Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 12: Đề-bà-đạt-đa

23/10/201015:47(Xem: 6688)
Phẩm 12: Đề-bà-đạt-đa

PHẨM 12

ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA

Căn cứ kinh A-hàm thì đươngthời với Phật, Đề-bà-đạt-đa là người có tham vọng thay Phật thống lãnh Tăngđoàn, từng làm cho thân Phật ra máu, phá hoại Phật nhiều cách, làm chướng ngạisự tu tiến của Phật chẳng những một đời mà nhiều đời ở quá khứ. Với con mắtphàm phu và Nhị thừa thì thấy Đề-bà-đạt-đa là người tội lỗi, phạm tội ngũnghịch phải đọa địa ngục. Nhưng ở đây dưới mắt Phật thì Đề-bà-đạt-đa là thiệnhữu tri thức của Phật, nhờ Đề-bà-đạt-đa Ngài mới được viên mãn công hạnh Bồ-tátđể thành Phật. Như vậy nhãn quan của kinh A-hàm và kinh Đại thừa vềĐề-bà-đạt-đa rất dị biệt, phần sau sẽ giải thích.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, đức Phậtbảo các vị Bồ-tát và hàng trời, người, bốn chúng:

- Ta ở trong vô lượng kiếpvề thời quá khứ cầu kinh Pháp Hoa không có lười mỏi. Trong nhiều kiếp thườnglàm vị Quốc vương phát nguyện cầu đạo Vô thượng Bồ-đề, lòng không thối chuyển.Vì muốn đầy đủ Sáu pháp ba-la-mật nên siêng làm việc bố thí lòng không lẫntiếc, bố thí voi, ngựa, bảy báu, nước, thành, vợ, con, tôi tớ, bạn bè, cho đếnđầu, mắt, tủy, óc, thân, thịt, tay, chân, chẳng tiếc thân mạng.

Thuở đó, nhân dân trong đờisống lâu vô lượng, Vua vì mến pháp nên thôi bỏ ngôi vua, giao việc trị nước choThái tử. Đánh trống rao lệnh cầu pháp khắp bốn phương: “Ai có thể vì ta nóipháp Đại thừa, thời ta sẽ trọn đời cung cấp hầu hạ.”

Khi ấy có vị Tiên nhân đếnthưa cùng Vua rằng: “Ta có pháp Đại thừa tên là kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nếuĐại vương không trái ý ta, ta sẽ vì Đại vương mà tuyên nói.”

Vua nghe lời vị Tiên nhânnói, vui mừng hớn hở, liền đi theo vị Tiên nhân để cung cấp việc cần dùng: hoặchái trái, gánh nước, hoặc lượm củi, nấu ăn cho đến dùng thân mình làm giườngghế, thân tâm không biết mỏi. Thuở đó theo phụng thờ vị Tiên nhân trải qua một nghìnnăm, vì trọng pháp nên siêng năng cung cấp hầu hạ cho Tiên nhân không thiếuthốn.

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốntuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

2.-

Ta nhớ kiếp quá khứ
Vì cầu pháp Đại thừa
Dầu làm vị Quốc vương
Chẳng ham vui ngũ dục.
Đánh chuông rao bốn phương
Ai có pháp Đại thừa
Nếu vì ta giải nói
Thân sẽ làm tôi tớ.
Giờ có tiên Trường thọ
Đến thưa cùng Đại vương
Ta có pháp nhiệm mầu
Trong đời ít có được
Nếu có thể tu hành
Ta sẽ vì ông nói.
Khi Vua nghe Tiên nói
Sanh lòng rất vui đẹp
Liền đi theo Tiên nhân
Cung cấp đồ cần dùng
Lượm củi và rau trái
Theo thời cung kính dâng
Lòng ham pháp Đại thừa
Thân tâm không lười mỏi,
Khắp vì các chúng sanh
Siêng cầu pháp mầu lớn
Cũng không vì thân mình
Cùng với vui ngũ dục
Nên dầu làm Vua lớn
Siêng năng được pháp này
Do đó được thành Phật
Nay vẫn vì ông nói.

