Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 21: Như Lai thần lực

23/10/201016:02(Xem: 6730)
Phẩm 21: Như Lai thần lực

PHẨM 21

NHƯ LAI THẦN LỰC

Như Lai Thần Lực là sức thầncủa Như Lai. Đây có hai ý. Ý thứ nhất là khi Phật thành đạo có đủ thần thôngdiệu dụng, nên việc làm của Ngài vượt hẳn sức của người thường, vì vậy ngườiđời không thể biết hết được, nên gọi là thần lực của Như Lai. Ý thứ hai, NhưLai là chỉ Tri kiến Phật có sẵn nơi mỗi chúng sanh. Nếu ai biết quay lại sốngvới Tri kiến Phật nơi mình, thì sẽ được diệu dụng không thể nghĩ bàn, nên gọiđó là Như Lai Thần Lực.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúcbấy giờ, các vị đại Bồ-tát đông như số vi trần trong nghìn thế giới từ dưới đấtvọt lên đó, đều ở trước đức Phật một lòng chấp tay, chiêm ngưỡng dung nhan củaPhật mà bạch cùng Phật rằng:

- ThếTôn! Sau khi Phật diệt độ, ở nơi cõi nước của đức Thế Tôn phân thân diệt độ,chúng con sẽ rộng nói kinh này. Vì sao? Chúng con cũng tự muốn được pháp lớnthanh tịnh này để thọ trì, đọc tụng, giảinói, biên chép mà cúng dường đó.

GIẢNG:

Đến đây,chư Bồ-tát từ dưới đất vọt lên vô số, đều chấp tay bạch Phật rằng sau khi Phậtdiệt độ, thì ở các cõi nước của Phật phân thân giáo hóa, lúc đó các ngài sẽ tớigiáo hóa bằng kinh Pháp Hoa. Chư Bồ-tát từ dưới đất vọt lên, biểu trưng ý nghĩaTri kiến Phật hiển hiện, khi vô minh phiền não đã sạch. Tri kiến Phật là Phápthân trùm khắp không giới hạn. Nên nói sau khi các Phật phân thân diệt độ, cácBồ-tát sẽ đi khắp nơi nói kinh Pháp Hoa để giáo hóa. Như vậy Báo thân hay Hóathân của chư Phật ở đâu thì Pháp thân trùm khắp ở đó, không thiếu không vắng.

CHÁNH VĂN:

2.- Lúcđó, Thế Tôn ở trước ngài Văn-thù-sư-lợi v.v... vô lượng trăm nghìn muôn ức vịđại Bồ-tát cựu trụ ở nơi cõi Ta-bà và các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-di, trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la,ma-hầu-la-dà, nhân cùng phi nhân v.v..., trước tất cả chúng, hiện sức thầnthông lớn bày tướng lưỡi rộng dài lên đến trời Phạm thế, tất cả lỗ chân lôngphóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, thảy đều khắp soi cả cõi nướctrong mười phương. Các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu cũng lại nhưthế: bày tướng lưỡi rộng dài phóng vô lượng tia sáng.

Lúc đứcThích-ca Mâu-ni Phật và các đức Phật dưới cây báu hiện sức thần thông mãn trămnghìn năm vậy sau mới huờn nhiếp tướng lưỡi, đồng thời tằng hắng cùng chung khảymóng tay, hai tiếng vang đó khắp đến cõi nước của các đức Phật trong mườiphương, đất đều sáu điệu vang động, chúng sanh trong đó: trời, rồng, dạ-xoa,càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân cùng phi nhânv.v... nhờ sức thần của Phật đều thấy trong cõi Ta-bà này vô lượng vô biên trămnghìn muôn ức các đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu và thấy đứcThích-ca Mâu-ni Phật cùng đức Đa Bảo Như Lai, ngồi trên tòa sư tử trong thápbáu. Lại thấy vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức vị Bồ-tát và hàng tứ chúngcung kính vây quanh đức Thích-ca Mâu-ni Phật, đã thấy thế rồi đều rất vui mừngđược chưa từng có.

