Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 28: Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát

23/10/201016:09(Xem: 6410)
Phẩm 28: Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát

PHẨM 28

PHỔ HIỀN BỒ-TÁTKHUYẾN PHÁT

Phổ Hiền Bồ-tát Khuyến Phát có nghĩa là Bồ-tát Phổ Hiềnkhuyên người phát tâm trì kinh Pháp Hoa. Người sau khi Nhập Tri kiến Phật, cônghạnh đã viên mãn có đầy đủ diệu dụng, theo sở nguyện sở cầu của chúng sanh màvào đời ngũ trược để giáo hóa họ. Mở đầu kinh này, Bồ-tát Văn-thù đứng ra giảinghi cho Bồ-tát Di-lặc, nói lên ý nghĩa muốn Nhập Tri kiến Phật là phải bắt đầubằng trí tuệ tức là Căn bản trí. Sau khi nhập Tri kiến Phật phá hết năm ấm,công hạnh tu hành viên mãn, khởi Sai biệt trí biết rõ tâm bệnh của chúng sanh,mà dùng mọi phương tiện để giáo hóa. Bấy giờ ra giáo hóa thì không còn chướngngại thoái lui.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, ngài Phổ Hiền Bồ-tát dùngsức thần thông tự tại oai đức danh văn, cùng vô lượng vô biên bất khả xưng sổchư đại Bồ-tát từ phương Đông mà đến; các nước đi ngang qua khắp đều rúng động,rưới hoa sen báu, trỗi vô lượng trăm nghìn muôn ức các thứ kỹ nhạc.

Lại cùng vô số các đại chúng: trời, rồng,dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân, phinhân v.v... vây quanh, đều hiện sức oai đức thần thông đến cõi Ta-bà trong núiKỳ-xà-quật, đầu mặt lạy đức Thích-ca Mâu-ni Phật, đi quanh bên hữu bảy vòng,bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Con ở nơi nước của đức Bảo OaiĐức Thượng Vương Phật, xa nghe cõi Ta-bà này nói kinh Pháp Hoa nên cùng với vôlượng vô biên trăm nghìn muôn ức chúng Bồ-tát đồng đến để nghe thọ, cúi mongđức Thế Tôn nên vì chúng con nói đó.

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân sau khi Như Lai diệt độ,thế nào mà có thể được kinh Pháp Hoa này?

GIẢNG:

Bồ-tát Phổ Hiền từ cõi Phật phương Đông, nghe PhậtThích-ca ở cõi này nói kinh Pháp Hoa, Ngài cùng với chúng đồng đến để nghepháp. Bồ-tát Phổ Hiền không dùng tai để nghe, mà Ngài dùng tâm để nghe. Ngàiđặt câu hỏi: Sau khi Phật diệt độ, thiện nam tử, thiện nữ nhân, làm sao có thểđược kinh Pháp Hoa này? Dưới đây Phật trả lời.

CHÁNH VĂN:

2.- Phật bảo Phổ Hiền Bồ-tát rằng:

- Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thành tựu bốn pháp,thời sau khi Như Lai diệt độ sẽ được kinh Pháp Hoa này: một là được các đứcPhật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là vào trong chánh định, bốn làphát lòng cứu tất cả chúng sanh.

Thiện nam tử, thiện nữ nhân thành tựu bốn pháp như thế,sau khi Như Lai diệt độ quyết được kinh này.