GIẢNG:

Phẩm này cũng có vẻ huyền bínhư phẩm Hiện Bảo Tháp, nếu không khéo nghe có thể hiểu lầm. Trước hết Phật kểlại thuở vô lượng kiếp về trước, Ngài từng làm Quốc vương cầu đạo Vô thượngBồ-đề, muốn viên mãn hạnh Lục độ, thực hành pháp Bố thí rốt ráo không tiếc thânmạng, Vua truyền ngôi cho Thái tử, đi khắp nơi để cầu pháp. Lúc bấy giờ có vịTiên nhân tự giới thiệu với Vua là ông có pháp Đại thừa tên là Diệu Pháp LiênHoa, nếu Vua không trái ý ông thì ông sẽ vì Vua mà nói. Vua nghe rất vui mừngbèn theo vị Tiên ấy trải qua một ngàn năm, xả thân, phụng thờ, hầu hạ, cung cấpmọi nhu cầu không thiếu sót. Ở đây Quốc vương vì muốn viên mãn hạnh Lục độ đểthành Phật, nên Ngài thực hành pháp Bố thí, buông xả tất cả những sở hữu nhưdanh vọng, quyền hành, vợ con... cho tới thân mạng cũng không lẫn tiếc, tức làkhông còn chấp thân tâm là thật, không còn chấp ngoại cảnh là thật. Do buông xảtất cả ngã pháp, nên mới thể nhập Tri kiến Phật. Xưa Thiền sư Qui Tông đệ tửcủa ngài Mã Tổ, là người buông xả tất cả nên được Thiền sư Hoàng Bá khen:“Trong đây chỉ có Qui Tông là người tiêu chảy đầy đất.” Tổ nói nghe có vẻ tiếungạo, nhưng kỳ thật đó là lời tán thán hạnh buông xả của ngài Qui Tông. Tu màkhông buông xả, còn một niệm chấp thủ thì không bao giờ thấy đạo.

Vì vậy vừa có một niệm dấykhởi, dù là niệm thiện hay niệm bất thiện đều phải buông, đó là xả. Buông sạchkhông còn một niệm, tâm thanh tịnh đó mới thật là xả.

CHÁNH VĂN:

3.- Phật bảo các Tỳ-kheorằng:

- Thuở ấy, Vua đó thờichính thân ta, còn Tiên nhân đó nay chính là ông Đề-bà-đạt-đa. Do nhờ ông thiệntri thức Đề-bà-đạt-đa làm cho ta đầy đủ Sáu pháp ba-la-mật, từ bi hỉ xả, bamươi hai tướng tốt, tám mươi món đẹp, thân sắc vàng tía, mười trí lực, bốn mónvô sở úy, bốn món nhiếp pháp, mười tám món bất cộng, thần thông đạo lực, thànhbậc Đẳng chánh giác rộng độ chúng sanh, tất cả công đức đó đều là nhân thiệntri thức Đề-bà-đạt-đa cả.

GIẢNG:

Phật nói vị Tiên nhân thuởxưa, nay chính là Đề-bà-đạt-đa, vị Quốc vương cầu đạo, nay chính là Ngài. Nhờthiện tri thức Đề-bà-đạt-đa mà Phật thực hành viên mãn Sáu pháp ba-la-mật, từbi hỉ xả... được đầy đủ công đức trí tuệ và thành Phật. Chỗ này chúng ta phảihiểu cho thấu đáo, nếu không, thì sẽ hoang mang nghi ngờ.

