Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

F. Chỉ Chánh Giác Chẳng Phải Pháp Nhân Quả, Nói Lìa Sanh Diệt, Hiển Bày Chân Thường Không Cấu, Chóng Vượt Các Địa

24/10/201016:08(Xem: 6036)
F. Chỉ Chánh Giác Chẳng Phải Pháp Nhân Quả, Nói Lìa Sanh Diệt, Hiển Bày Chân Thường Không Cấu, Chóng Vượt Các Địa

KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu

F- CHỈ CHÁNH GIÁC CHẲNG PHẢI PHÁPNHÂN QUẢ, NÓI LÌA SANH DIỆT, HIỂN BÀY CHÂN THƯỜNG KHÔNG CẤU, CHÓNG VƯỢT CÁCĐỊA.

1- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI NHÂN QUẢ.

- HỎI PHÁP THÂN NHƯ LAI LÀ NHÂN LÀ QUẢ.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói Tam-miệu TamPhật-đà (Samyak - Sam Buddha Đẳng chánh giác), con và các vị đại Bồ-tát khéo nơiNhư Lai tự tánh tựï giác giác tha. Phật bảo Đại Huệ: Cho ông tùy ý hỏi, ta sẽvì ông theo chỗ hỏi mà đáp. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Như Lai ứng cúng đẳngchánh giác là tác chăng? Là chẳng tác chăng? Là sự (quả) chăng? Là nhân chăng?Là tướng chăng? Là sở tướng chăng? Là thuyết chăng? Là sở thuyết chăng? Là giácchăng? Là sở giác chăng? Những câu như thế là khác hay chẳng khác?

Sắp hiển bày giác tánh Như Lai chẳng phải nhân chẳng phải quả cứu kính rànhrõ thuần nhất không lỗi. Tam-miệu tam Phật-đà dịch là Đẳng chánh giác cũng dịchlà Chánh biến tri. Như Lai, Ứng cúng, Đẳng Chánh Giác là ba trong mười hiệu. Ởđây hỏi về Pháp thân Như Lai nêu ba tức gồm nhiều hiệu. Chữ tác là nghĩa tukhởi. Chỗ y cứ khởi tạo tác là nhân, việc tạo tác thành hình là quả. Chữ sự làquả. Nhân tướng là tướng, quả tướng là sở tướng. Thuyết là người nói, sở thuyếtlà lý nói ra. Giác là người tri giác, sở giác là cảnh sở tri. Những câu như thếlà khác hay chẳng khác, là tác cùng chẳng tác v.v… Nay điệp chấp đều thành bốncâu. Bởi vì muốn hiển bày Pháp thân lìa tứ cú cứu kính rành rõ.

- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI NHÂN QUẢ XA LÌA TỨ CÚ.

Phật bảo Đại Huệ: Như Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác, đối những câu như thếchẳng phải sự chẳng phải nhân. Vì cớ sao? Vì đều có lỗi vậy. Đại Huệ! Nếu NhưLai là sự thì hoặc tác hoặc vô thường. Vì vô thường nên tất cả sự ưng là NhưLai, đều là chỗ chẳng muốn của ta và chư Phật. Nếu chẳng phải sở tác thì khôngsở đắc, là phương tiện ắt không, đồng với sừng thỏ và con thạch nữ, vì khôngthật có. Đại Huệ! Nếu không sự không nhân thì chẳng phải có chẳng phải không.Nếu chẳng phải có chẳng phải không thì ra ngoài tứ cú. Tứ cú thuộc về ngônthuyết của thế gian. Nếu ra ngoài tứ cú thì chẳng rơi vào tứ cú. Vì chẳng rơivào tứ cú nên người trí nhận giữ. Tất cả cú nghĩa của Như Lai cũng như thế,người tuệ nên biết.

Tóm hết các câu hỏi trên không ra ngoài hai nghĩa nhân và quả. Cho nên chỉnêu sự và nhân để rõ tự tánh Pháp thân Như Lai chẳng phải nhân chẳng phải quả.Nếu là sự thì do tạo ra, mà Vô thượng chánh chân chẳng đồng với pháp tu tạo vôthường ở thế gian. Nếu chẳng phải tác thì ngại không được, mà tự tánh trangnghiêm lìa chướng hiển bày vô lượng công đức vi diệu, chẳng phải là nghĩa rỗngkhông. Cho nên biết, chẳng phải sở tác, ấy là không sự. Nhưng chẳng phải chẳngtác thì, phương tiện đạt được phải do nhân mà rõ. Song, giác thể sẵn có là từliễu nhân được, chẳng phải từ sanh nhân mà được, ấy là không nhân. Không sự(quả) không nhân thì có không chẳng mắc, tứ cú chóng lìa. Tứ cú đã lìa là chỗtất cả ngôn thuyết chẳng đến, cú nghĩa thanh tịnh người trí chứng được. KinhĐại Bát Niết-bàn nói: “Phật tánh tuy có mà chẳng đồng hư không. Vì cớ sao? Vìhư không ở thế gian tuy dùng vô lượng phương tiện khéo léo mà không thể thấyđược, còn Phật tánh có thể thấy. Thế nên tuy có, chẳng phải như hư không. Phậttánh tuy không mà chẳng đồng với sừng thỏ. Vì cớ sao? Vì lông rùa sừng thỏ tuydùng vô lượng phương tiện khéo léo cũng không thể được sanh. Phật tánh có thểsanh, thế nên tuy không mà chẳng đồng với sừng thỏ”. Đây là mật chỉ về Phậttánh vi diệu, chỉ hàng chân thánh tự ở trong chứng được. Như thế, thể tánhchẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải nhân chẳng phải quả, ra ngoài độlượng, nên như thế mà biết. Bàn đại dịch là thạch nữ. Bàn đại tử là con thạch nữ.

- CHỈ PHÁP THÂN CHÂN NGÃ THƯỜNG LẶNG LẼ.

Như ta đã nói tất cả pháp vô ngã. Phải biết nghĩa này không ngã tánh nói làvô ngã. Tất cả pháp có tự tánh không tha tánh, như trâu ngựa. Đại Huệ! Thí nhưchẳng phải trâu là ngựa, chẳng phải ngựa là trâu, kỳ thật chẳng phải có chẳngphải không, kia chẳng phải không tự tánh. Như thế, Đại Huệ! Tất cả các phápchẳng phải không tự tướng. Có tự tướng ấy, nhưng chẳng phải chỗ hay biết củahàng vô ngã, ngu phu, vì vọng tưởng vậy. Như thế, tất cả pháp không, vô sanh, khôngtự tánh nên biết như thế.

Như Lai nói tự tánh Pháp thân chẳng phải nhân chẳng phải quả, mà chẳng phảiđoạn diệt. Cho nên ở đây lại dẫn câu pháp vô ngã để hiển bày Như Lai chân ngã.Bởi Như Lai tự tánh chân ngã thường bị pháp ngã che đậy, nên nói tất cả pháp vôngã. Cốt để hiển tự tánh Pháp thân chân như tự tướng. Nếu thấy tự tánh Phápthân chân như tự tướng thì càng biết tất cả pháp chân như tự tướng trong ngoàikhông chướng, trong trẻo thường lặng lẽ. Tất cả các pháp do tự tâm hiện ra, bởitự tâm hiện nên tất cả các pháp đều không ngã tánh, cho nên nói vô ngã, hiện rachỉ tại tâm. Tức là tất cả pháp có tự tánh, không tha tánh. Song không tha tánhtức là không ngã tánh. Bởi thế tất cả pháp nói vô ngã, vì tất cả pháp do tự tâmnên nói không tha tánh. Cho nên phàm nói tất cả pháp không, vô sanh, không tựtánh đều không có ý chỉ khác. Nên nói “chỉ có chân thức lại không có thứckhác”. Đây là chỗ đến tột của người giác tự tâm hiện lượng vậy. Tánh ngựa khôngphải trâu, tánh trâu không phải ngựa, để dụ không tha tánh chẳng phải không tựtánh. Không tha thì chẳng phải có, có tự thì chẳng phải không. Chẳng phải cóchẳng phải không chân như tự tướng chỉ bậc chân thánh tự chứng ở trong, kẻ nguphu phân biệt không có phần vậy.

-CHỈ PHÁP THÂN ĐỐI HIỆN PHI MỘT PHI KHÁC.

Như thế, Như Lai cùng ấm chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Nếu chẳngkhác ấm thì ưng vô thường; nếu khác ấm thì phương tiện ắt không; nếu hai thìưng có khác. Như sừng trâu tương tợ nên chẳng khác, dài ngắn sai biệt nên cókhác, tất cả pháp cũng như thế. Đại Huệ! Như trâu sừng bên phải khác sừng bêntrái, sừng bên trái khác sừng bên phải. Như thế dài ngắn các thứ sắc mỗi mỗikhác. Đại Huệ! Như Lai đối ấm, giới, nhập chẳng phải khác, chẳng phải chẳngkhác.

Đây hiển bày Pháp thân đối hiện chẳng phải một chẳng phải khác, chẳng phảichỗ biết của phàm ngu. Từ đây về sau thảy đều do thấy Như Lai tự tánh chân ngã,đồng với Báo, Hóa vượt phược (phàm phu) và thoát (Nhị thừa), đồng trí vàchướng, tự tánh Niết-bàn ra khỏi số lượng. Ấm tức chỉ sắc thân Như Lai. Nghĩalà Pháp thân cùng sắc thân chẳng phải một chẳng phải khác. Nếu một thì sắc thândiệt Pháp thân cũng ưng diệt, diệt thì vô thường. Nếu hai thì Pháp thân dophương tiện đạt được thảy đều không, vô nghĩa. Song, thân ngàn trượng Lô-xá-na(báo thân) và tất cả vô lượng ứng hóa tướng tốt vẻ đẹp thật có đối hiện. Nênnói “diệt sắc vô thường được chân sắc thường trụ”. Sừng trâu giống nhau dụ một.Dài ngắn sai biệt dụ hai. Nhưng thảy đều gọi là sừng trâu chẳng phải một chẳngphải khác. Cho nên nói “Như Lai đối ấm, giới, nhập cũng chẳng phải một chẳngphải khác”.

- CHỈ PHÁP THÂN VÀ GIẢI THOÁT CHẲNG PHẢI MỘT CHẲNG PHẢI KHÁC.

Như thế, Như Lai và giải thoát chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác. Nhưthế, Như Lai lấy giải thoát gọi tên. Nếu Như Lai khác giải thoát thì ưng thànhsắc tướng, vì thành sắc tướng nên vô thường. Nếu chẳng khác thì người tu hànhđược tướùng nên không có phân biệt. Song người tu hành thấy phân biệt. Thế nên,chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác.

Niết-bàn có ba đức: Pháp thân, giải thoát, bát-nhã, như chữ y (0o0) có bađiểm, chẳng ngang chẳng dọc. Song ở đây nói Pháp thân cùng giải thoát chẳngphải một chẳng phải khác. Bởi vì Như Lai do giải thoát được tên. Nếu khác thìPháp thân Như Lai đã chứng giải thoát đồng với sắc tướng, ưng là vô thường. Đâubiết rằng Pháp thân Như Lai tức là giải thoát, giải thoát tức là Pháp thân,thanh tịnh không nhơ, thể không có hai. Nếu chẳng khác thì người tu hành năngchứng sở chứng ưng không sai biệt, mà thấy có sai biệt. Như thập chân như, hàngSơ địa đã đạt, mà đối với chứng hạnh vẫn chưa viên mãn. Vì khiến họ viên mãnnên sau lại dựng lập mỗi địa, mỗi địa có cạn sâu sai biệt thấy khác. Thế nênchẳng phải một chẳng phải khác.

- CHỈ TRÍ CHƯỚNG CHẲNG PHẢI MỘT CHẲNG PHẢI KHÁC.

Như thế, trí và sở tri chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Đại Huệ! Trívà sở tri chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác ấy, là phi thường, phi vôthường, phi tác, phi sở tác, phi hữu vi, phi vô vi, phi giác, phi sở giác, phitướng, phi sở tướng, phi ấm, phi khác ấm, phi thuyết, phi sở thuyết, phi một,phi khác, phi đồng, phi chẳng đồng. Vì phi một, phi khác, phi đồng, phi chẳngđồng nên đều lìa tất cả lượng.

Trước nói Pháp thân cùng giải thoát chẳng phải một chẳng phải khác. Ở đâynói Pháp thân cùng bát-nhã chẳng phải một chẳng phải khác. Song lại nói bát-nhã(trí) cùng sở tri chẳng phải một chẳng phải khác ấy, vì bát-nhã là thủy giác từPháp thân bản giác mà sanh, nói thủy thì cùng với bản không khác. Nếu sở trichướng đến thập nhất địa vẫn còn có hai phần ngu cực vi tế, đến Diệu giác Phậtđịa mới hay trừ sạch. Đó là trí cùng chướng phân rõ có hai. Lại nói chẳng phảimột chẳng phải khác ấy, bởi vì lìa trí không chướng, lìa chướng không trí, phápkhông có ngã tánh nơi đây càng rõ. Song Như Lai tự tánh chân ngã lìa tứ cú vượttất cả số lượng, chẳng phải chỗ biết của tư lương. Kèm nói tác phi tác v.v… đềulà lặp lại lời hỏi trước để nhiếp hết trong lìa tứ cú.

- TỔNG KẾT PHÁP THÂN LÌA CÁC CĂN LƯỢNG GỒM TỤNG.

Lìa tất cả lượng thì không ngôn thuyết, không ngôn thuyết thì vô sanh. Vô sanhthì không diệt, không diệt thì tịch diệt. Tịch diệt thì tự tánh Niết-bàn. Tựtánh Niết-bàn thì không sự không nhân. Không sự không nhân thì không phan duyên(vin theo). Không phan duyên thì ra ngoài tất cả hư ngụy. Ra ngoài tất cả hưngụy tức là Như Lai. Như Lai tức là Tam-miệu Tam Phật-đà (Samyak-Sam BuddhaĐẳng chánh giác). Đại Huệ! Ấy gọi là Tam-miệu Tam Phật-đà Phật-đà. Đại Huệ!Tam-miệu Tam Phật-đà Phật-đà ấy, là lìa tất cả căn lượng.

Đây là kết tự tánh Pháp thân Như Lai vượt qua tất cả số lượng, tự chứng đượcở trong, tất cả danh ngôn đều chẳng phải thể của nó. Người chứng được thể nàymới biết sanh diệt đều không, chỉ có tịch tĩnh, nên nói “tự tánh Niết-bàn”. Tựtánh Niết-bàn chẳng phải nhân chẳng phải quả, hết các động niệm, dứt tâm tưtưởng, tột mé gốc vô minh, cứu kính giải thoát không có hư ngụy, là chân Phápthân, là bình đẳng thân, hằng lìa tất cả cảnh giới các căn. Như Lai nơi hội BátNiết-bàn khắp bảo đại chúng rằng: “Ta dùng Bát-nhã sâu xa xem khắp tam giới tấtcả lục đạo, các núi bể cả, quả đất, hàm sanh. Như thế tam giới căn bản tánhlìa, cứu kính tịch diệt đồng với tướng không, không tên, không biết, hằng đoạncác hữu, xưa nay bình đẳng không có tưởng cao thấp, không thấy không nghe khônggiác, không tri, không thể trói buộc, không thể giải thoát, không chúng sanhkhông thọ mạng, chẳng sanh, chẳng khởi chẳng tận chẳng diệt, chẳng phải thếgian chẳng phải chẳng thế gian. Niết-bàn sanh tử đều không thể được, hai bênbình đẳng. Vì các pháp bình đẳng nên ở yên lặng lẽ, không có chỗ thi vi, cứukính an ổn, hẳn không thể được. Từ pháp vô trụ mà pháp tánh thi vi đoạn tất cảtướng, một không thể có. Pháp tướng như thế, kẻ biết được nó gọi là người xuấtthế. Không biết việc ấy gọi là gốc sanh tử”. Đây chính là Như Lai tự tánh giảithoát cùng tất cả pháp đồng trụ chân như bản tế, trong ngoài hằng lìa tất cảlỗi lầm. Tất cả chúng sanh cũng đồng đủ cái này, chỉ vì khách nhiễm che lấp,một niệm giác biết tức đồng sẵn được.

Khi ấy, Thế tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Thảy lìa các căn lượng Không sự cũng không nhân

Đã lìa giác sở giác Cũng lìa tướng sở tướng

Ấm duyên đẳng chánh giác Một, khác chớ hay thấy

Nếu không có thấy đó Làm sao mà phân biệt.

