Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Úc Già Trưởng Giả

02/10/201007:25(Xem: 7397)
Kinh Úc Già Trưởng Giả

KINH ÚC GIÀ TRƯỞNG GIẢ[40]
Hándịch: Tào Nguy, Pháp Sư Khương Tăng Khải
Việtdịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh


Nhưvậy tôi nghe một lúc đức Phật ở nước Xá Vệ tại tinhxá cấp Cô Độc trong rừng Kỳ Đà cùng Tỳ Kheo Tăng ngànhai trăm năm mươi người câu hội, Bồ Tát năm ngàn người:Di Lặc Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đoạn Chánh ĐạoBồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, chưđại Bồ Tát như vậy làm thượng thủ.

Bấygiờ đức Thế Tôn cùng vô lượng trăm ngàn đại chúng cungkính vây quanh mà diễn thuyết pháp.

ÚcGià Trưởng giả cùng năm trăm quyến thuộc ra khỏi thànhXá Vệ đến Kỳ Hoàn tinh xá lễ chưn Phật nhiễu ba vòngrồi ngồi một phía.

Lạicó Ái Kính Trưởng giả, Danh Xưng Trưởng giả, Thiện GiữTrưởng giả, Gia Xa Đạt Đa Trưởng giả, Thiện Tài Trưởnggiả, Ái Hành Trưởng giả, Cấp Cô Độc Trưởng giả, LongĐức Trưởng giả, Thiệt Hỉ Trưởng giả. Các Trưởnggiả này đều riêng cùng năm trăm Trưởng giả câu hội rakhỏi thành Xá Vệ đến tinh xá Kỳ Hoàn lễ chưn Phật nhiễuba vòng rồi ngồi một phía.

CácTrưởng giả ấy cùng các quyến thuộc tất cả đều hướngĐại thừa trồng thiện căn dày, quyết định đến chánhđạo vô thượng.

Bấygiờ Úc Già Trưởng giả biết các Trưởng giả đã vân tậpxong, thừa Phật thần lực hướng Phật chắp tay bạch rằng: Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi muốn có chỗ thưa hỏi xinthương mà hứa cho”.

ĐứcPhật phán :”Nầy Trưởng giả ! Như Lai sẽ nghe, cho phépông hỏi, Phật sẽ theo chỗ ông hỏi mà diễn thuyết cho ônghết nghi vui mừng”.

ÚcGià Trưởng giả bạch rằng: Bạch đức Thế Tôn ! Nếu cácthiện nam thiện nữ phát tâm Vô thượng Bồ đề, hiểu Đạithừa, tin Đại thừa, muốn tập họp Đại thừa, muốn ngồilên Đại thừa, biết Đại thừa hộ các chúng sanh an úy phủdụ, muốn an lạc trang nghiêm vững chắc tất cả chúng sanh,muốn độ kẻ chưa độ, thoát kẻ chưa thoát, an úy kẻ khôngđược an úy, Niết bàn kẻ chưa Niết bàn, làm cầu đò lớnchở vác tất cả, nghe Phật trí vô lượng muốn tu Phật trí,phát đại trang nghiêm, biết trong sanh tử có vô lượng khổhoạn nơi vô lượng vô số kiếp không lòng ưu não, vô lượngkiếp lưu chuyển sanh tử mà không lòng mỏi mệt. Nếutrong đây có thiện nam thiện nữ an trụ Bồ Tát thừa hoặcngười xuất gia tu tập pháp hành, hoặc người tại gia tutập pháp hành.

Lànhthay đức Thế Tôn, vì thương chúng Thiên nhơn A Tu La mà đứcThế Tôn thủ hộ Đại thừa chẳng dứt ngôi Tam bửu, vìNhứt thiết trí mà ở lâu thế gian.
Xinđức Thế Tôn diễn nói chỗ giới đức tu hành của hàngtại gia Bồ Tát.

Thếnào là tại gia Bồ Tát ở bực tại gia, đức Như Lai truyềndạy tùy thuận tu hành chẳng tổn hoại pháp trợ Bồ tát,ở trong hiện pháp không có nghiệp trói che được công hạnhtăng thắng.

Bạchđức Thế Tôn ! Thế nào là xuất gia Bồ Tát xa bỏ trânbửu ân ái mà đi xuất gia, nên bảo các vị ấy hành phápthế nào, tu thiện thế nào, nên trụ thế nào, chẳng nêntrụ thế nào”.
ĐứcPhật phán : “ Lành thay, lành thay, nầy Úc Già Trưởng giả! Như lời ông hỏi là chỗ phải làm của các ông. Cácông lắng nghe khéo suy nghĩ. Nay Phật sẽ vì các ông mànói chỗ trụ học được công hạnh thù thắng của các Bồ Tát tại gia và Bồ Tát xuất gia.

NầyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia phải quy y Phật quy y Pháp quyy Tăng. Đem công đức Tam bửu ấy hồi hướng đạo chánhchơn vô thượng.

Thếnào là Bồ Tát tại gia quy y Phật ?

Tôimuốn được thành thân Phật đủ ba mươi hai tướng trangnghiêm, nắm lấy căn lành ấy tập họp ba mươi hai tướngđại trượng phu, vì tập họp mà siêng tu hành tinh tấn. Đây gọi là quy y Phật.

Thếnào là Bồ Tát tại gia quy y Pháp ?

BồTát này cung kính Pháp và người thuyết pháp, vì pháp muốnpháp ưa pháp, rất ưa trợ pháp, trụ pháp trì pháp hộ pháp,ở vững nơi pháp, ca ngợi nơi pháp, trụ nơi pháp hạnh, tăngthêm pháp, cầu được pháp, dùng pháp làm sức mạnh, dùngpháp làm khí trượng, chỉ có pháp là công vụ, tôi thànhVô thượng Bồ đề rồi sẽ đem chánh pháp bình đẳng bancho tất cả chúng sanh Trời Người A Tu La. Đây gọi làquy y Pháp.

Thếnào là Bồ Tát tại gia quy y Tăng ?

Bồtát này thấy bực Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hánvà cùng phàm phu, thấy người Thanh Văn thừa thảy đều kínhthuận mau tiếp rước lời tốt tiếng hay đi nhiễu cung kính. Phải tự nghĩ rằng lúc chúng tôi được đạo chánh chơnvô thượng vì thành công đức Thanh Văn mà diễn thuyết pháp. Dầu cung kính người Thanh Văn thừa mà không có tâm an trụtrong ấy. Đây gọi là quy y Tăng.

NầyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia thành tựu bốn pháp quy y Phật,đó là chẳng bỏ tâm Bồ đề, chẳng phế khuyên phát tâmBồ đề, chẳng bỏ đại bi, ở trong các thừa khác trọnchẳng sanh tâm.

