Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Thứ Sáu: Sám Hối

25/10/201014:53(Xem: 9802)
Phẩm Thứ Sáu: Sám Hối

KINH PHÁP BẢOĐÀN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1999 PL. 2543

PhẩmThứ Sáu: Sám Hối

DỊCH


Khi ấy Tổ thấy sĩthứ bốn phương từ Quảng Châu, Thiều Châu đua nhau đến trong núi nghe pháp, Tổmới đăng tòa bảo chúng:

Đến đây, các Thiện trithức, tánh này phải từ trong Tự tánh mà khởi, trong tất cả thời, mỗi niệm tựtịnh tâm kia, tự tu, tự hành, thấy Pháp thân của mình, thấy tâm Phật của mình,tự độ, tự giới mới được, không nhờ đến đây. Đã từ xa đến, một hội ở đây đềucùng có duyên, nay có thể mỗi vị quì gối, trước tôi vì truyền cho Tự tánh Ngũ phầnPháp thân hương, kế đó là trao Vô tướng sám hối.

Chúng đều quì gối, Tổbảo:

Một là Giới hương, tứclà trong tâm mình không có quấy, không có ác, không tật đố, không tham sân,không cướp hại, gọi là Giới hương.

Hai là Định hương tứclà thấy các cảnh tướng thiện ác, Tự tâm chẳng loạn gọi là Định hương.

Ba là Tuệ hương là tâm mình không ngại, thường dùng trítuệ quán chiếu Tự tánh, chẳng tạo các ác, tuy tu các hạnh lành mà tâm khôngchấp trước, kính bậc trên thương kẻ dưới, cứu giúp người cô bần, gọi là Tuệhương.

Bốn là Giải thoát hươngtức Tự tâm mình không có chỗ phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tựtại vô ngại gọi là Giải thoát hương.

Năm là Giải thoát tri kiến hương, Tự tâm đã không có chỗ phan duyênthiện ác, không thể trầm không trệ tịch, tức phải học rộng nghe nhiều biết Bảntâm mình, đạt được lý của chư Phật, hòa quang tiếp vật, không ngã không nhân,thẳng đến Bồ-đề, Chân tánh không đổi, gọi là Giải thoát tri kiến hương.

Này Thiện tri thức,hương này mỗi người tự huân ở trong, chớ hướng ra ngoài tìm.

Nay tôi vì các ông traoVô tướng sám hối để diệt tội trong ba đời, khiến được ba nghiệp thanh tịnh. NàyThiện tri thức, mỗi người đồng thời nói theo lời tôi:

Đệ tử chúng con, từniệm trước, niệm hiện nay và niệm sau, mỗi niệm không bị ngu mê làm nhiễm, từtrước có những nghiệp ác, ngu mê v.v... các tội, thảy đều sám hối, nguyện mộtlúc tiêu diệt, hằng không khởi lại.

Đệ tử chúng con từ niệmtrước, niệm hiện nay và niệm sau, mỗi niệm không bị kiêu cuống làm nhiễm, từtrước có những nghiệp ác, kiêu cuống v.v... các tội, thảy đều sám hối, nguyện mộtthời tiêu diệt, hằng không khởi lại.

Đệ tử chúng con từ niệmtrước, niệm hiện tại và niệm sau, mỗi niệm không bị tật đố làm nhiễm, từ trướccó những nghiệp ác, tật đố v.v... các tội, thảy đều sám hối, nguyện một lúctiêu diệt, hằng không khởi lại.

Này Thiện trithức, về trước là Vô tướng Sám hối. Thế nào gọi là sám? Thế nào gọi là hối? Sám là sám những lỗi về trước,từ trước có những nghiệp ác ngu mê, kiêu cuống, tật đố v.v... các tội, thảy đềusám hết hằng không khởi lại, gọi đó là sám. Hối là hối những lỗi về sau, từ nayvề sau có những nghiệp ác, ngu mê, kiêu cuống, tật đố v.v... các tội, nay đãgiác ngộ, thảy đều hằng đoạn, lại không tạo lại, ấy gọi là hối, nên gọi là sámhối. Người phàm phu ngu mê, chỉ biết sám lỗi trước, chẳng biết hối lỗi sau, dovì không hối nên tội trước chẳng diệt, lỗi sau lại sanh. Tội trước đã chẳngdiệt, lỗi sau lại sanh, sao gọi là sám hối được.

Này Thiện tri thức, đã sám hối xong, vì Thiệntri thức phát Tứ hoằng thệ nguyện, mỗi người phải dụng tâm chánh lắng nghe:

Tự tâm chúng sanh vôbiên thệ nguyện độ,

Tự tâm phiền não vôbiên thệ nguyện đoạn,

Tự tánh pháp môn vôtận thệ nguyện học,

Tự tánh Vô thượngPhật đạo thệ nguyện thành.

Này Thiện tri thức,cả thảy đâu chẳng nói: chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, nói thế ấy, vả lạikhông phải là Huệ Năng độ.

Này Thiện tri thức,chúng sanh trong tâm, chỗ gọi tâm tà mê, tâm cuống vọng, tâm bất thiện, tâm tậtđố, tâm ác độc, những tâm như thế trọn là chúng sanh, mỗi người nên Tự tánh tựđộ, ấy gọi là chân độ. Sao gọi là Tự tánh tự độ? Tức tự trong tâm những chúngsanh tà kiến, phiền não, ngu si, đem chánh kiến mà độ. Đã có chánh kiến bèn sử dụngtrí Bát-nhã đánh phá những chúng sanh ngu si mê vọng, mỗi mỗi tự độ, tà đến thìchánh độ, mê đến thì ngộ độ, ngu đến thì trí độ, ác đến thì thiện độ, độ nhưthế gọi là chân độ. Lại phiền não vô biên thệ nguyện đoạn, đem Tự tánh Bát-nhãtrí trừ tâm tư tưởng hư vọng ấy vậy. Lại pháp môn vô tận thệ nguyện học, phảitự thấy tánh của mình, thường hành chánh pháp, ấy gọi là chân học. Lại Vôthượng Phật đạo thệ nguyện thành, đã thường hay hạ tâm hành nơi chân chánh, lìamê, lìa giác, thường sanh Bát-nhã trừ chân trừ vọng, tức thấy được Phật tánh, liềnngay nơi lời nói, liền thành Phật đạo, thường nhớ tu hành, ấy là pháp nguyệnlực.

Này Thiện tri thức,nay phát Tứ hoằng thệ nguyện rồi lại vì Thiện tri thức mà trao Vô tướng Tam quiy giới. Này Thiện tri thức,

Qui y Giác Lưỡng túc tôn,

Qui y Chánh Ly dục tôn,

Qui y Tịnh Chúng trung tôn.

Từ ngày nay trở đi xưng Giác làm thầy, lại chẳngqui y tà ma ngoại đạo, dùng Tự tánh Tam Bảo thường tự chứng minh, khuyên Thiệntri thức qui y Tự tánh Tam Bảo. Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh vậy.Tự tâm qui y Giác, tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc hay lìa tài sắc, gọi làLưỡng túc tôn. Tự tâm qui y Chánh, niệm niệm không tà kiến, vì không tà kiếntức là không nhân ngã cống cao, tham ái, chấp trước gọi là Ly dục tôn. Tự tâmqui y Tịnh, tất cả cảnh giới trần lao ái dục, Tự tánh đều không nhiễm trước gọilà Chúng trung tôn. Nếu tu hạnh này, ấy là tự qui y. Phàm phu không hiểu, từsáng đến tối, thọ Tam qui giới, nếu nói qui y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳngthấy Phật thì nương vào chỗ nào mà qui, nói lại thành vọng.

Này Thiện tri thức, mỗi người tự quan sát, chớlầm dụng tâm, kinh văn rõ ràng nói tự qui y Phật, chẳng nói qui y với Phật khác,tự Phật mà chẳng qui thì không có chỗ nào mà y được. Nay đã tự ngộ, mỗi ngườiphải qui y Tự tâm Tam Bảo, trong thì điều hòa tâm tánh, ngoài thì cung kính mọingười, ấy là tự qui y vậy.

Này Thiện tri thức, đã qui y tự Tam Bảo xong,mỗi người phải chí tâm, tôi vì nói một thể ba thân Tự tánh Phật, khiến các ôngthấy được ba thân rõ ràng tự ngộ Tự tánh. Phải nói theo tôi:

Nơi tự sắc thân qui y Thanh tịnh Pháp thân Phật,

Nơi tự sắc thân qui y Viên mãn Báo thân Phật,

Nơi tự sắc thân qui y Thiên bá ức Hóa thân Phật.

Này Thiện tri thức, sắc thân là nhà cửa khôngthể nói qui hướng, ba thân Phật ở trong Tự tánh người đời thảy đều có, vì Tự tâmmê không thấy tánh ở trong nên chạy ra ngoài tìm ba thân Như Lai, chẳng thấy ởtrong thân có ba thân Phật. Các ông lắng nghe tôi nói khiến các ông ở trong tựthân thấy được Tự tánh có ba thân Phật. Ba thân Phật này từ nơi Tự tánh sanh,chẳng phải từ ngoài mà được.

Sao gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật? Người đờiBản tánh là thanh tịnh, muôn pháp từ nơi tánh mà sanh, suy nghĩ tất cả việc áctức sanh hạnh ác, suy nghĩ tất cả việc lành tức sanh hạnh lành. Như thế cácpháp ở trong Tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, vìmây che phủ nên ở trên sáng, ở dưới tối, chợt gặp gió thổi mây tan, trên dướiđều sáng, vạn tượng đều hiện. Tánh của người đời thường phù du như là mây trêntrời kia.