Trong kinh A-hàm Phật có tuyênbố rằng Đề-bà-đạt-đa sau khi chết sẽ đọa địa ngục không thể cứu. Tôn giả A-nanlà em ruột của Đề-bà-đạt-đa nghe Phật nói vậy lo sợ thương khóc, đến thưa hỏiPhật rằng: “Bạch Thế Tôn do thiên nhãn mà Phật nói như vậy, hay Ngài dùng trísuy luận quán xét về nhân duyên mà nói như vậy?” Phật trả lời rằng: “Ta dùngtrí xét thì thấy Đề-bà-đạt-đa không có một hành vi thiện nên ta nói như thế.”Nhìn theo lý nhân quả thì Đề-bà-đạt-đa tạo quá nhiều nghiệp ác, mà tội nặngnhất là phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật ra máu, đó là hai tội trong năm tộingũ nghịch. Chỉ tạo một trong năm tội ngũ nghịch là phải đọa địa ngục rồi huốnglà hai tội. Đó là cái nhìn tương đối theo kinh A-hàm dạy bỏ ác làm thiện, màĐề-bà-đạt-đa đã làm nhiều điều ác, nên Phật nói đọa địa ngục để hướng dẫn chưTỳ-kheo tu, bỏ pháp ác thực hành pháp thiện.

Còn kinh Pháp Hoa thì chỉthẳng Tri kiến Phật. Tri kiến Phật thì không bị giới hạn bởi không gian thờigian, không kẹt trong pháp tương đối hai bên. Giáo lý cứu kính không cho phépchúng ta nhìn hai bên thiện ác mà phải thấy vượt trên cả thiện ác. Khi đã nhậnra nơi mình có cái chân thật là Phật tánh thì ở trong mọi hoàn cảnh bất như ýphải khắc phục để vượt qua, như thế công hạnh Bồ-tát mới viên mãn, thành Phật.Ví dụ thầy A phát tâm tu hạnh bố thí, đem rất nhiều của cải tiền bạc xây chùa,cúng Tăng, giúp đỡ người đau bệnh tật nguyền nghèo khó... Tuy nhiên, thầy cũngcòn để lại một vài vật quí mà thầy ưa thích. Một hôm có người đến xin vật quíđó, nếu thầy A thấy người xin là kẻ xấu lợi dụng lòng tốt của mình nên khôngcho, như vậy hạnh bố thí của thầy chưa tròn. Tuy thầy A quí các vật đó khôngđem ra bố thí, nhưng có người xin, thầy vui vẻ cho và thấy người dám xin làngười tốt, muốn giúp cho thầy buông xả rốt ráo, sớm thành tựu hạnh bố thí.

Hạnh nhẫn nhục và những hạnhkhác cũng vậy. Nếu người phát tâm tu hạnh nhẫn nhục mà không có sự thử tháchthì hạnh nhẫn nhục không viên mãn. Ví dụ thầy B là người giữ giới rất nghiêmminh, sống rất thành thật hài hòa trên kính dưới nhường, nên rất được thầy bạnthương quí. Thầy phát tâm tu hạnh nhẫn nhục. Một hôm bất thần có người mắngthầy thậm tệ, cho thầy là kẻ phạm trai, phá giới, phản thầy, lừa bạn, khôngxứng đáng là người tu. Nếu thầy tức giận phân bua cải chính thì thầy thực hànhhạnh nhẫn nhục chưa tròn. Nếu thầy bình thản chấp tay Mô Phật, thấy người đó đãvì sự tu tiến của thầy mà phải chấp nhận nghiệp ác khẩu, họ đã hi sinh quánhiều, không phải Bồ-tát nghịch hạnh là gì? Thầy không giận mà còn nhớ ơn vàkính trọng. Như vậy thì không có niệm oán thù thân sơ để đi tới từ bi bìnhđẳng, có như thế công hạnh nhẫn nhục của thầy mới viên mãn.