BồTát tại gia thành tựu bốn pháp quy y Pháp, đó là ở nơichư Pháp Sư thời thân cận nương gá, nghe pháp rồi khéo suynghĩ, đem pháp được nghe nói lại cho người, đem công đứcthuyết pháp hồi hướng đạo chánh chơn Vô thượng.

BồTát tại gia thành tựu bốn pháp quy y Tăng, đó là nếu cóai chưa nhứt định vào Thanh Văn thừa thì khuyên phát tâmvô thượng đạo, hoặc dùng của vật để nhiếp hoặc dùngchánh pháp để nhiếp người, nương gá Tăng Bồ Tát bấtthối mà chẳng nương gá Tăng Thanh Văn, cầu công đức ThanhVăn mà tâm không an trụ trong ấy.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát tại gia thấy Như Lai rồitu tập niệm Phật đây gọi là quy y Phật, nghe chánh pháprồi tu tập chánh pháp đây gọi là quy y Pháp, thấy Tăng ThanhVăn đệ tử Phật rồi mà chẳng quên mất tâm Bồ đề đâylà quy y Tăng.

Lạinầy Trưởng giả ! Tại gia Bồ Tát thường muốn cùngPhật câu hội mà thật hành bố thí thì gọi là quy y Phật,thủ hộ chánh pháp mà bố thí thì gọi là quy y Pháp, đemđức bố thí ấy hồi hướng đạo vô thượng thì gọi làquy y Tăng.

Lạinày Trưởng giả ! Tại gia Bồ Tát làm công nghiệp thiệntrượng phu mà chẳng làm công nghiệp bất thiện trượng phu.

Thếnào gọi là nghiệp thiện trượng phu chẳng phải nghiệp bấtthiện trượng phu ?

NầyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia theo đúng pháp mà chứa họptiền của đất nhà, cầu tìm chơn chánh đúng giá mà chẳngphải cầu tìm thô ác hay bức hiếp người. Được sảnnghiệp đúng pháp, quan niệm vô thường chẳng có ý tưởngbỏn xẻn, ưa thích thí xả, đem tiền của đúng pháp đểdâng cho cha mẹ và cung cấp cho vợ con quyến thuộc, các ngườigiúp việc rồi sau đó dùng chánh pháp bố thí.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát tại gia mang vác gánh nặngphát đại tinh tấn. Đó là gánh nặng ngũ ấm của tấtcả chúng sanh, bỏ gánh Thanh Văn Duyên Giác, giáo hóa chúngsanh mà không mỏi mệt. Tự bỏ sự vui của mình đểvì chúng sanh, tám sự lợi suy hủy dự xưng cơ khổ lạc khônglàm khuynh động được, vượt khỏi thế pháp giàu có vôlượng mà không kiêu mạn phóng dật, mất lợi danh xưng màkhông lo buồn, khéo quan sát hành nghiệp giữ gìn chánh hạnh,thấy người phá giới mà không giận, có đi qua đâu thì khéoan trụ giác sát trừ bỏ khinh tháo đầy đủ trí huệ, giúpnên việc người mà bỏ việc mình, không hi vọng gì, có làmviệc chi không hề bỏ giữa chừng, biết ơn nhớ ơn, làmgiỏi tốt, ban lộc cho kẻ nghèo, với kẻ thế lực thì dẹpđại kiêu mạn, với kẻ không thế lực thì khuyến dụ họ,trừ tên nhọn lo buồn cho người, nhịn người hạ liệt,trừ bỏ kiêu mạn và tăng thượng mạn, cung kính tôn trọngthân cận người đa văn, thưa hỏi bực minh huệ, chỗ thấychánh trực, chỗ làm vô vi không có huyễn hoặc, với chúngsanh không ái nhiễm, tu lành không chán, học hỏi không nhàm,chỗ làm vững chắc đồng với hiền thánh, với người khôngphải thánh thì sanh lòng đại bi, thân hữu vững chắc, oanthân bình đẳng, tâm bình đẳng đối với chúng sanh, vớitất cả pháp lòng không tham lẫn, khai thị như chỗ đã đượchọc, suy gẫm chỗ đã nghe học, với các dục lạc tưởnglà vô thường, chẳng mến luyến thân, xem sanh mạng như giọtsương, xem tài vật như mây như ảo, với con cái tưởng nhưlao ngục, với quyến thuộc tưởng như cảnh khổ, với ruộngnhà tưởng là tử thi, với chỗ cầu tiền tài tưởng làphá hư thiện căn, tại nhà mình tưởng là trói buộc, nơithân tộc tưởng như lính ngục, nơi đêm nơi ngày tưởngkhông sai khác, với thân chẳng bền tưởng bố thí chỗ bềnđó là làm giúp công việc cho người cần giúp, với sanh mạngchẳng bền tưởng bố thí chỗ bền đó là chẳng mất bổnthiện và thêm thiện căn hiện tại, với của cải chẳngbền tưởng là bố thí chỗ bền đó là hàng phục lòng thamlẫn mà thật hành bố thí !

NàyTrưởng giả Úc Già ! Đó gọi là Bồ Tát tại gia tu tậpcông hạnh thiện trượng phu, với chư Như Lai không tất cảlỗi, gọi là lời nói tương ưng là pháp ngữ, không có dịtưởng hướng đến đạo vô thượng.

Lạinày Trưởng Giả ! Bồ Tát tại gia phải thọ thiện giới,đó là ngũ giới. Bồ Tát này luôn chẳng sát sanh buôngbỏ dao gậy hổ thẹn kiên thệ chẳng giết hại tất cảchúng sanh, chẳng não nhiễu tất cả chúng sanh, với tất cảchúng sanh lòng thường bình đẳng thường từ bi. BồTát này luôn chẳng trộm, với của cải mình thì biết đủ,với của cải người thì chẳng hi vọng, bỏ lòng tham chẳngkhởi ngu si, với phong lộc của người chẳng tham lam, nhẫnđến lá cây chẳng cho chẳng lấy. Bồ Tát này rời lìatà dâm, tự vừa đủ vợ mình chẳng mong vợ người, chẳngcó nhiễm tâm nhìn nữ sắc khác, lòng luôn nhàm sợ coi làkhổ não nên thường trái bỏ, nếu đối với vợ mình sanhý dục nhiễm thì phải có ý tưởng bất tịnh kinh sợ, đólà sức kiết sử nó làm dục chẳng phải là ta nên làm, phảitưởng vô thường khổ vô ngã bất tịnh, phải suy nghĩ rằngtôi chẳng nên có ý nghĩ dâm dục huống là hai thân thể hòahiệp rờ rẫm. Bồ Tát này phải rời vọng ngữ, phảinói chắc nói thiệt nói như chỗ làm, chẳng dối người,thành tựu tâm lành, suy nghĩ trước rồi mới làm, theo chỗđã thấy nghe mà nói thiệt, giữ gìn chánh pháp, thà bỏ thânmạng trọn chẳng vọng ngữ. Bồ Tát này phải rời lìauống rượu, chẳng say chẳng loạn, chẳng hư vọng nơi lờinói, chẳng tự khinh tháo cũng chẳng cợt đùa dọa nạt, phảian trụ chánh niệm rồi sau mới xét biết, lúc muốn xả thítài vật thì kẻ cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, lúc bốthí nên có quan niệm rằng nay lúc làm Đàn Ba la mật này tùyngười muốn chi tôi đều thí cho, khiến họ được đầyđủ, nếu đem rượu cho người phải nhiếp người ấy nơichánh niệm chớ để cuồng say. Tại sao ? Vì thỏamãn hết chỗ muốn của người là Đàn Ba la mật vậy, nênBồ Tát đem rượu cho người đối với Phật không có lỗi.

