Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng

24/10/201008:51(Xem: 7166)
16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN16

ÂM:

NĂNG TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG.

Phục thứ Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì, độc tụngthử kinh, nhược vi nhân khinh tiện, thị nhân tiên thế tội nghiệp, ưng đọa ácđạo, dĩ kim thế nhân khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt, đươngđắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Ngã niệm quá khứ vô lượnga-tăng-kỳ-kiếp, ư Nhiên Ðăng Phật tiền đắc trị bát bách tứ thiên vạn ứcna-do-tha chư Phật, tất giai cúng dường thừa sự vô không quá giả. Nhược phục hữunhân ư hậu mạt thế năng thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ư ngã sởcúng dường chư Phật công đức, bách phần bất cập nhất, thiên vạn ức phần, nãi chítoán số thí dụ sở bất năng cập. Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, ưhậu mạt thế, hữu thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ngã nhược cụthuyết giả, hoặc hữu nhân văn tâm tắc cuồng loạn hồ nghi bất tín. Tu-bồ-đề!Ðương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị.

DỊCH:

HAY LÀM SẠCH CÁC NGHIỆP CHƯỚNG.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu cóngười thiện nam, thiện nữ thọ trì đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê,người này do tội nghiệp đời trước lẽ ra phải đọa trong đường ác, do đời này bịngười khinh chê nên tội nghiệp đời trước ắt là tiêu diệt, sẽ được quả Vô thượngChánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, ta nhớthuở quá khứ vô lượng a-tăng-kỳkiếp, ở trước đức Phật Nhiên Ðăng, ta được gặp tám trăm bốn ngàn muôn ứcna-do-tha các đức Phật, ta đều cúng dường thờ phụng không sót một vị nào. Nếulại có người ở đời mạt pháp sau này hay thọ trì đọc tụng kinh này, được côngđức, đối với công đức cúng dường chư Phật của ta, trăm phần chẳng bằng một,ngàn muôn ức phần cho đến toán số thí dụ đều không thể bằng.

Này Tu-bồ-đề! Nếu người thiện nam thiện nữ ở đờimạt pháp sau này, có người thọ trì đọc tụng kinh này, được công đức, nếu ta nóicho đủ hoặc có người nghe tâm tất cuồng loạn, hồ nghi, không tin. Này Tu-bồ-đề,nên biết kinh nghĩa này không thể nghĩ bàn nên quả báo cũng không thể nghĩbàn.

GIẢNG:

Trước khi giảng qua phần thứ mườisáu, tôi nhắc lại phần trước một chút khi nói về bố thí thân. Tôi dẫn một ví dụnhỏ để quí vị thử xem mình dám bố thí không. Giả như ban đêm chúng ta ngủ, mộngthấy đi nơi này, nơi kia và cũng có nhà cửa đủ các thứ. Ðến một lát sau giậtmình tỉnh cơn mộng, đó là mộng số một, thân mộng số một. Ðến khuya lại mộng lầnnữa, cũng thấy cảnh thân v.v. đó là mộng số hai. Như vậy cọng lại, cả đời mìnhbao nhiêu lần mộng? Không biết mấy ngàn cái mộng. Trong mấy ngàn mộng đó, đều cóthân có cảnh. Giả sử có người đem hết các thân cảnh trong mộng đó đổi lấy thâncủa một đứa nhỏ chừng năm, ba tuổi, quí vị chịu đổi không? Bao nhiêu thân vàcảnh trong mộng đó, dù là cả trăm ngàn thân và cảnh mộng, đem đổi một đứa béthật độ năm, ba tuổi thì ai chịu đổi? Thân của đứa bé sống dài lắm chỉ là chínmươi năm thôi mà đổi bao nhiêu thân trong mộng mình còn không chịu đổi thay!Trong mỗi giấc mộng đều có thân có cảnh nhưng khi hết mộng thì mất, vậy thâncảnh trong mộng đó thật hay giả? Trong mộng thì ai nói giả được, chỉ khi thứcrồi mới biết nó giả. Hiện tại chúng ta cũng giống như thế, bao nhiêu thân cảnhchúng ta đang sống - nghĩa là đang mê - thì đều thấy nó thật cả, nên nếu đổi nóvới một thân chân thật thì chúng ta không đồng ý. Nhưng đến chừng giật mình thứcgiấc, tức là được tỉnh rồi, khi đó mới thấy rằng đổi bao nhiêu thân mộng chomột cái thân thật này cũng không xứng đáng nữa. Song phải đợi tỉnh đã, bây giờcòn mê thì thấy nó quí vô ngần!