Bồ-tát có khi hiện thuận hạnh,an ủi vỗ về trong khi chúng ta nguy khốn hay thối tâm Bồ-đề; có khi hiện nghịchhạnh để thử thách, khiến người đang kẹt trong cảnh xuôi thuận được thức tỉnh đểtiến. Cả hai thuận hạnh hay nghịch hạnh đều là Bồ-tát giúp cho người tu đượcviên mãn công hạnh tu hành. Nếu thấy người an ủi vỗ về giúp đỡ là người ơn,người thử thách rầy mắng là kẻ phá hại, còn thấy người ơn và kẻ hại là còn thấyhai. Còn thấy hai thì không thể nào nhận ra Tri kiến Phật mà kinh Pháp Hoa đãdạy. Vì vậy nên ở đây Phật nói Đề-bà-đạt-đa là thiện hữu tri thức của Ngài,không phải đời này mà là nhiều kiếp về trước. Nhờ thiện hữu tri thứcĐề-bà-đạt-đa mà Phật viên mãn công hạnh Bồ-tát, được thành Phật.

CHÁNH VĂN:

4.- Phật bảo hàng tứ chúng:

- Qua vô lượng kiếp về sau,ông Đề-bà-đạt-đa sẽ được thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai, Ứng Cúng,Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều NgựTrượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Cõi nước đó tên là Thiên Đạo, lúcThiên Vương Phật trụ ở đời hai mươi trung kiếp, rộng vì các chúng sanh mà nóipháp mầu, hằng hà sa chúng sanh được quả A-la-hán, vô lượng chúng sanh phát tâmDuyên giác, hằng hà sa chúng sanh phát tâm Vô thượng đạo, được Vô sanh nhẫn đếnbậc Bất thối chuyển.

Sau khi đức Thiên VươngPhật nhập Niết-bàn, chánh pháp trụ lại đời hai mươi trung kiếp, toàn thânxá-lợi dựng tháp bằng bảy báu, cao sáu mươi do-tuần, ngang dọc bốn mươi do-tuần.Các hàng trời, nhân dân đều đem hoa đẹp, hương bột, hương xoa, hương đốt, yphục, chuỗi ngọc, tràng phan, lọng báu, kỹ nhạc ca tụng để lễ cúng dường thápđẹp bằng bảy báu đó. Vô lượng chúng sanh được quả A-la-hán, vô lượng chúng sanhngộ Bích-chi Phật, bất khả tư nghì chúng sanh phát tâm Bồ-đề đến bậc bất thốichuyển.

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Trong đời vị lai, nếu cókẻ thiện nam, người thiện nữ nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Đề-bà-đạt-đa,sanh lòng trong sạch kính tin chẳng sanh nghi lầm, thời chẳng đọa địa ngục, ngạquỉ, súc sanh, được sanh ở trước các đức Phật trong mười phương, chỗ người đósanh ra thường được nghe kinh này. Nếu sanh vào cõi nhân thiên thời hưởng sựvui rất thắng diệu, nếu sanh ở trước Phật thời từ hoa sen hóa sanh.

GIẢNG:

Tới đây Phật thọ ký choĐề-bà-đạt-đa sau thành Phật hiệu là Thiên Vương, cõi nước cũng trang nghiêm đẹpđẽ, đồ đệ cũng đông đảo. Phật lại kết thúc rằng: Nếu đời sau, ai nghe phẩmĐề-bà-đạt-đa mà kính tin không nghi thì không đọa ba đường ác, sanh vào cõi lành,từ hoa sen sanh. Tại sao chỉ tin mà phước lớn như vậy? Vì Tri kiến Phật khôngphải chỉ có nơi người thiện mà người ác cũng có. Từ trước những người thiệnbiết hướng về Phật pháp, biết trì kinh Pháp Hoa đều đã được Phật thọ ký thànhPhật. Đến đây, người làm điều ác phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu nhưĐề-bà-đạt-đa cũng được Phật thọ ký thành Phật. Như vậy để thấy rằng người thiệnhay ác đều có Tri kiến Phật, nếu biết thức tỉnh tu hành thì sẽ thành Phật. Kếđó là đối với tất cả chướng duyên, người tu khắc phục được, tâm không phiền nãoluôn luôn thanh tịnh thì có một sức mạnh phi thường, tiến vững trên đường đạo,không yếu hèn rơi trong đường ác.