NàyTrưởng giả ! Nếu Bồ Tát tại gia đem công đức thọtrì ngũ giới này hồi hướng Vô thượng Bồ đề, khéo giữgìn ngũ giới lại thêm rời lìa lưỡng thiệt nếu có tranhtụng thì nên hòa hiệp, rời lìa ác khẩu thốt lời dịuhòa hỏi thăm trước, chẳng hủy nhục người, nói lời lợiích người, lời pháp ngữ thời ngữ thiệt ngữ, lòi cởimở, lời điều phục, lời chẳng đùa chơi, lời đúng hànhđộng, chẳng sanh tham si, thường làm an vui tất cả chẳngcó ý hủy hoại, thường tu sức nhẫn nhịn để tự trangnghiêm, phải luôn chánh kiến, rời lìa tà kiến, chẳng thờlạy các Thiên thần khác mà khiến cúng dường Phật.

Lạinày Trưỏng Giả Úc Già ! Bồ Tát tại gia nếu ở trongđại chúng thành ấp quận huyện nên thường vì mọi ngườimà thuyết pháp. Chúng sanh bất hiếu chẳng biết cha mẹ,Sư Trưởng, Sa Môn, Bà La Môn, chẳng biết người lớn trẻnhỏ, chẳng thuận giáo hối chẳng biết kiêng nể thì khuyêndạy họ hiếu thuận. Chúng sanh thiếu học thì làm chohọ được học, tham lẫn thì dạy bố thí, phá giới thìkhuyên giữ giới, sân hận thì khuyên nhẫn nhục, giải đãithì khuyên tinh tấn, tán loạn thì khuyên tu niệm định, khôngtrí huệ thì khuyên tu trí huệ, với kẻ nghèo thì cấp tiềncủa, kẻ bịnh cho thuốc, không được giúp đỡ thì giúpđỡ, không chỗ về thì làm chỗ về, không chỗ nương thìlàm chỗ nương, Bồ Tát tại gia này phải tùy chỗ sở nghimà lợi ích chúng sanh chớ để một người đọa vào ác đạo.

NàyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia này với mọi người khuyếnđạo như vậy cho đến bảy lần khiến họ an trụ nơi đứchạnh, nếu vẫn chẳng khiến an trụ được thì phải sanhlòng đại bi đối với chúng sanh ấy mà phát tất cả tríhuệ trang nghiêm rằng nếu tôi chẳng điều phục ác chúngsanh này thì tôi quyết chẳng thành đạo vô thượng chánhchơn. Tại sao ? Vì tôi do cớ này mà phát thệ trangnghiêm, không siểm không ngụy chẳng phải chuyện đùa, đủhạnh giới đức phát đại trang nghiêm, tôi phải siêng pháttinh tấn như vậy khiến việc làm chẳng uổng công, chúngsanh thấy tôi thì liền tin kính.

NàyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia ở trong thôn xóm thànhấp mà chẳng giáo hóa chúng sanh để họ đọa ác đạo thìbị chư Phật quở trách. Nên Bồ Tát phải trang nghiêmđại trang nghiêm như vậy, nay tôi phải tu hành công hạnhấy, ở trong thành ấp tụ lạc, chẳng để một người sađọa ác đạo.

NàyTrưởng giả ! Như trong thành ấp có thầy thuốc giỏimà để một người bị bịnh độc chết thì quần chúng quởtrách. Cũng vậy Bồ Tát này ở chỗ nào mà chẳng giáohóa chúng sanh để phải đọa ác đạo thì bị chư Phật quởtrách.

Lạinày Trưỏng giả ! Bồ Tát tại gia khéo tu học hạnhlành.

Gialà gì ? Là giết căn lành, là chẳng bỏ lỗi, là hạinghiệp trợ thiện, do đó mà gọi là gia.
Saogọi là ở tại tất cả kiết sử ? Vì ở trong ấy nêngọi là ở tại. Lại vì ở tại giác sát bất thiện,ở tại chẳng điều phục, ở tại không hổ thẹn, hàng phàmphu ngu tiểu ở tại bất thiện các ác tội lỗi nên gọilà gia.

Lạitại gia thì tất cả khổ não đều hiện trong ấy, nó hạicăn lành trước, nên gọi là gia.
Lạigia ấy, ở tại đó thì không điều ác gì chẳng làm. Ở trong đó thì chẳng kính thuận tốt với cha mẹ Sư Trưởngnên gọi là gia.

Lạigia ấy, nó làm lớn nhánh lá, ưu bi khổ não đều sanh trongđó, chiêu họp sự giết hại trói buộc đánh đập giậnmắng, phát sanh tiếng ác, nên gọi là gia.

Lạinơi ấy, các căn lành chưa làm thì hững hờ chẳng làm, cănlành đã làm thì bỏ hư, bị bực trí quở trách, bực trílà chư Phật Thanh Văn, nếu ở trong ấy thì đọa ác đạo,nếu ở trong ấy thì đọa tham sân si, do đó mà gọi là gia.

Lạinếu ở trong ấy thì ngại bỏ khối giới khối định khốihuệ khối giải thoát khối tri kiến giải thoát, nên gọilà gia.

Lạinếu ở trong ấy thì bị thâu nhiếp bởi sự tham ái cha mẹvợ con anh em chị em thân hữu quyến thuộc, thương nhớ nghĩcủa cải tham dục không chán như biển nuốt chứa trăm sôngkhông đầy, nên gọi là gia.

Nếuở tại gia như lửa cháy củi, chỗ lo nghĩ vô định như gióchẳng dừng, ở tại gia tiêu thân như uống độc dược, tấtcả khổ não đều quy tụ về, vì thế nên lìa bỏ như xa rời oan gia.