Tứcthời hàng chư thiên ở giữa hư không lớn tiếng xướng rằng: “Khỏi đây vô lượng vôbiên trăm nghìn muôn ức vô số thế giới có nước tên Ta-bà, trong đó có Phật hiệuThích-ca Mâu-ni hiện nay vì các đại Bồ-tát nói kinh Đại thừa tên Diệu Pháp LiênHoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm, các ông phải thâm tâm tùy hỉ, cũng nên lễbái cúng dường đức Thích-ca Mâu-ni Phật.”

Cácchúng sanh đó nghe tiếng nói giữa hư không rồi, chấp tay xoay về cõi Ta-bà nóithế này: “Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật, Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật.” Dùng cácmón hoa hương, chuỗi ngọc, phan lọng và các đồ trang nghiêm nơi thân, những vậttốt bằng trân báu, đều đồng vói rải vào cõi Ta-bà.

Các vật rải đó từ mườiphương đến thí như mây nhóm, biến thành màn báu trùm khắp trên các đức Phật ởtrong đây. Bấy giờ mười phương cõi nước thông đạt không ngại như một cõi Phật.

GIẢNG:

Đoạn nàyPhật hiện thần thông. Ngài hiện thần thông sao không biến hóa bay đi, hay biếnthân nhỏ thành thân lớn... mà lại hiện thần thông bằng cách le lưỡi dài rộngcho đến cõi trời Phạm thiên, rồi trong mỗi lỗ chân lông phóng hào quang sáng đủmàu sắc? Hiện tướng ấy biểu trưng ý nghĩa gì?

Nghĩa thứnhất theo kinh A-hàm, người mà ba đời không nói dối, thì tướng lưỡi dài, le ratới mí tóc. Tướng lưỡi Phật dài đến cõi trời Phạm thiên, chứng tỏ Phật vô sốkiếp tu hạnh Bồ-tát cho tới khi thành Phật chưa từng nói dối. Lời Phật nói làlời nói chân thật, trải qua ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai không thay đổi. Vídụ Phật nói: Các pháp hữu vi đều là vô thường, không cố định.

Nghĩa thứhai tiêu biểu lời nói của Phật là lời khéo léo mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, dodiệu dụng của thiệt căn thanh tịnh mà có.

Trong sáucăn, ba căn có công đức viên mãn là nhĩ căn, thiệt căn và ý căn. Vì vậy mà chưBồ-tát và tất cả người tu, đều chọn ý căn, nhĩ căn để tu và khi giáo hóa thìdùng thiệt căn để tuyên dương chánh pháp. Mà “chánh pháp” được tuyên dươngtrong kinh Pháp Hoa là Tri kiến Phật, trùm khắp cả tam thiên đại thiên thếgiới, không bị giới hạn ở một nơi nào. Nên tuyên dương pháp đó, cái lưỡi cũngrộng dài không thể nghĩ bàn, nếu lưỡi nhỏ có giới hạn thì đâu nói được pháplớn.

Tướng tấtcả lỗ chân lông Phật phóng ra vô lượng vô số tia sáng, soi khắp cả mười phương,biểu trưng ý nghĩa gì? Như trước đã nói, người thọ trì kinh Pháp Hoa, là trở vềsống với Tri kiến Phật thanh tịnh sáng suốt có sẵn nơi mình. Bởi hằng sống vớiTri kiến Phật nơi mình, tức nhiên toàn thân đều thanh tịnh sáng suốt, nên cókhả năng phóng ra ánh sáng. Ánh sáng này thanh tịnh, nên chiếu diệu khắp cảmười phương, không có giới hạn ở một khu vực nào, không riêng ở một người nào,và ai ai cũng có. Nếu khéo tu, thì ánh sáng ấy chiếu soi cùng khắp, như chư Phậtkhông thua không kém.