Phi tác phi bất tác Phi sự cũng phi nhân

Phi ấm phi tại ấm Cũng phi có dư tập

Cũng phi có các tánh Như kia vọng tưởng thấy

Nên biết cũng phi vô Pháp này pháp cũng thế.

Đây là tổng tụng Pháp thân lìa nhân quả, năng sở, căn khí một khác tứ cú.Không có thấy lìa ấy, cũng không pháp tự tánh, cũng lại phi không pháp, khá gọithật được pháp thể. Ngộ đây sẽ lặng lẽ tự hết.

Bởi có nên có không Bởi không nên có có

Nếu không chẳng nên tho Nếu có chẳng nên tưởng.

Hoặc nơi ngã phi ngã Ngôn thuyết lượng không dứt

Chìm đắm ở hai bên Tự hoại hoại thế gian

Giải thoát tất cả lỗi Chính quán sát ngã thông

Ấy gọi là chánh quán Chẳng hủy đại Đạo sư.

Nếu không chẳng nên thọ, nếu có chẳng nên tưởng là, không thì cứu kính khôngchẳng nên lại không, có thì xưa nay có chẳng nên lại có, bởi có không đối đãinhau, tánh chẳng có không. Chẳng đạt ngã thông thì không có chánh kiến, mắc kẹthai bên tự hoại hoại người, chê bai Như Lai, đâu còn gì hơn kẻ này. Thế Tônthường bảo: “Nếu nói có đó, người trí chẳng nên nhiễm; nếu nói không đó, tức làvọng ngữ. Nếu nói có đó chẳng nên lặng thinh, cũng chẳng nên hý luận tranhtụng”. Ý chỉ này tế nhị thay!

2- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG SANH CHẲNG DIỆT LÌA NGÔN THUYẾT.

- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI KHÔNG TÁNH.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn nói kinh “Nhiếpthọ chẳng sanh chẳng diệt”. Lại, Thế Tôn nói chẳng sanh chẳng diệt là tên kháccủa Như Lai. Thế nào Thế Tôn là không tánh nên nói chẳng sanh chẳng diệt, cholà tên khác của Như Lai? Phật bảo Đại Huệ: Ta nói tất cả pháp chẳng sanh chẳngdiệt các loại có không chẳng hiện. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu tất cả phápchẳng sanh thì, pháp nhiếp thọ không thể được, vì tất cả pháp chẳng sanh. Nếutrong danh tự có pháp, cúi xin Thế Tôn vì nói. Phật bảo Đại Huệ: Lành thay,lành thay! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Ta nói Như Lai chẳngphải không tánh, cũng chẳng phải chẳng sanh chẳng diệt nhiếp tất cả pháp, cũngchẳng đợi duyên nên chẳng sanh chẳng diệt, cũng chẳng phải vô nghĩa.

Đây là nhằm ngoài tự tâm hiện lượng chấp tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt,lấy đó khởi nạn. Bởi vì người theo danh mất nghĩa nên Phật vì phát minh. TrongKinh kiến lập tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt là vì không tánh nên nói, chẳngvì có tánh nói. Lại nói là tên khác của Như Lai thì chẳng phải không tánh. Ấylà hiện rơi vào có tánh mà nói không pháp thì có không đều đọa. Đây là ý nạncủa Đại Huệ. Thế Tôn bảo: Ta nói tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt những loạicó không chẳng hiện. Đại Huệ không biết từ tự tâm hiện lượng nói chẳng sanhchẳng diệt chóng vượt có không mà cho là tất cả pháp đã không sanh diệt khôngưng lại nhiếp thuộc có pháp. Nếu bảo tên khác của Như Lai, tên ắt có nghĩa, ấylà nhiếp thuộc có pháp. Cho nên Thế Tôn lại bảo: Ta nói Như Lai chẳng phảikhông tánh. Mới biết tâm lượng bản hữu chẳng đồng sừng thỏ, y nghĩa bất giácdường như các pháp hiện, vốn không có sanh cũng không có chỗ diệt. Chẳng sanhdiệt này là nói pháp không tự tánh. Chẳng phải nói thảy không các pháp, chẳngnên nhiếp thuộc có, lại đợi duyên hết mới thấy không sanh. Cũng chẳng phải vônghĩa là, nói nghĩa tự tâm như thật chẳng sanh, chẳng giác nghĩa tự tâm nhưthật chẳng sanh, chỉ đến trên danh cú chẳng sanh chẳng diệt vọng chấp khôngtánh, chẳng ưng nhiếp thuộc về có, tức là có chữ mà không nghĩa. Cho nên vănsau bàn rộng vậy.

- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI CHÍNH KHI SANH MÀ VÔ SANH.

Đại Huệ! Ta nói ý sanh Pháp thân danh hiệu Như Lai. Chẳng sanh kia là chẳngphải cảnh giới của tất cả ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát thất trụ.Đại Huệ! Chẳng sanh kia là dị danh của Như Lai. Đại Huệ! Thí như Nhân-đà-laThích-ca, Bất-lan-đà-la những vật như thế, mỗi mỗi vật đều có nhiều tên, cũngchẳng phải có nhiều tên mà có nhiều tánh, cũng chẳng phải không tự tánh.

Đây tức sanh nói vô sanh để hiển ý chỉ thâm mật, vẫn không nên theo danh mấtnghĩa. Bởi ý sanh Pháp thân tức là chẳng sanh, nên nói dị danh Như Lai. Nghĩachẳng sanh này chẳng phải cảnh giới của Nhị thừa và hàng Thất địa. Thất địa vềtrước chỉ hết nhân sanh, chớ chẳng đạt được tự tánh vô sanh của Như Lai. Tựtánh vô sanh của Như Lai là chân như bình đẳng, tùy chỗ tùy thời không có tướngkhởi diệt. Chẳng phải duyên hết mới hiện, cho nên chăûng kẹt nơi vô sanh sởliễu năng liễu. Nhân-đà-la Thích-ca, Bất-lan-đà-la đều là dị danh của Đế Thích.Chẳng phải do nhiều tên mà có nhiều tánh là, thể một mà tên khác. Cũng chẳngphải không tự tánh là, nhiều tên dùng để nói một thể, lại phải nhân tên mà đượcthể.

- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI TÊN KHÁC THỂ MỘT.

Như thế, Đại Huệ! Ta ở thế giới Ta-bà này, trải ba a-tăng-kỳ có trăm ngàndanh hiệu. Kẻ ngu thảy đều nghe, mỗi người nói tên ta mà không hiểu ta, ấy làdị danh Như Lai. Đại Huệ! Hoặc có chúng sanh biết ta là Như Lai, có chúng sanhbiết ta là Nhất thiết trí, có chúng sanh biết ta là Phật, có chúng sanh biết talà Cứu thế, có chúng sanh biết ta là Tự giác, có chúng sanh biết ta là Đạo sư,có chúng sanh biết ta là Quảng đạo, có chúng sanh biết ta là Nhất thiết đạo, cóchúng sanh biết ta là Tiên nhân, có chúng sanh biết ta là Phạm, có chúng sanhbiết ta là Tỳ-nữu, có chúng sanh biết ta là Tự tại, có chúng sanh biết ta làThắng, có chúng sanh biết ta là Ca-tỳ-la, có chúng sanh biết ta là Chân ThậtBiên, có chúng sanh biết ta là Nguyệt, có chúng sanh biết ta là Nhật, có chúngsanh biết ta là Vương, có chúng sanh biết ta là Vô sanh, có chúng sanh biết talà Vô diệt, có chúng sanh biết ta là Không, có chúng sanh biết ta là Như như,có chúng biết ta là Đế, có chúng biết ta là Thật tế, có chúng biết là Pháptánh, có chúng biết là Niết-bàn, có chúng biết là Thường, có chúng biết là Bìnhđẳng, có chúng biết là Bất nhị, có chúng biết là Vô tướng, có chúng biết làGiải thoát, có chúng biết là Đạo, có chúng biết là Ý sanh. Đại Huệ! Trải qua baa-tăng-kỳ có trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳng thêm chẳng bớt, thế giới này vàthế giới khác thảy đều biết ta, như mặt trăng trong nước chẳng ra chẳng vào.

Như Lai ở cõi nước ta-bà có đến vô lượng trăm ngàn dị danh tùy tâm chúngsanh ứng với lượng sở tri, mỗi chúng có lời khác, mà không biết nghĩa tự tánhchân thật Như Lai như trăng trong nước, chẳng ra chẳng vào chẳng phải có chẳngphải không. Chẳng hiểu dị danh của Như Lai là tất cả chúng sanh chỉ biết tứcnơi danh nhận nghĩa, mà chẳng hiểu Như Lai tuy có nhiều danh chỉ nói lên mộtthể. Nên nói tự tánh thanh tịnh Như Lai, chỉ chứng tương ưng, chẳng phải danhnói đến được. Như trăng trong nước chẳng thể nói có không, không thể nói xagần, không thể chỉ bày, không thể độ lượng, thật chẳng phải không tánh, màchẳng rơi vào số lượng có không.

Các kẻ ngu kia không thể biết ta, vì rơi vào hai bên. Song thảy cung kínhcúng dường nơi ta, mà không khéo hiểu biết câu lời nghĩa thú chẳng phân biệtđược danh, chẳng hiểu tự thông. Chấp trước các thứ ngôn thuyết chương cú, nơichẳng sanh diệt khởi tưởng vô tánh. Chẳng biết danh hiệu sai biệt của Như Lai,biết Nhân-đà-la Thích-ca, Bất-lan-đà-la mà chẳng hiểu tự thông, hội qui về chỗtột cùng, nơi tất cả pháp tùy chỗ chấp trước.

Kẻ ngu không biết tự tánh Pháp thân Như Lai vọng thấy có không đắm trước nơidanh tự, mà đối với câu tất cả pháp chẳng sanh diệt, khởi tưởng không tánh. Đâychính là chẳng hiểu tự thông vọng chấp tất cả pháp là chẳng sanh diệt. Tất cảdanh hiệu đều nói một thể, nhân danh đạt thể, đạt thể thì lìa lời nói. Nên nóihội quy về chỗ tột cùng. Chẳng rõ nghĩa này chỉ nơi danh thuyết riêng sanh lý thú,luống thêm đa văn tăng trưởng ngã kiến.

- CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI LÌA LỜI NÓI HIỂN CHÂN THẬT.

+ CHỈ NGHĨA CHÂN PHÁP THÂN CHẲNG RƠI VÀO VĂN TỰ.

Đại Huệ! Những người si kia nói thế này “Nghĩa như lời nói, nghĩa lời khôngkhác. Vì cớ sao? Vì nghĩa không có thân, ngoài ngôn thuyết lại không có nghĩakhác, chỉ dừng nơi ngôn thuyết”. Đại Huệ! Kia bị trí ác thiêu đốt chẳng biết tựtánh ngôn thuyết, chẳng biết ngôn thuyết sanh diệt, nghĩa chẳng sanh diệt. ĐạiHuệ! Tất cả ngôn thuyết rơi vào văn tự, nghĩa thì chẳng rơi, vì lìa tánh phitánh, không thọ sanh cũng không thân. Đại Huệ! Như Lai chẳng nói pháp rơi trongvăn tự, vì văn tự có không không thể được, trừ chẳng rơi vào văn tự.

Đây nói người ngu si chẳng đạt tự tánh chân nghĩa, bảo nghĩa không thể tánh,mà lấy ngôn thuyết làm cảnh giới giác tưởng sở hành cho là tột các nghĩa vị.Cho nên nói “chỉ dừng nơi ngôn thuyết”. Đây không những là chẳng biết nghĩa, màcũng chẳng biết tự tánh ngôn thuyết. Ngôn thuyết y nơi nghĩa vốn không tự thểlà tánh sanh diệt. Nên nói “ngôn thuyết tự tánh”. Nghĩa lìa ngôn thuyết tánhchẳng phải sanh diệt, chẳng thuộc có không. Đã lìa sanh diệt có không cũng lìacái lìa. Kinh Viên Giác nói: “Biết là không hoa liền không luân chuyển, cũngkhông thân tâm thọ cái sanh tử kia”. Tức ở đây nói “không thọ sanh cũng khôngthân”. Lại Viên Giác nói: “Cái tri giác kia vẫn như hư không, biết hư không ấytức là tướng không hoa, cũng không thể nói không có tánh tri giác”. Tức ở đâynói “trừ chẳng rơi vào văn tự”. Tự tánh Pháp thân Như Lai không sanh khôngthân, chẳng rơi trong văn tự, mà chẳng phải không chẳng rơi. Kẻ ngu si khôngtrí chẳng phân biệt thuyết và nghĩa, vọng tự đắm trước, là đáng thương xót vậy.

+- CHỈ NHƯ LAI KIẾN LẬP NGÔN THUYẾT VÌ DẸP NGÔN THUYẾT.

Đại Huệ! Nếu có người nói rằng “Như Lai nói pháp rơi vào văn tự”, người nàyắt vọng ngữ, vì pháp lìa văn tự. Thế nên, Đại Huệ! Chư Phật chúng ta và các vịBồ-tát không nói một chữ chẳng đáp một chữ. Vì cớ sao? Vì pháp lìa văn tự,chẳng phải không nói nghĩa lợi ích. Ngôn thuyết là vọng tưởng của chúng sanh.Đại Huệ! Nếu chẳng nói tất cả pháp thì giáo pháp ắt hoại. Giáo pháp hoại thìkhông có chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, nếu không thì ai nói và vìai?

Như Lai nói ra đều vì nghĩa, mượn ngôn thuyết để vào đệ nhất nghĩa. Tức nơingôn thuyết nói đệ nhất nghĩa rời ngôn thuyết. Cho nên từ thành Phật cho đếnNiết-bàn, ở trong khoảng giữa ấy, Phật chẳng nói một chữ. Nghĩa là không mộtlời rơi vào tướng văn tự, mà chẳng phải không nhằm lợi ích chúng sanh vì phânbiệt nói. Nếu không nhằm lợi ích chúng sanh phân biệt nói thì hàng Nhị thừa,Bồ-tát kia từ đâu dựng lập vào nghĩa chân thật. Như thế thì thánh giáo diệthoại, ai dạy cho ai ư? Cho nên biết tất cả ngôn thuyết đều không có thật pháp,vì đệ nhất nghĩa mà có nói bày. Do thuyết mà nhập nghĩa, nghĩa hiển thì thuyếtlìa. Thuyết tức không thuyết, chỉ tức không chỉ. Cho nên nói “chư Phật Bồ-tátkhông nói một chữ”.

Thế nên, Đại Huệ! Đại Bồ-tát chớ kẹt ngôn thuyết, tùy nghi phương tiện rộngnói kinh pháp. Vì hy vọng phiền não của chúng sanh chẳng phải một, nên ta vàchư Phật tùy các thứ hiểu biết sai khác của chúng sanh mà nói các pháp, khiếnlìa tâm ý ý thức, chẳng phải vì được chỗ tự giác thánh trí.

Đây là dạy bảo Bồ-tát tùy căn thức chúng sanh rộng nói kinh pháp, chẳng nênmắc nơi ngôn thuyết. Nếu có nói ra đều nhân các thứ hy vọng, các thứ phiền não,các thứ hiểu khác của chúng sanh, mà vì phá trừ. Khiến họ lìa cái hư ngụy từ vôthủy, chuyển tâm ý ý thức, tự biết tự chứng. Quyết không có nói chỉ bày chỗ tựgiác thánh trí. Bởi vì tự giác thánh trí lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng tâmduyên, tự chứng được ở bên trong, chẳng phải chỗ hiển bày của vọng tưởng ngônthuyết. Cho nên biết, chư Phật nói pháp như thầy thuốc trị bệnh, chỉ có phươngpháp dẹp trừ bệnh nhặm, mà không có phương pháp làm tăng thêm ánh sáng. Thuyếtcùng với nghĩa có tánh hay không tánh rõ ràng tự thấy.

Đại Huệ! Đối tất cả pháp không thật có, giác tự tâm hiện lượng, lìa hai thứvọng tưởng. Các vị đại Bồ-tát y nơi nghĩa chẳng y văn tự. Nếu người thiện namthiện nữ y văn tự là tự hoại đệ nhất nghĩa, cũng không thể giác ngộ cho người,rơi vào ác kiến tương tục mà vì chúng nói, chẳng khéo rõ biết tất cả pháp, tấtcả địa, tất cả tướng, cũng chẳng biết chương cú. Nếu người khéo biết tất cảpháp, tất cả địa, tất cả tướng, thông đạt chương cú, đầy đủ tánh nghĩa thì họhay dùng chánh lạc vô tướng mà tự vui thích, bình đẳng đại thừa, dựng lập chochúng sanh.

