Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Tự

24/10/201015:58(Xem: 7671)
Phần Tự

KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu

I-PHẦN TỰ:


A-DUYÊN KHỞI CỦA KINH:

Tôi nghe như vầy, một hôm Phật ở trên đảnh núi Lăng-già tại bờ biển Nam, dùngcác thứ hoa báu trang nghiêm, cùng với các vị đại tỳ-kheo tăng và chúng đạiBồ-tát câu hội. Chúng đại Bồ-tát ấy ở các cõi Phật khác đến. Các ngài có sức tựtại vô lượng chánh định và thần thông du hý, đại Bồ-tát Đại Huệ làm thượng thủ.Các ngài đã được tất cả chư Phật làm phép quán đảnh, và khéo hiểu nghĩa cảnhgiới tự tâm hiện, các loại chúng sanh, các thứ tâm sắc, vô lượng độ môn, tùyloại khắp hiện. Đối với năm pháp, ba tự tánh, tám thức và hai thứ vô ngã, cácngài đã thông đạt cứu kính.

Trên hội Niết-bàn, ngài A-nan hỏi Phật: Khi kết tập các kinh, lấy câu nào đểđầu? Phật dạy: Phải dùng câu “Tôi nghe như vầy, một hôm Phật ở…” làm thông lệcho các kinh. Kinh này Phật chỉ thẳng cho chúng sanh căn thân khí giới hiệntiền đều duy tâm hiện, như mộng như huyễn chẳng phải có chẳng phải không. Mộtniệm bất giác muôn pháp này đồng hiện. Chính nơi đó mà phát minh thì chỉ mộttâm không có gì khác. Đây là cảnh giới bất tư nghì của chư Phật, Bồ-tát, khôngphải chỗ biết của hàng nhị thừa và ngoại đạo. Cho nên những vị đương cơ cùngchư đại Bồ-tát đồng đến trong hội, đều được chánh định tự tại và thần thông duhý, khéo hiểu tất cả cảnh giới tự tâm hiện. Các ngài tùy các thứ tâm sắccủa chúng sanh lập bày phương tiện để độ thoát, và thông đạt cứu kính năm pháp,ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã. Các ngài đủ khả năng thọ nhận đệ nhất liễunghĩa của Như Lai, không rơi vào lưới nghi, không bị tất cả ngoại đạo, Nhị thừalàm hoặc loạn. Những vị đại tỳ-kheo chung hợp trong hội này đều là hàng Nhấtthừa hóa hiện, không đồng với hàng định tánh Thanh văn, chẳng kham phát tâm Đạithừa. Cho nên phần duyên khởi này cùng với yếu chỉ Duy tâm của bản kinh phù hợpnhau hiển bày.

B- ĐƯƠNG CƠ KỆ TÁN


Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ cùng Bồ-tát Ma-đế hợp nhau dạo tất cả cõi nước chư Phật,nương thần lực của Phật từ tòa đứng dậy, bày vai áo mặt, quỳ gối mặt xuống đất,chắp tay cung kính dùng kệ tán thán Phật:

Cõi nước chư Phật tức là cõi nước chúng sanh. Những vị Bồ-tát này hay chính chỗnhật dụng của chúng sanh mà thông đạt cảnh giới Phật. Bảo rằng “Thấy tất cả sắcđều là sắc Phật, nghe tất cả tiếng đều là tiếng Phật, dạo tất cả cõi nước đềulà cõi nước chư Phật”. Do đó các Ngài trên nương thần lực chư Phật, dưới vìtrong hội chúng phát lời tán thán. Những lời tán thán Phật đều hàm súc ý nghĩakinh, không có chỉ thú riêng.

Thế gian lìa sanhdiệt
Ví như hoa hư không,
Trí chẳng thấy có,không
Mà khởi tâm đại bi.
Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa nơi tâm thức,
Trí chẳng thấy có,không
Mà khởi tâm đại bi.
Xa lìa chấp đoạn thường
Thế gian hằng như mộng,
Trí chẳng thấy có,không
Mà khởi tâm đạibi.

“Thế gian như không hoa, tất cả pháp như huyễn, thế gian hằng nhưmộng”, những câu này là tức nơi nhật dụng của chúng sanh liền thấy cảnh giớibất tư nghì của Như Lai, chẳng phải do dụng công quán chiếu của trí khiến nóthành có hay thành không. Như Lai thương xót các chúng sanh này không thể tựgiác, luống theo tâm thức vọng chấp đoạn, thường. Ngài khởi đại bi lập bàyphương tiện để độ thoát. Bồ-tát thâm hiểu được ý này, cho nên trong lời tánPhật riêng bày chỉ thú toàn kinh. Đây là “khéo hiểu nghĩa cảnh giới tùy tâmhiện” ấy vậy.

Biết nhân pháp vô ngã
Phiền não và sở tri (nhĩdiệm)
Thường thanh tịnh khôngtướng
Mà khởi tâm đạibi.