Nếuở tại gia thì chướng pháp thánh sanh nhiều duyên đấu tranhthường trái nghịch nhau.
Ởtại gia trong ấy duyên thiện duyên ác lộn lạo nhiều sựvụ.
Tạigia vô thường chẳng còn lâu, là pháp chẳng tạm dừng.
Tạigia rất khổ, vì cầu gìn giữ nên nhiều lo rầu, là chỗcủa oan và thân.
Tạigia vô ngã lầm chấp là ngã sở hữu.
Tạigia dối trá không có thiệt sự mà hiện tợ thiệt.
Tạigia ly biệt, là chỗ nhiều người ở.
Tạigia như ảo, chứa nhiều tụ họp không có chúng sanh thiệt.
Tạigia như mộng, vì hưng suy thay nhau.
Tạigia như giọt sương, vì mau tan vỡ.
Tạigia như giọt mật, vì là vị ngọt chốc lát.
Tạigia như lưới gai nhọn, vì tham ưa sắc thanh hương vị xúc.
Tạigia như loài côn trùng miệng nhọn tợ kim, vì chẳng khéo giácsát ăn uống.
Tạigia như rắn độc, vì xâm hại lẫn nhau.
Tạigia nhiều hy vọng, vì trong lòng bồn chồn.
Tạigia nhiều kinh sợ, vì là chỗ cướp đoạt của vua giặc lửanước. Tại gia nhiều nghị luận, vì nhiều sai trái.

NàyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia gọi là khéo biết tạigia như vậy.

Lạinày Trưỏng giả Úc Già ! Bồ Tát ở tại gia khéo điềuphục bố thí phân biệt nhu nhuyến. Phải quan niệm rằngnếu của đem bố thí cho người rồi đó là của tôi, củacòn lại trong nhà thì chẳng phải của tôi, của đã bố thíthì vững chắc, của chưa thí thì chẳng vững chắc, củađã thí thì vui ngày sau, của chưa thí thì vui hiện tại, củađã thí khỏi giữ gìn, của còn lại phải giữ gìn, củađã thí thì khỏi bị tham ái trói buộc, của còn lại thìthêm tham ái. của đã thí chẳng phải bận lòng, của cònlại bận lòng, của đã thí chẳng lo sợ, của còn lại phảilo sợ, của đã thí là cột chánh đạo, của còn lại làcột ma, của đã thí thì vô tận, của còn lại thì hữu tận,của đã thí thì vui, của còn lại phải gìn giữ nên khổ,của đã thí thì lìa gút trói, của còn lại thì thêm gúttrói, của đã thí là lộc. của còn lại chẳng phải lộc,của đã thí là sự nghiệp đại trượng phu, của còn lạichẳng phải sự nghiệp đại trượng phu, của đã thí đượcchư Phật khen, của còn lại được phàm phu khen. Vì thếnên Bồ Tát phải bền vững bố thí.

Lạinày Trưỏng giả ! Bồ Tát tại gia nếu thấy ngườixin phải có ba ý tưởng : một là ý tưởng thiện tri thức,hai là ý tưởng đời khác giàu có, ba là ý tưởng nên Bồđề. Lại có ba ý tưởng : một là thuận lời dạy củaPhật, hai là quả báo cõi dục, ba là hàng phục ma. Lạicó ba ý tưởng : với người xin có ý tưởng thân thuộc,với bốn nhiếp pháp có ý tưởng nhiếp lấy, với vô biênsanh có ý tưởng xuất ly. Lại có ba ý tưởng : trừtham dục, trừ sân hận, trừ ngu si.

NàyTrưỏng giả ! Bồ Tát tại gia này đều được kém mỏngtham sân si: lúc bố thí của cải thì lòng không tham trướcnên tham kém mỏng, với kẻ xin thì lòng thương nên sân kémmỏng, bố thí rồi hồi hướng đạo vô thượng chánh chơnnên si kém mỏng.

Lạinày Trưỏng giả ! Bồ Tát tại gia thấy người xin phảicó ý tưởng tu tập đầy đủ sáu Ba la mật: với vật sởhữu Bồ Tát này đều có tâm xả thí đây gọi là tu tậpđến đủ Đàn Ba la mật. Y nơi tâm Bồ đề mà bố thíđây gọi là tu tập đến đủ Thi Ba la mật. mà bố thí đâygọi là tu tập đến đủ Thi Ba la mật. Chẳng giận tráchkẻ cầu xin đây là tu tập đến đủ Nhẫn Ba la mật. Lúc bố thí chẳng có ý nghĩ mình sẽ thiếu thốn đây làtu tập đến đủ Tinh tấn Ba la mật. Lúc bố thí rồilòng chẳng lo tiếc mà càng vui mừng hơn đây gọi là tu tậpđến đủ Thiền Ba la mật. Lúc bố thí rồi chẳng thấycó pháp được và chẳng hy vọng quả báo đây gọi là tutập đến đủ Bát Nhã Ba la mật.

Lạinày Trưỏng Giả ! Bồ Tát tại gia đối với tám phápthế gian phải phóng xả. Đối với nhà cửa của cảivợ con chẳng lo chẳng mừng, giả sử hư mất chẳng có lòngbuồn lo, Bồ Tát ấy nên quan niệm hữu vi như ảo, là tướngvọng tưởng, cha mẹ vợ con thân thuộc đều chẳng phảisở hữu của tôi, tôi chẳng vì đó mà gây tạo nghiệp bấtthiện, đó là bạn lữ hiện tại chẳng phải bạn lữ đờikhác, là bạn lữ lúc vui chẳng phải bạn lữ lúc khổ, tôichẳng lo gìn giữ họ. Chỗ tôi gìn giữ là trí huệbố thí điều phục người tinh tấn chẳng phóng dật pháptrợ Bồ đề các thiện căn v.v…, những thứ này là sởhữu của tôi luôn theo sát bên tôi. Cha mẹ vợ con thânthuộc chẳng cứu được tôi chẳng phải là nơi tôi quy ychẳng phải là nhà ở của tôi chẳng phải là đất liềncủa tôi, chẳng phải chỗ che mát tôi, chẳng phải là ngãngã sở. Thân ngũ ấm này còn chẳng phải ngã ngã sởhuống là cha mẹ vợ con thân thuộc mà lại là sở hữu củatôi. Cha mẹ vợ con là do nghiệp nhơn của họ. Nghiệpthiện ác của tôi thì tôi thọ báo theo đó. Họ cũngtheo nghiệp của họ mà thọ lấy quả báo thiện ác.

BồTát tại gia lúc đi đứng ngồi nằm thường quan niệm nhưvậy chẳng vì cha mẹ vợ con thân thuộc mà gây tạo nghiệpác bất thiện dầu rất nhỏ như phần sợi lông.