Trước nói ngôn thuyết chẳng vì được chỗ tự giác thánh trí. Ở đây nói ngườiđược tự giác thánh trí thâm đạt pháp tướng, có dựng lập ra tự nhiên chẳng rơivào cảnh giới văn tự vọng tưởng. Phàm văn tự hay làm ngu người là, nói ra tấtcả pháp theo cảnh giới có, không vọng tưởng. Nếu đạt tất cả pháp không có tựtánh đều duy tâm hiện, lìa cảnh giới vọng tưởng của hai thứ có không thì chỗ chỉcủa văn tự phải xem thế nào? Cho nên y văn tự thì không thể nói đệ nhất nghĩa,mà trái lại hay hoại đệ nhất nghĩa. Bởi không khéo rõ biết tất cả pháp, tất cảđịa, tất cả tướng, chân như bản tế, thì cũng không thể biết chương cú của thánhgiáo. Vì thế, dựng lập tất cả pháp, tất cả địa, tất cả tướng đều lìa tướng hiểnbày đầy đủ tánh nghĩa. Mới tin thánh giáo ly ngôn, chỉ vì dẹp trừ hý luận,riêng nêu duy tâm, bên trong tự chứng hiện trụ nơi pháp lạc, bên ngoài dựng lậpbình đẳng nhất thừa. Sở hành của tự giác thánh trí này, Như Lai vì Bồ-tát ynghĩa dạy bảo thâm thiết, đâu phải cạn cợt ư?

Này Đại Huệ! Nhiếp thọ đại thừa thì nhiếp thọ chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác,Thanh văn. Nhiếp thọ chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn thì nhiếp thọ tấtcả chúng sanh. Nhiếp thọ tất cả chúng sanh thì nhiếp thọ chánh pháp. Nhiếp thọchánh pháp thì giống Phật chẳng dứt. Giống Phật chẳng dứt thì hay rõ biết đượcchỗ vào thù thắng. Biết được chỗ vào thù thắng là hàng đại Bồ-tát thường đượchóa sanh, dựng lập đại thừa mười sức tự tại, hiện các sắc tượng, thông đạt cáctướng phiền não, hy vọng, hình loại của chúng sanh, nói pháp như thật. Như thậtlà, chẳng khác, như thật là, tướng chẳng đến chẳng đi, tất cả hư ngụy đều dứt,ấy gọi là như thật. Đại Huệ! Người thiện nam thiện nữ chẳng nên nhiếp thọ theolời nói mà chấp trước. Vì chân thật là lìa văn tự.

Đại thừa tức là pháp tự giác thánh trí nhất thừa. An trụ tự giác thánh trínhất thừa tức là chỗ nhiếp thọ của chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn. Bởivì tự giác thánh trí này là chỗ xuất sanh chư Phật, Bồ-tát. Nếu hay an trụ tứccùng chư Phật, Bồ-tát đồng thể nhiếp nhập; cũng hay nhiếp thọ chúng sanh, chúngsanh y đó mà được lợi lạc; cũng hay nhiếp thọ chánh pháp, chẳng bị tất cả thếluận làm dao động, tất cả ngoại đạo không tìm được chỗ dở, nắm giữ đệ nhấtnghĩa pháp ấn tự tánh Như Lai, tức là giống Phật chẳng dứt. Đệ nhất nghĩa tâmtự tánh này tức là tất cả chỗ thù thắng. Nên nói “được đại tổng trì”. Được đạitổng trì tự nhiên tùy chỗ hóa sanh, dựng lập đại thừa, thành tựu thập lực, đốihiện sắc thân tùy phiền não chúng sanh mà vì cứu giúp, dùng pháp vị như thật vôtướng an trụ điều phục, dứt các hý luận. Cho nên răn người tu hành không nênnhiếp thọ ngôn thuyết, chỉ phải nhiếp thọ chân thật. Đây là lìa văn tự mà được,chẳng phải cảnh giới giác tuởng. Người trí đối chỗ này nên phải tự nhận.

Đại Huệ! Như vì kẻ ngu lấy ngón tay chỉ vật, kẻ ngu nhìn ngón tay mà chẳngthấy vật thật. Như thế kẻ ngu theo ngôn thuyết chỉ bày rồi nhiếp thọ chấptrước, rốt cùng chẳng bỏ, trọn không được đệ nhất thật nghĩa lìa ngôn thuyếtchỉ ra. Đại Huệ! Thí như đứa bé nên cho thức ăn chín, không nên cho thức ănsống. Nếu cho thức ăn sống khiến nó phát cuồng, vì không biết phương tiện thứtự làm cho chín. Đại Huệ! Chẳng sanh chẳng diệt như thế, nếu chẳng có phươngtiện tu hành tức là chẳng khéo. Thế nên phải khéo phương tiện tu hành, chớ theolời nói như xem ngón tay.

Đây lại nói phải lìa ngôn thuyết được đệ nhất nghĩa. Ngón tay dụ ngônthuyết. Vật dụ đệ nhất nghĩa. Nghĩa là đệ nhất nghĩa do ngôn thuyết mà vàochẳng phải ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa, cũng chẳng phải sở thuyết là đệ nhấtnghĩa. Nếu y ngôn thuyết khởi cảnh giới vọng tưởng giác đó là chấp sâu dày.Khiến người phát cuồng tức là cho cảnh giới vọng giác làm đệ nhất nghĩa, mấttrí phương tiện, tự lầm làm lầm người. Như nói “tất cả pháp chẳng sanh”, đây làngôn thuyết. Tự phải phương tiện quán sát pháp nào chẳng sanh, tại sao chẳngsanh? Dùng phương tiện quán sát liền biết tất cả pháp chỉ tự tâm hiện ra. Mê tựtâm thì vọng thấy hiện ra, hiện nhân mê thấy chẳng có pháp thật. Giác tự tâmlượng thì mê vọng liền dứt, tất cả chẳng phải riêng có, trọn không có lấy bỏ.Chỗ không lấy bỏ ấy là tự tánh chân như, trong ngoài lặng lẽ, tức là đệ nhấtthật nghĩa. Đây là khéo phương tiện tu vậy. Nếu nghe “tất cả pháp chẳng sanh”liền trên tất cả pháp phân tích thành vi trần đến không có gì, ấy cũng thuộctướng khác của vọng tưởng. Bởi vì nơi không chấp có, lại nơi có chấp không,thảy đều đối pháp như thật riêng khởi cảnh giới, ấy là tướng khác. Cho đến nghenói “tâm lượng” rồi dùng vọng tưởng giác, giác nơi tự tâm chấp là sâu kín, cũngđều do vọng hiện vọng, chẳng lìa vọng tưởng. Y ngôn thuyết mà chấp như xem ngóntay. Cho nên trên có dụ thức ăn sống, nếu không có phương tiện trở lại thêm lớnbệnh cuồng.

Thế nên, Đại Huệ! Nơi nghĩa chân thật phải phương tiện tu. Nghĩa chân thậtlà lặng lẽ vi diệu, là nhân Niết-bàn. Còn ngôn thuyết là do vọng tưởng hiệp.Vọng tưởng là do gom họp sanh tử. Đại Huệ! Nghĩa chân thật là từ người đa vănmà được. Đại Huệ! Đa văn là giỏi về nghĩa, chẳng phải giỏi về ngôn thuyết. Giỏinghĩa là không theo các kinh luận ngoại đạo, tự thân chẳng theo cũng khôngkhiến người khác theo, ấy gọi là đại đức đa văn. Thế nên người muốn cầu nghĩaphải thân cận bậc đa văn, nên gọi là giỏi nghĩa. Trái với người này tức là chấptrước ngôn thuyết, nên phải lìa xa.

Là nhân chẳng phải quả gọi là Phật tánh. Là quả chẳng phải nhân gọi làNiết-bàn. Chẳng phải nhân chẳng phải quả là Phật tánh. Không nhân không quả làđại bát Niết-bàn. Đây đều là lời nói của Như Lai, lời thì khác mà nghĩa là một.Nghĩa chân thật là, tự tánh thanh tịnh làm nhân, cứu kính lặng lẽ làm quả. Songđây chẳng phải chỗ đến của người giỏi ngôn thuyết. Phải biết cái tịnh của tựtánh chẳng sanh lặng lẽ, không có nhân tướng; lặng nơi tự tánh chẳng từ tu đượccũng không có nghĩa quả. Chỗ này người giác tự tâm hiện lượng tự biết tự chứngchẳng theo tất cả cảnh giới ngôn thuyết vọng tưởng. Nếu theo ngôn thuyết thìtăng trưởng vọng chấp, nhóm nhân sanh tử, tức chẳng phải Như Lai nói là đa văn.Như Lai thường nói người chỉ nghe hai chữ “thường trụ” hiểu sâu nghĩa thú gọilà đa văn. Nếu người đọc được mười hai bộ tất cả Khế-kinh, mà chẳng nghe“thường trụ” gọi là vô văn. Thân cận bậc đa văn nên nói là giỏi nghĩa chẳngphải giỏi ngôn thuyết. Phải tự xét kỹ vậy.

3 - CHỈ NHƯ LAI CHẲNG SANH CHẲNG DIỆT KHÔNG ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO.

-NẠN NHƯ LAI ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO BỐN THỨ NHÂN TƯỚNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại nương oai thần của Phật bạch Phật: Thế Tôn! ThếTôn hiển bày “chẳng sanh chẳng diệt” không có gì kỳ đặc. Vì cớ sao? Vì tất cảngoại đạo về nhân cũng nói “chẳng sanh chẳng diệt”. Thế Tôn cũng nói hư không,phi số duyên diệt (Phi trạch diệt) và Niết-bàn giới chẳng sanh chẳng diệt? ThếTôn! Ngoại đạo nói nhân sanh các thế gian. Thế Tôn cũng nói vô minh, ái,nghiệp, vọng tưởng làm duyên sanh các thế gian. Kia nhân, đây duyên chỉ là tênsai biệt thôi? Ngoại vật nhân duyên cũng như thế. Thế Tôn cùng ngoại đạo luậnkhông có sai biệt. Vi trần, thắng diệu, tự tại, chúng sanh chủ v.v… như thếchín vật chẳng sanh chẳng diệt. Thế Tôn cũng nói tất cả tánh chẳng sanh chẳngdiệt, có không, không thể được? Ngoại đạo cũng nói tứ đại chẳng hoại, tự tánhchẳng sanh chẳng diệt, tứ đại thường, tứ đại ấy cho đến châu lưu các thú chẳngbỏ tự tánh. Thế Tôn đã nói cũng lại như thế? Thế nên con nói không có gì kỳđặc, cúi xin Thế Tôn vì nói chỗ sai biệt, do đó kỳ đặc hơn các ngoại đạo. Nếukhông sai biệt thì tất cả ngoại đạo đều cũng là Phật, vì chẳng sanh chẳng diệt.Song Thế Tôn nói trong một thế giới có nhiều Phật ra đời là vô lý. Nếu nhưtrước đã nói thì trong một thế giới lý ưng có nhiều Phật, vì không sai biệt?

Đây dùng bốn nạn muốn Như Lai phát minh lý do khác với ngoại đạo.

Một, nạn ngoại đạo chấp tác giả nhân chẳng sanh chẳng diệt, đồng với Như Laiba pháp vô vi. Hư không tức là hư không vô vi, phi số duyên diệt tức là phitrạch diệt vô vi, Niết-bàn tức là trạch diệt vô vi. Bởi chẳng biết ngoại đạonói tác nhân là ở trong mê vọng chấp, nhiếp thuộc sanh diệt. Chẳng sanh chẳngdiệt cũng là vọng chấp. Nên nói sanh diệt tướng khác, chẳng đồng với ba pháp vôvi. Như Lai giác tự tâm hiện lượng, tự tánh lặng lẽ.

Hai, nạn ngoại đạo chấp tác giả nhân sanh các thế gian, đồng với Như Lai nóimười hai nhân duyên ba đời tương tục. Bởi không biết kia chấp tánh sanh, đâychỉ vọng duyên. Tất cả duyên sanh thảy do vọng hiện, chẳng phải tự chẳng phảitha, chẳng phải cộng chẳng phải không.

Ba, nạn vi trần, thắng tánh như thế chín vật chẳng sanh chẳng diệt, cũngđồng với Như Lai nói tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt. Đâu biết Như Lai nói tựtướng pháp tánh, chân như dù có Phật ra đời hay không Phật, pháp nhĩ như thế,chẳng đồng với ngoại đạo vọng tưởng mà thành không có nghĩa thật.

Bốn, nạn ngoại đạo chấp tự tánh tứ đại là thường là một, đồng với Như Lainói có tứ đại khắp mười phương giới chẳng lưu ngại nhau. Bởi không biết Như Lainói phi nhân phi duyên, phi hòa phi hợp cũng phi tự nhiên, do vọng tưởng hiện.Chính ở trong kinh Lăng Nghiêm nói rằng: “Kiến cùng kiến duyên và tướng sởtưởng như hoa đốm trong hư không vốn không thật có. Cái kiến và duyên này vốnlà bồ-đề diệu tịnh minh thể”.

Trong một thế giới không có nhiều Phật. Nếu ngoại đạo đồng với Phật tức làcó nhiều Phật. Tổng nạn ngoại đạo đồng với Phật để hiển bày sai biệt vậy.

-CHỈ NHƯ LAI GIÁC TÂM TƯ ÏLƯỢNG VỌNG TƯỞNG CHẲNG SANH.

Phật bảo Đại Huệ: Ta nói chẳng sanh chẳng diệt không đồng với ngoại đạo nóichẳng sanh chẳng diệt. Vì cớ sao? Vì ngoại đạo kia chấp có tánh tự tánh đượctướng chẳng sanh chẳng biến, ta chẳng rơi vào loại có không như thế. Đại Huệ!Ta nói lìa loại có không, lìa sanh diệt, chẳng phải tánh chẳng phải không tánh,như các thứ huyễn mộng hiện, cho nên chẳng phải không tánh. Thế nào không tánh?nghĩa là sắc tướng không tự tánh nhiếp thọ, vì hiện chẳng hiện, vì nhiếp chẳngnhiếp. Bởi lẽ ấy, tất cả tánh không tánh chẳng phải không tánh. Chỉ giác tự tâmhiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh an ổn vui vẻ thế sự hằng dứt.

Ngoại đạo mê tự tâm lượng, chỗ từ tâm hiện chấp có tự tánh. Đây vì khôngbiết sanh nhân lưu chú, thấy lưu chú tương tục được tướng chẳng sanh diệt, gọi làrơi vào bên có. Vì tác giả làm nhân mà chẳng phải nhân, cũng rơi vào bên không.Pháp của Như Lai chẳng phải có chẳng phải không, lìa các thứ sanh diệt. Nên nói“các thứ sắc tướng thảy đều không có tự tánh như mộng huyễn”. Mộng huyễn chẳngphải không, vì không tánh nên chẳng phải có; có thấy có nhận chẳng thể nóikhông, không thấy không nhận chẳng thể nói có. Có không đều phi, cả hai đều xalìa. Duy giác tự tâm hiện lượng, cảnh hiện ra đều là tâm, trọn không có thủ xả.Thủ xả đều quên, an trụ nơi tâm hải, lặng lẽ không lo, dạo đi trong thế giannhư vườn nhà của mình.

- CHỈ RA NGOẠI ĐẠO VỌNG CHẤP CHẲNG THẬT.

Phàm phu ngu si vọng tưởng tác sự, chẳng phải chư thánh hiền. Vọng tưởngchẳng thật như thành Càn-thát-bà và người huyễn hóa. Đại Huệ! Như thành Càn-thát-bàvà người huyễn hóa thấy có các chúng sanh mua bán ra vào. Kẻ ngu vọng tưởng bảothật có ra vào, mà thật không có người ra người vào, chỉ vì vọng tưởng kia. Nhưthế, Đại Huệ! Phàm phu ngu si khởi cái lầm chẳng sanh chẳng diệt, kia cũngkhông có hữu vi vô vi, như người huyễn sanh, kỳ thật không có hoặc sanh hoặcdiệt, vì tánh (pháp) không tánh không thật có. Tất cả pháp cũng như thế, lìanơi sanh diệt. Phàm phu ngu si rơi vào chẳng như thật, khởi vọng tưởng sanhdiệt chẳng phải các thánh hiền.