Ðến phần mười sáu, trước hết đứcPhật bảo rằng nếu có người thiện nam thiện nữ hay thọ trì đọc tụng kinh này, nếungười đó bị người ta chê bai thì đó là do tội đời trước, đáng lý họ phải đọatrong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh nhưng hiện đời này bị chê bai cho nên tộinghiệp đời trước liền tiêu diệt, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhưvậy Phật nói rất rõ. Ai trì kinh này thì tội nghiệp đời trước sẽ giảm đi, lýđáng phải bị đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh nhưng nhờ trì kinh này nênchỉ bị người chê bai thôi và tương lai sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Như thế, nếu có người nói: Coi chừng trì kinh này thì đổ nghiệp, quí vị phảitrả lời thế nào? Người đó nói theo Phật hay nói theo ai? Phật bảo một đàng mànói một ngã thì đó là ma nói rồi. Nói đổ nghiệp để ngăn không cho người ta trì kinh, đó là ngăn trở người ta tu hành phải không? Ở đây Phật khuyên chúng ta trìkinh để giảm nghiệp, đáng lẽ phải đọa trong ba đường ác mà bây giờ chỉ bị chêbai một chút thôi thì nhẹ biết chừng nào, vậy là giảm tối thiểu đó. Thế mà cóngười nói coi chừng tụng kinh Kim Cang thì đổ nghiệp, quí vị xác định cho kỹxem câu nói đó là ai nói? Câu đó là ma nói. Giả sử người cạo tóc ở chùa mà nóicâu đó thì không phải là người tu nữa, vì Phật bảo: Ngoài kinh mà nói là manói. Ở đây kinh chỉ rõ ràng mà họ nói khác đi, không có chỗ y cứ thì không phảima là gì? Như vậy quí vị nên dè dặt đừng nói sai kinh mà mang tội. Thế nênchúng ta phải hiểu rõ lời Phật dạy. Nếu có ai hỏi: Tôi có thể trì kinh Kim Cangđược không và trì kinh Kim Cang có đổ nghiệp không, thì quí vị trả lời ra sao?Chúng ta phải nói: Trì kinh Kim Cang là giảm nghiệp chớ không phải đổ nghiệp vàdẫn câu này làm chứng: Nếu có người trì kinh này bị người khinh chê, ngườinày do tội ác đời trước, lẽ ra bị đọa đường ác mà đời này bị người khinh chênên nghiệp ác đời trước hết và sau sẽ thành Phật.

Tiếp theo đức Phật so sánh côngđức trì kinh, trong đoạn trước Ngài so sánh với công đức bố thí nội tài vàngoại tài rồi, đến đây Ngài so sánh với công đức cúng dường Phật. Ngài bảorằng: Trước đức Phật Nhiên Ðăng (đến Phật Nhiên Ðăng, Ngài được thọ ký thànhPhật), Ngài đã gặp tám trăm bốn ngàn muôn ức na-do-tha chư Phật, Ngài đều cúng dườngthờ phụng không sót một vị nào. Nếu trong đời mạt pháp này có người trì kinhKim Cang, thì sánh với công đức Ngài cúng dường bao nhiêu đức Phật đó, công đứccủa Ngài không bằng một phần công đức của người trì kinh Kim Cang kia, cho đếntoán số thí dụ cũng không bì kịp. Như vậy quí vị có tin nổi không? Quí vị cócúng dường được đức Phật nào chưa? Thật ra trong kinh nói: Ra đời mà gặp Phậtlà quí vô lượng vô biên, huống nữa là cúng dường bao nhiêu đức Phật, vậy màkhông bằng người trì kinh Kim Cang là tại sao? Cúng dường đó là chúng ta đemcái gì cúng dường? Của cải bên ngoài và tâm thành kính bên trong của mình phảikhông? Nhưng tâm thành kính đó là sanh diệt hay là bất sanh diệt? Tâm thànhkính cúng dường đó là tâm sanh diệt, của cải cũng là tướng sanh diệt. Trì kinhlà không còn thấy ngã thật, nhân thật mà thấy được ngay nơi mình có trí KimCang, nhận ra được trí chân thật đó tức là trì kinh Kim Cang. Như vậy bao nhiêucái sanh diệt kia đâu bì được với cái chân thật. Thế nên Phật bảo công đức cúngdường không bằng một phần công đức trì kinh. Nhưng hiện nay nghe nói cúng dườngthì thích mà nói trì kinh thì ngán phải không? Nếu bảo quí vị tổ chức lễ cúng dườngPhật, cúng dường chư tăng được phước vô lượng thì ai cũng chịu, nếu bảo trìkinh Kim Cang thì ai cũng ngán. Chao ôi! Kinh gì nói không có ngã, không cónhân, không có chúng sanh, thọ giả, vậy chớ ai đây? Ai kia? Cứ thấy mình thật, ngườithật nên không kham trì kinh Kim Cang, chớ nếu hiểu rõ ngã, nhân và pháp đều làtướng hư giả không thật thì người trì kinh Kim Cang là công đức vô kể.