GIẢNG:

Phật dạy muốn được kinh Pháp Hoa phải thực hành bốn pháp.Một là được chư Phật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là vào trongchánh định, bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sanh. Pháp thứ nhất là được chưPhật hộ niệm, chúng ta có được Phật hộ niệm không? Nơi mỗi người ai cũng có Trikiến Phật, tuy có nhưng vì quên, nên không được Phật hộ niệm. Nếu chúng ta hằngsống với Tri kiến Phật thì Phật luôn luôn ở bên cạnh mình không có xa vắng. Nhưvậy Phật không hộ niệm là gì? Pháp thứ hai là trồng các cội công đức, hiện tạichúng ta đang gieo trồng công đức qua việc tự giác và giác tha. Pháp thứ ba làvào trong chánh định, thì hiện tại chúng ta đang buông bỏ những vọng tưởng điênđảo, khi vọng tưởng điên đảo lắng xuống, đó là chúng ta đang ở trong chánh địnhchớ gì? Còn phát lòng từ làm lợi ích chúng sanh, thì chúng ta đang thực hiện,tuy chưa làm được những việc lớn, nhưng những việc nhỏ đang làm. Như vậy, làbốn pháp phải có để được kinh Pháp Hoa, hiện tại mỗi người chúng ta ai cũng có,mặc dù chưa được viên mãn.

Chúng ta nhớ, được kinh Pháp Hoa không phải đem tiền đithỉnh bộ kinh bằng văn tự in trên giấy mực. Được kinh Pháp Hoa đây là phải thựchiện bốn pháp vừa nêu để sống với Tri kiến Phật. Đó là được kinh Pháp Hoa.

CHÁNH VĂN:

3.- Lúc đó ngài Phổ Hiền Bồ-tát bạch Phậtrằng:

- Thế Tôn! Năm trăm năm sau trong đời áctrược, nếu có người thọ trì kinh điển này, con sẽ giữ gìn trừ các sự khổ hoạnlàm cho được an ổn, khiến không ai được tiện lợi rình tìm làm hại; hoặc ma,hoặc con trai của ma, hoặc con gái của ma, hoặc dân ma, hoặc người bị ma dựa,hoặc dạ-xoa, hoặc la-sát,hoặccưu-bàn-trà, hoặc tỳ-xá-xà, hoặc kiết-giá, hoặc phú-đơn-na, hoặc vi-đà-lav.v... những kẻ làm hại người đều chẳng được tiện lợi.

Người đó hoặc đi, hoặcđứng, đọc tụng kinh này, bấy giờ con cưỡi tượng vương trắng sáu ngà cùng chúngđại Bồ-tát, đều đến chỗ người đó mà tự hiện thân ra, để cúng dường thủ hộ an ủitâm người đó, cũng để cúng dường kinh Pháp Hoa.

Người đó nếu ngồi suy nghĩ kinh này, bấy giờ con lại cưỡitượng vương trắng hiện ra trước người đó, người đó nếu ở trong kinh Pháp Hoa cóquên mất một câu, một bài kệ, con sẽ dạy đó chung cùng đọc tụng làm cho thôngthuộc.

Bấy giờ, người thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa được thấythân con, lòng rất vui mừng lại càng tinh tấn, do thấy thân con nên liền đượctam-muội và đà-la-ni tên là “Triền đà-la-ni”, trăm nghìn muôn ức “Triềnđà-la-ni”, “Pháp âm phương tiện đà-la-ni”, được những môn đà-la-ni như thế.

GIẢNG:

Bồ-tát Phổ Hiền phát nguyện đi vào cõi đời ác trược đểủng hộ cho người trì kinh Pháp Hoa. Tất cả các loại ma muốn phá phách, làm chongười trì kinh Pháp Hoa thoái tâm, thì Ngài liền tới ủng hộ, để cho những ngườiđó tu hành, không bị tổn hại vì ma. Những người đó đi, đứng, ngồi, nằm đều trìkinh Pháp Hoa thì Ngài sẽ cưỡi tượng vương trắng sáu ngà, cùng với chúng đạiBồ-tát đến thủ hộ an ủi những người đó và cúng dường kinh Pháp Hoa. Chúng tathấy Bồ-tát Phổ Hiền từ cõi tịnh đi vào cõi uế, để bảo hộ người tu theo kinhPháp Hoa. Thường, chúng ta thấy tượng Phật Thích-ca ở giữa, hai vị Bồ-tát ở haibên là Văn-thù và Phổ Hiền. Bồ-tát Văn-thù cưỡi sư tử tượng trưng cho Căn bảntrí phá dẹp tà kiến xiển dương chánh pháp. Cũng như con sư tử một phen rốnglên, thì mọi con thú khác đều né tránh bỏ chạy hết, chỉ còn lại loài sư tử,chúa sơn lâm thôi.