Này Thiện tri thức, trí như mặt trời, tuệ nhưmặt trăng, trí tuệ thường sáng, do bên ngoài chấp cảnh nên bị mây nổi vọng niệmche phủ Tự tánh không được sáng suốt. Nếu gặp Thiện tri thức, nghe được phápchân chánh, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng suốt, nơi Tự tánh muôn phápđều hiện. Người thấy tánh cũng lại như thế, ấy gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật.

Này Thiện tri thức, Tự tâm qui y Tự tánh là quiy chân Phật. Tự qui y là trừ bỏ trong Tự tánh tâm bất thiện, tâm tật đố, tâmsiểm khúc, tâm ngô ngã, tâm cuống vọng, tâm khinh người, tâm lấn người, tâm tàkiến, tâm cống cao và hạnh bất thiện trong tất cả thời, thường tự thấy lỗimình, chẳng nói tốt xấu của người khác, ấy là tự qui y. Thường tự hạ tâm, khắphành cung kính tức là thấy tánh, thông đạt lại không bị ngăn trệ, ấy là tự quiy.

Sao gọi là Viên mãnBáo thân Phật? Thí như một ngọn đèn hay trừ ngàn năm tối, một trí tuệ hay diệtmuôn năm ngu. Chớ suy nghĩ về trước, đã qua không thể được. Thường phải nghĩ vềsau, mỗi niệm mỗi niệm tròn sáng, tự thấy Bản tánh. Thiện ác tuy là khác mà Bảntánh không có hai, tánh không hai đó gọi là Tánh thật. Ở trong Thật tánh khôngnhiễm thiện ác, đây gọi là Viên mãn Báo thân Phật. Tự tánh khởi một niệm ác thìdiệt muôn kiếp nhân lành, Tự tánh khởi một niệm thiện thì được hằng sa ác hết,thẳng đến Vô thượng Bồ-đề, niệm niệm tự thấy chẳng mất bản niệm gọi là Báo thân.

Sao gọi là Thiên bá ức Hóa thân Phật? Nếu chẳngnghĩ muôn pháp thì tánh vốn như không, một niệm suy nghĩ gọi là biến hóa. Suynghĩ việc ác là hóa làm địa ngục, suy nghĩ việc thiện thì hóa làm thiên đường,độc hại thì hóa làm rồng rắn, từ bi thì hóa làm Bồ-tát, trí tuệ thì hóa làmthượng giới, ngu si thì hóa làm hạ giới. Tự tánh biến hóa rất là nhiều, ngườimê không hay tỉnh giác, mỗi niệm khởi ác thường đi trong con đường ác, xoay vềmột niệm thiện, trí tuệ liền sanh, đây gọi là Tự tánh Hóa thân Phật.

Này Thiện tri thức, từ Pháp thân suy nghĩ tức là Hóa thân Phật, niệm niệm Tự tánh tự kiến tứclà Báo thân Phật, tự ngộ tự tu, Tự tánh công đức, ấy là chân thật qui y. Dathịt là sắc thân, sắc thân đó là nhà cửa, không nói là qui y vậy. Chỉ ngộ Tựtánh ba thân tức là biết được Tự tánh Phật. Tôi có một bài tụng Vô tướng, nếu ngườihay trì tụng, ngay nơi lời nói liền khiến cho ông, tội mê từ nhiều kiếp, một lúcliền tiêu diệt. Tụng rằng:

Ngườimê tu phước chẳng tu đạo,
Chỉ nói tu phước liền là đạo,
Bố thí cúng dường phước vô biên,
Trong tâm ba ác xưa nay tạo.
Nghĩ muốn tu phước để diệt tội,
Đời sau được phước, tội vẫn còn,
Chỉ hướng trong tâm trừ tội duyên,
Mỗi người Tự tánh chân sám hối.
Chợt gặp Đại thừa chân sám hối,
Trừ tà hành chánh tức không tội,
Học đạo thường nơi Tự tánh quán,
Tức cùng chư Phật đồng một loại.
Tổ ta chỉ truyền pháp đốn giáo,
Khắp nguyện kiến tánh đồng một thể,
Nếu muốn đời sau tìm Pháp thân,
Lìa các pháp tướng trong tâm sạch.
Nỗ lực tự thấy chớ lơ là,
Một niệm chợt dứt một đời thôi,
Nếu gặp Đại thừa được thấy tánh,
Thành tâm cung kính chấp tay cầu.

(Mê nhân tu phúc bất tu đạo,
Chỉ ngôn tu phúc tiện thị đạo,
Bố thí cúng dường phúc vô biên,
Tâm trung tam ác nguyên lai tạo.
Nghĩ tương tu phúc dục diệt tội,
Hậu thế đắc phúc, tội hoàn tại,
Đãn hướng tâm trung trừ tội duyên,
Các Tự tánh trung chân sám hối.
Hốt ngộ Đại thừa chân sám hối,
Trừ tà hành chánh tức vô tội,
Học đạo thường ư Tự tánh quán,
Tức dữ chư Phật đồng nhất loại.
Ngô Tổ duy truyền thử đốn pháp,
Phổ nguyện kiến tánh đồng nhất thể,
Nhược dục đương lai mích Pháp thân,
Ly chư pháp tướng tâm trung tẩy.
Nỗ lực tự kiến mạc du du,
Hậu niệm hốt tuyệt nhất thế hưu,
Nhược ngộ Đại thừa đắc kiến tánh,
Kiền cung hiệp chưởng chí tâm cầu.)

Tổ nói:

Này Thiệntri thức, phải tụng lấy, y đây tu hành, ngay nơi lời nói mà thấy tánh, tuy cáchtôi ngàn dặm như thường ở bên cạnh tôi; nơi lời nói này mà chẳng ngộ tức là đốidiện với tôi mà cách xa ngàn dặm, đâu cần từ xa đến đây. Trân trọng đi được anvui.

Cả chúng nghe pháp rồi không ai màchẳng khai ngộ, đều hoan hỉ phụng hành.

GIẢNG 1

NGŨPHẦN PHÁP THÂN HƯƠNG

Khi ấy Tổ thấy sĩthứ bốn phương từ Quảng Châu, Thiều Châu đua nhau đến trong núi nghe pháp, Tổmới đăng tòa bảo chúng:

Đến đây, các Thiện trithức, tánh này phải từ trong Tự tánh mà khởi, trong tất cả thời, mỗi niệm tựtịnh tâm kia, tự tu, tự hành, thấy Pháp thân của mình, thấy tâm Phật của mình,tự độ, tự giới mới được, không nhờ đến đây. Đã từ xa đến, một hội ở đây đều cùngcó duyên, nay có thể mỗi vị quì gối, trước tôi vì truyền cho Tự tánh Ngũ phầnPháp thân hương, kế đó là trao Vô tướng sám hối.

Trong phẩm Sám Hối này Tổdạy những phần sau đây: Ngũ phần Pháp thân hương, Vô tướng sám hối, Tứ hoằngthệ nguyện v.v...

Trước hết chúng tôi giảngvề Ngũ phần Pháp thân hương. Đầu tiên Tổ thấy sĩ thứ từ xa đến núi nghe pháp,Ngài mới bảo: Tánh này ở ngay trong tánh của mình mà khởi, không phải từ ngoài.Như vậy muốn sống được Tự tánh của mình thì trong tất cả thời mỗi niệm tự tịnhtâm mình, tự tu, tự hành, thấy được Pháp thân, thấy được tâm Phật của mình, tựđộ, tự giới mới được, không phải nhờ đến núi này.

Bây giờ quí vị đã lỡ đếnđây rồi, không lẽ làm thinh. Lẽ ra mỗi người phải tự tu, tự độ, nhưng quí vị đãđến đây tức là có duyên với nhau. Vậy quí vị hãy quì gối xuống, trước tôi sẽtruyền cho Tự tánh Ngũ phần Pháp thân hương, rồi sau sẽ trao cho Vô tướng sámhối.

Chúng đều quì gối, Tổbảo:

Một là Giới hương, tứclà trong tâm mình không có quấy, không có ác, không tật đố, không tham sân,không cướp hại, gọi là Giới hương.

Hai là Định hương tứclà thấy các cảnh tướng thiện ác, Tự tâm chẳng loạn gọi là Định hương.

Ba là Tuệ hương là tâmmình không ngại, thường dùng trí tuệ quán chiếu Tự tánh, chẳng tạo các ác, tuytu các hạnh lành mà tâm không chấp trước, kính bậc trên thương kẻ dưới, cứu giúpngười cô bần, gọi là Tuệ hương.

