KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu
G - CHỈ TÁM THỨC NĂM PHÁP BA TỰ TÁNHHAI VÔ NGÃ CỨU KÍNH ĐẠI THỪA THÀNH ĐỆ NHẤT NGHĨA.
1- CHỈ NĂM PHÁP CHUYỂN BIẾN.
- BÀY TƯỚNG NĂM PHÁP.
Khi ấy Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tướng năm pháp, tựtánh thức, hai thứ vô ngã, phân biệt cùng tột, con và các đại Bồ-tát khác đốitất cả địa thứ lớp tương tục, phân biệt pháp này vào tất cả Phật pháp, vào tấtcả Phật pháp cho đến Như Lai tự giác địa. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắngnghe! Khéo suy nghĩ đó. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ:Năm pháp, tự tánh thức, hai thứ vô ngã phân biệt rõ tướng, nghĩa là Danh,tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như. Nếu người tu hành tu vào Như Lai tự giácthánh thú, lìa kiến chấp đoạn thường có không v.v… Hiện pháp lạc chánh thọ trụhiện ở trước. Đại Huệ! Chẳng giác năm pháp, tự tánh thức, hai vô ngã, tự tâmhiện ngoại tánh, là phàm phu vọng tưởng chẳng phải chư hiền thánh.
Đây hỏi năm pháp tự tánh thức hai vô ngã cứu kính sai biệt. Hỏi chung bốnthứ, đáp riêng bày năm pháp, trên tuy mỗi pháp rành rõ, mà ý thì ba thứ đều vàonăm pháp. Giác danh, tướng, vọng tưởng không có tự tánh, liền hay phát minhchánh trí, chứng được như như. Người tu hành này bởi vào tự giác thánh thúchẳng thấy ngoài tâm có pháp, liền khi ấy xa lìa các kiến chấp đoạn thường cókhông, hiện pháp lạc trụ, là cảnh giới thánh hiền, chẳng phải phàm ngu có phần.Nghĩa là phàm ngu không tự giác thánh thú, cho nên chẳng giác năm pháp tự tánhthức hai vô ngã thảy duy tâm lượng, mà ở ngoài tâm riêng thấy pháp tướng, tuychánh trí, như như đều là vọng hiện.
- CHỈ DANH TƯỚNG THẢY DO VỌNG TƯỞNG.
Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Thế nào ngu phu vọng tưởng sanh, chẳng phải chưthánh hiền? Phật bảo Đại Huệ: Ngu phu chấp trước tục số danh tướng, tùy tâmtrôi giạt. Trôi giạt rồi các thứ tướng mạo, rơi vào kiến chấp ngã ngã sở hyvọng. Chấp trước sắc đẹp, chấp trước rồi không biết che ngại nên sanh nhiễmtrước. Nhiễm trước rồi, tham sân si sanh nghiệp chứa nhóm. Chứa nhóm rồi vọngtưởng tự trói, như tằm làm kén, rơi trong biển sanh tử, đồng hoang các cõi, nhưbánh xe nước. Bởi vì ngu si không thể biết tự tánh như huyễn, sóng nắng, trăngđáy nước, lìa ngã ngã sở, khởi tất cả vọng tưởng chẳng thật, lìa năng tướng sởtướng và sanh trụ diệt, từ tự tâm vọng tưởng sanh, chẳng phải tự tại, thờitiết, vi trần, thắng diệu sanh. Phàm phu ngu si theo danh tướng trôi.
Tất cả danh tướng từ vọng tưởng sanh chẳng phải có nhân khác, để rõ ngoạiđạo chấp nhân khác đều do chẳng đạt danh tướng không có tự tánh, chính nơi ấyvô sanh. Tất cả thế gian nhân danh sanh tướng, tướng sanh vọng tưởng, vọngtưởng không biết theo tướng nhiễm trước, khởi tham sân si, kết các nghiệp tróibuộc như tằm làm kén lưu chuyển sanh tử như bánh xe nước. Chẳng biết tất cảdanh tướng đều không tự tánh, như sóng nắng, trăng đáy nước, không ngã ngã sở,chỉ do vọng tưởng chẳng thật lập bày, chẳng phải có nhân khác. Nói có nhân khácnhư tự tại, thời tiết v.v… Thảy do phàm phu ngu si chẳng đạt danh tướng theodanh tướng mà lưu chuyển.
- CHUYỂN VỌNG TƯỞNG TỨC TRÍ, NHƯ.
Đại Huệ! Tướng kia là, chỗ soi của nhãn thức gọi là sắc, chỗ soi của nhĩ,tỷ, thiệt, thân, ý, ý thức gọi là thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là tướng.Đại Huệ! Vọng tưởng kia lập bày các danh, hiển hiện các tướng. Như đây chẳngkhác tên voi ngựa xe bộ hành nam nữ v.v…, ấy gọi là vọng tưởng. Đại Huệ! Chánhtrí là, biết danh tướng kia không thể được, ví như khách đi qua, các thức chẳngsanh, chẳng đoạn chẳng thường chẳng rơi vào chỗ tất cả ngoại đạo, Thanh văn,Duyên giác.