Qua giai đoạn Căn bản trí phá tà hiển chánh, tới giaiđoạn Sai biệt trí khởi phát từ bi đi vào đời giáo hóa ủng hộ người tu. Biểutrưng qua hình ảnh Bồ-tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà. Voi trắng ngầm nóilên tâm hạnh vững mạnh rộng lớn mà thanh tịnh của Bồ-tát. Sáu ngà là chỉ choLục độ. Bồ-tát Phổ Hiền vào cõi trần tục ô uế với tâm hạnh lớn mạnh, trí tuệsáng suốt không bị nhiễm nhơ, lúc nào cũng dùng pháp Lục độ an ủi làm lợi íchcho chúng sanh chóng viên thành đạo quả. Tương tợ, trong mười bức Tranh chăntrâu Thiền tông, chúng ta thấy bức tranh thứ mười, Thiền sư mặc áo bày ngực, đichân trần, tay cầm bầu rượu, tay xách con cá chép, đi vào xóm làng hòa mình vớichúng sanh để độ họ. Các ngài đã vào Phật quốc là chỗ thanh tịnh rồi, bấy giờtùy theo căn cơ chúng sanh đi vào chỗ uế trược, để cứu độ làm lợi ích cho họ.Đó là hạnh nguyện lợi sanh.

Như vậy, người tu tới chặng chót này là phải lao mình vàotrần thế để cứu độ chúng sanh, cứu độ chúng sanh viên mãn mới thành Phật. Đó làtinh thần Tự giác Giác tha Giác hạnh viên mãn. Nếu mình được giác ngộ mà chưagiác tha thì chưa đủ công hạnh để thành Phật. Vì vậy mà phẩm chót của bộ kinhPháp Hoa nói lên hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền. Cũng như bức tranh thứ mườitrong Thập mục ngưu đồ, Thiền sư thõng tay vào chợ, vào làng hòa mình với nhữngngười nhiễm nhơ trần tục, để giáo hóa hướng dẫn họ trở về với chánh pháp.

Đây nói người suy nghĩ kinh Pháp Hoa, nếuquên hoặc một câu hoặc một bài kệ, thì Bồ-tát Phổ Hiền đến chung đọc tụng làmcho thông thuộc. Quí vị tụng kinh Pháp Hoa có vị nào được nhắc chưa? - Chưa.Tại sao ở đây nói như vậy? Vì kinh Pháp Hoa là chỉ cho người nhận ra Tri kiếnPhật, mọi người có Tri kiến Phật, nếu quên thì có thiện tri thức nhắc cho nhớđể tu. Và Bồ-tát Phổ Hiền sẽ đến gia hộ cho được tất cả đà-la-ni tức là nhớ hếtcác pháp.

CHÁNH VĂN:

4.- Thế Tôn! Nếu đời sau, sau năm trăm nămtrong đời ác trược, hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, người cầutìm, người thọ trì, người đọc tụng, người biên chép, mà muốn tu tập kinh PhápHoa này, thời trong hai mươi mốt ngày, phải một lòng tinh tấn, mãn hai mươi mốtngày rồi, con sẽ cưỡi tượng trắng sáu ngà, cùng vô lượng Bồ-tát vây quanh, dùngthân mà tất cả chúng sanh ưa thấy, hiện nơi trước người đó để vì nói pháp chỉdạy cho lợi ích vui mừng cũng lại cho chú Đà-la-ni.