Một là Giới hương, là ngayở trong tâm mình không có quấy, không có ác, không có tật đố, không có tham sânvà không có cướp hại. Hai là Định hương, tức là thấy những cảnh tướng tốt xấulành dữ ở bên ngoài mà tâm mình vẫn an nhiên bất động. Ba là Tuệ hương, đến đâyTổ dạy từ cao đến thấp, cao là tâm mình vô ngại, thường dùng trí tuệ quán chiếuTự tánh, kế đó là không tạo những điều ác, và tuy làm các điều lành mà tâm khôngchấp trước. Không tạo ác có khi làm được, còn khi tạo các điều lành mà không chấpthì dễ hay khó? Tỉ dụ như có nhiều người thật tốt hay làm những điều lành, thấyai gặp nguy hiểm hoặc nghèo đói, liền theo khả năng giúp đỡ, thật là tốt, nhưnggiúp rồi thì nhớ hoài, giúp người này, lại kể cho người kia nghe. Như vậy tốtthì tốt, điều thiện thì có làm mà tâm vẫn còn chấp trước. Cho nên khi mình giúpđỡ ai, rồi mai chiều họ có vẻ quên ân bạc nghĩa thì mình tức giận. Vì vậy trướclà làm điều thiện rồi sau lồng cái ác vào, đến khi tức giận thì nói nặng lời,hoặc có thể hại người nữa; cho nên trong cái thiện mà chấp thì nó dễ biến thànhác. Vì vậy chúng ta không làm ác là tốt rồi, mà khi làm thiện cũng đừng chấpnữa mới thật là hay, còn làm thiện mà chấp cũng không được. Chính điều nàychúng tôi đã thấy khá nhiều qua kinh nghiệm sống. Có một vị có phương tiện sốngdễ dàng, đem một đứa cháu mồ côi về nuôi nấng cho nó ăn mặc rất là đầy đủ, họchành đàng hoàng. Duy có một điều là khi nổi giận kể công ơn nuôi dưỡng đủ điều;khi đứa bé lớn lên nghe mãi lời kể ơn nó sanh chán nản, tự ái, chịu không nổi,rồi bỏ đi. Vì vậy làm ơn mà sau trở thành oán, là vì chấp vào việc làm thiệncủa mình. Cho nên chúng ta phải biết rõ điều thiện chúng ta làm rất tốt, rấtđáng khen, nhưng không chấp nữa thì cái tốt mới thật là tốt, đó gọi là Tuệhương. Nếu làm thiện mà còn chấp chưa phải là Tuệ hương. Điều ác không làm, vàlàm tất cả điều lành lại không có chấp lành đó mới thật là tốt. Kế đến, trênthì kính người trưởng thượng, dưới thì thương kẻ thấp kém hơn mình, tức làngười trên mình cung kính, kẻ dưới mình thương yêu, đồng thời gặp ai côi cút côbần mình giúp đỡ, được như vậy gọi là Tuệ hương.

Tổ dạy thật là kỹ vừa lývừa sự đầy đủ, lý tức là tâm vô ngại, thường dùng trí tuệ quán chiếu Tự tánh;sự là không làm ác, hằng làm lành mà không chấp, kính người trên, thương kẻdưới, cứu giúp người cô bần, như vậy sự lý đầy đủ không thiếu sót. Nhưng có mộtít người học đạo không hiểu thấu đáo, nghe lời Phật lời Tổ dạy trong kinh phảisống trở về Tự tâm Tự tánh của mình, rồi cứ chấp như vậy và nói tôi trở về Tựtâm Tự tánh, ai làm gì thì làm cũng bất cần. Đó là bệnh chấp lý mà bỏ sự. Ngườicó trí tuệ biết sống trở về Tự tâm Tự tánh của mình, nhưng đối với người ngoài cũngphải có trí tuệ, bỏ ác làm lành; để cho cái lành được viên mãn là đừng chấp; rồikính người trên thương kẻ dưới, đó mới là đạo đức. Nếu bảo đạo đức là trở về Tựtâm mình, rồi đối với thiên hạ ngang ngang ngược ngược không kể ai hết, như vậygọi là đạo đức chăng? Chúng ta thấy rõ Tổ dạy thật là chí lý, đầy đủ cả hai mặtlý và sự, không thiên lệch một bên nào. Đó là nói về Tuệ hương.

Bốn là Giải thoát hươngtức Tự tâm mình không có chỗ phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tựtại vô ngại gọi là Giải thoát hương.

Giải thoát hương là tâmmình không có dính mắc, chữ phan duyên có nghĩa là vin theo, là dính mắc. Chỗgiải thoát này là tâm không dính mắc với ngoại cảnh, cũng không mắc kẹt vớiđiều nghĩ lành nghĩ dữ; giải thoát là như vậy. Đừng nghĩ giải thoát là bay bổnglên mây xanh, mà giải thoát là tâm không chạy theo cảnh, không bị việc thiệnviệc ác lôi cuốn, được tự tại vô ngại, gọi đó là Giải thoát hương.

Năm là Giải thoát trikiến hương, Tự tâm đã không có chỗ phan duyên thiện ác, không thể trầm khôngtrệ tịch, tức phải học rộng nghe nhiều biết Bản tâm mình, đạt được lý của chư Phật,hòa quang tiếp vật, không ngã không nhân, thẳng đến Bồ-đề, Chân tánh không đổi,gọi là Giải thoát tri kiến hương.

Này Thiện tri thức,hương này mỗi người tự huân ở trong, chớ hướng ra ngoài tìm.

Đây là phần sâu hơn khichúng ta không chạy theo cảnh, không dính cảnh, cũng không nghĩ thiện, khôngnghĩ ác, rồi mình mắc kẹt, chìm trong cái lặng lẽ đó, nên gọi là trầm không thủtịch. Khi đến đây rồi tức phải học rộng nghe nhiều biết Bản tâm mình, đạt đượclý của chư Phật, hòa quang tiếp vật. Thế nào là hòa quang tiếp vật? Chúng tôimượn một thí dụ để hiểu: Như mỗi buổi sáng mặt trời lên, nhìn lên trên nhà, nếulà nhà tường nhà ngói, nhìn qua những chỗ kiếng, thấy ánh sáng rọi vào nhà. Nhìnchỗ ánh sáng rọi vào, chúng ta thấy những hạt bụi lẫn lộn bay. Như vậy ánh sánglà quang, bụi hòa lẫn trong chỗ ánh sáng đó. Nếu là nhà lá, qua mấy kẽ hở ánhsáng rọi vào nhà, chúng ta thấy bụi bay loanh quanh. Như vậy hòa quang nói chođủ là hòa quang đồng trần, tức là đem ánh sáng hòa với bụi, đó là hình ảnh thídụ để chỉ người đạt được lý đạo rồi, không chấp ở chỗ thanh tịnh của mình mà đivào trong cuộc đời, lăn mình trong cảnh nhớp nhúa của xã hội, để làm lợi íchchúng sanh. Người đạt đạo thanh tịnh ví dụ như ánh sáng, còn chúng sanh mê muộiví như bụi, hai cái hòa nhau để mà tiếp dẫn tức là tiếp cứu, lợi tha, giúp đỡhọ và đưa họ ra khỏi chỗ mê lầm. Khi cứu giúp đời như vậy, người đạt đạo khôngcó ngã, không có nhân, thẳng đến Bồ-đề, Chân tánh không đổi, gọi đó là Giảithoát tri kiến hương.

Hương thứ năm này, mỗingày chúng ta thắp hương cầu nguyện mà thật không biết chừng nào chúng ta thựchành được. Hương thứ tư (Giải thoát hương) tuy khó mà còn có thể ráng làm, cònhương thứ năm này đúng ra trong mười mục chăn trâu thuộc mục “buông thõng tayvào chợ”. Chỗ này chúng tôi nhắc lại một lần nữa cho thật rõ: Giải thoát trikiến hương là gì? Tức là tâm mình đã không có bị phan duyên thiện ác, khôngnghĩ thiện, không nghĩ ác rồi, mà cũng không mắc kẹt ở chỗ chìm nơi không, giữnơi tịch. Không nghĩ thiện, không nghĩ ác rồi, bây giờ phải học cho nhiều, hiểucho rộng, biết Bản tâm mình, và đạt được lý của Phật dạy, gọi đó là tâm thôngvà thuyết thông. Được như vậy rồi phải lẫn lộn trong quần chúng để dìu dắt vàgiáo hóa họ. Khi dìu dắt và giáo hóa chúng sanh mà không thấy ngã, thấy nhân, chỉmột bề đưa họ tới Bồ-đề, mới là viên mãn bản nguyện. Đó là Giải thoát tri kiếnhương. Nếu bây giờ chúng ta qui y cho các Phật tử, lâu lâu kiểm sổ coi năm nayđược mấy trăm người qui y, đó cũng là còn ngã, còn nhân!

Đến đây chúng tôi nhắclại, mỗi khi quí vị đến chùa thường nghe niệm Ngũ phần Pháp thân hương.

Một là Giới hương tức làtrong tâm mình không quấy, không ác, không tật đố, không tham sân, không cướphại, đó là Giới hương.

Hai là Định hương, tức làđối với tất cả cảnh tướng ác hay thiện, tốt hay xấu mình đều không có loạn, đólà Định hương.

Ba là Tuệ hương tức là nơitâm mình không có ngăn ngại và thường dùng trí tuệ quán chiếu Tự tánh của mình,đó là về lý; về sự thì phải không làm ác, tu các điều lành mà đừng chấp lành,đồng thời kính bậc trên, thương kẻ dưới, cứu giúp kẻ cô bần, đó là Tuệ hương.

Bốn là Giải thoát hương,tức là tâm mình không có chỗ phan duyên, nghĩa là không chạy theo cảnh cũngkhông nghĩ thiện, không nghĩ ác, được tự tại vô ngại, đó là Giải thoát hương.

Năm là Giải thoát tri kiếnhương tức là tâm mình đã không chạy theo cảnh bên ngoài rồi, lại cũng khôngchìm nơi không, kẹt nơi vắng lặng, mà phải học rộng hiểu nhiều, biết Bản tâmmình rõ ràng, biết lý Phật một cách thấu đáo, để rồi lăn lộn trong quần chúngtiếp dẫn họ mà không thấy có mình có người, đưa họ thẳng đến Bồ-đề, không cóchướng ngại, đó là Giải thoát tri kiến hương.