Đây là nói tột chỗ chấp tác nhân của ngoại đạo đồng với huyễn hóa, không cónghĩa thật. Tác sự là tác nhân, tức chỗ chấp có tướng tánh tự tánh. Nói chỗchấp của kia là có tánh tự tánh thì chẳng phải người trí. Chính là vọng tưởngchẳng thật như thành Càn-thát-bà, như huyễn hóa. Kẻ ngu vọng thấy ra vào, màthật không có người ra vào. Tánh tự tánh đã không phải thật có, nên cũng khôngcó tướng chẳng sanh diệt. Chính kia khởi chấp chẳng sanh diệt, cũng không thểphân biệt cái gì là hữu vi, cái gì là vô vi. Nói chỗ chấp tự tánh chẳng thậtcủa họ tức là tướng chẳng sanh diệt, cũng thuộc về vọng tưởng, không thể chỉbày là hữu vi hay vô vi nên đều đồng với huyễn hóa. Lại chính chỗ chấp kia màxoay lại nói “kỳ thật hoặc sanh hoặc diệt tánh cùng không tánh đều không thật có.Tất cả pháp cũng như thế, lìa nơi sanh diệt”. Bởi vì muốn cho họ ngay nơi đó màbiết lỗi, được tự tướng như thật, thấy chỗ tịch tĩnh. Văn sau chỉ thẳng tựtướng tịch tĩnh chẳng khác với vọng tưởng mà được chân thật, chỉ cần một phengiác.

- CHỈ THẬT TÁNH VỌNG TƯỞNG TỨC CHÂN TỊCH TĨNH.

Chẳng như thật là chẳng thế, như tánh tự tánh, vọng tưởng cũng chẳng khác.Nếu khác với vọng tưởng thì chấp trước tất cả tánh tự tánh, chẳng thấy tịchtĩnh. Người chẳng thấy tịch tĩnh trọn chẳng rời vọng tưởng. Thế nên, Đại Huệ!Vô tướng kiến là thắng, chẳng phải tướng kiến. Tướng kiến là nhân thọ sanh, chonên chẳng thắng. Đại Huệ! Vô tướng là vọng tưởng chẳng sanh, chẳng khởi chẳngdiệt, ta nói là Niết-bàn. Đại Huệ! Niết-bàn là thấy nghĩa như chân thật, lìavọng tưởng tâm tâm số pháp trước. Đạt được Như Lai tự giác thánh trí, ta nói làNiết-bàn.

Tiếp trước nói phàm ngu rơi vào chẳng như thật thì không thể như tất cả vọngtưởng tánh tự tánh, cũng chẳng khác. Phàm tất cả tánh như vọng tưởng tánh,không thể ngay đó phát minh được vọng tưởng tự tánh. Theo vọng khởi chấp dườngnhư có pháp khác, tướng và kiến theo đó mà sanh, vì thế chẳng thấy tịch tĩnh.Chẳng thấy tịch tĩnh thì trọn không thể xa lìa vọng tưởng, đều do chẳng biết tựtánh vọng tưởng. Đây chỉ thẳng tự tánh vọng tưởng tức là chân thật. Chỉ tự rõbiết không có tướng, kiến liền là Niết-bàn. Tướng, kiến là nhân thọ sanh, ngunơi chân thật thì không thể an trụ. Đây là tất cả chúng sanh xưa nay thanhtịnh, thường bị khách nhiễm làm chướng. Cho nên biết, đoạn chướng bày ra chânnhư không hai, tức là tự tánh Niết-bàn. Nói là đoạn chướng tức là đoạn chướngtướng kiến này. Chướng này nếu đoạn liền thấy thật tánh vọng tưởng. Từ trướctâm tâm số pháp liền đó chóng lìa. Lìa thì tự giác thánh trí không có thểriêng, Như Lai nói là Niết-bàn.

- CHỈ VÔ NHÂN ĐỂ BÀY NGHĨA VÔ SANH.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Diệt trừ sanh luận kia Dựng lập nghĩa chẳng sanh

Ta nói pháp như thế Kẻ ngu không thể biết.

Tất cả pháp chẳng sanh Không tánh không thật có

Càn-thát-bà huyễn mộng Có tánh ấy không nhân

Chẳng sanh không tự tánh Vì sao không lại nói?

Bởi lìa nơi hòa hợp Tánh giác biết chẳng hiện

Thế nên không chẳng sanh Ta nói không tự tánh.

Bảo mỗi mỗi hòa hợp Tánh hiện mà chẳng có

Phân tích không hòa hợp Chẳng như ngoại đạo thấy.

Tất cả các pháp do mê tự tâm bất giác liền hiện, không có tự tánh. Đây là lýdo Như Lai nói chẳng sanh và không. Nói chẳng sanh là vì phá sanh luận. Nóipháp không là vì phá kiến chấp hữu. Kỳ thật tất cả pháp đều không tự tánh. Nhưthành Càn-thát-bà mộng huyễn, tuy có tánh hiện mà vốn không nhân. Không nhân màhiện nên không có nghĩa sanh, bởi không có tánh tự sanh. Trong khoảng kia nhânduyên hòa hợp gá tánh giác tri, dường như rõ ràng hiện tiền. Nếu lìa hòa hợpthì giác tưởng không có chỗ gá, hiện lại là trạng thái gì? Trong mộng hòa hợpngay đó rõ ràng, sau khi có nhân duyên thức giấc thì ghi nhớ cái gì? Cho nênbiết, không cùng chẳng sanh là nói tất cả pháp bất giác liền hiện không có tựtánh, mà không phải một bề chẳng sanh trống rỗng thành không. Mỗi mỗi hòa hợptánh như bóng như vang, hiện mà chẳng phải có, chẳng đồng với ngoại đạo thật cósanh nhân, quyết đợi phân tích rồi sau mới biết nó là chẳng có.

Mộng huyễn và tóc rủ

Sóng nắng, Càn-thát-bà

Thế gian các thứ việc Không nhân mà tướng hiện

Bẻ dẹp hữu nhân luận Nêu bày nghĩa vô sanh.

Nêu bày vô sanh la Pháp chảy mãi chẳng dứt

Thịnh hành vô nhân luận Khủng bố các ngoại đạo.

Lặp lại tất cả pháp như mộng huyễn, tóc rủ, sóng nắng, thành Càn-thát-bàkhông có sanh nhân, mà sanh sự (quả) rõ ràng. Dùng đây để chiết phục nhân luận,chính do đây nên bày vô sanh. Phàm “pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thườngtrụ”, pháp nhãn chóng mở thì chỗ nhật dụng của bách tánh cúi ngước xoay quanhđều kham nối tiếp. Cho nên nói “nêu bày vô sanh là pháp chảy mãi không dứt”.Song lý do chiết phục ngoại đạo cũng chính tại đây. Nghĩa là do ngoại đạo vọngchấp các pháp có sanh nhân nên rơi vào hai lỗi: Một là chẳng phải tự sanh dovọng tưởng hiện, hai là không thể sanh cái khác, vì không có tánh sanh. Nếu cóthể sanh nhân thì tất cả pháp đều có cội gốc, không thể chóng liễu. Song cóthấy và chẳng thấy, có nhiếp và chẳng nhiếp, chỉ do mê khởi, chẳng phải chẳngchóng liễu. Ngoại đạo không thể giác chỗ này luống nghe không nhân, chẳng rõbiết chỗ trở về mờ mịt không căn cứ. Cho nên biết họ ắt kinh sợ.

- RỘNG CHỈ NGHĨA VÔ SANH.

+ CHỈ THẲNG VÔ SANH.

Khi ấy, Đại Huệ dùng kệ hỏi Phật:

Thế nào do nhân gì Kia do cớ gì sanh.

Ở chỗ nào hòa hợp Mà làm vô nhân luận?

Đây là nhân Như Lai ở trước nói vô nhân luận, nên lại hỏi tất cả các pháprốt ráo nhân gì, chỗ nào được hòa hợp, mà Như Lai nói vô nhân.

Thế Tôn lại dùng kệ đáp:

Quán sát pháp hữu vi Phi vô nhân hữu nhân

Kia thuộc sanh diệt luận Chỗ thấy từ đó diệt.

Ngoại đạo nói nhân thảy do vọng kiến. Người trí nếu hay quán sát tất cả pháphữu vi đều do tự tâm bất giác vọng hiện, như mộng như huyễn không có nhântướng, cũng không vô nhân. Cái thấy này chóng dứt liền hiệp vô sanh.

Đại Huệ nói kệ hỏi:

Thế nào là vô sanh Là phải vô tánh chăng?

Là đoái xem các duyên Có pháp tên vô sanh

Tên chẳng lẽ không nghĩa Xin vì phân biệt nói.

Đây hỏi vô sanh là thảy không pháp hay là đợi duyên hội. Đã có tên vô sanh,có tên ắt phải có nghĩa.

Thế Tôn lại dùng kệ đáp:

Phi vô tánh vô sanh Cũng phi đoái các duyên

Chẳng tánh mà có tên Tên cũng chẳng không nghĩa.

Tất cả các ngoại đạo Thanh văn và Duyên giác

Phi cảnh giới thất trụ Ấy gọi tướng vô sanh.

Tất cả các pháp đều do tâm hiện, hiện chẳng phải không tánh, hiện chẳng đợiduyên, hiện chẳng phải tự tánh, song cũng chẳng phải không nghĩa tâm lượng. Đâylà nghĩa tâm lượng vô sanh, còn chẳng phải cảnh giới của Nhị thừa, Thất trụhuống là ngoại đạo.

Xa lìa các nhân duyên Cũng lìa tất cả sự

Chỉ có vi tâm tru Tưởng sở tưởng đều lìa

Thân kia tùy chuyển biến Ta nói là vô sanh.

Nhân duyên tức là thế gian nhân duyên hòa hợp. Tất cả sự tức là tất cả quả.Nghĩa là lìa kiến chấp nhân duyên hòa hợp nhân quả có không ở thế gian. Chỉ cóniệm hiện tiền vi mật an trụ tịch tĩnh, chuyển năng sở tất cả thân vọng tưởng,mà làm tự giác thánh trí. Mê, ngộ dụng khác mà không có thể khác, nên nói tâmvốn vô sanh.

Không ngoại tánh vô tánh Cũng không tâm nhiếp thọ

Đoạn trừ tất cả kiến Ta nói là vô sanh.

Như thế không tự tánh Không, thảy nên phân biệt

Chẳng không, nên nói không Vô sanh nên nói không.

Đây nói giác tự tâm hiện lượng, chỉ rõ tất cả ngoại pháp không tánh, khôngtâm thủ cảnh, tất cả kiến chấp dứt tức là vô sanh. Câu vô sanh này cùng nghĩakhông, không có tự tánh đều nói chính khi sanh là chẳng sanh, chẳng phải thảyđều không có pháp. Cho nên nói “Chẳng không, nên nói không, vô sanh nên nóikhông”.

+- CHỈ PHÁP NHÂN DUYÊN SANH PHÁ TRỪ CHẤP NHÂN.

Nhân duyên số hòa hợp Ắt có sanh có diệt

Lìa các nhân duyên số Không riêng có sanh diệt

Bỏ lìa nhân duyên số Lại không có tánh khác

Nếu nói một khác ấy Là ngoại đạo vọng tưởng

Có không tánh chẳng sanh Chẳng có cũng chẳng không

Trừ số kia chuyển biến Ấy thảy không thể được.

Trên nói vô sanh tức ở đương sanh, chính là Như Lai chỉ bày lý vô sanh. Đâynói sanh diệt gốc nơi nhân duyên để rõ cái cớ chúng sanh lưu chuyển. Chỉ đạtlưu chuyển chính ở duyên sanh thì bỏ nhân duyên, lại không nói một khác, cókhông, như tứ cú của ngoại đạo vọng tưởng. Mới biết mê nhân duyên nên thấy sanhdiệt, ngộ nhân duyên là hợp với vô sanh. Nếu lìa nhân duyên riêng có sanh diệtthì luận vô sanh cũng bị phá hoại nghĩa nhân duyên, mà chẳng phải đương sanhchẳng sanh, văn sau sẽ nói rõ.

Chỉ có các tục số Lần lượt làm xiềng xích

Lìa xích nhân duyên kia Nghĩa sanh không thể được.

Sanh không tánh chẳng khởi Lìa các lỗi ngoại đạo

Chỉ nói duyên xiềng xích Phàm ngu không thể hiểu.

Nếu lìa duyên xiềng xích Riêng có tánh sanh ấy

Tức là vô nhân luận Phá hoại nghĩa xiềng xích.

Như đèn bày các tướng Xiềng xích hiện cũng vậy

Ấy là lìa xiềng xích Riêng lại có các tánh.

Các tục số tức là chỉ chúng sanh do nhân duyên sanh diệt, như xiềng xíchliên hoàn chẳng dứt. Nếu tức nhân duyên kia chóng lìa xiềng xích liền không cósanh diệt có thể được. Liền đây vô sanh, một lúc phát kiến chẳng khởi, tự lìalỗi của ngoại đạo. Chỉ dùng thuyết nhân duyên này, vẫn chẳng phải phàm ngu hayhiểu. Bởi vì lìa xiềng xích tức không sanh diệt, lìa xiềng xích tức không vôsanh. Mê ngộ đồng đường mà dễ sanh thấy khác. Nếu lìa xiềng xích (nhân duyên)riêng có sanh diệt thì Như Lai luận vô nhân. Cũng phải phá hoại nhân duyên màlại có chỗ chỉ, như đèn bày các tướng, chẳng phải đèn tức các tướng. Sự hiệncủa nhân duyên nếu quả như vậy thì ngoài nhân duyên riêng có tánh khác, đãthành thuyết của ngoại đạo. Thế thì, nghĩa đương sanh mà chẳng sanh của Như Lailại có chỗ nào được sáng sủa?

Không tánh không có sanh Như tự tánh hư không

Nếu lìa các xiềng xích Tuệ không chỗ phân biệt.

Lại có các vô sanh Pháp hiền thánh sở đắc

Kia sanh mà vô sanh Ấy là vô sanh nhẫn.

Đây hiển bày nghĩa đương sanh là chẳng sanh. Bởi vì tức nơi tánh mà khôngtánh tức nơi sanh mà vô sanh. Hiện tại trong nhân duyên xiềng xích rõ ràng nhưtự tánh hư không, chẳng lìa chính nơi đây mà tự chứng tự biết. Chư hiền thánhđạt được pháp nhẫn đều không có hai ý chỉ.

Nếu khiến các thế gian Người quán sát xiềng xích

Tất cả lìa xiềng xích Từ ấy được tam-muội.

Si ái các nghiệp thảy Ấy là xiềng xích trong

Dùi, gỗ, đất, bánh xe Chủng tử thảy bên ngoài.

Nếu khiến có tha tánh

Mà từ nhân duyên sanh

Kia không nghĩa xiềng xích Ấy là chẳng thành tựu.

Nếu sanh không tự tánh Kia lấy gì xiềng xích

Vì lần lượt sanh nhau Nên biết nghĩa nhân duyên.

Lại khuyên thế gian chỉ hay quan sát xiềng xích (nhân duyên) không có tựtánh, chẳng sanh pháp khác, chính nơi đây bỗng nhiên không còn ngăn ngại, sẵn cóchánh định liền khi ấy hiện tiền. Mới biết tất cả vô minh hoặc nghiệp, cây dùi,thanh gỗ, bùn, bánh xe, khi mê dường như có pháp, lúc ngộ chẳng từ nơi khác,lần lượt sanh nhau cái gì là tác giả? Nên nói “tướng kiến không tánh đồng nhưbó lau”. Nghĩa nhân duyên pháp nhĩ như thế.

Pháp cứng ướt ấm động Phàm phu sanh vọng tưởng

Lìa số không pháp khác Ấy là nói không tánh.

Nêu cứng ướt ấm động để lệ tất cả pháp thảy từ vọng tưởng, dường sanh tươngtục, lìa đây thì riêng không có, là nói không tánh.

Như thầy trị các bệnh Không có bao nhiêu luận

Vì bệnh có sai biệt Nên lập các thứ trị.

Ta vì chúng sanh kia Phá hoại các phiền não

Biết căn kia hơn kém Vì kia nói độ môn.

Phi gốc phiền não khác Mà có các thứ pháp

Chỉ nói pháp nhất thừa Ấy tức là Đại thừa.