Phàm phu chấp trong thân ngũ ấm là ngã nên phiền não y đó mà khởi. Nhị thừaquán ngũ ấm vô ngã mà cái sở tri chưa quên. Cả hai đều thuộc về mê, không phảicó cạn sâu vậy. Ở đây nói “nhân pháp vô ngã, phiền não sở tri thường tự thanhtịnh” đều là lời tán Phật. Song cũng chỉ rõ phàm phu Nhị thừa ngay đó toànkhông, bởi do bất giác vọng thấy lưu chuyển. Như Lai biết rõ nên khởi đại bi độthoát. Tuy không có chúng sanh được diệt độ, mà mười câu vô tận bản nguyện sâurộng vậy. Xét theo Tam tế:

Y bất giác tâm độnggọi là Nghiệp tướng.
Y tâm động khởi năngkiến gọi là Chuyển tướng.
Y năng kiến mà cảnh giớivọng hiện gọi là Hiện tướng.

Ba thứ này, thuộc về thức thứ tám, là cái tập khí hư ngụy từ vôthủy. Sau y Hiện tướng đối cảnh phân biệt thành Lục thô.

Trí tướng tức pháp chấp câu sanh.

Y trí khởi niệm chẳng dứt gọi Tương tục tướng là pháp chấp phân biệt. Hai cáipháp ngã (chấp) này, tuy thuộc thức thứ bảy, song cội gốc nó thật khó thấy. Vìnó y bất giác mà khởi nên rất vi tế. Đến hàng Thập nhất địa (Đẳng giác) vẫn cóhai phần sở tri ngu, cho nên không phải chỗ Nhị thừa thấy được. Chữ sở tri tức lànhĩ diệm vậy.

Y niệm khởi chấp gọi Chấp thủ tướng, là nhân chấp câu sanh.

Y chấp khởi kế (tính toán) gọi Kế danh tự tướng, là nhân chấp phân biệt. Haicái nhân ngã (chấp) này, khởi ra tất cả cội gốc phiền não, cũng thuộc về thứcthứ bảy. Song vì y cảnh phân biệt làm chỗ chấp giữ, nên hàng Nhị thừa quán nhânvô ngã cũng hay đoạn được mà pháp ngã của thức thứ bảy chẳng đoạn. Ngài HuyềnTrang cho phân biệt thuộc thức thứ sáu, câu sanh thuộc thức thứ bảy. Song ở đâyxét về nguyên do sanh khởi nên nói chung là thức thứ bảy.

Y hoặc tạo nghiệp gọiKhởi nghiệp tướng.
Y nghiệp chiêu báo gọiKhổ hệ tướng.

Hai phần này thuộc về trời người. Nhưng tóm kết Tam tế và Lục thô thảy đều dobất giác. Nếu giác thì hoàn toàn không, nên nói “thường thanh tịnh khôngtướng”.

Tất cả khôngNiết-bàn
Không Niết-bàn của Phật
Không có PhậtNiết-bàn
Xa lìa giác, sở giác
Hoặc có hoặc khôngcó
Cả hai thảy đềulìa.

Bốn bài kệ trước nói chỗ nhật dụng của chúng sanh thảy là cảnh giới của NhưLai. Bài kệ này nói Như Lai Niết-bàn chẳng khác với chúng sanh sanh tử, nên nói“tất cả không Niết-bàn”. Nếu có Niết-bàn thì đâu không sanh tử; đã có sanh tửtức có chúng sanh sanh tử và có chúng sanh vào sanh tử. Có chúng sanh sanh tửtức là có Phật Niết-bàn. Có chúng sanh vào sanh tử tức có Phật vào Niết-bàn.Thế là cái năng giác và sở giác rõ ràng thành đối đãi. Đâu biết rằng tất cảchúng sanh đã vào Niết-bàn, chẳng cần lại Niết-bàn. Như Lai thấy rõ nên hay tùythuận bản tế, sanh tử Niết-bàn đều như mộng huyễn. Đã tuyệt tâm năng, sở thìkhông rơi vào cái thấy có, không. Bậc Vô thượng chánh chân không thể đem trọnsự suy xét so lường đến được.

Quán Mâu-ni tịchtĩnh
Thế là xa lìa sanh
Ấy gọi là chẳng thủ
Đời này đời sautịnh.

Pháp thân không tánh không sanh, chẳng phải tâm chẳngphải thức, đây là Mâu-ni tịch tĩnh, chóng lìa tất cả kiến, tướng sanh diệt. Nếukhởi cái quán này, trong một sát-na các chấp đều đoạn. Liền đó mắt mình mở rộngthẳng đến vị lai tự nhiên tịnh niệm tương tục. Đó là chỗ Lục tổ nói “niệm trướcchẳng sanh, niệm sau chẳng diệt” vậy. Nhân lời tán Phật này để chỉ cho ngườiphải để mắt nơi đây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567