GIẢNG 2

VÔTƯỚNG SÁM HỐI

Đến phần sám hối,mỗi khi chúng ta sám hối phải thế nào cho đúng?

Nay tôi vì các ông traoVô tướng sám hối để diệt tội trong ba đời, khiến được ba nghiệp thanh tịnh. NàyThiện tri thức, mỗi người đồng thời nói theo lời tôi:

Đệ tử chúng con, từniệm trước, niệm hiện nay và niệm sau, mỗi niệm không bị ngu mê làm nhiễm, từ trướccó những nghiệp ác, ngu mê v.v... các tội, thảy đều sám hối, nguyện một thờitiêu diệt, hằng không khởi lại.

Đệ tử chúng con từ niệmtrước, niệm hiện nay và niệm sau, mỗi niệm không bị kiêu cuống làm nhiễm, từtrước có những nghiệp ác, kiêu cuống v.v... các tội, thảy đều sám hối, nguyệnmột thời tiêu diệt, hằng không khởi lại.

Đệ tử chúng con từ niệmtrước, niệm hiện tại và niệm sau, mỗi niệm không bị tật đố làm nhiễm, từ trướccó những nghiệp ác, tật đố v.v... các tội, thảy đều sám hối, nguyện một lúctiêu diệt, hằng không khởi lại.

Đây là Tổ đã trao pháp Vôtướng sám hối, tức Ngài dạy chúng ta sám hối từng tâm niệm, niệm trước, niệmhiện nay và niệm sau, mỗi niệm do ngu mê, do kiêu cuống, do tật đố làm ô nhiễm,tạo thành tội, đều xin sám hối, nguyện một lúc tiêu diệt, từ đây về sau khôngcó khởi lại. Như vậy sám hối ngu mê, sám hối kiêu cuống, sám hối tật đố vànguyện không có khởi lại, gọi là “Vô tướng sám hối”. Ngu mê là si, kiêu cuốnglà tham, tật đố là sân. Tức là sám hối tất cả tội lỗi do tham sân si gây ra đềuthanh tịnh.

Sau đây Tổ định nghĩa Sámhối là gì.

Này Thiện tri thức, vềtrước là Vô tướng sám hối. Thế nào gọi là sám? Thế nào gọi là hối? Sám là sámnhững lỗi về trước, từ trước có những nghiệp ác ngu mê, kiêu cuống, tật đốv.v... các tội, thảy đều sám hết hằng không khởi lại, gọi đó là sám. Hối là hốinhững lỗi về sau, từ nay về sau có những nghiệp ác, ngu mê, kiêu cuống, tật đố v.v...các tội, nay đã giác ngộ, thảy đều hằng đoạn, lại không tạo lại, ấy gọi là hối,nên gọi là sám hối. Người phàm phu ngu mê, chỉ biết sám lỗi trước, chẳng biếthối lỗi sau, do vì không hối nên tội trước chẳng diệt, lỗi sau lại sanh. Tộitrước đã chẳng diệt, lỗi sau lại sanh, sao gọi là sám hối được?

Như vậy sám hối là gì? Sámlà sám những lỗi trước, còn hối là chừa những lỗi sau. Tỉ dụ như trong chúng tacó một Phật tử đã nguyện trước Tam Bảo giữ năm giới, trong ấy có giới khônguống rượu. Một hôm nhân đi chơi với bạn bè, bất thần bị rủ vào ngồi quán, khiđó từ chối không được, uống hết một chung rượu. Đến khi về nhà, nghĩ lại biếtmình có lỗi vì đã hứa trước Tam Bảo không được uống rượu; bữa nay vì bị rủ rê,lỡ uống rượu rồi, tức nhiên phải sám, nghĩa là đến trước Phật hoặc chư Tăngthưa rằng: “Con tên gì, pháp danh gì, trước đã nguyện giữ giới không uống rượu.Hôm nay vì si mê nên bị bạn bè rủ, con không giữ giới được, ngày nay con xinsám lỗi trước của con đã làm.” Chỉ sám như vậy chưa đủ, mà phải hối nữa: “Con nguyệntừ nay về sau chừa cải không dám uống rượu nữa.” Có hối như vậy mới tránh đượclỗi trước; nếu chỉ sám lỗi trước thôi, còn từ nay về sau không dám hứa chừalỗi, như vậy không khỏi sẽ tái phạm lỗi cũ. Cho nên chúng ta sám lỗi trước màcũng phải hứa từ đây về sau nhất định không phạm lại điều đó nữa, thì mới đủ ýnghĩa sám hối. Đa số chúng ta bây giờ thường sám lỗi trước thôi, còn phần sauthì để dành lại. Cho nên đến ngày ba mươi, ngày rằm đi tới chùa sám hối, vàingày sau phạm y lỗi cũ; rồi đến ngày ba mươi, ngày rằm lại đi sám hối nữa, nhưthế hết năm này đến năm kia cũng không hết tội. Đó là vì lầm lẫn, không hiểuđúng ý nghĩa sám hối. Cho nên phải hiểu sám hối là nguyện sám lỗi trước, vànguyện chừa lỗi sau, như vậy mới gọi là sám hối.

GIẢNG 3

TỨHOẰNG THỆ NGUYỆN

Này Thiện trithức, đã sám hối xong, vì Thiện tri thức phát Tứ hoằng thệ nguyện, mỗi ngườiphải dụng tâm chánh lắng nghe:

Tiếp theo là phần Tứ hoằngthệ nguyện, bài nguyện này chúng ta hằng tụng trong mỗi buổi chiều tối. Ở đâyTổ dạy chúng ta có khác hơn một chút là:

Tự tâm chúng sanh vôbiên thệ nguyện độ,

Tự tâm phiền não vôbiên thệ nguyện đoạn,

Tự tánh pháp môn vô tậnthệ nguyện học,

Tự tánh Vô thượng Phậtđạo thệ nguyện thành.

Này Thiện tri thức, cảthảy đâu chẳng nói: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, nói thế ấy, vả lại không phảilà Huệ Năng độ.

Tổ dạy như vậy, còn chúngta luôn luôn đọc: “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ...” như vậy là ai độ mình,hay mình độ ai? Tổ bảo là không phải Ngài độ chúng ta được, Tổ dạy chúng sanhđây là chúng sanh ở trong tâm, chớ không phải chúng sanh bên ngoài. Chúng sanhtrong tâm là gì?

Này Thiện tri thức,chúng sanh trong tâm, chỗ gọi tâm tà mê, tâm cuống vọng, tâm bất thiện, tâm tậtđố, tâm ác độc, những tâm như thế trọn là chúng sanh, mỗi người nên Tự tánh tựđộ, ấy gọi là chân độ.

Cho nên chúng ta học Tổrồi mới hiểu được ý kinh. Như trong kinh Kim Cang Phật bảo: “độ tất cả chúngsanh vào Vô dư Niết-bàn”, nếu hiểu theo nghĩa chúng sanh bên ngoài thì khôngbao giờ hiểu nổi ý kinh. Nhờ Tổ giải chúng ta mới hiểu chúng sanh đây là chúngsanh ở trong tâm của mình. Chúng sanh trong tâm mình là chúng sanh nào? Tức làchúng sanh tà mê, chúng sanh cuống vọng, chúng sanh bất thiện, chúng sanh tậtđố, chúng sanh ác độc, chính những tâm đó là chúng sanh, chớ không có chúngsanh nào khác. Tâm tà mê dấy lên là chúng sanh, tâm cuống vọng dấy lên là chúngsanh, tâm bất thiện dấy lên là chúng sanh, tâm tật đố dấy lên là chúng sanh,tâm ác độc dấy lên là chúng sanh, tất cả những tâm đó dấy lên đều là chúng sanhcả, độ hết tất cả những chúng sanh ấy, cho nên gọi là Tự tánh tự độ, tức là chúngta độ ngay trong Tự tánh của mình, chớ không phải độ ở ngoài, ấy gọi là chânđộ, mới thật là độ chân chánh vậy.

Sao gọi là Tự tánh tựđộ? Tức tự trong tâm những chúng sanh tà kiến, phiền não, ngu si, đem chánhkiến mà độ. Đã có chánh kiến bèn sử dụng trí Bát-nhã đánh phá những chúng sanhngu si mê vọng, mỗi mỗi tự độ, tà đến thì chánh độ, mê đến thì ngộ độ, ngu đếnthì trí độ, ác đến thì thiện độ, độ như thế gọi là chân độ.