Đây lại chỉ rõ vọng tưởng lập bày, khiến đạt danh tướng chẳng thật liềnchuyển vọng tưởng mà làm chánh trí. Do chỗ soi của căn thức khởi ra các tướngsắc v.v… Lại do vọng tưởng phân biệt lập bày các danh, các tướng càng bày. Nếuchính các thức chiếu soi chưa dấy phân biệt thì không có chỗ hiển bày. Nơi đâytỏ ngộ mới biết tất cả danh tướng trọn không thể được. Vả lại chính vọng tưởnghiển bày danh tướng, mà làm chánh trí liễu đạt danh tướng, không có thể khác,mà có dụng khác, nên nói “có phiền não thì không trí tuệ, có trí tuệ tức khôngphiền não”. Chánh trí hiện tiền thì phân biệt chẳng sanh, chẳng phải thườngchẳng phải đoạn. Đây không phải cảnh giới của nhị thừa, huống là ngoại đạo?
Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát do chánh trí này chẳng lập danh tướng, chẳngphải không lập danh tướng, bỏ lìa hai kiến chấp dựng lập (có) và phỉ báng(không), biết danh tướng chẳng sanh, ấy gọi là như như. Đại Huệ! Đại Bồ-tát trụnhư như ấy được cảnh giới không thật có, nên được Bồ-tát Hoan hỷ địa. ĐượcBồ-tát Hoan hỷ địa rồi, hằng lìa tất cả cõi ác ngoại đạo, chính trụ chỗ xuấtthế gian, pháp tướng thành thục, phân biệt tất cả pháp huyễn v.v… tự giác phápthú tướng rành rõ, lìa các vọng tưởng, thấy tánh tướng khác, thứ lớp đến Phápvân địa (thập địa). Ở trong khoảng giữa đó do sức tam-muội tự tại, thần thôngmở tròn, được Như Lai địa rồi, các thứ biến hóa tròn chiếu thị hiện thành thụcchúng sanh, như trăng đáy nước, khéo cùng tột đầy đủ mười câu vô tận, vì cácthứ ý hiểu của chúng sanh phân biệt nói pháp, pháp thân lìa ý làm ra, ấy gọi làBồ-tát nhập như như mà được.
Đây tức danh tướng mà được như như. Chẳng lập danh tướng, chẳng phải khônglập danh tướng, lìa kiến chấp có không, chính được pháp thể. Cho nên tức nơidanh tướng mà được như như. Pháp vị như như tức là cảnh giới không thật có Hoanhỷ địa. Đến địa này rồi hằng lìa tất cả ác kiến gọi là xuất thế gian. Do đóchân như pháp tướng thứ lớp thành thục. Tức là hay thuận pháp như huyễn dùngtrí tự giác khởi các pháp hạnh. Lìa vọng tưởng đã thấy các pháp tướng khác,nghĩa là tất cả pháp chân như thật tướng không có một khác, thấy một khác làvọng tưởng vậy. Bồ-tát tức vọng tức chân nên hay dùng tướng không tướng dựnglập các địa, tùy sức tam-muội thần thông tự tại cứu kính Phật địa, biến hóachiếu diệu đối hiện sắc thân như trăng đáy nước, đầy đủ mười câu vô tận, vì cácchúng sanh phân biệt diễn nói, đây gọi là pháp thân lìa ý tạo ra, nhậm vận nhưnhư.
2- CHỈ TẤT CẢ PHÁP THẢY VÀO NĂM PHÁP.
- CHỈ BA TỰ TÁNH VÀO NĂM PHÁP.
Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Tại sao Thế Tôn nói ba thứ tự tánh vàonăm pháp, là mỗi cái có tự tánh riêng? Phật bảo Đại Huệ: Ba thứ tự tánh và támthức, hai thứ vô ngã thảy vào năm pháp. Đại Huệ! Danh và tướng kia là vọngtưởng tự tánh. Đại Huệ! Nếu y vọng tưởng kia sanh tâm và tâm pháp (tâm sở), gọiđồng thời sanh, như mặt nhật và ánh sáng đồng, các thứ tướng mỗi thứ riêng phânbiệt gìn giữ, ấy gọi là duyên khởi tự tánh. Đại Huệ! Chánh trí, như như vìkhông thể hoại nên gọi là thành tự tánh.
Đây nói ba thứ tự tánh, tám thức, hai thứ vô ngã thảy vào năm pháp. Vả lạitrước nói ba tự tánh vào năm pháp. Danh tướng không tánh, vọng chấp mà thành,cho nên nhiếp danh tướng thảy là Biến kế chấp. Y danh tướng vọng chấp mà khởiphân biệt, tâm tâm số pháp một lúc chóng hiện không có trước sau, như mặt nhậtvà ánh sáng, gọi là Duyên khởi tánh. Nếu đạt vọng chấp danh tướng vốn không tựtánh, tâm tâm số pháp liền đó tiêu sạch, tiêu sạch tâm theo tướng thì trí chiếusáng ngời, liễu đạt tướng không tánh, chân như hiển bày, nên gọi là Viên thànhthật tánh.