CHÁNH VĂN:

5.- Bấygiờ ở Hạ phương vị Bồ-tát theo hầu đức Đa Bảo Như Lai tên là Trí Tích bạch vớiđức Đa Bảo Phật nên trở về bổn quốc, đức Thích-ca Mâu-ni Phật bảo Trí Tíchrằng:

- Thiệnnam tử! Chờ giây lát, cõi đây có Bồ-tát tên Văn-thù-sư-lợi có thể cùng ra mắtnhau luận nói pháp mầu rồi sẽ về bổn độ.

Lúc đó,ngài Văn-thù-sư-lợi ngồi hoa sen nghìn cánh lớn như bánh xe, các vị Bồ-tát cùngtheo cũng ngồi hoa sen báu, từ nơi cung rồng Ta-kiệt-la trong biển lớn tự nhiênvọt lên trụ trong hư không, đến núi Linh Thứu, từ trên hoa sen bước xuống đếnchỗ Phật, đầu mặt kính lạy chân hai đức Phật, làm lễ xong, qua chỗ Trí Tíchcùng hỏi thăm nhau rồi ngồi một phía.

Ngài Trí Tích Bồ-tát hỏingài Văn-thù-sư-lợi rằng:

- Ngài qua cung rồng hóa độchúng sanh số được bao nhiêu?

Ngài Văn-thù-sư-lợi nói:

- Số đó vô lượng không thểtính kể, chẳng phải miệng nói được, chẳng phải tâm lường được, chờ chừng giâylát sẽ tự chứng biết.

Ngài Văn-thù nói chưa dứtlời, liền có vô số Bồ-tát ngồi hoa sen báu từ biển vọt lên đến núi Linh Thứutrụ giữa hư không. Các vị Bồ-tát này đều là của ngài Văn-thù-sư-lợi hóa độ, đủhạnh Bồ-tát đều chung luận nói Sáu pháp ba-la-mật. Những vị mà trước kia làThanh văn ở giữa hư không nói hạnh Thanh văn nay đều tu hành “nghĩa không” củaĐại thừa.

Ngài Văn-thù-sư-lợi nói vớingài Trí Tích rằng:

- Tôi giáo hóa ở nơi biểnviệc đó như thế.

Lúc ấy, ngài Trí TíchBồ-tát nói kệ khen rằng:

Đại Trí đức mạnh mẽ
Hóa độ vô lượng chúng
Nay trong hội lớn này
Và tôi đều đã thấy
Diễn nói nghĩa thiệt tướng
Mở bày pháp Nhứt thừa
Rộng độ các chúng sanh
Khiến mau thành Bồ-đề.

GIẢNG:

