hồi tâm

Tư duy tức toàn phục

Ðản chí luân hồi tế

Bất năng nhập Phật hải

Thí như tiêu kim khoáng

Kim phi tiêu cố hữu

Tuy phục bản lai kim

Chung dĩ tiêu thành tựu

Nhất thành chân kim thể

Bất phục trùng vi khoáng

Sanh tử dữ Niết-bàn

Phàm phu cập chư Phật

Ðồng vi không hoa tướng

Tư duy do huyễn hóa

Hà huống cật hư vọng

Nhược năng liễu thử tâm

Nhiên hậu cầu Viên giác.

DỊCH:

Khi ấy, đứcThế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên, nói kệ rằng:

Kim Cang Tạng nên biết

Như Lai tánh vắng lặng,

Chưa từng có sau trước.

Nếu dùng tâm luân hồi,

Suy nghĩ càng lẩn quẩn.

Chỉ đến mé luân hồi,

Không vào được biển Phật.

Ví như lọc quặng vàng,

Vàng chẳng do lọc được

Tuy trước vàng sẵn có,

Sau do lọc mới thành.

Khi đã thành vàng ròng,

Chẳng trở lại làm khoáng

Sanh tử và Niết-bàn,

Phàm phu cùng chư Phật.

Như hoa đốm trong không.

Suy nghĩ đều huyễn hóa

Huống là hỏi hư vọng

Nếu hay rõ tâm này,

Nhiên hậu cầu Viên giác.

GIẢNG:

Ðức Phật dạy tánhNhư Lai lặng lẽ chưa từng có trước sau, vì trước sau là thời gian, mà thời gianthì không thật. Nếu dùng tâm luân hồi để suy nghĩ tánh Viên giác thì tánh lặng lẽấy cũng trở thành xoay vần, nên không thể nhập được tánh Viên giác. Ở đây Phậtchỉ luân hồi là chỉ thẳng tâm sanh diệt. Ðem tâm sanh diệt mà nghĩ về tánh Viêngiác thì không đúng. Ví dụ lọc vàng, vàng chẳng phải do lọc mà có, vì vàng đãcó sẵn trong quặng từ xưa rồi, nhưng không luyện lọc không dùng được.

Cũng vậy, nóiphải tu mới thành Phật thì không phải, vì Phật có sẵn trong mỗi chúng sanh, bởivô minh che phủ nên tu để dẹp vô minh. Khi vô minh hết thì Phật hiện tiền, chớđâu phải do tu mới được thành Phật. Tu là hành động là phương tiện, nếu tu màđược tánh Viên giác thì tánh Viên giác ấy cũng là hành động cũng là phương tiệnsao? Tuy nhiên đức Phật nói quặng cũng phải lọc bỏ khoáng mới được vàng ròng.Cũng vậy, tuy không phải tu mới được thành Phật, nhưng từ xưa Phật cũng phải tumới hết vô minh, Phật tánh mới hiện. Nói như vậy để chúng ta khỏi lầm phải tumới có tánh Viên giác, mà tánh Viên giác sẵn có, nói tu là một lối nói.

Nếu nói không dotu mà được thành Phật thì một số người không chịu tu. Cho nên Phật mới nói Phậtcũng phải tu mới thành. Vàng quặng khi đã thành vàng ròng rồi thì không trở lạilàm khoáng nữa. Cũng vậy, khi đã thành Phật rồi thì không trở lại làm chúngsanh. Quí vị nhớ lại câu ngài Hoài Nhượng đáp với Lục Tổ: "Tu chứng chẳngphải không nhiễm ô chẳng thể được." Tu chứng chẳng phải không bởi vì tuybiết nó là có mà không tu nó không hiện, nên tu chứng chẳng phải không,nhưngnhiễm ô chẳng thể được. Vàng là vàng, không vì lẫn chất tạp mà biến chất. Nókhông thể nhiễm ô được. Chính những câu nói đơn giản của các Tổ, nhìn lại kinhkhông bao giờ khác. Nhận ra được tánh đó rồi bao nhiêu vị Tổ bao nhiêu người tunói không khác nhau. Ðó là thấy được nên nói không khác.Tánh Viên giác vẫnlà Viên giác, không vì lăn lộn trong luân hồi mà tánh Viên giác biến thành luânhồi. Ðó là chỗ thiết yếu chúng ta phải nhận ra để trên đường tu chúng ta vữnglòng tin. Khi ấy thì sanh tử cùng Niết-bàn, phàm phu cùng chư Phật là tướng giảdối như hoa đốm trong hư không. Tại sao vậy? Vì khi thành Phật thì mới thấynhững danh từ đối đãi mê và giác, sanh tử và Niết-bàn đều không thật. Phật lại nóithêm suy nghĩ là huyễn hóa, huống là nêu lên câu hỏi hư vọng như trên. Ngườinào sáng tỏ được lý này mới mong thể nhập được tánh Viên giác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]