Được chú Đà-la-ni này thời không có phi nhân nào có thểphá hoại được, cũng chẳng bị người nữ làm hoặc loạn. Con cũng đích thân thườnghộ người đó. Cúi mong đức Thế Tôn nghe con nói chú Đà-la-ni này. Liền ở trướcPhật mà nói chú rằng:

“A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế,đàn đà cưu xá lệ, đàn đà tu đà lệ, tu đà lệ, tu đà la bà để, Phật đà ba chuyênnể, tác bà đà la ni a bà đa ni, tác bà bà sa a bà đa ni, tu a bà đa ni, tănggià bà lý xoa ni, tăng già niết dà đà ni, a tăng kỳ, tăng già bà dà địa, đế lệa đọa tăng già đâu lược, a la đế ba la đế, tát bà tăng già địa, tam ma địa, dàlan địa, tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế, tát bà tát đỏa lâu đà kiêu xá lược, anâu dà địa, tân a tỳ kiết lợi địa đế.”

Thế Tôn! Nếu có Bồ-tát nào được nghe chúĐà-la-ni này, phải biết đó là sức thần thông của Phổ Hiền.

GIẢNG:

Người trì hay biên chépkinh Pháp Hoa khoảng hai mươi mốt ngày, thì Bồ-tát Phổ Hiền sẽ tới hiện thâncho thấy để chỉ dạy cho người đó và tặng thêm thần chú. Đây ngầm ý nói rằngngười biết hướng về Tri kiến Phật, hoặc hằng sống với Tri kiến Phật thì lúc nàocũng được gia hộ, được tâm đại tổng trì.

Ý này có hai nghĩa. Một là người thọ trì kinh Pháp Hoa,muốn cho nhân và phi nhân không hoặc loạn nhiễu hại, thì phải giữ tâm thanhtịnh không dấy động nhiễm nhơ, đó là được chú Đà-la-ni. Hai là người hướng vềsống với Tri kiến Phật, không có tâm trông cầu ở người khác. Tuy không trôngcầu, mà vẫn được gia hộ của chư Phật và Bồ-tát. Hằng ngày, tuy làm mọi việc màvẫn ở trong Thiền định, nên nói Bồ-tát Phổ Hiền nói thần chú để gia hộ.

CHÁNH VĂN:

5.- Nếu kinh Pháp Hoa lưu hành trongDiêm-phù-đề có người thọ trì, thời nên nghĩ rằng: Đều là sức oai thần của PhổHiền.

Nếu có người thọ trì, đọctụng, ghi nhớ chân chánh hiểu nghĩa thú trong kinh đúng như lời mà tu hành,phải biết người đó tu hạnh Phổ Hiền, ở nơi vô lượng vô biên các đức Phật, sâutrồng cội lành, được các Như Lai, lấy tay xoa đầu. Nếu chỉ biên chép người nàymạng chung sẽ sanh lên trời Đao-lợi.

Bấy giờ, tám muôn bốn nghìn thiên nữ trỗi các kỹ nhạc màđến rước đó, người đó liền đội mão bảy báu, ở trong hàng thể nữ vui chơi khoáilạc, huống là thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ chân chánh hiểu nghĩa thú kinh, đúngnhư lời mà tu hành.

Nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, giải nghĩa thú kinhnày, người đó khi mạng chung được nghìn đức Phật trao tay, khiến chẳng sợ sệt,chẳng đọa vào đường dữ, liền lên cung trời Đâu-suất, chỗ Di-lặc Bồ-tát mà sanhvào hàng quyến thuộc trăm nghìn muôn ức thiên nữ, đức Di-lặc Bồ-tát có ba mươihai tướng, chúng đại Bồ-tát cùng nhau vây quanh. Có công đức lợi ích như thếcho nên người trí phải một lòng tự chép hoặc bảo người chép, thọ trì, đọc tụng,ghi nhớ chân chánh đúng như lời tu hành.

Thế Tôn! Con nay dùng sức thần thông giữ gìn kinh này,sau khi Như Lai diệt độ, làm cho rộng lưu bố trong Diêm-phù-đề khiến chẳng dứtmất.

