Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28-Bất Thọ Bất Tham

24/10/201009:04(Xem: 9229)
28-Bất Thọ Bất Tham

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN28

ÂM:

BẤT THỌ, BẤT THAM.

Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn Hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụngbố thí, nhược phục hữu nhân tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. ThửBồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Dĩ chư Bồ-tát bấtthọ phước đức cố. Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Vân hà Bồ-tát bất thọ phướcđức?

- Tu-bồ-đề! Bồ-tát sở tác phước đức bất ưng tham trước, thị cốthuyết bất thọ phước đức.

DỊCH:

KHÔNG THỌ, KHÔNG THAM TRƯỚC.

Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát dùng thất bảo đầy cả thế giới bằng số cát sôngHằng để đem bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã được thành đứcnhẫn nhục, thì Bồ-tát này được công đức hơn vị Bồ-tát trước, vì cớ sao? NàyTu-bồ-đề, do các vị Bồ-tát không thọ phước đức. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phậtrằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát không thọ phước đức?

- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát làm phước đức mà chẳng nên tham trước, thế nên nóichẳng thọphước đức.

GIẢNG:

Trước hết đức Phật dùng hình ảnh người đem của báu đầy cả số thế giớibằng số cát sông Hằng ra bố thí. Quí vị thử tính xem bao nhiêu của báu? Khôngthể tính nổi. Của báu đầy dẫy thế giới mà mỗi thế giới là một hột cát của sôngHằng, như thế không biết bao nhiêu thế giớivà cũng không biết bao nhiêu củabáu. Lại có người biết tất cả pháp là vô ngã, thành được đức nhẫn nhục. Như thếlà có hai đức, đức thứ nhất là trí tuệ, do trí tuệ thấy tất cả pháp không có tựthể. Vô ngã là không có tự thể, do thấy các pháp duyên hợp, không có tự thể nênthực hành hạnh nhẫn nhục được viên mãn, đó là đức thứ hai. Ðức Phật bảo: VịBồ-tát dùng trí biết tất cả pháp vô ngã, nên thực hành được hạnh nhẫn nhục,được công đức nhiều hơn vị Bồ-tát đem của báu đầy dẫy số thế giới bằng số cátsông Hằng ra bố thí. Ngài hỏi: Vì cớ sao? Rồi Ngài giải thích: Bởi do các vịBồ-tát đó không thọ phước đức. Thế nào gọi là không thọ phước đức? Bởi vì chúngta thấy tất cả pháp vô ngã, vô ngã thì không có chủ tể, nghĩa là không có mình,dù cho làm tất cả hạnh nhẫn nhục hay tất cả công đức gì mà không thấy có mình thậtthì không có thọ. Ðây là đức Phật đặt trí tuệ lên hàng đầu. Công đức của chúngta được viên mãn là từ trí tuệ không thấy có ngã, bởi không thấy ngã nên không thọ,không thọ nên phước đức mới lớn. Thế nên ở đây chủ yếu là nói không thọ, màkhông thọ gốc từ trí tuệ vô ngã. Dù bố thí của báu bao nhiêu đi nữa cũng khôngbằng do trí tuệ Bát-nhã dẫn đầu tu được hạnh nhẫn nhục. Người như thế được côngđức vô kể, vì người đó không có ngã. Như chúng ta hiện nay tu hạnh nhẫn nhụcthì hạnh nhẫn nhụ�c của mình hữu ngã hay vô ngã? Như quí phật tử hoặc tăng nibiết đạo chút ít, đều thầm nghĩ mình là người biết đạo thì không bao giờ nênsân, không bao giờ có niệm ác với kẻ khác. Nhưng giả sử có người chạm tới quyềnlợi của mình, quyền lợi nhỏ thôi, lúc đó mình nghĩ: Ðây là chạm đến quyền lợimình, nhưng là phật tử hay là người tu thì rán nhịn. Ðến quyền lợi kha khá một chút,khả dĩ còn rán được. Nhưng khi họ chạm đến quyền lợi thật to của mình, lúc đóchắc hết nhẫn nổi. Ðó là chưa nói đến khi họ làm nhục, đánh đập, lúc đó mình nhẫnnổi không?
Thế nên nhẫn nhục mà còn ngã, dùngoại tài hay nội tài, cũng khó đến ba-la-mật. Vì thế muốn nhẫn nhục ba-la-mậttrước phải có trí tuệ Bát-nhã thấy rõ các pháp là vô ngã. Ðã không có ta thậtthì còn ai làm khổ ta, ai hại ta?. Khi ấy mới nhịn được tất cả những điều khónhịn. Thế nên đức Phật dạy, trước hết phải biết các pháp là vô ngã rồi mới thựchành hạnh nhẫn nhục. Ðó là điều tiên quyết, vì nhẫn mà không có trí tuệBát-nhã thì không bao giờ viên mãn. Hiểu như thế nên khi người nhẫn được tất cảđiều khó nhẫn, đến công đức người đó cũng không thọ nhận. Tại sao? Vì nhẫn nhụcmà không thấy mình nhẫn nhục nên không thọ phước đức. Còn chúng ta mỗi lần nhẫnđược thì khoe khắp mọi người phải không? Thành ra vì chúng ta có ngã nên làmđiều gì cũng thấy có thọ nhận cả. Trong đoạn này đức Phật đề cao công đức hay phướcđức bất thọ, và phước đức bất thọ đó cũng do trí tuệ vô ngã mà ra. Thế nên khingài Tu-bồ-đề hỏi Phật: Thế nào là không thọ phước đức thì đức Phật bảo: Bồ-tátlàm phước đức không tham trước nên gọi là không thọ phước đức. Sở dĩ chúngta làm mà tham trước là vì có ngã, nếu vô ngã còn tham trước cái gì? Thế nênnói rằng không tham trước là phước đức lớn nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]