Đốivới vợ nhà, Bồ Tát tại gia phải có ba ý tưởng là vôthường, biến đổi và hư hoại. Lại có ba ý tưởnglà bạn vui chơi chẳng phải là bạn đời khác, là bạn uốngăn chẳng phải bạn nghiệp báo, là bạn lúc vui chẳng phảibạn lúc khổ. Lại có ba ý tưởng là oan gia xẻo tháivà trá thân. Lại có ba ý tưởng là la sát tì xá giávà quỉ mị. Lại có ba ý tưởng là chẳng phải sở hữuchẳng phải nhiếp thọ là kẻ xin cầu. Lại có ba ýtưởng là gìn thân ác hành gìn khẩu ác hành và gìn ý áchành. Lại có ba ý tưởng là tham dục giác sân khuểgiác và tổn hại giác. Lại có ba ý tưởng là đen tốiô giới và huệ phược. Lại có ba ý tưởng là chướnggiới chướng định và chướng huệ. Lại có ba ý tưởnglà dua nịnh lưới rập và mèo rình. Lại có ba ý tưởnglà tai họa nhiệt não và bịnh hoạn. Lại có ba ý tưởnglà yêu mị suy hao và sương giá. Lại có ba ý tưởnglà già bịnh và chết. Lại có ba ý tưởng là ma ma nữvà đáng sợ. Lại có ba ý tưởng là lo khóc và khổ. Lại có ba ý tưởng là sói cái lớn cá ma kiệt và mèo cáilớn. Lại có ba ý tưởng là rắn độc đen cá thi thủ vàma đoạt tinh khí. Lại có ba ý tưởng là không cứu khôngquy không hộ. Lại có ba ý tưởng là mẹ chị và em gái. Lại có ba ý tưởng là giặc là giết và lính ngục. Lạicó ba ý tưởng là nước mạnh lượn sóng và nước xoáy. Lại có ba ý tưởng là sình lầy lún sìng và lộn đục. Lạicó ba ý tưởng là đui mù xiềng xích gông cùm. Lại cóba ý tưởng là hố lửa hố dao và lửa đuốc cỏ. Lạicó ba ý tưởng là bén nhọn và độc. Lại có ba ý tưởnglà nhốt ngục hình phạt và dao gươm. Lại có ba ý tưởnglà đấu tranh kiện cáo và trói nhốt. Lại có ba ý tưởnglà oán thù hội họp ân ái biệt ly và bịnh tật. Tómlại nhẫn đến có tất cả ý tưởng đấu tranh tất cảý tưởng cặn dục tất cả ý tưởng gốc bất thiện. Bồ Tát tại gia đối với vợ nhà phải có những ý tưởngquan niệm như vậy.

Lạinày Trưỏng giả ! Bồ Tát tại gia đối với con củamình chẳng nên quá yêu thương, nếu quá yêu thương con mìnhmà chẳng yêu thương con người thì thì tự hủy hoại. Phải dùng ba pháp để tự răn trách : một là đạo Bồ đềlà tâm bình đẳng chẳng phải là tâm bất bình đẳng, hailà đạo Bồ đề từ chánh hạnh mà được chẳng phải từtà hạnh, ba là đạo Bồ đề do vô dị hạnh mà được chẳngphải do tạp hạnh được. Răn trách rồi đối với conmình phải có ý tưởng là oan gia, là ác tri thức, trái nghịchđức từ bình đẳng trí huệ của Phật, hại căn lành củata. Bồ Tát tại gia nên tùy theo chỗ mà điều phục tâmmình, như yêu thương con mình với tất cả chúng sanh cũngyêu thương như vậy, như yêu thương thân mình với tất cảcũng vậy.

BồTát tại gia phải quan niệm tôi từ chỗ khác đến, con từchỗ khác đến. Tại sao ? Vì tất cả chúng sanhđã từng làm con tôi, tôi cũng từng làm con của tất cảchúng sanh, trọn chẳng có ý nghĩ con tôi chẳng phải con tôi. Tại sao ? Vì đến sáu loài làm oán thù lại làm con cái,tôi phải bình đẳng với kẻ thân kẻ sơ. Tôi lấy cớ gìnơi kẻ thân thì yêu thương cấp cho mà nơi người sơ thìtất cả chẳng cấp cho. Nếu tôi có lòng yêu chẳng yêunơi người sơ tất cả chẳng cấp cho thì chẳng có thể đếnpháp được. Tại sao ? Vì hạnh bất đẳng thì đếnchỗ bất đẳng, hạnh bình đẳng thì đến chỗ bình đẳng. Tôi chẳng nên làm hạnh bất bình đẳng ấy. Tôi họctâm bình đẳng với tất cả chúng sanh mau đến Nhứt thiếttrí.

NàyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia đối với của cải chẳngcó ý tưởng ngã sở, ý tưởng nhiếp hộ, chẳng bận lòngnơi của cải chẳng tưởng chẳng mến, chẳng sanh kiết sử.

Lạinày Trưỏng giả ! Nếu có kẻ đến xin chỗ Bồ Táttại gia để cầu xin, khi đem của cho người, Bồ Tát ấyphải chí tâm nhớ rằng của cải chẳng đem cho đều sẽtan mất, nếu chẳng làm tròn đầy sở nguyện rồi cũng phảichết. Tôi chẳng xả bỏ của cải, của cải ấy cũngsẽ bỏ tôi, nay tôi phải xả thí để làm của vững chắcrồi sẽ chết. Xả thí của cải này rồi lúc chết vuivẻ không hối hận. Nếu chẳng thể bố thí được thìnên đem bốn sự thưa với kẻ xin rằng nay tôi sức lực kémyếu, căn lành chưa thành thục, tôi là kẻ sơ cơ trong Đạithừa, tâm tôi chưa kham tự tại bố thí, tôi là kẻ trướctướng chấp ngã ngã sở. Thưa Ngài thiện đại trượngphu, nay tôi sám hối cùng Ngài chớ hờn ghét tôi. Tôi sẽsiêng tu tinh tấn để có thể làm đầy đủ sở nguyện củatất cả chúng sanh.

Lạinày Trưỏng giả ! Bồ Tát tại gia nghe chư Phật quákhứ dạy rằng nếu người chưa gặp Phật và Thánh Tăng thìphải kính lễ chư Phật mười phương, đối với bổn hạnhcủa chư Phật cho đến chư Phật đắc đạo đều sanh lòngtùy hỉ. Ngày đêm đều ba thời thanh tịnh thân khẩuý gìn lòng từ thiện, đầy đủ tàm quý mặc y phục sạchsẽ, bao nhiêu thiện căn đã tập họp dùng tâm Bồ đề màsanh lòng tùy hỉ nhu thuận cung kính dứt ngã mạn mà tu hành,ba thời tụng đọc, ba thời tác pháp, chuyên lòng hối cảinhững nghiệp bất thiện chẳng tạo ác mới, tất cả phướcnghiệp đều tùy hỉ, chứa họp đầy đủ tướng hảo, khuyếnthỉnh chư Phật chuyển pháp luân, pháp chư Phật dạy đềuthọ trì, xin Phật ở lâu thế gian thêm lớn thiện căn, khiếnquốc độ tôi cũng được như vậy.