Kết nói Như Lai vì các chúng sanh rộng nói nhân duyên để phá hoại phiền nãodựng lập độ môn. Tuy nhân căn dục có các thứ khác, dường như Phật cũng có cácthứ giáo lý mà chẳng biết Như Lai chỉ có nhất thừa. Nên nói “tự tâm hiện lượng,phương tiện nhiều môn, về nguồn không hai”.

4- CHỈ NHƯ LAI NÓI PHÁP CHẲNG PHẢI THƯỜNG VÔ THƯỜNG, CHẲNG ĐỒNG VỚI NGOẠIĐẠO.

- HỎI NGOẠI ĐẠO VỌNG CHẤP VÔ THƯỜNG LÀ TÀ HAY CHÁNH.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Tất cả ngoại đạo đều khởivọng tưởng vô thường.

Thế Tôn cũng nói tất cả hạnh vô thường là pháp sanh diệt. Nghĩa này thế nào?Là tà hay chánh? Là có bao nhiêu thứ vô thường?

Nhân trước Phật nói chẳng sanh diệt là thường đã cùng ngoại đạo chẳng đồng,đây lại do pháp vô thường cũng có tà chánh nên khởi hỏi này. Đứng về tự tâm nóithì chẳng phải thường và vô thường. Bởi bất giác tự tâm vọng có hiện ra thìniệm niệm chẳng dừng, không có chủ tể. Thế thì, tất cả pháp sắc tâm trong ngoàinhư ngọn đèn, như đống lửa, như điện chớp, như bóng dáng, mé trước mé sau mỗimỗi chẳng đến nhau, đây là chánh pháp nói vô thường. Phàm tự tánh như thật khómà chóng giác nên vì nói vô thường khiến họ lần lần ngộ. Ngoại đạo luống ởngoài tâm thấy tất cả pháp thật có sanh ra, thật có diệt mất, chấp thường màvẫn chẳng phải nhân chân thật, chấp vô thường cũng chẳng phải chân tịch. Đây làlý do ngài Đại Huệ gấp cầu phát minh.

-BÀY NGOẠI ĐẠO VÔ THƯỜNG ĐỂ HIỂN CHÁNH PHÁP CHẲNG PHẢI THƯỜNG VÔ THƯỜNG.

+- TỔNG BÀY BẢY THỨ VÔ THƯỜNG.

Phật bảo Đại Huệ: Tất cả ngoại đạo có bảy thứ vô thường, chẳng phải pháp củata. Những gì là bảy? Kia có nói rằng “làm rồi mà bỏ”, ấy gọi vô thường; có nói“hình xứ hoại’, ấy gọi vô thường; có nói tức sắc là vô thường; có nói trongkhoảng giữa sắc chuyển biến, ấy là vô thường, không xen hở tự nó tan hoại nhưsự chuyển biến của sữa thành lạc, trong khoảng giữa không thể thấy, vô thườnghủy hoại tất cả tánh chuyển; có nói tánh vô thường; có nói tánh không tánh vôthường; có nói tất cả pháp chẳng sanh vô thường vào tất cả pháp.

Làm rồi mà bỏ là, có tánh vô thường hay làm các đại, các đại là thường, cáihay làm, làm rồi lại bỏ là vô thường. Hình xứ hoại là, chấp tứ đại và tứ đạitạo sắc năng tạo sở tạo chẳng hoại, chỉ phân tích thấy hình trạng dài ngắn hoạithôi. Tức sắc là, tứ đại năng tạo là thường, tứ đại sở tạo là vô thường. Trongkhoảng giữa sắc chuyển biến là, năng tạo sở tạo trong khoảng giữa có tánh vôthường luôn luôn chuyển biến như sữa biến thành lạc v.v… tự nhiên biến đổi.Tánh vô thường là, có tự tánh vô thường chẳng hoại mà hay hoại các pháp, như câygậy, gạch, đá có tánh hay hoại. Tánh không tánh vô thường là, tánh chỉ năngtạo, không tánh chỉ sở tạo, tánh của năng tạo tạo xong liền hoại, pháp sở tạocũng lại tùy hoại, đây là chấp năng sở đều hoại. Tất cả pháp chẳng sanh vôthường, là phân biệt tất cả pháp chẳng sanh, mà cho chẳng sanh khắp tất cả làvô thường. Đây là bày bảy thứ, văn sau rộng phá, trước sau không nhất định.

+ TÁNH KHÔNG TÁNH VÔ THƯỜNG.

Đại Huệ! Tánh không tánh vô thường là, tứ đại và sở tạo tự tướng hoại, tứđại tự tánh không thể được, chẳng sanh.

Tứ đại là năng tạo. Sở tạo là tất cả pháp. Kia chấp năng tạo sở tạo tựtướng, tạo xong thảy đều hoại, mà tứ đại tự tánh chẳng phải hình tướng có thểđược, chẳng sanh. Chẳng biết tứ đại chủng do vọng tưởng mà thành, vọng vốnchẳng sanh cũng không có chỗ diệt, tức ở nhân duyên xiềng xích đều không có tácgiả. Đâu thể khi năng tạo, sở tạo hoại lại có tứ đại tự tánh chẳng sanh ư?

+ TẤT CẢ PHÁP CHẲNG SANH VÔ THƯỜNG.

Kia chẳng sanh vô thường là, chẳng phải thường vô thường, tất cả pháp có khôngchẳng sanh, phân tích cho đến vi trần thì không thể thấy, ấy là nghĩa chẳngsanh. Phi sanh, ấy gọi là tướng chẳng sanh vô thường. Nếu chẳng giác được chỗnày thì rơi vào nghĩa sanh vô thường của tất cả ngoại đạo.

Chẳng phải thường vô thường chính là chỗ chấp của ngoại đạo. Kia cho là tấtcả pháp có không chẳng sanh, phân tích cho đến vi trần thì không thể thấy, ấylà nghĩa chẳng sanh. Phi sanh, bèn cho là chẳng sanh vô thường, mà không biếtpháp của ta nói chẳng sanh, bởi do tự tâm bất giác vọng hiện như bóng như điện,không thể nói có không, mà chẳng phải phân tích không thấy. Vả lại, đã nói cótánh chẳng sanh vào tất cả pháp, đây tức là sanh, vì gọi là tác giả. Lẽ ưng nóisanh vô thường, mà lại nói chẳng sanh vô thường. Thế thì, cho sanh là chẳng sanh,là không biết nghĩa chẳng sanh; mà cho chẳng sanh là vô thường, lại chẳng biếtnghĩa vô thường. Nếu chẳng giác chỗ này tức rơi vào nghĩa sanh vô thường củangoại đạo mà lầm cho là chẳng sanh vô thường.

+- TÁNH VÔ THƯỜNG.

Đại Huệ! Tánh vô thường ấy, là tự tâm vọng tưởng chẳng phải tánh thường vôthường. Vì cớ sao? Vì vô thường tự tánh chẳng hoại. Đại Huệ! Đây là việc tất cảtánh không tánh vô thường. Trừ vô thường ra không có cái gì hay khiến tất cảpháp tánh không tánh, như gậy, gạch, đá hay phá hoại các vật.

Tánh vô thường là, ngoại đạo chấp tự tánh vô thường hay phá hoại các pháp.Trước xét cái tệ kia, là đối chỗ chẳng phải tánh thường vô thường mà vọng sanhphân biệt, bảo có vô thường tự tánh chẳng hoại. Dưới bèn nêu cái chấp kia, bảoviệc tất cả tánh không tánh vô thường, chẳng phải có vô thường tự tánh hay hoạicác pháp thì quyết không thể khiến tất cả pháp tánh không tánh vô thường. Nhưgậy, gạch, đá là dụ có sức hay phá hoại. Đây tức là năng hoại sở hoại rõ ràngcó hai vật, cho nên ở sau phá đó.

Hiện thấy mỗi mỗi chẳng khác tánh ấy vô thường sự, chẳng phải tác, sở tác cósai biệt, đây là vô thường, đây là sự. Tác và sở tác không khác là, tất cả tánhthường, không nhân tánh. Đại Huệ! Tất cả tánh không tánh có nhân, chẳng phảichỗ biết của phàm ngu.

Nhân ở trên nói có cái vô thường tự tánh chẳng hoại mà hay hoại tất cả phápthì nên có hai vật sai biệt. Cho nên phá rằng “hiện thấy trước mắt tất cả tánh(pháp) vô thường sự không có năng hoại sở hoại tướng sai biệt khác, thật có thểchỉ bày, bảo đây là vô thường tánh hay hoại, đây là vô thường sự bị hoại”. Đãnăng sở chẳng khác thì tất cả tánh là thường không có nhân tánh. Nghĩa là tấtcả pháp thường tự tịch diệt không có nhân tánh năng hoại. Như Lai lại chuyểnngữ nói “tất cả tánh không tánh vô thường sự cũng có nhân, song chẳng phải chỗbiết của phàm ngu”. Sao gọi là có nhân? Nghĩa là tất cả các pháp nhân vô thủybất giác vọng có hiện ra không có tự tánh, sát-na sát-na niệm niệm chẳng dừng,nên nói “các pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”, đây không phải chỗbiết của phàm ngu.

Chẳng phải nhân chẳng tương tợ sự sanh. Nếu sanh, tất cả pháp thảy đều vôthường. Là chẳng tương tợ sự thì tác và sở tác không có sai khác, mà thảy thấycó khác. Nếu tánh vô thường, rơi vào tác nhân tánh tướng. Nếu rơi thì tất cảtánh chẳng cứu kính. Tất cả tánh tác nhân tướng rơi thì, tự vô thường nên vôthường. Vì vô thường là vô thường nên tất cả tánh chẳng vô thường ưng làthường.

Đây nhân ở trên tất cả tánh không tánh có nhân mà nói, để rõ vọng chấp nhânkhác không thể sanh quả khác.

Ngoại đạo vọng chấp có vô thường tự tánh hay hoại các pháp, ấy vẫn dùng nhânkhác mà sanh quả khác. Nếu sanh thì, nhân đã vô thường, tất cả pháp chẳng tươngtợ pháp khác cũng là vô thường, như người cũng có thể sanh súc, súc cũng có thểsanh người, năng sanh và sở sanh thảy đều lẫn lộn không có sai biệt. Song,người sanh người, súc sanh súc hiện thấy sai biệt thì nhân khác làm sao mà sanhquả khác? Đây chỉ theo vọng chấp nhân quả chẳng tương tợ, bẻ cái tự nói tráinhau của kia, mà ý thật ở chỗ nêu lên năng sở kia đều không, để hiển bày tất cảtánh tướng ngay nơi ấy là vô sanh. Cho nên lại nói “nếu tánh vô thường, rơi vàotác nhân tánh tướng v.v…” nghĩa là vô thường nhân tánh đã nói hay hoại tức làrơi vào tác nhân, bèn chẳng phải cứu kính thường trụ. Song tất cả tánh đềuchẳng phải cứu kính thường trụ, do có vô thường hay hoại nhân tướng, ấy là tựvô thường. Thế thì, tất cả nên vô thường, tự vô thường, tất cả vô thường mà đãthấy tất cả lại chẳng phải vô thường, nên ưng là thường. Tất cả tánh thường tựtịch diệt, tác sở tác không sai biệt, nên nói “tất cả tánh thường, không nhântánh”.

Nếu vô thường vào tất cả tánh, ưng rơi vào ba đời. Sắc quá khứ kia cùng cáihoại chung thì, vị lai chẳng sanh, vì sắc chẳng sanh, sắc hiện tại cùng tướnghoại chung. Sắc là tứ đại nhóm họp sai biệt. Tứ đại và tạo sắc tự tánh chẳnghoại, vì lìa khác và chẳng khác. Tất cả ngoại đạo chấp tất cả tứ đại chẳnghoại. Tất cả tứ đại và tạo sắc ở trong ba cõi tại sở tri thì có sanh diệt. Lìatứ đại tạo sắc, tất cả ngoại đạo nơi chỗ nào suy nghĩ tánh vô thường? Tứ đạichẳng sanh, vì tự tánh tướng chẳng hoại.

Đây do ngoại đạo chấp có vô thường tự tánh chẳng hoại vào tất cả pháp. Chonên lại nói tất cả sắc pháp thảy rơi vào ba đời, ba đời sắc pháp đều thuộc hoạitướng, thì chỗ vào tự tánh chẳng hoại sẽ ở chỗ nào? Lại ngoại đạo thường chấptứ đại chủng thể tánh chẳng hoại, nhân đây mà phá, bảo kia chấp sắc tức tứ đạichứa nhóm sai biệt, năng tạo sở tạo, lìa khác và chẳng khác, chẳng biết hiệntiền ba cõi tất cả tứ đại và tạo sắc là nhiếp về sanh diệt. Nếu lìa tứ đại tạosắc, kia lại nương vào đâu suy nghĩ riêng có tánh vô thường vào nơi tứ đại, mànói tự tánh chẳng hoại? Trên là tột kia không có pháp năng hoại, đây cùng tộtkia cũng không tự tánh chẳng hoại. Năng sở đều không, nên nói “tất cả tánhtướng chính nơi đó là vô sanh”.

+ TẠO RỒI MÀ BỎ VÔ THƯỜNG.

Lìa mới tạo vô thường là, chẳng phải tứ đại lại có tứ đại khác. Vì mỗi mỗitướng khác, tự tướng chẳng phải sai biệt có thể được. Kia không sai biệt, đâythảy chẳng lẫn tạo. Hai phương tiện chẳng làm, nên biết là vô thường.

Đây ngoại đạo chấp có vô thường tánh làm tác giả hay tạo tứ đại, tạo rồiliền bỏ là vô thường. Chẳng phải tứ đại lại có khác với tứ đại đó, nói khôngthể lẫn nhau tạo. Lẫn nhau tạo như lửa tạo nước, nước tạo đất, mỗi mỗi tướngkhác không thể lẫn nhau tạo. Cũng chẳng phải tự tạo, vì tự tướng không có saibiệt. Đây thảy cũng chẳng lẫn tạo, lẫn tạo tức là chung tạo. Hai phương tiệnchẳng làm là, lửa cùng nước hiệp sanh thể tánh trái khác, rõ chẳng chung tạo.Phàm chẳng lẫn tạo, chẳng tự tạo, lại chẳng chung tạo, nên biết đại chủng nhânmê hư vọng chóng hiện, trung gian không chủ là chân tịch diệt. Chẳng nên dùngmới tạo lại bỏ là vô thường.

+ HÌNH XỨ HOẠI VÔ THƯỜNG.

Hình xứ kia hoại vô thường là, tứ đại và tạo sắc chẳng hoại, đến tột chẳnghoại. Đại Huệ! Tột là, phân tích cho đến vi trần quán sát hoại, tứ đại và tạosắc hình xứ khác, thấây dài ngắn không thể được chẳng phải tứ đại. Tứ đại chẳnghoại, hiện hình xứ hoại, rơi vào số luận.

Hình xứ là, hình xứ dài ngắn của tứ đại. Thấy hình xứ dài ngắn của tứ đạidiệt, mà sắc thể tứ đại năng tạo sở tạo chẳng diệt. Đây là Tăng-khư (số luận)chấp tứ đại là thường luận. Phân tích tột cùng cho đến vi trần quán sát, chỉhay hoại cái tướng có thể thấy là hình xứ dài ngắn của tứ đại tạo sắc, mà khôngphải tứ đại. nghĩa là thể tánh của tứ đại tạo sắc ắt không thể hoại, chỉ hìnhxứ hoại. Như Lai nơi đây chỉ nói “rơi vào số luận”, bởi trước sau đã phá tứ đạitạo sắc không có tác giả, đã tột rõ ràng.

+ SẮC TỨC VÔ THƯỜNG.

Sắc tức vô thường là, sắc tức là vô thường. Kia là hình xứ vô thường, chẳngphải tứ đại. Nếu tứ đại vô thường thì chẳng phải số ngôn thuyết của thế tục.Ngôn thuyết của thế tục không phải tánh, ắt rơi vào thế luận. Thấy tất cả tánhchỉ có ngôn thuyết, chẳng thấy tự tướng sanh.

Tất cả sắc pháp duy tâm hiện ra, thảy là tánh vô thường, đây là Như Lai nói.Ngoại đạo chấp sắc này tức vô thường, chỉ dùng hình xứ mà chẳng phải tứ đại.Nếu tứ đại vô thường bèn chẳng phải số ngôn thuyết của thế tục. Tục số nói rachẳng phải tánh, mới thật không pháp. Nếu vậy tức rơi vào đoạn kiến thế luận,bởi chỉ có ngôn thuyết không có pháp tự tướng. Cho nên biết, tất cả các pháp tựtướng như thật chân lý, chỉ giác tự tâm hiện lượng nội chứng nhận được. Đâykhông phải khả năng của ngoại đạo đến được.