Bồ-tát Thị giả của Phật Đa Bảoở phương dưới tên là Trí Tích. Tích là dấu vết, là chứa nhóm, Trí Tích là tríhiểu biết do huân tập, nên còn kẹt còn vướng mắc. Trí này còn phân biệt cònvướng mắc, thuộc về Hữu sư trí, nên không thể tin nhận Tri kiến Phật. Vì vậy màở đây biểu trưng bằng hình ảnh Bồ-tát Trí Tích ở Hạ phương đòi trở về bản quốc.Bồ-tát Văn-thù tiêu biểu cho Căn bản trí. Căn bản trí hằng dứt sạch mọi nhiễm ôtham ái chấp trước, luôn thanh tịnh, có khả năng tin nhận Tri kiến Phật, nênbiểu trưng bằng hình ảnh Bồ-tát Văn-thù ngồi hoa sen lớn từ biển lớn vọt lên hưkhông, đến núi Linh Thứu đảnh lễ Phật. Sau khi đảnh lễ Phật, Bồ-tát Trí Tích vàBồ-tát Văn-thù cùng thăm hỏi nhau. Hai vị Bồ-tát gặp nhau để làm gì? Vì Bồ-tátTrí Tích thuộc về Hữu sư trí, do huân tu, tùy duyên ứng hiện giáo hóa chúngsanh mà được. Còn Bồ-tát Văn-thù là Căn bản trí có sẵn nơi mỗi người hằng thanhtịnh sáng suốt. Hai trí này hợp nhau mới viên mãn đạo Bồ-đề thành Phật, nên nóiBồ-tát Trí Tích và Bồ-tát Văn-thù cùng ra mắt luận nói pháp mầu. Lại nữa, Cănbản trí là trí biết đầy đủ, biết được Tri kiến Phật sẵn có nơi mọi chúng sanh.Vô số chúng sanh ở cõi Ta-bà này ai cũng có Tri kiến Phật, nên nói Bồ-tátVăn-thù giáo hóa vô lượng vô số chúng sanh không thể tính kể.

CHÁNH VĂN:

6.- Ngài Văn-thù-sư-lợinói:

- Ta ở biển chỉ thườngtuyên nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Ngài Trí Tích hỏi ngàiVăn-thù-sư-lợi rằng:

- Kinh này rất sâu vi diệulà báu trong các kinh, trong đời rất ít có, vậy có chúng sanh nào siêng năngtinh tấn tu hành kinh này mau được thành Phật chăng?

Ngài Văn-thù-sư-lợi nói:

- Có con gái của vua rồngTa-kiệt-la mới tám tuổi mà căn tánh lanh lẹ, có trí tuệ, khéo biết các căn tánhhành nghiệp của chúng sanh, được pháp tổng trì, các tạng pháp kín rất sâu củacác Phật nói đều có thể thọ trì, sâu vào Thiền định, rõ thấu các pháp. Trongkhoảnh sát-na phát tâm Bồ-đề được bậc Bất thối chuyển, biện tài vô ngại, thươngnhớ chúng sanh như con đỏ, công đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng nói pháp nhiệm mầurộng lớn, từ bi nhân đức khiêm nhường, ý chí hòa nhã, nàng ấy có thể đến Bồ-đề.

Trí Tích Bồ-tát nói rằng:

- Tôi thấy đức Thích-ca NhưLai ở trong vô lượng kiếp làm những hạnh khổ khó làm, chứa nhiều công đức đểcầu đạo Bồ-đề chưa từng có lúc thôi dứt, ta xem trong cõi tam thiên đại thiênnhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hột cải, mà không phải là chỗ của Bồ-tát bỏ thânmạng để vì lợi ích chúng sanh, vậy sau mới được thành đạo Bồ-đề. Chẳng tin Longnữ đó ở trong khoảng giây lát chứng thành bậc Chánh giác.

Nói luận chưa xong, lúc đócon gái của Long vương bỗng hiện ra nơi trước, đầu mặt lễ kính Phật rồi đứngmột phía nói kệ khen rằng:

Thấu rõ tướng tội phước
Khắp soi cả mười phương
Pháp thân tịnh vi diệu
Đủ ba mươi hai tướng
Dùng tám mươi món tốt
Để trang nghiêm Pháp thân
Trời, người đều kính ngưỡng
Long thần thảy cung kính
Tất cả loài chúng sanh
Không ai chẳng tôn phụng
Lại nghe thành Bồ-đề
Chỉ Phật nên chứng biết
Tôi nói pháp Đại thừa
Độ thoát khổ chúng sanh.