Độ như vậy mới gọi là độchân thật. Trong chúng ta đâu có người nào ích kỷ, phải vậy không? Ngày nàochúng ta cũng độ chúng sanh bên ngoài, nhưng chúng sanh ngay trong tâm mình,mình không độ. Độ được chúng sanh trong tâm, mới độ được chúng sanh ở ngoài;chúng sanh trong tâm mà độ không được, thì chúng sanh ở ngoài không bao giờ độđược, tại sao vậy? Tỉ dụ chúng sanh tật đố, chúng sanh sân hại mà mình chưa độhết, lại độ người ở ngoài, khi tật đố hay sân hại dấy lên thì thế nào? Lúc ấymuốn đánh họ, muốn giết họ. Thành ra không thể nào độ được chúng sanh ở ngoài, nếuchúng sanh ở trong chưa độ được. Vì vậy ở đây chúng ta phải độ chúng sanh ở trongtrước, đó mới thật là độ. Nhưng khổ thay người tu chúng ta hiện nay muốn làmBồ-tát quá sớm, lo độ chúng sanh ở ngoài mà chúng sanh ở trong không chịu độ,cho nên làm Bồ-tát một lúc rồi sanh sân hận, là vì độ ở ngoài rồi bị kẹt, banđầu thì rất tốt nhưng sau hết tốt đi, đó là chỗ lầm lẫn của mình. Cho nên chúngta lúc nào cũng sẵn sàng độ chúng sanh, mà gần nhất là chúng sanh trong tâmmình phải ráng độ nó trước, sau đó độ chúng sanh ở ngoài mới được. Độ chúngsanh trong tâm mới là chân độ, đó là Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

Lại phiền não vô biênthệ nguyện đoạn, đem Tự tánh Bát-nhã trí trừ tâm tư tưởng hư vọng ấy vậy.

Tức là đem Trí tuệ Bát-nhãcủa Tự tánh mình trừ dẹp những tâm tư hư vọng v.v… Độ hết những tâm đó gọi làTự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn.

Lại pháp môn vô tận thệnguyện học, phải tự thấy tánh của mình, thường hành chánh pháp, ấy gọi là chânhọc.

Học đây là học ngay nơi Tựtánh của mình, tức là học pháp môn nào mà ngộ được Tự tánh của mình, chớ khôngphải học những gì khác ở ngoài. Cho nên nói pháp môn vô tận thệ nguyện học lànhư vậy.

Lại Vô thượng Phật đạothệ nguyện thành, đã thường hay hạ tâm hành nơi chân chánh, lìa mê, lìa giác,thường sanh Bát-nhã trừ chân trừ vọng, tức thấy được Phật tánh, ngay nơi lời nói,liền thành Phật đạo, thường nhớ tu hành, ấy là pháp nguyện lực.

Tức là phải thấp tâm hạlòng mình xuống, lìa hai bên mê giác, chân vọng, nghĩa là không bị mắc kẹt haibên; ngay nơi một câu hay một lời nói liền thành Phật đạo. Đó là sức mạnh củanguyện mình.

Tóm lại trong phần “Tứhoằng thệ nguyện”, Lục Tổ dạy chúng ta thệ nguyện như sau: Tự tâm chúng sanhcủa mình, mình phải độ, Tự tâm phiền não của mình, mình cũng phải đoạn. Rồinguyện học vô tận pháp môn tức là học pháp môn tự thấy tánh (kiến tánh), dothấy tánh để hành chánh pháp. Rồi do không mắc kẹt hai bên mê giác, chân vọng,ngay nơi đó liền thành Phật đạo.

GIẢNG 4

VÔTƯỚNG TAM QUI Y GIỚI

Này Thiện trithức, nay phát Tứ hoằng thệ nguyện rồi lại vì Thiện tri thức mà trao Vô tướngTam qui y giới. Này Thiện tri thức,

Qui y Giác Lưỡng túc tôn,

Qui y Chánh Ly dục tôn,

Qui y Tịnh Chúng trung tôn.

Kế đến Tổ trao Vô tướngTam qui y giới. Thường ở chùa chúng ta hay đọc: qui y Phật Lưỡng túc tôn, qui yPháp Ly dục tôn, qui y Tăng Chúng trung tôn, nhưng Lục Tổ lại dạy khác: qui yGiác Lưỡng túc tôn, qui y Chánh Ly dục tôn, qui y Tịnh Chúng trung tôn. VậyGiác là giác của Tự tâm, Chánh là chánh của Tự tâm, và Tịnh là tịnh của Tự tâm,đây là Phật Pháp Tăng của Tự tâm; còn chúng ta qui y Phật Pháp Tăng ở ngoài,cho nên khác nhau ở chỗ đó.

Từ ngày nay trở đi xưng Giác làm thầy, lại chẳng qui y tà ma ngoạiđạo, dùng Tự tánh Tam Bảo thường tự chứng minh, khuyên Thiện tri thức qui y Tựtánh Tam Bảo: Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh vậy.

Như vậy qui y Giác là quiy Phật, đó là Phật của chính mình, không phải Phật nào khác. Giác, Chánh, Tịnhlà sẵn nơi Tự tâm của mình, chớ không ở đâu xa.

Tự tâm qui y Giác, tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lìa tài sắc,gọi là Lưỡng túc tôn.

Chữ túc là chân, cũng cónghĩa là đủ. Lưỡng túc tôn là hai cái đầy đủ tức là tà mê chẳng sanh, thiểu dụctri túc hay lìa tài và sắc, lìa tài lìa sắc đó là lưỡng túc, hai cái đủ, lìa tàmê là hai cái đủ. Hai cái đó đều lìa được gọi là Lưỡng túc tôn.

Tự tâm qui y Chánh, niệm niệm không tà kiến, vì không tà kiến tức làkhông nhân ngã cống cao, tham ái, chấp trước gọi là Ly dục tôn.

Chánh tức là chánh kiến;bởi chánh kiến nên không có tà kiến; bởi không tà kiến nên mình không có chấpnhân, chấp ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, lìa những tham dục, đó gọi là Lydục tôn.

Tự tâm qui y Tịnh, tất cả cảnh giới trần lao ái dục, Tự tánh đều khôngnhiễm trước gọi là Chúng trung tôn.

Qui y Tịnh tức là trở vềtâm thanh tịnh của mình, thì tất cả các trần lao, ái nhiễm v.v... ngay Tự tánhmình đều không nhiễm trước, gọi đó là Chúng trung tôn. Như vậy Tổ đều qui hướngPhật, Pháp, Tăng trở về Tự tâm mình.

Nếu tu hạnh này, ấy là tự qui y. Phàm phu không hiểu, từ sáng đến tối,thọ Tam qui giới, nếu nói qui y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thìnương vào chỗ nào mà qui, nói lại thành vọng.

Tổ giải thích, như chúngta phát nguyện trước Tam Bảo: Qui y Phật, thử hỏi Phật ở đâu? Nếu nói Phật trênbàn thờ thì Phật có nói câu nào mà nương với Ngài được? Còn nếu nói Phật ở ẤnĐộ thì Ngài đã tịch hơn hai ngàn năm trăm năm rồi. Như nói qui y là nương về,nương về với hình tượng không biết nói năng, hay nương về với Phật xa xưa đãmất từ lâu rồi, đó là nương về cái rỗng. Cho nên Tổ bảo nương về Tánh giác củamình, đó là qui y Phật. Tánh giác nơi mình mới là thật, mới là chỗ để trở về.Nếu chúng ta không đạt được lý này, thành ra nói rỗng, không có lẽ thật.

Qui y Pháp, Pháp tức làChánh, đây là chánh kiến, hằng thấy được điều tà ngoại không theo, đó là qui yPháp. Qui y Tăng, Tăng tức là Tịnh, đó là Tâm thanh tịnh của mình. Như vậy Tổmuốn dạy chúng ta xoay trở về Tự tâm thanh tịnh của mình, có đầy đủ Tam Bảo, đómới là qui y chân thật, đó mới là chỗ qui hướng đạt đạo; còn nếu chúng ta cứhướng về bên ngoài khơi khơi như vậy, thì biết đến bao giờ đạt đạo! Đó là điềucăn bản cần phải hiểu. Cho nên trong mỗi thời khóa tụng kinh đều có hai đợt lạyTam Bảo: Phần đầu sau khi tán dương Phật rồi, chúng ta lạy ba lạy là lạy TamBảo ở ngoài, tức là Tam Bảo mười phương đã có công giáo hóa chúng ta. Đến phần cuốikhi chấm dứt thời kinh, chúng ta lạy ba lạy: Tự qui y Phật, tự qui y Pháp, tự quiy Tăng, là lạy Phật, Pháp, Tăng của mình. Đức Phật xa xưa là bậc trưởng thượngchúng ta lạy là phải, nhưng vì sao mình lạy mình? Tự qui y là:

“Tự qui y Phật, đươngnguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.” Chúng tôi giải thíchý nghĩa của buổi lễ. Tự qui y Phật là trở về nương tựa ông Phật của mình, tứclà Tánh giác. Đương nguyện chúng sanh là nguyện cho tất cả chúng sanh. Thể giảiđại đạo là thể nhập và hiểu thấu đạo lớn. Phát vô thượng tâm là phát tâm vôthượng. Phần trước chúng ta lạy Tam Bảo ở ngoài là vì lòng thành kính và ngưỡngmộ, còn ở đây mình lạy với tánh cách thệ nguyện, mình biết trở về Phật của mình,rồi nguyện cho tất cả chúng sanh đều hiểu được đạo lớn và phát tâm vô thượng.Vì biết trở về ông Phật của mình, mà chúng sanh chưa biết, nên mình lạy nguyện vớiTam Bảo cho tất cả chúng sanh sẽ được như con, tức là trở về Phật của mình, hiểuđược đại đạo và phát tâm vô thượng như con vậy.

“Tự qui y Pháp, đươngnguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải.” Tức là mình biết trởvề với Pháp của nội tâm mình là chánh kiến, nhưng nhớ đến chúng sanh chưa biếtđiều đó, nên mình nguyện tất cả chúng sanh đều thâm nhập được kinh tạng, vàotrí tuệ rộng như biển cả.