+ SẮC CHUYỂN BIẾN TRUNG GIAN VÔ THƯỜNG.

Chuyển biến vô thường là, sắc khác tánh hiện chẳng phải tứ đại. Như vàng làmcác món đồ trang sức chuyển biến hiện ra, chẳng phải tánh vàng hoại, chỉ nhữngmón đồ trang sức bị hoại. Như thế, các tánh chuyển biến v.v… cũng như vậy.

Ngoại đạo chấp năng tạo sở tạo trung gian có tánh vô thường luôn luôn chuyểnbiến, như sữa biến thành lạc, sắc khác tánh hiện ra. Chẳng phải tứ đại là, cũngnhư trên hình xứ tứ đại thấy diệt, mà thể tánh tứ đại chẳng diệt. Như vàng làmđồ trang sức, chỉ chuyển biến hiện, chẳng phải tánh vàng hoại. Các tánh là, tấtcả pháp chuyển biến cũng đều như thế.

+ KẾT BẢY THỨ VÔ THƯỜNG VỌNG CHẤP.

Như thế thảy, các thứ ngoại đạo chấp vô thường, vọng tưởng khi lửa đốt tứđại, tự tướng chẳng đốt. Mỗi mỗi tự tướng tướng hoại thì tứ đại tạo sắc ưngđoạn.

Đây là nói chung bảy thứ hư vọng phân biệt. Đại lược đều cho ngoài hiện hìnhcủa tứ đại riêng có tự thể tứ đại, lửa không thể đốt. Nếu hay đốt được thì năngtạo sở tạo đều đoạn diệt. Đây là phân nửa sanh diệt phân nửa chẳng sanh diệt.Bởi do chẳng giác tự tâm hiện lượng, chẳng đạt các pháp duy tâm, vốn không cósanh cũng không chỗ diệt. Vọng thấy sanh diệt, vọng phân tánh tướng, thườngchấp vô thường, vô thường chấp thường, trọn thành điên đảo.

+ CHỈ NHƯ LAI NÓI RA PHI THƯỜNG PHI VÔ THƯỜNG, ĐỂ HIỂN TỰ TÂM HIỆN LƯỢNG.

Đại Huệ! Pháp duyên khởi của ta phi thường phi vô thường. Vì cớ sao? Vìngoại tánh không quyết định, chỉ nói ba cõi duy tâm, chẳng nói các thứ tướng cósanh có diệt. Tứ đại hội hiệïp sai biệt, tứ đại và tạo sắc, nên vọng tưởng haithứ năng nhiếp sở nhiếp. Biết hai thứ vọng tưởng, lìa hai thứ chấp ngoại tánhkhông tánh, giác tự tâm hiện lượng. Vọng tưởng là, tư tưởng tác hành sanh,chẳng phải chẳng tác hành. Lìa tâm vọng tưởng tánh không tánh thì thế gian,xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng tất cả pháp phi thường phi vôthường… Chẳng giác tự tâm hiện lượng rơi vào hai bên ác kiến tiếp nối. Tất cảngoại đạo chẳng giác vọng tưởng mình, phàm phu này không có căn bản. Nghĩa làthế gian, xuất thế gian, xuất thế gian thượng thượng nói từ vọng tưởng sanh,chẳng phải chỗ giác của phàm ngu.

Như Lai đã nói các pháp phi thường vô thường, vì chẳng chấp nhận ngoại tánhcó sanh diệt, chỉ nói ba cõi duy tâm, đây là ba đời chư Phật đồng một chỉ thú.Bởi vì các thứ sanh diệt do tứ đại và tạo sắc nhân duyên hội hiệp dường như cósai biệt. Song thật không có năng tạo sở tạo, do vô thủy bất giác một lúc liềnhiện, nên nói “ba cõi duy tâm”. Không thể liễu đạt duy tâm mà khởi hai thứ vọngtưởng năng tạo sở tạo tức rơi vào kiến chấp có không, liễu đạt thì chóng lìa,chỉ một tâm lượng. Cho nên biết, tất cả tứ đại trong ngoài, sắc tâm các phápđều do vọng tưởng phân biệt mà sanh tất cả hạnh nghiệp. Các hạnh nghiệp ấychẳng thật có sanh thì chẳng lại đợi không. Chỉ lìa hai thứ phân biệt có khôngthì tự tâm hiện lượng thẳng đó hiện tiền, do đó Như Lai nói phi thường vôthường vậy. Nhân vọng tưởng mà bày hiện thế, xuất thế, xuất thế thượng thượngba thứ pháp phân biệt, không thể nói là thường. Tức nhân vọng tưởng mà bày hiệnthế, xuất thế, xuất thế thượng thượng ba thứ trí vô phân biệt, không thể bảo vôthường. Ngoại đạo có hai thứ ác kiến bởi do chẳng giác tự tâm hiện lượng, nơivọng tưởng phân biệt không thể chính đó phát minh, được vô phân biệt căn bảntánh trí. Cho nên Như Lai ba thứ pháp theo chúng sanh phân biệt mở nói phươngtiện, chẳng phải chỗ giác của phàm ngu.

+ TỔNG TỤNG .

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Xa lìa nơi mới tạo Và cùng hình xứ khác

Tánh cùng sắc vô thường Ngoại đạo ngu vọng tưởng.

Các tánh không có hoại Đại đại tự tánh trụ

Ngoại đạo tưởng vô thường Chìm tại các thứ chấp.

Các chúng ngoại đạo kia Không hoặc sanh hoặc diệt

Đại đại tánh tự thường Sao nói tưởng vô thường.

Tất cả duy tâm lượng Hai thứ tâm lưu chuyển

Nhiếp thọ và sở nhiếp Không có ngã ngã sở.

Phạm thiên là cội cây Cành nhánh trải khắp giáp

Như thế ta nói ra Chỉ là tâm lượng kia.

Tụng nói ngoại đạo chấp tất cả vô thường đều bị vọng tưởng làm ngu, kỳ thậttất cả pháp không có tướng hoại. Chủng tánh các đại mỗi thứ trụ nơi pháp vị,tất cả sanh diệt là tự tướng chân như. Bởi do chẳng biết tâm lượng lầm cho làvô thường bị kiến chấp làm chìm. Nếu biết tất cả duy tâm thì hai kiến chấp lưuchuyển cũng duy tâm hiện, thẳng đó năng nhiếp sở nhiếp không, không có tác giả,toàn vọng là toàn chân, đâu lại có riêng. Cho nên chính ngay chỗ chấp kia choPhạm thiên là cội cây hay sanh tất cả hữu tình khắp giáp ba cõi. Các thứ tàvọng, Như Lai nói đều duy tâm lượng, giác tức bồ-đề chẳng nhọc chuyển biến. Đâylà đến chỗ vọng chấp của ngoại đạo khiến họ thoạt nhiên biết quấy liền đồng bảnđắc. Như Lai dạy người có thể gọi là từ bi cùng tột vậy.

5- CHỈ NHƯ LAI ĐỆ NHẤT NGHĨA CHÓNG TRỪ CÁC ĐỊA, RIÊNG HIỂN DUY TÂM.

- NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI CHÁNH THỌ, TRƯỚC CHỈ HÀNH TƯỚNG THẤT BÁT ĐỊA.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tất cả Bồ-tát,Thanh văn, Duyên giác diệt chánh thọ (diệt tận định) thứ lớp tương tục. Nếugiỏi nơi tướng diệt chánh thọ thứ lớp tương tục, con và các Bồ-tát trọn chẳngvọng bỏ diệt chánh thọ lạc môn, chẳng rơi vào tất cả Thanh văn, Duyên giác,ngoại đạo, ngu si. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, tasẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! cúi xin vì nói. Phật bảo Đại Huệ:Đại Bồ-tát đệ lục địa và Thanh văn, Duyên giác nhập diệt chánh thọ; đại Bồ-tátđệ thất địa niệm niệm chánh thọ, lìa tất cả tướng tánh tự tánh chánh thọ, chẳngphải Thanh văn, Duyên giác. Thanh văn, Duyên giác rơi vào có hành giác, tướngnăng nhiếp sở nhiếp diệt chánh thọ. Thế nên, Bồ-tát thất địa phi niệm chánhthọ, được tất cả pháp tướng không sai biệt, chẳng phải được từng phần các thứtướng tánh, giác tất cả pháp thiện chẳng thiện tánh tướng chánh thọ. Thế nênBồ-tát thất địa không thiện niệm chánh thọ. Đại Huệ! Bồ-tát bát địa và Thanhvăn, Duyên giác tâm ý ý thức tướng vọng tưởng diệt.

Nhập diệt tận định tam thừa đều có. Thảy vì đối trị tâm ý ý thức của phàmphu, lìa tất cả tâm niệm phân biệt ngã và ngã sở. Chỉ vì Nhị thừa chẳng giác tựtâm hiện lượng như huyễn như mộng, vì đối trị nên thành thật pháp, nơi phápchánh định chưa quên năng sở, có giác có hạnh, cho nên chẳng bằng Bồ-tát thấtđịa niệm niệm chánh thọ. Sơ địa đến lục địa vẫn không thể như Bồ-tát thất địaniệm niệm chánh thọ. Song do Đại thừa vào phần kiến đạo, tuy có đối trị chưalìa giác hạnh, nhưng đều thuộc phương tiện không cho là thật pháp. Mới biết lýdo thất địa được niệm niệm chánh thọ, do giác tự tâm hiện lượng rồi xả phươngtiện, lìa tất cả tướng tánh tự tánh, được tuệ vô sai biệt, đây là nguyên nhân Nhịthừa chẳng có phần. Được các thứ tướng tánh, giác tất cả pháp tánh tướng thiệnchẳng thiện chánh thọ là, chính chỉ Nhị thừa sợ rơi vào tướng không sai biệt,muốn được các thứ tánh tướng thiện chẳng thiện mà vào chánh thọ, bỏ sanh đếndiệt, phân biệt chưa quên, nên nói “dùng trạm (lặng) hiệp trạm (lặng) về tột méthức”, cho nên không có thiện niệm chánh thọ của thất địa. Thiện niệm tức làniệm niệm, cũng tức là phi niệm. Nói đệ bát địa mới hay diệt vọng tưởng tâm ý ýthức Nhị thừa là, đến đệ bát địa được pháp vô ngã, tâm thức mới hết. Sơ địa đếnthất địa tuy giác tự tâm hiện lượng đều hay lìa tâm ý ý thức, nhưng đến bát địamới hết, nên nói “bát địa diệt”. Thất địa đã không phương tiện giác hạnh đượcniệm niệm chánh thọ, mà chẳng nói thất địa diệt, bởi chánh thọ sức thắng, phápvô ngã chưa hiện, bản nguyện đại bi vẫn đợi nhớ niệm, cho nên chẳng nói cứukính diệt. Song đến bát địa vẫn nhờ chánh định, giác tâm gia trì, mới hay cứukính viên mãn Như Lai địa, huống là thất địa. Đại Huệ nhân ở trên tướng thường vôthường đã biện tà chánh, nơi đây lại thỉnh nói về các địa chánh thọ, muốn rõđược chỗ sai biệt của Đại thừa và Nhị thừa, cùng chỗ sai biệt của mỗi địaBồ-tát, vì những người tu hành phát minh để tăng tấn.

- CHỈ SƠ ĐỊA CHO ĐẾN THẤT ĐỊA, CÙNG NHỊ THỪA ĐỒNG KHÁC.

Đại Bồ-tát từ sơ địa đến thất địa quán tam giới lượng tâm ý ý thức, lìa ngãngã sở, tự vọng tưởng tu, rơi vào ngoại tánh các thứ tướng. Ngu phu hai thứ tựtâm nhiếp sở nhiếp thảy không biết, chẳng giác vô thủy lỗi ác hư ngụy tập khíhuân nên.

Sơ địa đến thất địa, bản Đường, Ngụy dịch đều nói “sơ địa đến lục địa, doBồ-tát đã có chánh thọ cùng Nhị thừa đồng, duy đến lục địa”. Bản dịch này nóichỗ thấy của Bồ-tát cùng Nhị thừa khác, nên nói thất địa. Văn sau liền chỉ rahành tướng bát địa. Bồ-tát đạt tự tâm lượng nên hay quán tam giới trong ngoàiđều do tâm ý ý thức bất giác hiện ra, vốn không có ngã sở, chỉ tự vọng tưởngnên ngoài thấy có tánh tướng. Nhị thừa chẳng đạt tự tâm rơi vào hai bên cókhông. Khởi cảnh giới năng thủ sở thủ, cho nên tuy cùng lục địa đồng một chánhthọ mà Bồ-tát liễu đạt tất cả tánh không có tướng tự tánh mà vào chánh thọ. Nhịthừa giác các thứ tướng khác hy vọng mà vào chánh thọ. Một bên dùng sức phươngtiện trừ sạch hiện tập. Một bên do chẳng giác chẳng biết bị vô thủy hư ngụy tậpkhí chuyển. Một quyền một thật đã chứng rõ ràng.

- CHỈ BÁT ĐỊA TAM-MUỘI GIÁC TRÌ.

Đại Huệ! Đại Bồ-tát bát địa là Thanh văn, Duyên giác Niết-bàn. Bồ-tát là dotam-muội giác gia trì, nên tam-muội môn lạc chẳng vào Niết-bàn. Nếu chẳng giatrì thì Như Lai địa chẳng đầy đủ, vì ném bỏ tất cả việc hữu vi của chúng sanh,hạt giống Phật ắt phải đoạn. Chư Phật Thế Tôn vì chỉ vô lượng công đức bất khảtư nghì của Như Lai. Thanh văn, Duyên giác nơi tam-muội môn được vui, bị dẫn,nên khởi tưởng Niết-bàn.

Bồ-tát bát địa cũng có tam-muội lạc môn của Nhị thừa, do sức bản nguyện, tuyở trong tam-muội do giác gia trì nên chẳng vào Niết-bàn. Nếu chẳng gia trì thìkhông thể đầy đủ địa Như Lai, dẹp bỏ chúng sanh thì hạt giống Phật ắt phảiđoạn. Cho nên trong kinh Hoa Nghiêm Bồ-tát bát địa được mười phương Như Laiđồng thanh khuyến phát, bảo: “Chỗ sở đắc của ông Nhị thừa cũng có, phải nhớ vôlượng bất khả tư nghì công đức”. Thế nên biết, bát địa phát khởi thảy do thầnlực chư Phật, chẳng bị say cái tam-muội lạc của Nhị thừa. Thần lực chư Phật mànói tam-muội giác gia trì, là Bồ-tát sơ phát tâm trụ do giác tự tâm hiện lượngvào Như Lai giác, đồng thể nhiếp trì cảm ứng đạo giao, dùng Phật giác tự giác,ở trong tam-muội tự nhiên thức tỉnh không thể nghĩ bàn.

- CHỈ THẤT BÁT ĐỊA XẢ LY TAM-MUỘI HIỆN TỰ TÂM LƯỢNG.

Đại Huệ! Ta phân bộ thất địa khéo tu tướng tâm ý ý thức, khéo tu ngã ngã sởnhiếp thọ, nhân pháp vô ngã, tự tướng cộng tướng sanh diệt, khéo được tứ vôngại, sức quyết định tam-muội môn địa thứ lớp tương tục, vào pháp đạo phẩm.Chẳng khiến đại Bồ-tát chẳng giác tự tướng cộng tướng, chẳng rành về thất địa,rơi vào lối tà của ngoại đạo, cho nên lập địa thứ lớp. Đại Huệ! Kia thật khôngcó hoặc sanh hoặc diệt, trừ tự tâm hiện lượng, nên nói “địa thứ lớp tương tụcvà tam giới các thứ hạnh”, chỗ kẻ ngu không thể giác. Chỗ kẻ ngu không thể giáclà, ta và chư Phật nói địa thứ lớp tương tục và nói tam giới các thứ hạnh.