Lạinày Trưỏng giả ! Bồ Tát tại gia thọ trì bát quan traigiới tu hạnh Sa Môn thì phải thân cận Sa Môn Bà La Môn đứchạnh trì giới thanh tịnh, y chỉ cung cấp hầu hạ chẳngnhìn thấy lỗi của thầy. Nếu thấy Sa Môn trái vượtgiới hạnh chẳng nên chẳng cung kính. Lại y ca sa đượcxông ướp với giới định huệ giải thoát giải thoát trikiến của chư Phật Như Lai Ứng Cúng Biến Chánh Giác, khôngcặn đục, đều bỏ rời tất cả kiết nhiễm, là tràng củabực tiên thánh, vì thế nên phải cung kính gấp bội. Đối với Tỳ Kheo trái vượt giới hạnh ấy nên có lòngthương xót mà nghĩ rằng họ chẳng nên phạm ác hạnh nhưvậy. Chư Phật Thế Tôn là bực tịch tịnh điều phụcthấy biết tất cả, mặc lấy tướng thánh tràng mà chẳngđiều phục chẳng tịch tịnh, chẳng thấy chẳng biết phạmsự phi pháp ấy. Như đức Thế Tôn từng dạy chẳngkhinh khi người chưa học. Đây chẳng phải lỗi củahọ mà do nơi kiết sử. Do nơi kiết sử mà hiện tạiphạm tội ác. Trong Phật pháp có pháp xuất ly, họ cóthể xuất ly được. Nếu họ cởi mở gút cột ấy màtu hành chánh quán được đến bực sơ quả thì quyết địnhthẳng đến đạo chánh chơn vô thượng. Tại sao ? Vì trí quán hay phá hại kiết sử. Lại đức Thế Tôncòn có lời dạy làm người chớ nên vọng khinh lượng địnhngười, nếu vọng khinh người thì chính là tự hại tự tổnlấy mình. Chỉ đức Như Lai biết rõ, chớ chẳng phảilà ta biết được. Vì thế chẳng nên giận ghét khinh hạihọ.

Lạinày Trưỏng giả ! Bồ Tát tại gia nếu vào Tăng phường,nên dừng tại ngõ kính lạy rồi sau sẽ vào. Phải quanniệm rằng nơi đây là chỗ không hành, là chỗ vô tướnghành, là chỗ vô tác hành, là chỗ từ bi hỉ xả bốn phạmhạnh, là chỗ an trí chánh hạnh chánh trụ. Lúc nào tôisẽ rời bỏ nhà cầu uế, lúc nào tôi sẽ ở chỗ chánh hạnhnày. Phải có lòng muốn xuất gia như vậy. Khôngcó ở tại gia mà tu thành đạo chánh chơn vô thượng, thẩyđều xuất gia đến rừng vắng vẻ tu tập được thành Phậtđạo. Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia đẹp tốt. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gianhiều cầu uế, xuất gia xả ly. Tại gia bị nhiếp nơiác, xuất gia được nhiếp nơi thiện. Tại gia ngập sâutrong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tạigia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí huệ. Tạigia tà mạng, xuất gia chánh mạng. Tại gia nhiều lấm dơ,xuất gia không dơ. Tại gia suy diệt, xuất gia không diệt.Tại gia buồn lo, xuất gia vui mừng. Tại gia là bực thang nhữngsự ác, xuất gia xa lìa. Tại gia trói buộc, xuất gia cởimở. Tại gia kinh sợ, xuất gia vô úy. Tại gia bị quở phạt,xuất gia không quở phạt. Tại gia nhiều họa hoạn, xuấtgia không họa. Tại gia phiền nhiệt, xuất gia không phiềnnhiệt. Tại gia nhiều mong cầu nên khổ, xuất gia không mongcầu nên vui. Tại gia rung động, xuất gia không động.Tại gia khổ vì nghèo, xuất gia không khổ vì nghèo. Tại giakhiếp nhược, xuất gia không khiếp. Tại gia hạ tiện, xuấtgia tôn quí. Tại gia phiền rộn, xuất gia tịch tịnh. Tạigia lợi tha, xuất gia tự lợi. Người tại gia không nhuậntinh khí, người xuất gia tư nhuận. Tại gia vui nơi kiếtsử, xuất gia vui nơi tịch diệt. Tại gia thêm gai nhọn, xuấtgia không gai nhọn. Tại gia thành tiểu pháp, xuất gia thànhđại pháp. Tại gia không điều phục, xuất gia điều phục.Tại gia xa lìa giới, xuất gia hộ trì giới. Tại gia thêmlớn biển lệ mủ máu, xuất gia cạn khô biển lệ mủ máu.Tại gia bị chư Phật, Thanh Văn Duyên Giác quở rầy, xuấtgia được chư Phật, Thanh Văn Duyên Giác tán thưởng. Tạigia không đủ, xuất gia biết đủ. Tại gia ma mừng, xuấtgia ma lo.Tại gia chẳng hàng phục, xuất gia hàng phục. Tạigia nô bộc, xuất gia chủ nhơn. Tại gia ở mé sanh tử, xuấtgia ở mé Niết bàn. Tại gia đọa lạc, xuất gia khỏi đọalạc. Tại gia tối tăm, xuất gia sáng soi. Người tạigia sáu căn chẳng tự tại, người xuất gia sáu căn tự tại. Tại gia cuồng dật, xuất gia chẳng phóng dật. Tại gia chẳngtương ưng, xuất gia tương ưng. Tại gia ngó xuống, xuất gianhìn lên. Tại gia nhiều kinh doanh, xuất gia ít kinh doanh. Tạigia ít sức lực, xuất gia sức lực lớn. Tại gia siểm khúc,xuất gia chánh trực. Tại gia nhiều lo, xuất gia không lo. Tạigia cùng chung với tên nhọn, xuất gia không tên nhọn. Tạigia bịnh tật, xuất gia không bịnh tật. Tại gia là già nua,xuất gia là trai tráng. Tại gia sống phóng dật, xuất gia tuhuệ mạng. Tại gia lừa phỉnh, xuất gia không phỉnh. Tạigia nhiều gian trá, xuất gia không gian trá. Tại gia là bìnhrượu độc, xuất gia là bình cam lồ. Tại gia tai hoạn, xuấtgia không tai hoạn. Tại gia chẳng phóng xả, xuất gia phóngxả. Người tại gia lấy quả độc, người xuất gialấy quả không độc. Tại gia tương ưng với sự chẳng đángthích, xuất gia chẳng tương ưng với sự chẳng đáng thích.Tại gia nặng nề ngu si, xuất gia nhẹ nhàng trí huệ. Tạigia mất phương tiện, xuất gia phương tiện thanh tịnh. Tạigia mất chánh ý, xuất gia chánh ý thanh tịnh. Tại gia mấtchí ý, xuất gia chí ý thanh tịnh. Người tại gia chảnglàm chỗ cứu vớt được, xuất gia hay làm chỗ cứu vớt.Tại gia tạo cùng liệt, xuất gia chẳng tạo cùng liệt. Tạigia chẳng phải chỗ ngụ ở, xuất gia là chỗ ngụ ở. Tạigia chẳng phải chỗ về, xuất gia là chỗ về. Tại gia nhiềusân nộ, xuất gia nhiều nhân từ. Tại gia mang gánh, xuấtgia bỏ gánh. Tại gia chẳng hết những tranh tụng, xuất giakhông tranh tụng. Tại gia có lỗi, xuất gia không lỗi. Tạigia công việc bận rộn, xuất gia rảnh việc. Tạigia nhiệt não, xuất gia rời nhiệt não. Tại gia nhiều cừuthù, xuất gia không thù.