GIẢNG:

Người trì kinh Pháp Hoathì được Bồ-tát Phổ Hiền gia hộ. Và nếu người thọ trì đọc tụng hiểu nghĩa thútrong kinh, đúng như lời dạy của Phật mà tu hành, đó là người tu theo hạnh PhổHiền. Có nghĩa là Bồ-tát xoay lại sống với Tri kiến Phật của mình và biết chúngsanh cũng có Tri kiến Phật mà họ quên, nên khởi lòng thương xót, giáo hóa khiếncho họ nhận ra Tri kiến Phật của họ. Và khi giáo hóa, với Trí sai biệt, Bồ-tátbiết rõ căn cơ trình độ của chúng sanh, dùng phương tiện thích ứng với căn tánhhọ, khiến họ tin nhận và tu theo, nên việc giáo hóa không chướng ngại, thựchành được hạnh nguyện lớn của Phổ Hiền.

Phật nói, chỉ cần biên chép kinh Pháp Hoa thôi mà đượcphước báo sanh lên cõi trời, rồi được đội mão bảy báu, được thiên nữ tới đónvui chơi khoái lạc đầy đủ. Còn nếu trì tụng ghi nhớ chân chánh nghĩa thú kinhvà đúng như lời Phật dạy mà tu hành, thì công đức không thể lường được. ChưBồ-tát luôn luôn khuyến khích chúng sanh tu bằng mọi hình thức, hoặc là dùnglời ngon ngọt để khuyến khích, hoặc dùng những hình ảnh mà chúng sanh ưa thích,hoặc nói lên lý đạo chân chánh, để cho chúng sanh phát tâm tu. Đó là phươngtiện của Bồ-tát giáo hóa, khiến chúng sanh hướng về Tri kiến Phật, hoặc ít hoặcnhiều rồi tiến tu cho đến thành tựu viên mãn. Cuối cùng Bồ-tát Phổ Hiền tuyênbố rõ ràng rằng: Ngài sẽ làm lưu bố kinh Pháp Hoa khắp cõi Diêm-phù-đề chẳng đểdứt mất. Hạnh nguyện của Ngài cốt làm sao đưa mọi người tới chỗ tỉnh giác, nhậnra nơi mình có Tri kiến Phật. Phật giáo hóa giảng dạy cốt đưa chúng sanh ngộđược Tri kiến Phật, Bồ-tát giúp chúng sanh cũng trở về với Tri kiến Phật, làcái gốc của sự tu hành.

CHÁNH VĂN:

6.- Lúc bấy giờ, đức Thích-ca Mâu-ni Phật khen rằng:

- Hay thay! Hay thay! Phổ Hiền! Ông có thể hộ trợ kinhnày làm cho nhiều chúng sanh an vui lợi ích. Ông đã thành tựu bất khả tư nghìcông đức, lòng từ bi sâu lớn, từ lâu xa đến nay phát tâm Vô thượng Chánh đẳngChánh giác, mà có thể thật hành nguyện thần thông đó, để giữ gìn kinh này.

Ta sẽ dùng sức thần thông giữ gìn người hay thọ trì danhhiệu Phổ Hiền Bồ-tát.

Phổ Hiền! Nếu có người thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ chânchánh tu tập biên chép kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó thời là thấy đứcThích-ca Mâu-ni Phật, như từ miệng Phật mà nghe kinh điển này. Phải biết ngườiđó cúng dường cho đức Thích-ca Mâu-ni Phật, phải biết người đó được Phật, Ngàikhen lành thay, phải biết người đó được Thích-ca Mâu-ni Phật lấy tay xoa đầu.Phải biết người đó được đức Thích-ca Mâu-ni Phật lấy y trùm cho. Người như thếchẳng còn lại ham ưa sự vui trong đời, chẳng ưa kinh sách viết chép của ngoạiđạo, cũng lại chẳng ưa gần gũi ngoại đạo và các kẻ ác, hoặc kẻ hàng thịt, hoặckẻ nuôi heo, dê, gà, chó, hoặc thợ săn, hoặc kẻ buôn bán sắc gái. Người đó tâmý ngay thiệt, có lòng nghĩ nhớ chân chánh có sức phước đức. Người đó chẳng bịba món độc làm não hại, cũng chẳng bị tánh ganh ghét, ngã mạn, tà mạn, tăngthượng mạn làm não hại. Người đó ít muốn biết đủ, có thể tu hạnh Phổ Hiền.

