Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07-Vô Ðắc Vô Thuyết

24/10/201008:40(Xem: 8397)
07-Vô Ðắc Vô Thuyết

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN7

ÂM:

VÔ ÐẮCVÔ THUYẾT.

Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai đắcA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề da? Như Lai hữu sở thuyết pháp da? Tu-bồ-đềngôn: Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp, danh A-nậu-đa-la tam-miệutam-bồ-đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết. Hà dĩ cố? Như Lai sởthuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩgiả hà? Nhất thiết Hiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt.

DỊCH:

KHÔNG ÐƯỢC, KHÔNG NÓI.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác chăng? Như Lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đề thưa: Như con hiểu qua nghĩaPhật nói, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũngkhông có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đềukhông thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao?Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

GIẢNG:

Chắc hẳn quí vị đều thắc mắc tự hỏi tại sao Phật nói kinh mình học mà nóikhông nói, còn tu là cốt được đắc quả mà ở đây Phật nói không đắc là tu làmsao? Trong đoạn trước, quí vị nhớ đức Phật phá pháp và phi pháp. Phải và quấyđã phá rồi, đến đây cái chúng ta quí kính nhất là pháp Vô thượng Chánh đẳngChánh giác, tức pháp chứng quả thành Phật, pháp đó có thật hay không? Phải vàquấy không thật chúng ta đồng ý rồi, còn pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giácmà Phật chứng có thật hay không? Nhiều khi những cái tầm thường thì thấy giả,nhưng đến cái cao quí hơn thì thấy thật. Thí dụ như chì, kẽm. chúng ta nói làgiả, đến vàng lại thấy là thật. Nhưng nếu thấy vàng là thật thì cũng còn thấythật, vì một cái thật thì những cái khác cũng thật luôn, cho nên pháp và phipháp là giả rồi nhưng đến pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu chúng tathấy thật thì cũng là bệnh. Vì thế đức Phật mới hỏi: Vậy Như Lai có được Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác hay không? Và Như Lai có nói pháp hay không? Ðó làhai câu hỏi Phật đặt ra để ngài Tu-bồ-đề trả lời. Ngài Tu-bồ-đề thưa: "Nhưchỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói", đây là ngài Tu-bồ-đề dè dặt, nhữnggì Ngài biết thì nói biết, những gì học được nơi Phật thì nói con học của Phật.Thế nên Ngài thưa: Con biết theo nghĩa của Phật nói, chớ không phải con biếttheo ý riêng của con, không có pháp nhất định tên Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác, cũng không có pháp nhất định Như Lai nói. Ngài trả lời dứt khoát nhưvậy. Tiếp theo Ngài mới giải thích lý do. Vì cớ sao? Như Lai nói pháp đều khôngthể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Câunày thật là khó! Quí vị thấy khi chúng ta chấp pháp thấp thì đức Phật phá phápthấp không thật, đến khi pháp thấp phá rồi, chúng ta lại chấp pháp cao nên ởđây đức Phật phá luôn cả pháp cao. Thường ai tu cũng mong chứng quả thành Phật.Thành Phật rồi mới nói pháp, cũng như Phật chứng quả rồi Ngài nói pháp vậy. Nhưthế Ngài có chứng đắc và có nói pháp hay không?

Trong đoạn trước Phật đã dạy: Phàm có tướng đều là hư vọng, và nếu cònthấy có pháp thật là cũng còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Vậy pháp Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác tức là pháp thành Phật có thật không? Nếu thấypháp đó thật thì cũng còn tướng ngã, tướng nhân. Tại sao? Vì nói thành Phật thìhỏi ai thành? Ta thành phải không? Thấy có pháp thành Phật thật thì phải cóngười thành Phật, đó là còn ngã, còn ngã thì còn nhân, còn chúng sanh, thọ giả.Nếu thế Phật là phàm phu mất rồi! Cho là Phật có nói pháp thật cũng không được,vì phàm những gì nói ra đều là tướng hư giả.