“Tự qui y Tăng, đươngnguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.” Khi biết trở về vớivị Tăng của mình, tức là tâm thanh tịnh của mình, chúng ta nguyện tất cả chúngsanh thống lý đại chúng tức là quản lý tất cả chúng, mà không có chướng ngại.Thường trong nhà Phật nói rằng chúng ta tu làm lợi ích cho mình cho người thìdễ, nhưng nhiếp chúng là cả một vấn đề. Nhiếp chúng tức là coi chúng để dạy họsống hòa thuận an vui không bị phiền não rắc rối, đó là một chuyện hết sức khó.Cho nên nguyện tất cả chúng sanh quản lý hết chúng mà không có chướng ngại.

Như vậy mỗi khi lễ Phậtrồi, chúng ta đều trở về Tam Bảo của Tự tâm, và không quên nghĩ đến chúng sanhnên nguyện cho tất cả đều được ba điều lớn lao đó. Mỗi một lần tự qui y rồi,chúng ta lạy Phật một lạy để thệ nguyện của mình được thực hiện. Biết được ýnghĩa tự qui y là trở về qui hướng với Tam Bảo nơi mình, đó mới là nghĩa chânthật vậy.

Này Thiện tri thức, mỗi người tự quan sát, chớ lầm dụng tâm, kinh vănrõ ràng nói tự qui y Phật, chẳng nói qui y với Phật khác, tự Phật mà chẳng quithì không có chỗ nào mà y được.

Tức là ông Phật của mìnhmà mình không chịu trở về, thì không còn chỗ nào để mình nương được.

Nay đã tự ngộ, mỗi người phải qui y Tự tâm Tam Bảo, trong thì điều hòatâm tánh, ngoài thì cung kính mọi người, ấy là tự qui y vậy.

Này Thiện tri thức, đã qui y tự Tam Bảo xong, mỗi người phải chí tâm,tôi vì nói một thể ba thân tự tánh Phật, khiến các ông thấy được ba thân rõ ràngtự ngộ Tự tánh.

Sau phần tự qui y Tam Bảo,Tổ nói về một thể ba thân Tự tánh Phật. Ba thân là Pháp thân, Báo thân và Hóathân, ba thân này là Tự tánh Phật của chính mình, đều là Tự tánh mình có sẵn,chớ không đâu khác.

Phải nói theo tôi: Nơi tự Sắc thân qui y Thanh tịnh Pháp thân Phật,nơi tự Sắc thân qui y Viên mãn Báo thân Phật, nơi tự Sắc thân qui y Thiên bá ứcHóa thân Phật.

Này Thiện tri thức, Sắc thân là nhà cửa không thể nói qui hướng.

Nghĩa là Sắc thân mìnhmang đây là nhà cửa để mình tạm trú, chớ không phải là chỗ để mình qui y, naymai nó tan rã, làm sao nương tựa nó được.

Ba thân Phật ở trong Tự tánh người đời thảy đều có, vì Tự tâm mê khôngthấy tánh ở trong nên chạy ra ngoài tìm ba thân Như Lai, chẳng thấy ở trongthân có ba thân Phật. Các ông lắng nghe tôi nói khiến các ông ở trong tự thânthấy được Tự tánh có ba thân Phật. Ba thân Phật này từ nơi Tự tánh sanh, chẳngphải từ ngoài mà được.

Sao gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật? Người đời Bản tánh là thanhtịnh, muôn pháp từ nơi tánh mà sanh, suy nghĩ tất cả việc ác tức sanh hạnh ác,suy nghĩ tất cả việc lành tức sanh hạnh lành. Như thế các pháp ở trong Tự tánhnhư trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, vì mây che phủ nên ởtrên sáng, ở dưới tối, chợt gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượngđều hiện. Tánh của người đời thường phù du như là mây trên trời kia.

Này Thiện tri thức, trí như mặt trời, tuệ như mặt trăng, trí tuệthường sáng, do bên ngoài chấp cảnh nên bị mây nổi vọng niệm che phủ Tự tánhkhông được sáng suốt. Nếu gặp Thiện tri thức, nghe được pháp chân chánh, tự trừmê vọng, trong ngoài đều sáng suốt, nơi Tự tánh muôn pháp đều hiện. Ngườithấy tánh cũng lại như thế, ấy gọi là Thanh tịnh Pháp thân Phật.

Trong đoạn văn trên Tổgiải thích mỗi người chúng ta ai cũng có đủ ba thân Phật: Thanh tịnh Pháp thânPhật, Viên mãn Báo thân Phật, Thiên bá ức Hóa thân Phật. Thanh tịnh Pháp thânPhật là gì? Là chỉ cho mỗi người chúng ta đều có sẵn Bản tánh thanh tịnh, từBản tánh đó dấy niệm nghĩ lành thì làm lành, dấy niệm nghĩ dữ thì làm dữ. Tỉ dụnhư có mấy đứa bé chừng năm, ba tuổi xuống biển tắm, thấy sóng nó hỏi: Sóng tạisao mà có, hay sóng từ đâu có? Người lớn liền trả lời: Sóng từ nước mà có. Rõràng sóng từ dưới nước dấy lên, nếu không có nước làm gì có sóng được. Nhưngkhi nước dấy lên thành sóng rồi, thì thể lặng của nước không còn. Cũng như vậy,niệm thiện niệm ác từ đâu dấy lên? Rõ ràng là từ Tự tánh thanh tịnh dấy lên, nếukhông có Tánh thanh tịnh sẵn thì niệm thiện niệm ác đâu dấy được. Nhưng mìnhchỉ nhớ niệm thiện niệm ác mà quên đi Tự tánh thanh tịnh, đó là điều quan trọngcủa sự tu hành. Bởi có Tánh thanh tịnh nên mới dấy niệm thiện niệm ác, dấy niệmthiện rồi làm thiện, dấy niệm ác rồi làm ác. Cho nên người biết nghĩ thiện,biết nghĩ ác, biết nghĩ điều này, việc kia v.v... gốc là từ Tự tánh sẵn có. Tổbảo rằng nếu không có tánh thì người đó chết mất rồi. Khi niệm dấy lên, chúngta mải chạy theo niệm mà quên mất Tự tánh, nên Tổ dùng ví dụ sau đây hết sức rõràng: Như mặt trời mặt trăng trong bầu trời trong chiếu sáng, ánh sáng bủa cùngkhắp, chợt có mây kéo đến che phủ mịt mù, nên ở trên sáng ở dưới tối. Khi gióthổi mây tan thì trên dưới đều sáng tỏ. Bầu trời xanh trong là tỉ dụ cho Tựtánh, do Tự tánh trong sạch nên trí tuệ mới hiện, mặt trời là trí, mặt trăng làtuệ. Khi bị mây che phủ thì bầu trời tối lại, khi mây tan thì ánh sáng mặt trờimặt trăng bủa cùng khắp. Cũng như vậy, Tự tâm chúng ta thanh tịnh, khi vọngniệm vừa dấy khởi thì trí tuệ bị mờ tối, nếu niệm lặng xuống thì trí tuệ sángngời. Như vậy muốn cho trí tuệ sáng thì đám mây vọng niệm phải tan. Nếu khônghiểu điều này, tu hành mà lo luyện phép v.v... làm sao trí tuệ phát hiện được.Khi tất cả mây mù vọng tưởng tan rồi thì Tự tánh Thanh tịnh Pháp thân hiện.

Này Thiện tri thức, Tự tâm qui y Tự tánh là qui y chân Phật. Tự qui ylà trừ bỏ trong Tự tánh tâm bất thiện, tâm tật đố, tâm siểm khúc, tâm ngô ngã,tâm cuống vọng, tâm khinh người, tâm lấn người, tâm tà kiến, tâm cống cao vàhạnh bất thiện trong tất cả thời, thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấucủa người khác, ấy là tự qui y. Thường tự hạ tâm, khắp hành cung kính tức làthấy tánh thông đạt lại không bị ngăn trệ, ấy là tự qui y.

Tự qui y là Tự tâm mìnhtrở về với Tự tánh mình, đó gọi là qui y chân Phật. Tự qui y là trừ hết trongtâm mình những điều bất thiện như là tâm tật đố, tâm siểm khúc, tâm ngô ngã,tâm cuống vọng, tâm khinh người, tâm mạn người, tâm tà kiến, tâm cống cao,những tâm ác trong tất cả thời mình phải trừ sạch hết. Tổ lại dạy: Thường tựthấy lỗi mình, không nói lỗi xấu của người khác, đó gọi là tự qui y. Rồi phảitập thường hạ tâm mình và cung kính người khác, để thấy được Bản tánh, lạikhông bị ngăn trệ, ấy là tự qui y. Ở chỗ này nên hiểu, người thấy tánh khác hơnngười không thấy tánh, người không thấy tánh mà tu, càng tu càng tự cao tự đạitự mãn; còn người thấy tánh càng tu lại càng thấp mình, càng khiêm hạ, vì sao? Bởivì càng tu càng thấy vô ngã, mà vô ngã thì cái gì cao? Người không thấy tánh tumột lúc thấy mình được nhiều công đức, mình có những phép lạ, mình có thần thông,thấy những điềm tốt, các người khác chưa được, do đó nên sanh tâm khinh ngườimà tự cao. Ngược lại người thấy tánh mà tu thì biết thân này, tâm này là hưgiả, bởi biết hư giả nên càng tu càng hạ thấp nó xuống, càng mất nó chớ khôngcao nó được, cao nó tức là ngã mạn, là tướng của si mê, mà si mê thì bao giờgiác được. Hiểu đúng như vậy, mới thấy lời Tổ nói là chân lý. Người tu thườngphải thấp tâm xuống, cung kính người khác, thấy tánh thông suốt, không có ngăntrệ, ấy là tự qui y.