GIẢNG:

Ở đâykhông những nam tử được Bồ-tát Văn-thù giáo hóa cho thành Phật, mà hàng nữ nhinhư Long nữ cũng được độ thành Phật. Long nữ chẳng những mang thân nữ lại cònlà loài rồng mới có tám tuổi, mà nói thành Phật thì Bồ-tát Trí Tích không tin.Tại sao? Vì Trí Tích là trí do huân tập. Bởi do huân tập được, nên chỉ biết tumà được thành Phật. Thành Phật là phải trải qua vô lượng kiếp hành Bồ-tát đạo,như lời Phật Thích-ca kể lại tiền thân của Ngài. Bây giờ nói Long nữ, vừa lànữ, vừa là thú, vừa là nhỏ mà thành Phật, thì làm sao tin được? Nên với Bồ-tátTrí Tích, Ngài không thể tin. Còn Bồ-tát Văn-thù là Căn bản trí, biết rõ tất cảchúng sanh đều có sẵn Tri kiến Phật, nếu căn tánh lanh lợi khi được khai thị,tin nhận và hằng sống với Tri kiến Phật là thành Phật, bất luận là nam hay nữ,lớn hay nhỏ, người hay thú.

CHÁNH VĂN:

7.- Bấy giờ, ngàiXá-lợi-phất nói với Long nữ rằng:

- Người nói không bao lâuchứng được đạo Vô thượng, việc đó khó tin. Vì sao? Vì thân gái nhơ uế chẳngphải là pháp khí, thế nào có thể được thành Vô thượng Chánh giác? Đạo Phật xarộng phải trải qua vô lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công hạnh, tu đủ các độ, vậysau mới thành được. Lại thân gái còn có năm điều chướng: một, chẳng được làmPhạm thiên vương; hai, chẳng được làm Đế Thích; ba, chẳng được làm Ma vương;bốn, chẳng được làm Chuyển Luân Thánh vương; năm, chẳng được làm Phật. Thế nàothân gái được mau thành Phật?

Lúc đó, Long nữ có một hộtchâu báu, giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên đem dưng lên đức Phật. Phật liềnnhận lấy. Long nữ nói với Trí Tích Bồ-tát cùng Tôn giả Xá-lợi-phất rằng:

- Tôi hiến châu báu, đứcThế Tôn nạp thọ, việc đó có mau chăng?

Đáp:

- Rất mau.

Long nữ nói:

- Lấy sức thần của các ôngxem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó.

Đươnglúc đó cả chúng hội đều thấy Long nữ thoạt nhiên biến thành nam tử, đủ hạnhBồ-tát, liền qua cõi Vô cấu ở phương Nam ngồi tòa sen báu thành bậc Đẳng chánhgiác, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi món đẹp, khắp vì tất cả chúng sanh trongmười phương mà diễn nói pháp mầu.

Khi ấy, trong cõi Ta-bàhàng Bồ-tát, Thanh văn, trời, rồng, bát bộ, nhân cùng phi nhân đều xa thấy Longnữ thành Phật khắp vì hàng nhân thiên trong hội đó mà nói pháp, sanh lòng vuimừng đều xa kính lạy, vô lượng chúng sanh nghe pháp tỏ ngộ được bất thốichuyển, vô lượng chúng sanh được lãnh lời thọ ký thành Phật. Cõi Vô cấu sáuđiệu vang động, cõi Ta-bà ba nghìn chúng sanh trụ bậc Bất thối, ba nghìn chúngsanh phát lòng Bồ-đề mà được lãnh lời thọ ký.

Trí Tích Bồ-tát và ngàiXá-lợi-phất tất cả trong chúng hội yên lặng mà tin nhận đó.