Như vậy Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay nói gọn là Phật, là đối vớichúng sanh. Chúng sanh là mê nên Phật là giác, giác đối với mê, hết mê rồi cònnói giác làm gì. Giác là đối đãi với mê, mê không thật thì giác cũng khôngthật; và nếu mê giác đều không thật thì có thành Phật hay không? Nếu không cònthấy có mê thật, giác thật thì tâm không còn chấp hai bên mà tâm không chấp haibên, đó là như như, đó là Phật pháp thân hiện, không thấy được thành Phật mà đãthành Phật. Hiện giờ chúng ta mơ ước thành Phật mà không thành Phật được, vì mơước là vọng tưởng, mà vọng tưởng còn thì Phật pháp thân đâu có hiện, thế nêncầu mà không được. Trái lại, không thấy có pháp để cầu thành Phật, nên tâm thểlặng lẽ không còn hai bên mê giác đối đãi, do đó tâm hoàn toàn thanh tịnh, tâmthể thanh tịnh tức là pháp thân Phật, là Như Lai. Không được mà được, đó làđiều không thể nói cho thế gian hiểu, vì thế gian nói hoặc là được, hoặc làkhông, chớ không bao giờ nói không được mà được. Nhưng ở đây không đắc mà đắc,không chứng mà chứng, đó mới là khó khăn, bởi vì nếu thấy chứng đắc là còn cóngã tức là có pháp. Nếu phá được ngã pháp rồi thì đâu còn nói chứng nói đắc, màkhông chứng đắc thì đó là Phật. Nhưng hễ nói Phật tức là có chứng có đắc rồi.Vì vậy Phật pháp vượt ngôn ngữ của thế gian. Ngôn ngữ thế gian luôn rơi vào haibên hoặc được, hoặc mất, hoặc có, hoặc không. Ở đây phá hết những chấp ngã vàpháp, khi ngã và pháp hết rồi thì đó là Phật. Nếu còn thấy có pháp để đắc làcòn pháp, còn thấy mình chứng là còn ngã thì đâu phải là Phật, ngã pháp còn làmsao gọi là Phật được. Dẹp hết ngã pháp đó là Phật mà không có chứng, có đắc, đómới thật là lạ. Cho nên không chứng mà chứng, không đắc mà đắc, chớ không phảimột bề nói không đắc là không đắc. Như trong kinh Bát-nhã quí vị đọc "vôđắcv.v." đừng nói như vậy là không ngơ; có nhiều người nói Bát-nhã nói cáigì cũng không, tất cả đều không. Không phải thế, khi không còn những chấp ngãpháp thì pháp thân mới hiện tiền. Cũng như tôi đã nói không dính vào tất cả thìtâm mới an trụ, an trụ đó mới là an trụ thật. Ở đây cũng vậy, nếu tâm niệm còndính còn chấp thì tâm niệm đó là tâm niệm cuồng loạn, là tướng sanh diệt. Khôngcòn dính chấp vào cái hư giả đó mới là vô sanh, mới là chân thật, cho nên thậttướng là vô tướng, cái chỗ không tướng là tướng chân thật. Thật rất lạ, vì vậyngười học Phật nếu không tu thì không bao giờ hiểu nổi, mình có tu rồi khi hếtvọng tưởng thì thấy cái chân thật hiện tiền, còn nếu không tu thì nghe rất lạ,ngôn từ quá khó hiểu. Thế nên ngài Tu-bồ-đề mới nói rằng: Không có pháp cố địnhtên A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, cũng không có pháp cố định để Phật nói. Vìcớ sao? Vì Như Lai nói pháp đều không nên chấp, cả pháp và phi pháp cũng đềukhông chấp, vì không chấp nên nói tất cả Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có saibiệt.