Sao gọi là Viên mãn Báo thân Phật? Thí như một ngọn đèn hay trừ ngànnăm tối, một trí tuệ hay diệt muôn năm ngu.

Điều này có tin đượckhông? Tỉ dụ như cái nhà tối mịt một ngàn năm, bây giờ muốn nó sáng lại thìphải bao lâu? Chỉ cần thắp ngọn đèn đem vào nhà thì sáng ngay, cái tối ngàn nămphút chốc liền mất. Hiện nay chúng ta tu cũng vậy, một phen trí tuệ sáng rồithì cái ngu của muôn năm cũng mất. Như khi tất cả chúng ta chưa được duyên họcđạo thì đối với thân này, đối với vọng tưởng này thấy là thật mình. Nhưng khihọc đạo rồi, có thể nghe Phật, Tổ nói một câu hai câu, chúng ta thấy rõ thânnày và vọng tưởng không phải là thật mình. Khi thấy rõ như vậy tức nhiên cáingu ngàn đời tự nó mất. Còn nếu không mất luôn thì lâu lâu cái ngu tái lại,mình lại nhận thấy sự thật nữa, mãi rồi cái ngu cũng phải tan. Như vậy chúng tathấy rằng ngọn đèn trí tuệ một phen thắp lên thì cái ngu không bao giờ cònđược. Cho nên nói khi trí tuệ phát ra hay diệt được muôn năm ngu là như vậy.

Chớ suy nghĩ về trước, đã qua không thể được. Thường phải nghĩ về sau,mỗi niệm mỗi niệm tròn sáng, tự thấy Bản tánh.

Ở đây Tổ dạy chúng ta đừngsuy nghĩ những lỗi về trước. Giả sử khi trước chúng ta có làm những điều gì sailầm, nay đã biết lỗi sám hối rồi thôi, không nên nhớ mãi các lỗi đã qua rồibuồn tủi tu hành không được. Những lỗi gì qua rồi thì thành tâm sám hối, nguyệntừ nay về sau chừa bỏ, không tái phạm, sám hối xong là thôi, nếu còn hối hậnmãi đó là chướng đạo. Cho nên Tổ bảo chúng ta thường phải nghĩ về sau, trongmỗi niệm tròn sáng, tự thấy Bản tánh.

Thiện ác tuy là khác mà Bản tánh không có hai, tánh không hai đó gọilà Tánh thật.

Niệm thiện niệm ác tuy làhai niệm khác nhau, nhưng trên Bản tánh nó không có hai, tánh không hai đó gọilà Tánh thật. Tỉ dụ như khi ngồi tu, niệm niệm dấy khởi, hoặc là niệm lành,hoặc là niệm dữ. Nhưng khi niệm lành hoặc dữ lặng xuống rồi, thì cái hằng biếtđó là lành hay dữ? Cái hằng biết trong tâm mình nghĩa là hằng biết lúc có niệm,lúc không niệm, cái hằng biết ấy thuộc về lành hay dữ? - Nó không có lành dữ.Cho nên khi dấy niệm, thì niệm niệm khác nhau, có lành có dữ, khi niệm lặngxuống, chỉ có cái liễu tri thường hằng không có lành dữ, nên nói tánh không haimới là Tánh thật, còn niệm lành hay dữ không phải là cái thật. Tổ chỉ dạy rõnhư ban ngày không có gì phải nghi ngờ nữa. Dấy niệm lên thì có thiện ác làthuộc về hai, mà hai thì không thật; niệm thiện hoặc ác lặng xuống trở về Bản tánh,thì Bản tánh là không hai, mà không hai mới là Tánh chân thật, thật quá rõràng. Thế nên chúng ta muốn sống với Tánh chân thật là phải dừng niệm thiện vàác, nếu không hiểu lý này chúng ta sẽ thắc mắc, bỏ niệm ác thì được, vì sao lạibỏ niệm thiện? Bởi vì thiện là đối với ác, những niệm đó còn dấy lên là sanhdiệt, lặng những cái sanh diệt ấy mới là chân thật, cái chân thật ở ngay nơiđó, không đâu xa. Vì thế nói Bản tánh thì không hai, tánh không hai đó gọi làThật tánh.

Ở trong Thật tánh không nhiễm thiện ác, đây gọi là Viên mãn Báo thânPhật.

Nghĩa là trong Tánh thậtkhông có nhiễm thiện ác, đó là Viên mãn Báo thân Phật. Như vậy tìm đâu thấyPhật? Chỉ có lặng hai niệm thiện ác thì Viên mãn Báo thân Phật hiện tròn đầy,cho nên nói viên là tròn, mãn là đầy, Báo thân Phật là tròn đầy. Niệm dấy lênlà tướng sanh diệt, thiên lệch, hoặc là thiện hoặc là ác, hai cái thiên lệch đólặng xuống chỉ còn một Tánh giác tròn đầy, đó là Viên mãn Báo thân Phật. Vì vậyngay nơi mỗi người đều có Báo thân Phật, vì chúng ta không lặng được niệm thiệnác cho nên không nhận được, nếu lặng được niệm thiện ác thì ngay nơi tâm mìnhđã đầy đủ Báo thân Phật.

Tự tánh khởi một niệm ác thì diệt muôn kiếp nhân lành, Tự tánh khởimột niệm thiện thì được hằng sa ác hết, thẳng đến Vô thượng Bồ-đề, niệm niệm tựthấy chẳng mất bản niệm gọi là Báo thân.

Tự tánh khởi một niệm ácthì diệt muôn kiếp nhân lành, Tự tánh khởi một niệm thiện thì cái ác dù nhiềunhư số cát sông Hằng cũng đều hết sạch. Những niệm dấy lên nhưng mình không mấtbản niệm, tức là không mất Bản tánh hằng tri, đó gọi là Báo thân. Nói tóm lại,Báo thân Phật là gì? Là do hai niệm thiện ác lặng xuống, chỉ còn một Tánh giácthanh tịnh tròn đầy, đó là Báo thân Phật.

Sao gọi là Thiên bá ức Hóa thân Phật? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp thìtánh vốn như không, một niệm suy nghĩ gọi là biến hóa. Suy nghĩ việc ác là hóalàm địa ngục, suy nghĩ việc thiện thì hóa làm thiên đường, độc hại thì hóa làmrồng rắn, từ bi thì hóa làm Bồ-tát, trí tuệ thì hóa làm thượng giới, ngu si thìhóa làm hạ giới. Tự tánh biến hóa rất là nhiều, người mê không hay tỉnh giác,mỗi niệm khởi ác thường đi trong con đường ác, xoay về một niệm thiện, trí tuệliền sanh, đây gọi là Tự tánh Hóa thân Phật.

Nếu mình không khởi duyênvới muôn pháp thì tánh mình lặng lẽ như hư không, không có tướng mạo, dấy niệmsuy nghĩ liền biến hóa. Trăm ngàn muôn ức niệm ác mình biết xoay trở về thiệntức là trở về với Tự tánh mình, đó là Hóa thân Phật. Dấy niệm ác bị dẫn đitrong lục đạo, niệm lành thì dẫn đi đến các cõi lành. Nếu xoay ngàn muôn ứcniệm trở về Tự tánh, tức là chuyển cái biến hóa trở về cái thật, gọi đó là Hóathân Phật.

Như vậy Tổ chỉ cho chúngta thấy rõ ba thân Phật:

- Pháp thân là Tánh thanhtịnh của mình.

- Báo thân là do lặng đượchai niệm thiện ác, chỉ còn cái liễu tri thường hằng.

- Hóa thân tức là xoay tấtcả niệm ác trở về Tự tánh.

Này Thiện tri thức, từ Pháp thân suy nghĩ tức là Hóa thân Phật, niệmniệm Tự tánh tự kiến tức là Báo thân Phật, tự ngộ tự tu, Tự tánh công đức, ấylà chân thật qui y. Da thịt là Sắc thân, Sắc thân đó là nhà cửa, không nói làqui y vậy. Chỉ ngộ Tự tánh ba thân tức là biết được Tự tánh Phật.

Nếu căn cứ trên Pháp thândấy niệm đó là Hóa thân Phật, mỗi niệm mình đều thấy rõ Tự tánh của mình, đó làBáo thân Phật. Chúng ta nói tự qui y nghĩa là trở về với Pháp thân, Báo thân,Hóa thân Phật của Tự tâm, chớ không phải trở về với thân xác thịt hôi thúi này,thân xác thịt này chỉ là nhà cửa che đậy bên ngoài không phải là thật. Nếuchúng ta ngộ được Tự tánh mình có đủ ba thân Phật tức là biết được Tự tánh Phật.

GIẢNG 5

BÀITỤNG VÔ TƯỚNG

Để kết thúc Tổ bảo:

Tôi có một bài tụng Vô tướng, nếu người hay trì tụng, ngay nơi lời nóiliền khiến cho ông, tội mê từ nhiều kiếp, một lúc liền tiêu diệt. Tụng rằng:

Mê nhân tu phúc bất tu đạo,
Chỉ ngôn tu phúc tiện thị đạo,
Bố thí cúng dường phúc vô biên,
Tâm trung tam ác nguyên lai tạo.