Tạigia chứa tụ, xuất gia không tụ chứa. Tại gia của cải kiêncố, xuất gia đức hạnh kiên cố. Tại gia cùng chung vớilo rầu, xuất gia không lo rầu. Tại gia tốn hao, xuất gia thêmlợi ích. Tại gia là dễ được, xuất gia là ức kiếp khóđược. Tại gia là dễ làm, xuất gia là khó làm. Tại giathuận dòng, xuất gia ngược dòng. Tại gia ở giữa dòng, xuấtgia ngồi thuyền bè. Tại gia ở sông kiết sử, xuất gia quakhỏi sông. Tại gia ở bờ này, xuất gia ở bờ kia. Tạigia triền phược, xuất gia không phược. Tại gia hiềm hận,xuất gia không hận. Tại gia pháp vua, xuất gia pháp Phật.Tại gia nhiễm ô vì tham ái, xuất gia lìa ô nhiễm. Tại giasanh khổ, xuất gia sanh vui. Tại gia thiển cận, xuất gia thâmviễn. Tại gia dễ làm bạn, xuất gia khó làm bạn. Tại giavợ làm bạn, xuất gia tâm làm bạn. Tại gia nhiều việc,xuất gia lìa việc. Tại gia bức người nên khổ, xuất gialợi người nên vui. Tại gia tài thí, xuất gia pháp thí. Tạigia cầm tràng ma, xuất gia cầm tràng Phật. Tại gia ổ hang,xuất gia lìa hang ổ. Tại gia phi đạo, xuất gia lìa phi đạo.Tại gia rừng rậm, xuất gia lìa rừng rậm.

NàyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia lần lượt suy tưởngnhư vậy, lại nghĩ rằng tôi thiết lễ đồng với hằng hasa vì các chúng sanh một ngày đều bố thí, khéo điều thuầntrong chánh pháp phát tâm xuất gia, đây là chắc thiệt bốthí đã trọn đủ. Nay tôi phải nên vững chắc tu giớihạnh và nghe học chánh pháp.

BồTát ấy vào Tăng phường lễ tháp Phật nên có ba ý tưởng: tôi cũng sẽ được cúng dường như vậy, tôi cũng sẽ đượcthương xót tất cả chúng sanh mà để Xá lợi lại, tôi họcnhư vậy, làm như vậy, tinh tấn như vậy, mau chứng Vô thượngBồ đề, giả sử làm tất cả Phật sự xong thì như chưPhật Thế Tôn nhập vào Niết bàn.

BồTát ấy vào Tăng phường quan sát tất cả công đức củachư Tỳ Kheo : ai là đa văn, ai là thuyết pháp, ai là trì luật,ai trì a hàm, ai trì Bồ Tát tạng, ai tịch tịnh, ai thiểudục khất thực mặc y phấn tảo ở riêng ly dục, ai siêngtu hành, ai tọa thiền, ai chấp tác, ai là chủ chùa. Quansát hết công hạnh của chư Tỳ Kheo, tùy theo chỗ muốn củacác thầy chẳng có ý nghĩ chê trách.

BồTát ấy nếu ở tại chùa miễu và lúc qua tụ lạc có nóinăng phải khéo gìn khẩu nghiệp. Nếu có Tỳ Kheo thiếuy bát thuốc men đồ vật cần dùng nên tùy theo chỗ đángcho mà cung cấp chớ để họ sanh lòng bực tức. Tạisao ? Vì chư Thiên và loài người có phiền não tật đố,phải giữ gìn gấp bội cho họ. Lòng người phàm phu chẳngphải A La Hán. Phàm phu phạm lỗi chẳng phải A La Hán. Bồ Tát ấy gần bực đa văn để tu tập học hỏi, thân ngườithuyết pháp để tu hành quyết định, gần người trì luậtđể điều phục kiết sử chẳng sa vào trong chỗ phạm tội,thân cận người trì Bồ Tát tạng để học tu hành sáu Bala mật và học phương tiện, gần người tịch tịnh đểtu học ở một mình, thân cận người tu hành để tu họcđoan tọa.

Nếucó Tỳ Kheo chưa định địa vị, Bồ Tát ấy thấy họ cầny thì cho y, cần bát thì cho bát, khuyên Tỳ Kheo ấy phát tâmvô thượng đạo, tại sao ? Vì dùng tài và pháp nhiếp TỳKheo ấy hướng đến chỗ tối thắng vậy.

NầyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia khéo biết hạnh Sa Mônnhư vậy. Nếu có các Sa Môn đấu tranh thưa kiện thìhòa hiệp họ dầu phải xả bỏ thân mạng để thủ hộ chánhpháp.
NầyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia thấy Tỳ Kheo bịnh thìchăm sóc cho được lành dầu phải thí xả máu thịt nơi thânmình.

NầyTrưởng giả ! Bồ Tát tại gia chưa mở tâm bố thí thìchẳng trước mời thỉnh người để bố thí, lúc thí rồithì hối hận. Tất cả gốc lành đều lấy tâm Bồ đềlàm thượng thủ.

NầyTrưởng giả ! Tại gia Bồ Tát lúc ở địa vị tạigia thì thật hành theo đúng lời Phật dạy chẳng quên chẳngmất pháp trợ Bồ đề, pháp hiện tại không ô nhiễm, đượctăng thêm pháp thù thắng”.

Bấygiờ Trưỏng giả Úc Già cùng các Trưởng giả đồng thanhkhen ngợi vui mừng rằng : “Đức hi hữu Thế Tôn khéo nóilỗi họa tại gia, nhưng chúng tôi chưa biết giới hạnh xuấtgia, công đức xuất gia.