GIẢNG:

Phật khen ngợi Bồ-tát Phổ Hiền có lòng từ bi rộng lớn,đem hết khả năng để thực hiện hạnh nguyện của mình, là giữ gìn kinh này tồn tạiở cõi Ta-bà, để cho chúng sanh được lợi ích. Phật hứa sẽ bảo hộ cho những ngườiphát tâm thọ trì danh hiệu Bồ-tát Phổ Hiền. Nói cách khác là Phật sẽ gia hộ chongười tu theo hạnh nguyện Phổ Hiền, khởi lòng đại bi quán xét căn cơ của chúngsanh, rồi đi vào đời ngũ trược để tiếp độ chúng sanh khiến cho họ được giácngộ.

Phật lại xác nhận một lần nữa, người mà thọ trì đọc tụngkinh Pháp Hoa một cách chân chánh, thì người đó sẽ được thấy Phật Thích-ca, nhưtừ miệng Phật mà nghe kinh điển này, được Phật Thích-ca khen ngợi, được PhậtThích-ca xoa đầu và lấy y trùm cho... Vì sao được như thế? Vì bản hoài của Phậtlà muốn cho chúng sanh nhận ra Tri kiến Phật của chính mình. Vậy nếu ai thựchành theo bản hoài của Phật, đấy là trung thành với Phật, nên được Phật nângđỡ. Đó là nói sự gia hộ bên ngoài. Sau đây là nói đến bản thân của người trìtụng kinh Pháp Hoa. Người khi nhận ra Tri kiến Phật là cái Thể sáng suốt khôngsanh không diệt, hằng hữu thì những thú vui tạm bợ ở đời không nhiễm trước,những cái nhân gây ra phiền não có thể dẹp bỏ được như đối với kinh sách củangoại đạo không thích đọc và không thích gần gũi với những người ngoại đạo. Đốivới những thú vui tạm bợ ở thế gian, cùng những người có nghiệp ác thì khôngtương ưng, không thân cận. Vì mọi ý niệm xấu xa không còn, nên nói chẳng bịtánh ghen ghét, ngã mạn, tà mạn, tăng thượng mạn làm não hại; lại còn ít muốnbiết đủ, nên có thể tu theo hạnh Phổ Hiền, làm lợi ích cho chúng sanh.

CHÁNH VĂN:

7.- Phổ Hiền! Sau khi NhưLai diệt độ, năm trăm năm sau, nếu có người nào thấy người thọ trì đọc tụngkinh Pháp Hoa phải nghĩ rằng: Người này chẳng bao lâu sẽ đến đạo tràng, phá cácchúng ma thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chuyển pháp luân, đánh pháp cổ,thổi pháp loa, rưới pháp vũ, sẽ ngồi trên pháp tòa sư tử trong đại chúng trời,người.

Phổ Hiền! Nếu ở đời sau, có người thọ trì, đọc tụng kinhđiển này, người đó chẳng còn lại ham ưa y phục, giường nằm, những vật nuôisống, chỗ mong cầu chẳng luống, cùng ở trong hiện đời được phước báo đó.

Nếu có người khinh chê đó rằng: “Ông là người điên cuồngvậy, luống làm hạnh ấy trọn không được lợi ích.” Tội báo như thế sẽ đời đờikhông mắt. Nếu có người cúng dường khen ngợi đó, sẽ ở trong đời nay được quảbáo hiện tại.