Phân bộ là phân biệt diễn nói. Như Lai nơi thất địa phân biệt diễn nói.Nghĩa là thất địa sanh nhân đã đoạn đồng với Nhị thừa, rất dễ đắm nhiễm nên vìphân biệt. Nếu khéo phân biệt tâm ý ý thức đều tự tâm hiện không có ngã ngã sở.Không ngã thì nhiếp thọ không người. Không sở thì nhiếp thọ không pháp. Khôngngười không pháp thì lìa hy vọng đồng tướng và dị tướng. Bởi Nhị thừa giác cácthứ dị tướng hy vọng chánh định nên dễ chấp lấy Niết-bàn. Nếu hay khéo biết chỗnày thì hay hiểu rộng pháp nghĩa nhất thừa, giỏi tứ vô ngại, nơi tam-muội mônđược sức quyết định tự giác gia trì, dùng đây để soi sáng các địa, tăng tiếnđạo phẩm. Cho nên nói “chẳng khiến Bồ-tát chẳng giác tự tướng cộng tướng, chẳngrành về thất địa, rơi vào lối tà của ngoại đạo”. Đây là chỉ thú Như Lai lậpđịa, mà nơi thất địa rất phải dè dặt e rơi vào lối tẽ. Lại nói “kia thật khôngcó hoặc sanh hoặc diệt, trừ tự tâm hiện lượng”. Nên nói “địa thứ lớp tương tụcvà tam giới các thứ hạnh”. Như Lai trước sau nêu cao bảo vệ pháp môn duy tâm.Nghĩa là duy tự tâm không có các địa thứ lớp. Lại cùng tất cả hành tướng trongtam giới, khi giác tự tâm hiện lượng thì được không thật có. Từ không thật cókiến lập tất cả pháp, vì độ kẻ bất giác chẳng phải vì người giác.

Lại nữa, Đại Huệ! Thanh văn, Duyên giác Bồ-tát đệ bát địa diệt tam-muội mônlạc say bị say, chẳng rành tự tâm hiện lượng, bị tập khí tự tướng cộng tướnglàm chướng, rơi vào nhân pháp vô ngã, kiến chấp pháp nhiếp thọ, vọng tưởng khởitưởng Niết-bàn, chẳng phải trí tuệ giác tịch diệt. Đại Huệ! Bồ-tát thấy diệttam-muội môn lạc, bổn nguyện thương xót, đại bi thành tựu, biết phân biệt mườicâu vô tận, chẳng vọng tưởng khởi tưởng Niết-bàn. Kia đã Niết-bàn, vì vọngtưởng chẳng sanh, lìa vọng tưởng năng nhiếp sở nhiếp. Giác rõ tự tâm hiện lượngthì tất cả các pháp vọng tưởng chẳng sanh, chẳng rơi vào ngoài tâm ý ý thứcchấp trước vọng tưởng tướng tánh tự tánh, chẳng phải Phật pháp nhân chẳng sanh,tùy trí tuệ sanh được Như Lai tự giác địa.

Trên vì thất địa phân bộ chẳng khiến rơi vào lối tẽ, đây đối với bát địathống thiết đinh ninh. Bởi vì Thanh văn Duyên giác đến khi đăng quả đồng vớiBồ-tát đệ bát Bất động địa, tất cả thế gian xuất thế gian tưởng niệm hằng dứt,chỉ chẳng rành tự tâm lượng bèn bị tập khí tự tướng cộng tướng che ngăn, thấypháp ngoài tâm khởi tưởng Niết-bàn, không có tuệ tịch diệt. Cho nên Bồ-tát bátđịa đối diệt tam-muội lạc hiện tiền liền nhớ nghĩ bản nguyện, khởi tâm đại bi,dùng mười câu vô tận (thập vô tận cú) thành tựu Phật địa, chẳng vào Niết-bàn.Nghĩa là đã vào Niết-bàn, chẳng lẽ lại vào Niết-bàn. Bồ-tát này giác tự tâmhiện lượng không có năng thủ sở thủ, thấy tất cả pháp chẳng phải riêng có, hằnglìa tâm ý ý thức và các thứ tánh tướng trong tam giới, chuyển thân vọng tưởnglàm tự giác thánh trí, y thánh trí sanh đến cứu kính giác địa. Cho nên nói“vọng tưởng chẳng sanh, mà chẳng phải Phật pháp nhân chẳng sanh”.

Như người trong mộng dùng phương tiện qua sông, khi chưa qua đã thức, thứcrồi suy nghĩ là chánh hay là tà? Chẳng phải chánh chẳng phải tà? Các cái thấynghe hiểu biết từ vô thủy nhân tưởng các thứ tập khí, các thứ hình xứ rơi trongtưởng có không nên tâm ý ý thức mộng hiện.

Đây dụ tập khí vọng thấy tự tướng cộng tướng khởi tưởng Niết-bàn, mà thậtđều tự tâm hiện ra, không có nhân pháp, cũng không có cảnh giới năng độ sở độ.Như người trong mộng dùng phương tiện qua sông, thức rồi tâm dừng không thể nóità chánh, chỉ là từ vô thủy tập khí còn thừa thấy nghe hiểu biết phân biệt. Nơitất cả sắc tâm các pháp vọng chấp có không đều là việc mộng do tâm ý ý thứchiện ra, không có cảnh giới thật.

Đại Huệ! Như thế đại Bồ-tát nơi đệ bát địa Bồ-tát thấy chỗ vọng tưởng sanh.Từ sơ địa chuyển tiến đến đệ thất địa thấy tất cả pháp phương tiện như huyễnv.v… độ tâm hạnh vọng tưởng năng nhiếp sở nhiếp rồi, khởi Phật pháp phươngtiện, người chưa được khiến được. Đại Huệ! Đây là Bồ-tát Niết-bàn phương tiệnchẳng hoại, lìa tâm ý ý thức được vô sanh pháp nhẫn. Đại Huệ! Đối với đệ nhấtnghĩa không có thứ lớp tương tục, nói pháp không thật có vọng tưởng tịch diệt.

Nương trên dụ qua sông, đệ bát địa Bồ-tát cũng lại như thế. Bồ-tát đến đệbát địa mới thấy chỗ vọng tưởng sanh. Nghĩa là giác tự tâm hiện lượng, đạt tấtcả vọng tưởng đều do bất giác vọng thấy có không, đến đệ bát địa các vọng tưởngdứt, mới thấy chỗ sanh vọng tưởng. Thấy chỗ sanh vọng tưởng mới biết từ sơ địađến đệ thất địa đã có tất cả pháp tướng trọn như mộng huyễn, được trí phươngtiện bình đẳng, độ tâm năng sở vọng tưởng hằng dứt, liền dùng tuệ phương tiệntự lợi lợi tha đến cứu kính Phật địa. Đây là Bồ-tát vô trụ xứ Niết-bàn chẳngphải Nhị thừa quyết định tịch diệt Niết-bàn. Bồ-tát vô trụ xứ Niết-bàn lìa tâmý ý thức, đối tất cả chỗ không hoại phương tiện, được vô sanh nhẫn, đây là đệnhất nghĩa pháp không thật có tịch diệt. Nên nói “nơi đệ nhất nghĩa không cóthứ lớp tương tục, nói pháp không thật có vọng tưởng tịch diệt”. Không thứ lớplà không có các địa thứ lớp.

- CHỈ DUY TÂM XOAY VỀ TRỪ CÁC ĐỊA.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tâm lượng không thật có Đây trụ đến Phật địa

Khứ lai và hiện tại Ba đời chư Phật nói

Tâm lượng địa đệ thất Không thật có đệ bát

Hai địa tên là trụ Phật địa tên tối thắng

Tự giác trí và tịnh Đây tức là địa ta

Chỗ tự tại tối thắng Thanh tịnh khéo trang nghiêm

Chiếu sáng như lửa mạnh Ánh sáng soi khắp nơi.

Sáng lòa chẳng mờ mắt Xoay vòng hóa ba cõi

Hiện tại hóa ba cõi Hoặc có khi trước hóa

Nơi kia diễn nói thừa Đều là Như Lai địa

Thập địa tức là sơ Sơ tức là bát địa

Đệ cửu tức là thất Thất cũng lại là bát.

Đệ nhị là đệ tam Đệ tứ là đệ ngũ

Đệ tam là đệ lục

Không có thứ lớp gì.

Bài kệ thứ nhất nói các địa Phật địa đều không thật có, thảy là một duy tâm,ba đời Như Lai không có nói khác. Bài kệ thứ hai nói thất địa chưa lìa tâmlượng, bát địa lìa chưa cứu kính, chưa phải là hành xứ của Như Lai. Bài kệ thứba về sau đều nói Phật địa. Tự giác trí và tịnh tức là trí và tịch dung nhau,nên nói “pháp thân thanh tịnh cùng pháp thân vô cấu” hiệp hai nghĩa này thànhtựu Như Lai tự giác. Cho nên người được tự giác thánh trí tức ở cõi trời Sắccứu kính trong cung Đại bảo hoa thành Đẳng chánh giác, làm Bồ-tát thập địa hiệnthân rộng lớn ánh sáng chiếu soi, do đó đại hóa tiểu hóa tùy thuận hóa khắpgiáp hiện tại, hoặc trước hoặc sau, đã có kiến lập thừa địa đều là nhất thừa,thừa thừa đều là Phật thừa. Bởi vì sơ địa cho đến thập địa, một địa tức tất cảđịa, tất cả địa tức một địa. Kinh Hoa Nghiêm hàng thập trụ sơ tâm thành Đẳngchánh giác cùng Phật không khác. Ở đây Như Lai kiến lập pháp môn đệ nhất nghĩa,chóng trừ các địa riêng bày duy tâm.

6 - CHỈ NHƯ LAI CHÁNH GIÁC THƯỜNG TRỤ .

- CHỈ CHÁNH GIÁC CHẲNG ĐỒNG LỖI TẠO TÁC.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Như Lai ứng cúng đẳng chánhgiác là thường hay vô thường? Phật bảo Đại Huệ: Như Lai ứng cúng đẳng chánhgiác chẳng phải thường chẳng phải vô thường. Nghĩa là cả hai đều có lỗi. Nếuthường thì có lỗi làm chủ, thường ấy tất cả ngoại đạo nói tác giả vì không cóchỗ tác, thế nên Như Lai thường phi thường. Chẳng phải tác thường, vì có lỗi.Nếu Như Lai vô thường, có lỗi tác vô thường, sở tướng của ấm tướng thì khôngtánh, ấm hoại nên đoạn, mà Như Lai chẳng phải đoạn.

Trước hỏi tất cả pháp thường cùng vô thường, đây hỏi pháp Như Lai sở chứnglà thường hay vô thường. Như Lai chánh giác không thể nói thường cùng vôthường, nghĩa là cả hai đều có lỗi. Nếu thường thì rơi vào lỗi tác giả, nhưngoại đạo chấp thần ngã nói là năng tác, Như Lai giác tánh không phải sở sanhcủa sanh nhân mà là sở liễu của liễu nhân, vì không có chỗ tác, chẳng phảithường, chẳng phải tác thường. Nếu vô thường thì rơi vào lỗi sở tác, đồng vớitướng ấm, ấm thuộc về sở tác, không tánh, ấm hoại liền đoạn, mà Như Lai giáctánh chẳng đoạn cho nên chẳng phải vô thường.

Đại Huệ! tất cả sở tác đều vô thường, như bình, y v.v… tất cả đều là lỗi vôthường thì Nhất thiết trí đầy đủ phương tiện ưng vô nghĩa, vì cho là sở tác.Thế thì, tất cả sở tác đều ưng là Như Lai. Vì không nhân tánh sai biệt. Thếnên, Đại Huệ! Như Lai phi thường phi vô thường.

Đoạn trên nói sở tác vô thường. Nghĩa là phàm có sở tác thảy đều vô thườngđồng với bình, y v.v… Như Lai cũng có sở tác mà chẳng phải vô thường. Do khôngnhân tánh sai biệt, nghĩa là Như Lai đã tu phước trí đều thuận tánh khởi dụngkhông có nhân riêng chẳng đồng sở tác.

- CHỈ CHÁNH GIÁC TRÍ VÔ GIÁN THƯỜNG BÀY HIỆN.

Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai chẳng phải như hư không thường. Như hư khôngthường thì mắc lỗi tự giác thánh trí đầy đủ phương tiện thành vô nghĩa. ĐạiHuệ! Thí như hư không phi thường phi vô thường, lìa thường lìa vô thường, mộtkhác, chung chẳng chung. Thường vô thường đều lỗi nên không thể nói, vì thế NhưLai phi thường. Lại nữa, Đại Huệ! Nếu Như Lai vô sanh thường như sừng thỏ, sừngngựa v.v… cho vô sanh thường thì phương tiện vô nghĩa. Bởi vô sanh thường là cólỗi nên Như Lai phi thường. Lại nữa, Đại Huệ! Còn có các việc khác biết Như Laithường. Vì cớ sao? Vì đã được trí vô gián thường nên Như Lai thường.

Đây nói Như Lai phi thường chẳng như hư không. Bởi hư không thường, lìathường vô thường, một khác, chung chẳng chung v.v… bốn câu thường, bị lỗi vôthường. Song Như Lai tuy bị lỗi vô thường mà chẳng như hư không, vì có tự giácthánh trí sự. Như Lai phi thường chẳng như sừng thỏ, do sừng thỏ có lỗi vô sanhthường. Song, Như Lai không bị lỗi vô sanh thường, nên chẳng như sừng thỏ, vìcó phương tiện nhận được. Cho nên biết, Như Lai sở tác chẳng đồng các vật, NhưLai vô tác chẳng đồng hư không sừng thỏ. Ở giữa hai bên kia mà được trí Như Laivô gián thanh tịnh, nên nói Như Lai thường. Như Lai từng ở trên hội Niết-bàntuyên nói “thường lạc ngã tịnh” đều vì lìa lỗi hiển bày. Ba đời Như Lai vôthượng pháp ấn không có hai chỉ thú.

- CHỈ NHƯ LAI TÁNH THƯỜNG BÌNH ĐẲNG.

Đại Huệ! Hoặc Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp quyết định trụ, Thanhvăn, Duyên giác, chư Phật Như Lai vô gián trụ, chẳng trụ hư không, cũng chẳngphải chỗ hiểu biết của ngu phu. Đại Huệ! Như Lai đã được trí là do bát-nhãhuân, chẳng phải tâm ý ý thức các ấm giới nhập xứ huân. Đại Huệ! Tất cả ba cõiđều là vọng tưởng chẳng thật sanh, Như Lai chẳng từ tưởng hư vọng chẳng thậtsanh. Đại Huệ! Do hai pháp nên có thường vô thường, chẳng phải chẳng hai, chẳnghai là lặng lẽ, vì tất cả pháp không hai tướng sanh.

Đây thẳng bày Như Lai vô gián thánh trí, tam thừa đều bình đẳng, có Phật haykhông Phật bản giác vẫn thường trụ. Chẳng trụ hư không chẳng đồng giác tưởng,vì hư không là không, vì tưởng chẳng thật. Nếu hay nơi đây sáng ngộ liền chuyểntập khí hư ngụy từ vô thủy làm vô gián bát-nhã. Tất cả tâm ý ý thức, các ấmnhập giới thuần một tịch tĩnh, cứu kính chẳng hai. Chỉ kẻ ngu chẳng giác khắpthể toàn vọng, mê Như Lai vô gián thánh trí làm tâm ý ý thức lưu chuyển trongba cõi đồng với huyễn hóa, nên nói “từ vọng tưởng chẳng thật sanh”. Tóm lạipháp thể không hai, mê thì có thường vô thường vọng thấy dường như hai, giácthì vọng kiến chóng mất chỉ một tịch tĩnh. Song mê cùng giác xưa nay có đủ, đềucó nghĩa huân. Kinh Viên Giác nói: “Tất cả chúng sanh đồng chứng viên giác”.Kinh Pháp Hoa nói: “Phật chủng từ duyên”. Mới tin Bát-nhã thánh trí trọn chẳngmai một. Thời tiết nếu đến thì lý ấy tự bày.

Thế nên, Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác phi thường phi vô thường. Đại Huệ!Cho đến ngôn thuyết phân biệt sanh thì có lỗi thường vô thường. Phân biệt giácdiệt thì lìa kiến chấp thường vô thường của ngu phu chẳng có tuệ tịch tĩnh,hằng lìa sự huân của thường vô thường, phi thường vô thường.

Tất cả chúng sanh chẳng thành Vô thượng Chánh giác xét tột mà nói chẳngngoài ngôn thuyết phân biệt hai thứ lỗi lầm. Do phân biệt mà khởi ngôn thuyết,lại nhân ngôn thuyết mà sanh phân biệt, chỗ nương của ngôn thuyết là lỗi tạiphân biệt. Cho nên phân biệt giác diệt thì hai kiến chấp chóng lìa, không rơivào ngu phu tuệ chẳng tịch tĩnh khởi huân tập thường vô thường.

- TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Chúng cụ (duyên hạnh) vô nghĩa la Sanh lỗi thường vô thường

Nếu không phân biệt giác Hằng lìa thường vô thường.

Từ kia lập nên tông Ắt có các nghĩa tạp

Đẳng quán tự tâm lượng Ngôn thuyết không thể được.

Chúng cụ (duyên hạnh) vô nghĩa là chẳng giác tự tâm hiện lượng thì không gốccó thể y cứ, hội quy về vô cực, bên trong đã không nguồn thầm hợp thì bên ngoàiắt sanh lỗi phân biệt đây là lý do rơi hai bên. Nếu bỏ phân biệt, giác đượcnguồn chân thì tự chứng bên trong chẳng rơi vào đoạn thường, song không thể ycứ nơi đây lập tông. Nơi đây mà lập tông vẫn là mê giác đối đãi nhau, các nghĩatạp dấy, mà chẳng phải đẳng quán tâm lượng rồi. Đẳng quán tâm lượng thì chỉ cóthầm hợp nên chẳng phải ngôn thuyết đến.

7- CHỈ CỘI GỐC SANH DIỆT ĐỂ HIỂN TÀNG THỨC TỨC NHƯ LAI TÀNG VỐN KHÔNG CẤUNHIỄM.

- ĐẠI HUỆ THỈNH HỎI.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn lại vì connói ấm giới nhập sanh diệt, kia không có ngã thì cái gì sanh cái gì diệt? Kẻngu phu y nơi sanh diệt chẳng giác khổ tận, chẳng biết Niết-bàn. Phật bảo: Lànhthay! Lắng nghe! Sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo.

Nhân đoạn trước phát minh Như Lai đã được vô gián trí thường, đoạn này lạilấy sanh diệt thưa thỉnh. Bởi vì chúng sanh chẳng đạt chân trí thường trụ, vọngthấy sanh diệt thật có lý do. Tánh ấm giới nhập vốn không tác giả mà sanh diệtrõ ràng. Bởi do chẳng giác Như Lai tàng tánh toàn thể đổi thành tàng thức cùngbảy thức thân chung, khởi các căn thức vin theo ngoại cảnh. Đã có sanh diệt tuykhông có ngã mà có tàng thức, bảy thức chẳng dứt. Đây là chỗ Nhị thừa không thểbiết. Như Lai dạy bảo Bồ-tát thật là rành rõ nên phải xét kỹ.

- CHỈ NHƯ LAI TÀNG THANH TỊNH KHÔNG NHƠ.

Phật bảo Đại Huệ: Như Lai tàng là nhân thiện bất thiện, hay khắp khởi tạotác tất cả thú sanh, thí như con hát biến hiện các thú, lìa ngã ngã sở. Vìchẳng giác kia nên ba duyên hòa hợp phương tiện mà sanh. Ngoại đạo chẳng giácchấp là tác giả. Vì từ vô thủy ác tập hư ngụy huân tập nên gọi là tàng thức.Sanh vô minh trụ địa cùng thất thức chung, như thân biển sóng, sanh mãi chẳngdứt. Lìa lỗi vô thường, lìa ngã luận thì tự tánh không nhơ cứu kính thanh tịnh.

Như Lai tàng là nhân thiện bất thiện, đây là yếu chỉ bí mật của ba đời NhưLai, chính cùng vọng tưởng không tánh lẫn nhau phát minh. Như Lai tàng đã lànhân thiện bất thiện thì Như Lai tàng cũng không có tánh, như con hát đóng cácvai trò mà không có ngã và ngã sở. Nơi đây nếu giác thì, tánh của không tánh vìchiếu liễu nên thất thức chẳng sanh, đã có trí dụng thảy đều bình đẳng. Nơi đâynếu chẳng giác thì, Như Lai tàng đổi làm tàng thức, nên nói “trụ địa vô minh”,vì vô minh bất giác nên vọng động thành nghiệp là sanh kiến phần làm thất thứcthân. Thất thức thân này tất cả phàm ngu ngoại đạo chấp làm ngã thể. Cho nên cóthường kiến, chẳng phải thường chấp là thường thảy rơi vào vô thường. Nếu lìavô thường ngã kiến thì tự tánh không nhơ, cứu kính thanh tịnh. Ba duyên là căntrần thức. Thức này gồm chỉ các thức cũng do thất thức dấy khởi đều thuộc kiếnphần. Căn trần thuộc tướng phần, cũng chẳng rời kiến phần mà có hiện ra. Chonên biết, ba cõi trong ngoài thành nơi thất thức, thảy do bất giác Như Laitàng. Bởi tàng tánh không tánh nên mới tùy duyên. Tùy duyên nhiễm tịnh thiệnbất thiện sanh. Chẳng phải thật có chủng tử, mà tất cả chủng tử đều y đó, nênnói từ vô thủy tập khí hư ngụy.

- RIÊNG PHÀM NGU Y THỨC GIẢI THOÁT CHẲNG THẤY NHƯ LAI TÀNG TÁNH.

Kỳ dư các thức có sanh có diệt. Ý ý thức v.v… niệm niệm có thất thức, nhânvọng tưởng chẳng thật chấp các cảnh giới, các thứ hình xứ, chấp trước danhtướng. Chẳng giác sắc tướng tự tâm hiện ra, chẳng giác khổ lạc, chẳng đến giảithoát, danh tướng các thứ trói buộc, tham sanh rồi sanh tham, hoặc nhân hoặcphan duyên, các thọ căn kia diệt, thứ lớp chẳng sanh. Còn tự tâm vọng tưởngchẳng biết khổ vui, vào diệt thọ tưởng chánh thọ, đệ tứ thiền.

Các thức là chỉ cho thất chủng thức. Mê Như Lai tàng chuyển làm thức tàng màcó thất thức thân, một lúc các thức chóng hiện. Niệm niệm có thất thức là, cácthức đều có thất thức chủ trì. Do đó vọng tưởng chẳng thật nhảy vọt chuyển sanhnhiếp thủ cảnh giới, chẳng rõ danh tướng trước mắt do tự tâm hiện. Lại y danhtướng sanh thọ khổ lạc, tham sanh sanh tham triền miên chẳng dứt. Do thọ làmnhân, danh tướng làm duyên. Diệt thọ khổ lạc thì danh tướng chẳng sanh. Tất cảvọng tưởng tạm được dừng nghỉ thành diệt tận định và tứ thiền định. Chẳng biếtthọ vốn vô ngã thì sanh thọ diệt thọ đều là hư vọng. Đây là phàm phu nhàm lìasanh diệt mà không có quán kỹ khởi tưởng diệt tận.

Người khéo tu hành chân đế giải thoát, khởi tưởng giải thoát, chẳng lìachẳng chuyển tên Như Lai tàng thức tàng thì thất thức lưu chuyển chẳng diệt. Vìcớ sao? Vì kia nhân phan duyên các thức sanh. Chẳng phải cảnh giới của Thanhvăn Duyên giác tu hành. Chẳng giác vô ngã thì tự tướng cộng tướng nhiếp thọ,sanh ấm giới nhập. Thấy Như Lai tàng thì ngũ pháp, ba tự tánh, nhân pháp vô ngãắt diệt.

Nhị thừa được chân đế giải thoát riêng nơi tứ thiền. Song do chẳng chuyểntàng thức làm Như Lai tàng thì thất thức chẳng diệt. Nghĩa là thất thức cùngtàng thức làm nhân, lại duyên tàng thức mà được sanh trụ, nên nói “y kia trởlại duyên kia”. Nhị thừa chẳng giác tự tâm hiện ra, chẳng biết cảnh hiện duytâm, không có pháp tánh. Chỉ nơi ấm nhập giới phát minh vô ngã, lìa được nhiếpthủ vẫn còn pháp tự tướng cộng tướng của ấm nhập giới. Đây tức là tập khí thấtthức chẳng diệt. Thức này cần chuyển tàng thức làm Như Lai tàng mới biết danh,tướng, vọng tưởng đương thể toàn không, chánh trí, như như cũng là nói suông, đếnđây mới gọi nhân pháp vô ngã. Chẳng giác vô ngã, chính là nói chẳng giác phápvô ngã. Nhị thừa chỉ chứng nhân không mà chẳng chứng pháp không. Vì chẳng đạtNhư Lai tàng tánh thì chẳng lìa tàng thức. Chẳng lìa tàng thức thì thất thức ắtchẳng diệt. Thất thức chẳng diệt mà nói nhân không, chỉ không cái ngã trong tamgiới, mà cái ngã tập khí của bát thức thật còn chẳng giác. Chỉ quán ấm giớinhập không, chứng được chân đế, chẳng sanh ái thủ, đoạn được nhân tam giới,phần ngoại ngã thất thức diệt mà phần nội ngã chẳng diệt, nên nói “chẳng giácvô ngã”.

- CHỈ NHƯ LAI TÀNG TỰ GIÁC CHÓNG LÌA SANH DIỆT CHẲNG PHẢI NHỊ THỪA.

Địa thứ lớp tương tục chuyển tiến, các kiến chấp ngoại đạo không thể làmkhuynh động, ấy gọi là trụ Bồ-tát Bất động địa (bát địa), được mười thứtam-muội đạo môn lạc. Do tam-muội giác gia trì, quán sát Phật pháp bất tư nghì,tự nguyện chẳng thọ tam-muội môn lạc và thật tế, hướng đến tự giác thánh thú,chẳng chung chỗ tu hành với tất cả Thanh văn, Duyên giác và các ngoại đạo, đượcmười chủng tánh đạo hiền thánh và thân trí ý sanh, lìa tam-muội hạnh. Thế nên,Đại Huệ!Đại Bồ-tát muốn cầu thắng tiến phải sạch tên Như Lai tàng và thức tàng.

Nương trên nói thấy Như Lai tàng, diệt thất thức thân thì hay tùy địa thứlớp chuyển tiến, chẳng bị ngoại đạo làm diêu động. Đây chính là đệ bát Bất độngđịa, nên nói “trước Bất động địa vừa xả tàng”. Xả tàng thức thì chánh thọ hiệntiền, do được Như Lai tự giác làm giác gia trì, phát bi nguyện, nên hay chẳngthọ tam-muội môn lạc và trụ thật tế. Thật tế là chân như thật tế. Trụ nơi chânnhư thật tế thì thấy không Phật có thể thành, không chúng sanh đáng độ, nênchẳng trụ thật tế, y trí khởi dụng. Nên nói “tự giác thánh thú chẳng chung chỗtu hành với Nhị thừa và các ngoại đạo”. Mười hiền thánh chủng tánh tức là thậpđịa chủng tánh. Nghĩa là từ thập địa cho đến Phật địa được ba thứ thân, lìatam-muội viên mãn bồ-đề. Cho nên người muốn được thắng tiến phải khéo rành tênNhư Lai tàng và thức tàng. Bởi vì Như Lai tàng và thức tàng một thể hai tên, mêngộ khác vậy. Vì lẽ Như Lai tàng vốn tự không tánh, tánh không tánh ấy rất chânrất tịch. Tột chỗ chân tịch liền là vô minh, vô minh vô thủy bất giác vọngkiến, kiến vọng vốn là không, chẳng lìa bản tế. Nếu hay giác chỗ này thì an trụtâm hải, lại không riêng có. Thân tức là pháp thân. Trí tức là Báo thân. Ý sanhtức là Hóa thân. Chuyển bát thức được tên Pháp thân, chuyển thất thức được tênBáo thân, chuyển đệ lục ý thức được tên Hóa thân. Trong khoảng sát-na ngộ mê đãchuyển nên nói “chỉ chuyển tên kia không có thật tánh”.

Đại Huệ! Nếu không thức tàng gọi là Như Lai tàng, ắt không sanh diệt. ĐạiHuệ! Song các phàm thánh thảy có sanh diệt. Người tu hành tự giác thánh thúhiện trụ pháp lạc, chẳng bỏ phương tiện. Đại Huệ! Như Lai tàng thức tàng này,tất cả Thanh văn, Duyên giác tâm tưởng thấy được, tuy tự tánh thanh tịnh mà bịkhách trần che đậy vẫn thấy chẳng tịnh chẳng phải chư Như Lai. Đại Huệ! Như Laiấy, cảnh giới hiện tiền, như trong lòng bàn tay xem trái a-ma-lặc.

Đây nói thấy Như Lai tàng là, trừ sạch hiện lưu tuy cũng chẳng bỏ phươngtiện mà chẳng đồng với Nhị thừa. Mê Như Lai tàng mà làm thức tàng thì toàn thểlà sanh diệt. Như thật biết thức tàng tức Như Lai tàng thì sanh diệt chóng lìa.Mà các phàm thánh thảy có sanh diệt, nên người tu hành thấy tự giác trí vẫnchẳng bỏ pháp lạc phương tiện. Nên nói “biết rõ sanh là tánh chẳng sanh, làmsao bị sanh diệt lưu chuyển?”. Như Lai do sức kia chưa đầy đủ nên có phươngtiện. Phương tiện này chẳng phải nói Như Lai tự tánh vẫn có bất tịnh. Như Nhịthừa tâm tưởng thấy được, tuy biết tự tánh thanh tịnh mà do khách trần che đậyvẫn thấy bất tịnh, có được tam-muội pháp lạc đều thành thật pháp. Chẳng bằngngười tự giác tu hành thấy rõ tự tánh, chỉ dùng phương tiện chóng trừ hiện lưu.Cho nên biết, thấy tánh không thể chẳng rõ. Nên Như Lai chính thấy cảnh giớihiện tiền chẳng phải một chẳng phải khác, như xem trái a-ma-lặc trong lòng bàntay, lại không còn nghi ngại.

Đại Huệ! Ta nơi nghĩa này dùng thần lực dựng lập khiến phu nhân Thắng Man vàchư Bồ-tát trí sáng đầy đủ v.v… tuyên dương diễn nói Như Lai tàng và tên thứctàng, thất thức chung sanh. Thanh văn chấp trước thấy nhân pháp vô ngã, cho nênphu nhân Thắng Man nương oai thần Phật, nói cảnh giới Như Lai chẳng phải cảnhgiới Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo. Như Lai tàng và thức tàng chỉ là cảnhgiới Phật và những Bồ-tát trí tuệ sắc bén y nơi nghĩa. Thế nên, ông và các vịđại Bồ-tát đối với Như Lai tàng thức tàng phải siêng tu học, chớ có chỉ nghehiểu khởi tưởng biết đủ.

Như Lai tàng tên thức tàng cùng thất thức chung, đây chẳng phải cảnh giớiNhị thừa. Bởi vì Nhị thừa chẳng tin thức thứ tám tức Như Lai tàng. Cho nên đốivới ngã thấy vô ngã, thường thấy vô thường, ấy là tưởng đảo. Vì trừ cái tưởngnày nên nói thức tàng tức Như Lai tàng, khiến biết tâm ý ý thức đều không tựtánh, thấy pháp vô ngã, được cái chân ngã, đây là cảnh giới chư Phật. Trừ phunhân Thắng Man và những vị Bồ-tát trí bén, không có người hay biết được, chonên Phật răn Bồ-tát chớ khởi tưởng biết đủ.

- TỔNG TỤNG

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Như Lai tàng sâu kín Mà cùng thất thức chung

Hai thứ nhiếp thọ sanh Người trí ắt xa lìa.

Như gương tượng hiện tâm Tập khí vô thủy huân

Người như thật quán sát Các sự thảy vô sự

Như ngu thấy chỉ trăng Xem tay chẳng thấy trăng

Người chấp trước danh tự Chẳng thấy ngã chân thật.

Tâm là con hát giỏi Ý như đánh đàn hay

Năm thức là bè bạn Vọng tưởng, chúng xem hát.

Kệ nói Như Lai tàng sâu kín mà lược nói thức tàng. Nghĩa là tức thức tứctánh, chân như vô minh an trụ sâu kín. Tuy có thất tức ngã vọng thấy tự tha,như gương không tâm mà hiện các hình tượng, dụ vô minh vọng tập tùy duyên chónghiện, như thật mà quán trọn không việc ấy. Người trí liễu đạt đương thể xa lìa,kẻ ngu xem ngón tay chẳng thấy chân thật, đây là lý do phân mê giác vậy. Bát thứckhông tánh thọ huân tùy duyên biến hiện, nên như con hát, thất ý nhân trong,duyên ngoài nên như người đánh đàn, năm thức góp trần nên như bạn bè, lục thứcphân biệt như chúng xem hát. Thảy do vọng hiện chẳng phải có sự thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]