Thế nên đức Phật mớibảo rằng: Này Tu-bồ-đề, nếu có người thiện nam thiện nữ nào ở trong đời mạtpháp thọ trì kinh Kim Cang, thì công đức của người đó nếu ta nói cho đủ hoặccó người nghe thì tâm họ sanh cuồng loạn hồ nghi.Vì quá sức tưởng tượngcủa con người nên họ hoảng hốt, họ hồ nghi, không tin. Ngài bảo thêm: Nênbiết nghĩa của kinh này không thể nghĩ bàn cho nên quả báo cũng không thể nghĩbàn.Tại sao nghĩa không thể nghĩ bàn? Vì Kim Cang Bát-nhã là trí chân thậtbất sanh bất diệt của chúng ta, là chân tâm bất sanh bất diệt hay pháp thân bấtsanh bất diệt của mình, cái đó không bị giới hạn trong thời gian và không gian.Bởi không giới hạn trong thời gian, không gian nên thường nói là tuyệt đối,vượt ngoài đối đãi. Còn tất cả pháp thế gian đều nằm trong tương đối, vì tươngđối nên là tướng sanh diệt. Quí vị kiểm lại xem trong cuộc sống này có cái gìkhông phải là tương đối? Như tối và sáng là tương đối, cho nên hiện giờ sáng,một lát nữa tối, rồi đến sáng, sáng tối đuổi nhau sanh diệt. Như vậy sáng tốilà tương đối nên là tướng sanh diệt. Nam nữ cũng là tương đối cho nên nam nữhợp là có sanh, sanh thì có tử, đó là tướng sanh diệt. Trên thế gian này tất cảđều là tương đối, đó là pháp sanh diệt. Pháp sanh diệt bì sao được với phápkhông sanh diệt. Thế nên nghĩa của pháp không sanh diệt cao siêu vô tận và quảbáo cũng vô tận. Còn nghĩa của pháp sanh diệt là hữu tận thì quả báo cũng hữutận. Ðem cái hữu tận so với cái vô tận thì không bao giờ sánh kịp.

Quí vị hiểu như thế nào? Hiểu qualời giải chớ chưa hiểu thật sự. Người nào thấy rõ thân này là ảo mộng là huyễn hóanhư bọt như bóng, thấy cảnh cũng vậy thì người đó mới thật hiểu, người đó làngười trì kinh Kim Cang. Còn nếu hiểu mơ hồ, vẫn thấy mình là thật thì chưa trìnổi kinh Kim Cang. Nếu có, đó là trì bằng chữ, bằng ngôn ngữ chớ chưa phải trìbằng tâm trí quán chiếu. Trái lại nếu thấy rõ hoặc xét rõ thân cảnh là tướngduyên hợp hư giả, đó là trì bằng trí tuệ quán chiếu. Trì bằng chữ nghĩa gọi làvăn tự Bát-nhã , còn dùng trí soi xét quán chiếu đó là quán chiếu Bát-nhã. Sốngđược với trí tuệ bất sanh bất diệt, đó là thật tướng Bát-nhã, đó mới là bất sanhbất diệt. Quí vị nhớ nên ứng dụng cái thứ hai hơn là cái thứ nhất, vì văn tựchữ nghĩa đọc qua rồi mất, còn quán chiếu mới thấm sâu vào trong, đó là cái đểđi đến thật tướng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567