Nếu lại thấy người thọ trì kinh này mà nói bày lỗi quấycủa người đó, hoặc thiệt, hoặc chẳng thiệt, người này trong hiện đời mắc bệnhbạch lại([3]).Nếu khinh cười người trì kinh sẽ đời đời răng nướu thưa thiếu, môi xấu, mũixẹp, tay chưn cong quẹo, mắt lé, thân thể hôi dơ, ghẻ dữ máu mủ, bụng thủng,hơi ngắn, bị các bệnh nặng dữ.

Cho nên Phổ Hiền! Nếu thấy người thọ trì kinh điển nàyphải đứng dậy xa rước, phải như kính Phật.

GIẢNG:

Khi Phật diệt độ khoảng năm trăm năm về sau, có người thọtrì đọc tụng kinh Pháp Hoa, thì biết người đó chẳng bao lâu sẽ là người ngồiđạo tràng phá chúng ma, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và chuyển phápluân giáo hóa chúng sanh. Người đó được nhiều phước báo về bốn món: ăn, mặc, ở,bệnh, vì công phu tu hành đã tới mức phải được, dù không muốn cũng có, cònngười chưa đủ phước đó, dù muốn cũng không được. Ý Phật nói rằng người mà biếtsống với Tri kiến Phật thì mọi phước đức không cầu mà vẫn được.

Đến đây Phật nêu ra hai trường hợp. Nếu ai thấy người trìkinh Pháp Hoa mà chê bai và cho rằng điên dại, thì người đó bị tội báo nặng nề.Ngược lại ai mà tán thán khen ngợi, thì người đó sẽ được quả báo tốt trong đờihiện tại này. Thông thường chúng ta thấy ai khen người hiền trí, không khen kẻhung ác thì biết người đó đã có chủng tử lành, mà đã có chủng tử lành, thì tựnhiên sẽ hưởng phước lành. Ngược lại, kẻ khinh chê người hiền trí, lại khenngười hung dữ, thì chúng ta biết kẻ đó ác và ngu, vì đã có chủng tử ác, ắt phảiđọa vào cõi ác, chịu quả báo khổ đau không nghi ngờ.

Sau đây Phật lại nói, kẻ chê bai người trì kinh Pháp Hoathì răng thưa thiếu, môi xấu, mũi xẹp... Xét lại, nếu người nào mắc phải nhữngtướng xấu đó, là trước đã chê bai người trì kinh Pháp Hoa, nay phải sám hối vàkhen ngợi đừng chê nữa. Đây Phật kết thúc cho chúng ta thấy rằng người biếtxoay lại sống với Tri kiến Phật thì chắc chắn quả Phật sẽ đến. Và đối với ngườisống với Tri kiến Phật, chớ có khinh thường, nếu khinh thường là tạo nghiệp ácđi trong đường dữ chịu khổ đau.

CHÁNH VĂN:

8.- Lúc Phật nói phẩm Phổ Hiền Bồ-tát Khuyến Phát này cóhằng hà sa vô lượng vô biên Bồ-tát được trăm nghìn muôn ức môn “Triềnđà-la-ni”, tam thiên đại thiên thế giới vi trần số các đại Bồ-tát, đủ đạo PhổHiền.

Lúc Phật nói kinh này, Phổ Hiền v.v... các vị Bồ-tát,Xá-lợi-phất v.v... các vị Thanh văn và hàng trời, rồng, nhân, phi nhân v.v...tất cả đại chúng đều rất vui thọ trì lời Phật làm lễ mà đi.

GIẢNG:

Phẩm Phổ Hiền là phẩm chót khuyến khích người trì kinhPháp Hoa và ủng hộ người trì kinh Pháp Hoa. Đó là phần lưu thông cho mọi ngườithấy rằng, người thọ trì và bảo hộ kinh Pháp Hoa sẽ được Phật và Bồ-tát ủng hộ.Vậy chớ có xem thường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]