Lại mộthiện tượng lạ nữa là, sau khi thâu nhiếp thần thông trở lại bình thường, Phậttằng hắng và khảy móng tay. Hai tiếng ấy vang khắp mười phương quốc độ, chúngsanh trong ấy nương sức thần của Phật, thấy ở cõi Ta-bà Phật đang nói pháp vàcó Phật Đa Bảo ngồi trên tòa sư tử chứng minh. Hình ảnh ấy biểu trưng ý nghĩagì? Nếu không tu học theo Thiền tông thì điều này chúng ta khó mà hiểu được.Trong Thiền sử Trung Hoa, mỗi khi có Thiền tăng đến hỏi đạo, thì Tổ Lâm Tếkhông đáp bằng lời, mà chỉ đánh hoặc hét. Vậy cái đánh hoặc hét có tác dụng gìđối với Thiền tăng? Tiếng hét chỉ là tiếng hét, cái đánh chỉ là cái đánh. Thiềntăng nhân nghe tiếng hét, hoặc bị đánh, tỉnh ngộ, nhận ra Tánh giác nơi mình.Thiền tông gọi là kiến tánh hay ngộ đạo. Ngài Hương Nghiêm nghe tiếng viên gạchchạm vào cây tre, liền ngộ đạo, trường hợp này khác nào tiếng khảy móng tay ởđây! Thông thường ngôn ngữ đều phát xuất từ ý niệm phân biệt đối đãi, phàm ýniệm đối đãi không diễn đạt được chỗ cứu kính cùng tột. Vì vậy, khi muốn chỉcái cứu kính tột cùng thì các Thiền sư hoặc hét, hoặc đánh, hoặc hư hư... Cũngvậy, ở đây Phật tằng hắng, hay khảy móng tay, cốt để cho chúng sanh thâm nhậpcái cứu kính cùng tột đó, chớ không phải gây tiếng động để cho suy nghĩ. Vì cáicứu kính cùng tột không hình tướng, không giới hạn, nên nói trùm khắp mườiphương, ở đây động thì tất cả nơi đều động, khiến cho mọi chúng sanh nhận tiếngđộng đó, mà hướng về để nhận ra cái cứu kính chân thật.

Khi Phật hiện các tướng trên,thì chư thiên báo cho Bồ-tát và chúng Tỳ-kheo biết là hiện tướng của PhậtThích-ca đang nói pháp ở cõi Ta-bà, nên các vị hướng về Ngài tùy hỉ và niệm“Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật”, đồng thời vói tay rải hoa hương, trân bảo cúngdường Phật. Lúc bấy giờ mười phương cõi nước thông đạt không ngại như một cõiPhật. Tới đây chúng ta thấy lý kinh quá rõ ràng, là khi thể nhập được Tri kiếnPhật thì mười phương đều thông đồng, không có trong không có ngoài, không trênkhông dưới. Vì không trong không ngoài, không trên không dưới, trùm khắp tấtcả, nơi này thanh tịnh thì nơi khác cũng thanh tịnh, ở đây không chướng ngạithì nơi khác cũng không chướng ngại. Nên nói mười phương tức một, một tức mườiphương, thông đồng, không riêng không khác.

CHÁNH VĂN:

3.- Khiđó, Phật bảo đại chúng bậc thượng hạnh Bồ-tát thảy:

- Thầnlực của các đức Phật vô lượng vô biên bất khả tư nghì như thế; nếu ta dùng thầnlực đó trong vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức vô số kiếp, vì để chúc lụy mànói công đức của kinh này vẫn chẳng hết được.

Nói tóm đó, tất cả pháp củaNhư Lai có, tất cả thần lực tự tại của Như Lai, tất cả tạng bí yếu của Như Lai,tất cả việc rất sâu của Như Lai đều tuyên bày rõ nói trong kinh này, cho nêncác ông sau khi Như Lai diệt độ, phải một lòng thọ trì, đọc tụng, giải nói, biênchép, đúng như lời nói mà tu hành.

Cõi nước chỗ nào nếu cóngười thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời tu hành, hoặc là chỗcó quyển kinh, hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới cây, hoặc tăngphường, hoặc nhà bạch y, hoặc ở điện đường, hoặc núi hang đồng trống, trong đóđều nên dựng tháp cúng dường.

Vì sao? Phải biết chỗ đó,chính là đạo tràng, các đức Phật ở đây mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,các đức Phật ở đây mà chuyển pháp luân, các đức Phật ở đây mà nhập Niết-bàn.