Tổ nhắc các cư sĩ tu hành: Người mê chỉ biết tu phước mà chẳng tu đạo, nghĩa là người mê chỉ biếtlàm phước bên ngoài, mà không biết buông xả các điên đảo vọng tưởng để trở về Tâmthể chân thật. Chỉ nói tu phước liền là đạo, chỉ nói chúng tôi làm phước, đó làhợp với đạo rồi, đó là tu rồi. Tổ mới giải thích tiếp: Nếu phát tâm bố thí chokẻ nghèo, người đói, biết phát tâm cúng dường chư Tăng, chư Ni, đó là có phướcnhiều lắm chớ không phải là không, nhưng trong tâm ba ác xưa nay cứ tạo, tức làba ác tham sân si trong tâm chúng ta còn hoài. Biết bố thí, biết cúng dường thìcó phước thật, nhưng chưa hết ba độc. Trong hàng Phật tử chúng ta có nhiềungười biết bố thí, biết cúng dường mà ba độc vẫn còn nguyên. Muốn hết ba độctức phải hướng về tâm buông xả mới hết, không phải tu phước cúng dường là hếtba độc. Nếu ba độc không hết thì làm sao thoát ly sanh tử, vì vậy nên nói tuphước không phải là đạo. Ai muốn hưởng phước thì tu hạnh bố thí cúng dường, đólà phước vô biên, đâu phải không có phước. Nhiều người không hiểu, khi nghe Tổ dạyphải quay về Tự tánh thì nói: Như vậy tôi tu phước cúng dường không có phướcsao? Phước thì vẫn có, nhưng tham sân si thì không hết.

Nghĩtương tu phúc dục diệt tội,
Hậu thế đắc phúc tội hoàn tại,
Đãn hướng tâm trung trừ tội duyên,
Các Tự tánh trung chân sám hối.

Các người tu cứ nghĩrằng mình tu phước bố thí cúng dường là để hết tội, nhưng thật có hết tộichăng? Cho nên Tổ dạy tiếp: Tu phước thì đời sau được phước, nhưng nếu làm tộithì tội vẫn còn, tại sao vậy? Vì mình làm phước là tạo nhân phước, thì thọ quảphước, nhưng ba độc vẫn còn nguyên. Vì vậy có khi làm phước mà vẫn sân, có khilàm phước mà vẫn có niệm bất bình v.v... cho nên tội vẫn còn. Nhà Phật thường gọithân chúng ta hiện tại là thân tổng báo, tổng báo tức là cái quả báo chung trongđó có lành có dữ, có thiện có ác v.v... người làm lành nhiều thì hiện ra nhiềutướng tốt gặp nhiều phước duyên, người làm lành ít thì thiếu tướng tốt, và cũngít gặp phước duyên, nhưng cũng có một chút phước nên được sanh làm người. Vìvậy nhiều người có phước thật nhiều, được sanh trong những gia đình đầy đủ sungsướng, nhưng trái lại họ mang thân tật nguyền, vì sao? Vì trong khi làm phướchọ vẫn có làm tội, cho nên làm phước thì hưởng phước, tạo tội thì đền tội, thântổng báo của chúng ta là như vậy. Chúng ta có thể trong nhiều đời, làm phướcnhiều nên gặp được những điều tốt, điều thiện phù hợp với sở nguyện của mình,nhưng lâu lâu cũng vẫn có xảy ra tai nạn hay có những điều bất như ý, đó là vì từđời trước đã tích lũy nhiều tội, nên bây giờ gặp duyên thì phải trả quả, chớ khôngcó gì lạ. Hiểu như vậy chúng ta không còn hoang mang trước những sự việc xảy ratrong cuộc đời mình.

Chỉ hướng trong tâm trừ tội duyên,đó mới là chân sám hối. Chúng ta phải nhìn thẳng trong tâm mình trừ những tộiduyên như là tâm tật đố, tâm bất thiện, tâm siểm khúc, tâm ngô ngã, tâm hư dối,tâm cuống vọng, tâm khinh người, tâm mạn người, tâm tà kiến v.v... cứ ngay trongtâm mình dẹp sạch những tâm niệm đó, vì đó là duyên để tạo tội, nếu chúng takhông nhằm vào đó để dẹp nó, thì làm sao hết tội được? Chúng ta chỉ biết tuphước làm lành bên ngoài, thì không bao giờ đời mình được trọn vẹn an lành.Muốn được an lành, chúng ta phải nhắm thẳng trong tâm mình, dẹp sạch các duyêntạo tội thì đời sau mới được hết tội. Lục Tổ đã chỉ cho người tu chúng ta rõràng như vậy.

Hốt ngộĐại thừa chân sám hối,
Trừ tà hành chánh tức vô tội,
Học đạo thường ư Tự tánh quán,
Tức dữ chư Phật đồng nhất loại.

Chợt gặp pháp sám hốichân thật của Đại thừa, biết trừ những tâm tà, hành những tâm chánh, đó mới làkhông tội. Người học đạo thường ở trong Tự tánh mình mà quán sát, tức cùng vớichư Phật đồng một loại không khác. Nhìn lại mình để quán sát Tự tánh mình, bỏnhững lỗi lầm, dứt các tội duyên để trở về sống với Tự tánh, thì mình với Phậtkhông hai không khác. Nếu nhắm ra ngoài làm việc thì sẽ cùng với chư Phật khácxa. Đó là Tổ đã chỉ thẳng pháp sám hối của Đại thừa, và đúng với hạnh của chư Phật.

Ngô Tổduy truyền thử đốn pháp,
Phổ nguyện kiến tánh đồng nhất thể,
Nhược dục đương lai mích Pháp thân,
Ly chư pháp tướng tâm trung tẩy.

Tổ của tôi chỉ truyềnpháp đốn giáo này, khắp nguyện người thấy tánh đồng một thể. Nếu muốn đời sautìm thấy được Pháp thân, tức phải lìa các tướng ở trong tâm, rửa sạch bóng dángcủa sáu trần ngay trong tâm mình. Cho nên người tu diệt vọng là rửa sạch trongtâm mình những niệm tưởng nhớ đến người đến cảnh, đó là bóng dáng của pháp trầnrơi vào tâm thức cần phải tẩy trừ, mới thấy được Pháp thân.

Nỗ lựctự kiến mạc du du,
Hậu niệm hốt tuyệt nhất thế hưu,
Nhược ngộ Đại thừa đắc kiến tánh,
Kiền cung hiệp chưởng chí tâm cầu.

Trong các câu kệ chót của bài tụng,Tổ khuyên chúng ta phải nỗ lực tự thấy chớ có lơ là, du du là lơ là; nỗ lực đểtự thấy Bản tánh mình, tự biết những niệm mà buông bỏ. Một niệm dứt là chỉ chohơi thở cuối cùng vừa thở khì ra mà không hít lại, thì một đời buông tay. Vìvậy Tổ bảo chúng ta phải nỗ lực tiến tu, chớ có lơ là, chớ có chần chờ, nếu mộtphen thở ra mà không hít vào thì một đời buông xuôi. Nếu gặp những hàng Đại thừađược thấy tánh, phải thành tâm cung kính, hay là cung kính chấp tay, chí tâmcầu pháp Đại thừa, chớ có lôi thôi khinh thường, bởi vì người học đạo mà khôngđược Thiện tri thức chỉ dẫn thì một đời tu học cũng khó mà đến đâu.

Tổ nói:

Này Thiện tri thức,phải tụng lấy, y đây tu hành, ngay nơi lời nói mà thấy tánh, tuy cách tôi ngàndặm như thường ở bên cạnh tôi; nơi lời nói này mà chẳng ngộ tức là đối diện vớitôi mà cách xa ngàn dặm, đâu cần từ xa đến đây. Trân trọng đi được an vui.

Cả chúng nghe pháp rồikhông ai mà chẳng khai ngộ, đều hoan hỉ phụng hành.

Tóm tắt lại, phẩm Sám Hối này gồm phần văn xuôitrong đó Tổ dạy Ngũ phần Pháp thân hương v.v... và phần kết thúc là bài tụng Vôtướng văn vần, dễ hiểu, dễ nhớ, y đó mà tu mới là cái tu chân thật. Tổ dạy rõràng tu là phải hướng về mình, không nên chạy ra ngoài, vì tu bên ngoài khôngbao giờ hết nghiệp được. Cho nên mỗi buổi tụng kinh chúng ta đều có tự qui y,tự qui y là trở về với mình, tức là trở về ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân,Hóa thân nơi mình sẵn có. Tự qui y Phật là trở về với Phật của mình, tự qui yPháp là trở về với Pháp của mình, tự qui y Tăng là trở về với Tăng của mình.Nơi mình có đủ ba thân Phật, nơi mình có đủ Tam Bảo, mình phải hướng về đó,nghĩa là phải bỏ hết những niệm xấu như ngã mạn, cống cao, lừa dối, ác độcv.v... bỏ cho hết sạch những niệm đó, là biết tự qui y. Bản tánh thanh tịnh sẵncó gọi là Pháp thân Phật. Buông cả hai niệm thiện ác để thấy Báo thân Phật, rồixoay các niệm trở về Tự tánh đó là Hóa thân Phật, tức là chuyển hóa thân trở vềthành Phật. Nói tóm lại tự qui y không phải là tự qui y với thân xác thịt này,mai mốt nó rã rồi còn đâu! Tự qui y là trở về Tự tánh thanh tịnh là Pháp thân,trở về nơi Tự tánh tròn đầy không có hai niệm là Báo thân, trở về Tự tánh mìnhbằng xoay mọi niệm về nơi Tự tánh đó là Hóa thân Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]