Thế nào là Hiền Thánh? Thí dụ như trong tứ quả Thanh văn: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm,A-na-hàm, A-la-hán thì ba quả vị đầu còn ở bậc Hiền. Tại sao? Vì ba quả vị nàycòn ở trong vòng sanh. Tu-đà-hoàn còn bảy phen sanh, Tư-đà-hàm còn một phensanh, A-na-hàm thì sanh trong cõi trời. Ðến A-la-hán mới hoàn toàn vô sanh, mớilà vô lậu hoàn toàn nên gọi là Thánh. Ðối với hàng Bồ-tát thì từ Thập tín, Thậptrụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng là bậc Hiền, từ Sơ địa trở lên đến Thập địa mớigọi là Thánh. Như vậy các bậc Hiền Thánh sai biệt nhau tại điểm nào? Chính tạipháp vô vi, tức là do cái pháp thân bất sanh bất diệt đó. Người sống được vớinó viên mãn là Thánh, người sống được một phần nhỏ là Hiền bậc thấp, người sốngđược một phần lớn hơn, là bậc Hiền cao hơn. Như thế chúng ta thấy do pháp vô vi,bất sanh bất diệt mà có chư Hiền Thánh sai biệt, chớ không phải căn cứ trênquyền lực gì ở bên ngoài. Cũng như hiện giờ quí vị tu, có người mới tu ngồitrong một giờ đồng hồ, có thể có một trăm lần vọng tưởng, có người tu khá hơn,ngồi trong một giờ chỉ còn tám mươi lần vọng tưởng, đối với phàm phu người đókhá hơn, nếu người nào ngồi trong một giờ mà chỉ có hai mươi lần vọng tưởng thìđó là khá lắm. Ðến khi trong một giờ mà không có một vọng tưởng nào, đó là đãbước vào địa vị Hiền rồi. Song suốt một ngày một đêm đến hai mươi bốn giờ màchỉ được một giờ không vọng tưởng, đó mới được một phần nhỏ xíu trong thời gianmột ngày một đêm; nếu chúng ta thêm hai giờ rồi đến bốn giờ không vọng tưởng.thì chỗ không vọng tưởng đó là pháp vô vi bất sanh bất diệt. Nếu chúng ta đượcmột ngày không vọng tưởng, sánh với người được mười ngày không vọng tưởng thìngười được mười ngày đó tiến bộ hơn mình, mình được một năm không vọng tưởng màngười được mười năm không vọng tưởng thì người đó cao hơn mình. Vì vậy khi nóicao thấp là căn cứ trên pháp vô vi mình sống được trọn vẹn hay được từng phần.

Thập tín là mới tin được mình có cái bất sanh bất diệt thôi, Thập trụ,Thập hạnh, Thập hồi hướng là mới được lóe thấy, đến Thập địa mới được từng phầnrõ ràng. Thế nên nói sai biệt nhau là căn cứ trên pháp vô vi, chớ không phảicăn cứ trên cái gì bên ngoài, không phải vị Thầy thọ ký cho người này chứng cáigì, người kia chứng cái gì v.v. Mà chính trên pháp vô vi bất sanh bất diệt, aisống được với cái đó nhiều là cao, ai sống được với cái đó ít là thấp. Còn chưasống được với cái đó là phàm phu. Hiểu như vậy, chúng ta thấy người tu sở dĩkhác hơn người thế gian là ở chỗ đó. Quí vị thử kiểm lại nếu mình biết tu chútít thì có khác hơn người thế gian không? Người thế gian cứ tha hồ nghĩ, cả đếnkhi ngủ, nằm xuống cũng chưa chịu ngủ, vẫn nghĩ hết chuyện này đến việc kia,chừng nào ngủ quên mới thôi. Còn chúng ta vừa khởi nghĩ là đã rầy nó rồi. Ðấylà chỗ khác nhau. Mình rầy lần lần nó cũng giảm bớt, đến bao giờ mình vừa nhìn nóliền mất như trâu thuần thục, rồi từ từ cho đến hết nghĩ, lúc đó mình mới sốngvới cái chân thật. Sự thật cái nghĩ không phải là mình. Khi không nghĩ mình vẫnhiện tiền chớ không có mất, nếu cái nghĩ là mình thì hết nghĩ mình mất phảikhông? Không phải, hết nghĩ mình vẫn hiện tiền, mình vẫn sờ sờ, tai vẫn nghe,mắt vẫn thấy. Thế nên khi nào hết nghĩ thì lúc đó pháp vô vi hiện tiền. Pháp vôvi còn gọi là pháp thân hay là chân tâm. Sở dĩ chúng ta sai biệt nhau trênphương diện tu hành là sai biệt ở điểm đó, chớ đừng tính năm tu, như tôi tumười năm, người kia tu bảy năm, vậy người đó thua tôi ba năm hay là người khácmới tu hai năm, thua tôi đến tám năm v.v. Ngay nơi pháp vô vi đó, chúng ta đượcsâu hoặc được cạn mới là khác nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]