- CHỈ TÁM THỨC HAI VÔ NGÃ VÀO NĂM PHÁP.
Lại nữa, Đại Huệ! Tự tâm hiện vọng tưởng có tám thứ phân biệt. Nghĩa làtướng thức tàng, ý, ý thức và năm thức thân, tướng chẳng thật vì vọng tưởng.Ngã và ngã sở hai cái nhiếp thọ diệt thì hai vô ngã sanh. Thế nên, Đại Huệ! Nămpháp này Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Như Lai tự giác thánh trí, các địatương tục thứ lớp, tất cả Phật pháp thảy vào trong ấy.
Đây nói tám thức hai vô ngã vào năm pháp. Chẳng giác tự tâm hiện ra, tám thứthức tướng một lúc chóng sanh, mỗi cái có tự loại lập bày vọng tưởng, năng vọngsở vọng, nhân pháp rõ ràng. Nếu giác tự tâm hiện ra thì kiến phần, tướng phầnnhư băng tiêu dung, liền chuyển tâm, ý, ý thức mà làm tứ trí, năng thủ sở thủkhông, trí và tịch lẫn nhau hiển hiện. Cho nên, Nhị thừa, Bồ-tát, Như Lai đã cótrí địa tự giác thảy vào năm pháp.
- CHỈ TẤT CẢ PHẬT PHÁP VÀO NĂM PHÁP.
Lại nữa, Đại Huệ! Năm pháp là tướng, danh, vọng tưởng, như như, chánh trí.Đại Huệ! tướng là nếu ở chỗ hình tướng sắc tượng v.v… hiện, ấy gọi là tướng.Nếu kia có tướng như thế gọi là bình v.v… Tức cái này không phải cái khác, ấynói là danh. Lập bày các danh, hiển hiện các tướng bình v.v… Nơi tâm tâm pháp,ấy gọi là vọng tưởng. Danh kia tướng kia cứu kính không thể được, trước sau khônggiác, nơi các pháp không triển chuyển, lìa vọng tưởng chẳng thật, ấy gọi là nhưnhư. Chân thật quyết định cứu kính tự tánh không thể được, kia là như tướng, tatức chư Phật tùy thuận nhập xứ, khắp vì chúng sanh như thật diễn nói lập bàyhiển thị, nơi kia tùy nhập chánh giác chẳng đoạn chẳng thường, vọng tưởng chẳngkhởi, tùy thuận tướng tự giác thánh thú, mà tất cả ngoại đạo, Thanh văn, Duyêngiác không đạt được, ấy gọi là chánh trí. Đại Huệ! Ấy gọi là năm pháp, ba thứtự tánh, tám thức, hai thứ vô ngã, tất cả Phật pháp thảy vào trong ấy. Thế nên,Đại Huệ! Phải tự phương tiện học, cũng dạy người khác, chớ theo nơi nào.
Đây nói tất cả Phật pháp đều vào năm pháp. Giải thích lại năm pháp, chỉngười tùy thuận chánh trí, như như. Thứ lớp chứng được nên gọi là phương tiện.Xét nói, nhân tướng được danh, theo danh hiển tướng, lập bày vọng tưởng, thảyhiển tất cả danh tướng đều không thể được. Trước sau không giác, đối trong cácpháp không có triển chuyển, chỉ lìa vọng tưởng tức là như như. Đây là tất cảpháp tự tướng chân như, thập địa Bồ-tát chỗ chứng có cạn sâu, chẳng phải hàngnhị thừa, nên nói “ta và chư Phật tùy thuận nhập xứ”. Vô phân biệt trí duyênchân như cảnh nếu duyên các duyên khác thuộc về hậu đắc trí. Song hai trí, thểmột mà dụng khác, liễu tục cũng do chứng chân, nên hai trí đều do chân như bàyhiện. Tùy thuận hai trí đã chứng chân như được vào chánh giác, đến chỗ cứu kínhphi thường phi đoạn, hiện tha thọ dụng thân độ và biến hóa thân độ, như thậtdiễn nói, phá các lưới nghi, nên nói “tất cả Phật pháp thảy vào năm pháp, do tựchứng biết chẳng từ nơi khác được”.
- TỔNG TỤNG.
Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:
Năm pháp ba tự tánh
Hai thứ không có ngã
Danh tướng hư vọng tưởng
Tự tánh hai thứ tướng
Chánh trí và như như
Và cùng tám thứ thức
Thảy nhiếp thuộc Đại thừa
Ấy tức là thành tướng.
Ấy tức là thành tướng.
Kệ tụng năm pháp, tự tánh, tám thức, vô ngã thảy nhiếp Đại thừa. Đại thừa làtự tâm hiện lượng. Mê tự tâm lượng thì danh tướng lăng xăng, trí như lẫn hiển,y tha cho là riêng có, kế chấp ắt đợi viên thành. Muốn phá vô minh của tám thứcthì sở tri của hai cái ngã phải tiêu dung, đến nơi giác còn khởi quán gì? Mộngqua sông nhớ lại lặng câm, phải tự dứt bặt vậy.