GIẢNG:

Khôngriêng gì Bồ-tát Trí Tích không tin Long nữ sẽ thành Phật mà cả Tôn giảXá-lợi-phất cũng không tin. Ngài nêu lên năm điều mà nữ giới không thể làmđược, là Phạm thiên vương, Đế Thích, Ma vương, Chuyển Luân Thánh vương, Phật.Thông thường những người tu hành có liên hệ tình cảm với phái nữ, nửa chừng cởiáo tu ra đời thì bấy giờ người nữ ấy bị coi như ma nữ, phá hại người tu hành. Ởđây nói nữ giới không thể làm Phạm thiên, Đế Thích, Chuyển Luân Thánh vương,cho đến Ma vương cũng không làm được. Tại sao chê phái nữ quá vậy? Như trước đãnói, tuy Tôn giả Xá-lợi-phất đã được thọ ký, nhưng Ngài còn quen cái nhìn theonghiệp tướng, thấy người nữ nghiệp nặng hơn người nam, nên không thể làm Phạmthiên, Đế Thích... Vì nhìn trên nghiệp tướng nên thấy người nữ khó tu hơn ngườinam.

Long nữdâng hạt châu lên Phật để cúng dường, có nghĩa là trình sự tin nhận Tri kiếnPhật. Giống như trình sở ngộ để Phật Tổ ấn chứng cho chỗ tin, thấy của mình làkhông sai. Việc thành Phật của Long nữ nhanh hơn việc dâng châu lên Phật.

Bấy giờ trong chúng hội đềuthấy Long nữ thoạt biến thành nam tử đầy đủ công hạnh Bồ-tát, liền qua cõi Vôcấu thành Phật thuyết pháp. Ngài Trí Tích thuộc hàng Bồ-tát, Tôn giảXá-lợi-phất thuộc hàng Thanh văn, cả hai đều là bậc trí tuệ. Nhưng trí tuệ củahai Ngài do huân tập, còn hạn cuộc trong vòng tương đối nên còn thấy theonghiệp tướng, vì vậy mà không thể tin Long nữ thành Phật. Căn cứ trên nghiệptướng thì thân nam nữ có sai biệt, nhưng Tri kiến Phật sẵn có nơi mỗi người thìkhông khác. Hơn nữa Tri kiến Phật không có nam nữ đối đãi, vì không có nam nữđối đãi nên ai nhận ra Tri kiến Phật thì thành Phật, bất luận nam hay nữ, khôngnhận được thì không thành Phật.

Phẩm này nêu lên hai đặc điểm:

- Thứ nhất là bình đẳng giữathiện và ác, kẻ ác người thiện ai cũng có Tri kiến Phật như nhau. Dù ác dùthiện một phen nhận ra Tri kiến Phật của chính mình thì thành Phật. Chẳng hạnđồ tể Quảng Ngạch ngộ được lý đạo liền nói: “Hôm qua tâm dạ-xoa, ngày nay mặtBồ-tát, dạ-xoa và Bồ-tát, chỉ cách một đường tơ.” Ở đây Phật thọ ký choĐề-bà-đạt-đa thành Phật là để nói kẻ ác phạm tội ngũ nghịch như Đề-bà-đạt-đavẫn có Tri kiến Phật, nếu thức tỉnh tu hành thì cũng thành Phật.

- Thứ hai là bình đẳng giữanam và nữ, giữa người và thú, người nam hay người nữ, kể cả súc sanh đều có Trikiến Phật. Vì vậy mà Bồ-tát Thường Bất Khinh gặp ai cũng nói: “Tôi không dámkhinh các ngài, các ngài sẽ thành Phật.” Đó là để nói lên ý nghĩa này. Ai aicũng có Tri kiến Phật, nhưng vì quên nên không nhận, vì vậy mà cứ luân hồi mãitrong sáu đường. Nếu nhận ra thì thành Phật, nên ở đây Long nữ khi nghe kinhPháp Hoa liền tin nhận và thành Phật.

- Phẩmkinh này dạy cho chúng ta một lối nhìn bình đẳng, dù là người thiện hay ác, đềuthấy như nhau, đối với người ác, không khinh thường, không ác cảm, dù là ngườinam hay nữ cũng thấy như nhau, vì ai ai cũng có Tri kiến Phật. Dù là người haythú, tất cả đều có Tri kiến Phật nên không nỡ hại nhau. Nếu tin nhận được thìcông đức vô lượng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]