Lúc đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trênmà nói kệ rằng:

4.-

Các Phật, đấng cứu thế
Trụ trong thần thông lớn
Vì vui đẹp chúng sanh
Hiện vô lượng thần lực:
Tướng lưỡi đến Phạm thiên
Thân phóng vô số quang
Vì người cầu Phật đạo
Hiện việc ít có này.
Tiếng tằng hắng của Phật
Cùng tiếng khảy móng tay
Khắp vang mười phương cõi
Đất đều sáu món động.
Sau khi Phật diệt độ
Người trì được kinh này
Các Phật đều vui mừng
Hiện vô lượng thần lực.
Vì chúc lụy kinh này
Khen ngợi người thọ trì
Ở trong vô lượng kiếp
Vẫn còn chẳng hết được
Công đức của người đó
Vô biên vô cùng tận
Như mười phương hư không
Chẳng thể được ngằn mé.
Người trì được kinh này
Thời là đã thấy ta
Cũng thấy Phật Đa Bảo
Và các Phật phân thân.
Lại thấy ta ngày nay
Giáo hóa các Bồ-tát.
Người trì được kinh này
Khiến ta và phân thân
Phật Đa Bảo diệt độ
Tất cả đều vui mừng.
Mười phương Phật hiện tại
Cùng quá khứ vị lai
Cũng thấy cũng cúng dường
Cũng khiến được vui mừng.
Các Phật ngồi đạo tràng
Pháp bí yếu đã được
Người trì đọc kinh này
Chẳng lâu cũng sẽ được.
Người trì được kinh này
Nơi nghĩa của các pháp
Danh tự và lời lẽ
Ưa nói không cùng tận
Như gió trong hư không
Tất cả không chướng ngại.
Sau khi Như Lai diệt
Biết kinh của Phật nói
Nhân duyên và thứ đệ
Theo nghĩa nói như thật.
Như ánh sáng nhựt nguyệt
Hay trừ các tối tăm
Người đó đi trong đời
Hay dứt tối chúng sanh
Dạy vô lượng Bồ-tát
Rốt ráo trụ Nhứt thừa.
Cho nên người có trí
Nghe công đức lợi này
Sau khi ta diệt độ
Nên thọ trì kinh này
Người đó ở Phật đạo
Quyết định không có nghi.

GIẢNG:

Tới đâyPhật qui kết, mọi thần lực mà Phật hiện, tuy nói là bất khả tư nghì, song nếuđem vô số thần lực đó mà phó chúc và nói về công đức của kinh Pháp Hoa, vẫnkhông nói hết được. Vì kinh Pháp Hoa là cái thể bao hàm tất cả thần thông diệudụng. Cho nên tu đừng có ham luyện thần thông, mà phải biết mình có Tri kiếnPhật, quay về sống với Tri kiến Phật, đừng chạy theo ngoại cảnh, thì được thanhtịnh sáng suốt, phát ra vô số diệu dụng. Đừng kiếm tìm thần thông, vì thầnthông là tướng hư dối không thật, nếu nhập được Thể thì mọi diệu dụng theo đómà có, không nhập được Thể mà tập cái Dụng thì đó chỉ là ngọn ngành tạm thời,không phải cứu kính. Thế nên, người tu phải biết cái nào là gốc cái nào làngọn. Nếu cứ lo luyện thần thông mà bỏ quên cái Thể, đó là tu theo ngọn mấtgốc. Người tu Phật chân chánh là thể nhập Bản thể, lấy Bản thể làm chánh, rồimọi thần thông diệu dụng từ Bản thể mà phát ra. Thế nên cái dụng không thể diễnđạt Bản thể.

Sau nữa, Phật nói kinh PhápHoa ở đâu, thì ở đó nên dựng tháp cúng dường. Gần đây chúng ta thấy quí vị inmột lần đến năm bảy ngàn bộ, như vậy làm sao dựng đủ tháp để thờ? Đó là chúngta chỉ biết kinh Pháp Hoa bằng văn tự chớ không phải kinh Pháp Hoa vô tự chỉcho Tri kiến Phật. Ở đâu mà có người ngộ được Tri kiến Phật thì chỗ đó có Phật hiện,chỗ đó đáng cho chúng sanh dựng tháp cúng dường. Vì vậy nên Phật nói kinh PhápHoa ở chỗ nào, thì chỗ đó là đạo tràng, là chỗ chư Phật thành tựu Vô thượngChánh đẳng Chánh giác, và chuyển pháp luân, nhập Niết-bàn cũng ở chỗ đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]