Bạchđức Thế Tôn ! Chúng tôi cũng quan sát tại gia nhiềulỗi, xuất gia đức lớn. Xin đức Thế Tôn thương xót,chúng tôi nguyện được xuất gia”.

ĐứcPhật bảo : “Này các trưởng giả ! Xuất gia rất khó,phải hoàn toàn tịnh hạnh”.

CácTrưởng giả bạch rằng : “Thiệt như lời Phật dạy, Xinđức Thế Tôn cho chúng tôi xuất gia, chúng tôi sẽ thật hànhđúng như lời Phật dạy”.

ĐứcThế Tôn liền cho xuất gia bảo Di Lặc Bồ Tát rằng : “Nàythiện trượng phu tất cả Bồ Tát thanh tịnh làm cho các Trưởnggiả này được xuất gia”.

DiLặc Bồ Tát và chư Bồ Tát khiến chín ngàn Trưởng giảđều xuất gia thọ giới xuất gia.
Lạicó ngàn Trưởng giả phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Trưỏnggiả Úc Già bạch Phật rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Đức Thế Tôn đã nói tội lỗi và công đức của tại giarồi. Lành thay đức Thế Tôn, xin nói đức hạnh giớivăn của Bồ Tát xuất gia. Ở trong diệu pháp, Bồ Tátđiều phục xuất gia lễ bái ngồi đứng đến đi như thếnào ?”

ĐứcPhật bảo : “Trưởng giả khéo suy gẫm ghi nhớ, sẽ vì ôngmà nói Bồ Tát xuất gia phải học phải đứng đi như vậy”.

“Bạchđức Thế Tôn ! Chúng tôi xin kính lắng nghe.

NầyTrưởng giả ! Bồ Tát xuất gia phải học như vầy :Do duyên cớ gì mà tôi bỏ sự nghiệp xuất gia ? Do vì tu tríhuệ, nên tôi siêng tinh tấn như chữa đầu bị cháy.

Lạiphải quan niệm nay tôi phải an trụ nơi bốn thánh chủng thíchthật hành đầu đà.

Thếnào là Bồ Tát xuất gia tu bốn thánh chủng ?

BồTát xuất gia tùy theo y phục đã có nên tri túc, ca ngợi tritúc, chẳng vì cớ y phục mà vọng ngữ. Nếu chẳng đượcy phục thì chẳng tưởng chẳng nhớ chẳng lo rầu. Giảsử được y phục thì lòng chẳng tham trước, dầu mặc yphục mà lòng chẳng ràng buộc chẳng tham chẳng luyến, biếtlỗi của nó biết xuất ly. Tùy nơi sự tri túc ấy chẳngtự khen tặng, chẳng khinh chê người.

BồTát xuất gia tùy theo khất thực được đồ uống ăn, tùytheo bịnh được thuốc men, nhẫn đến tùy theo tọa cụ giườngphòng đã được đều nên tri túc và ca ngợi tri túc, chẳngvì tọa cụ mà vọng ngữ. Nếu chẳng được thì chẳngtưởng chẳng nhớ chẳng lo rầu. Nếu được thì chẳngnhiễm trước, chẳng chứa để với nhiễm tâm, chẳng thamchẳng luyến, biết lỗi của nó, biết hạnh xuất ly. Tùy theo sự tri túc ấy chẳng tự khen tặng, chẳng khinh chêngười. Ưa dứt ưa lìa ưa tu tập. Ở nơi sự ưadứt ưa lìa ưa tu tập ấy cũng chẳng tự khen tặng và chêngười.

Ðâygọi là Bồ Tát xuất gia an trụ nơi bốn thánh chủng.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia dùng mười côngđức để gìn và mặc y nơi thân : vì tàm quí, vì che thân,vì muỗi mòng, vì gió dữ, chẳng vì êm dịu, chẳng vì tốt,vì tiêu biểu giới tướng của Sa Môn, y hoại sắc ấy khiếnTrời Người A Tu La v.v… sanh ý tưởng kính thờ mà thọ trìvậy, vì giải thoát mà nhuộm hoại sắc chẳng phải vì thamdục mà nhuộm, vì tịch tịnh Niết bàn chẳng phải vì kiếtsử sanh tử, mặc y ấy chẳng sanh điều ác tu các sự lành,chẳng vì đẹp tốt mà mặc y ấy, biết thánh đạo rồi tôilàm đúng như vậy, chẳng để phiền não ô nhiễm dầu chừngmột niệm. Đây gọi là Bồ Tát xuất gia mười sự côngđức gìn mặc y nơi thân.

Lạinầy Trưởng giả ! Vì thấy mười sự nên Bồ Tát xuấtgia trọn đời chẳng xả bỏ khất thực !
Naytôi tự sống chẳng do người mà sống, nếu có ai thí chotôi ăn phải khiến họ an trụ nơi ba pháp quy y rồi sau mớiăn, với người không thí cho tôi ăn thì tôi sanh lòng đạibi đối với họ, vì chúng sanh ấy mà tôi siêng tu tinh tấnkhiến họ việc làm xong rồi sau mới ăn món ăn của họ cho,lại tôi chẳng trái lời truyền dạy của đức Phật, vìtrồng đầy đụ nhơn căn bổn, vì y cứ nơi hàng phục ngãmạn để chứa nhóm nhơn duyên tướng vô kiến đảnh, vìchẳng bị cùng hòa hiệp với đàn bà đàn ông gái trai, bìnhđẳng khất thực sanh lòng bình đẳng đối với các chúngsanh, vì họp nhơn duyên trang nghiêm Nhứt thiết trí vậy. Thấy mười sự lợi ích ấy, Bồ Tát xuất gia trọn đờichẳng bỏ pháp khất thực.

Nếucó ai chí tâm kính tin đến thỉnh mời thì nên đi. Nếungười thỉnh mời chẳng chí tâm, nhưng quan sát có nhơn duyêntự lợi và lợi cho họ thì nên đi.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia thấy mười sựlợi ích nên trọn chẳng bỏ chỗ tịch tịnh :

Vìtự tại trừ bỏ, vì gìn vô ngã, vì bỏ ái luyến ngọa cụ,vì tịch tịnh không ái nhiễm, vì ở không có gì đáng cầulợi, vì bỏ thân mạng nơi tịch tịnh, vì lìa đông ngườiồn ào, vì làm việc làm trong pháp của Như Lai, vì tịch địnhthích ý, vì chuyên niệm không bị chướng nạn vây. Đâylà ý thấy mười công đức lợi ích nên Bồ Tát xuất giatrọn đòi chẳng bỏ rời ở chỗ tịch tịnh.

NầyTrưởng giả ! Nếu Bồ Tát ở chỗ tịch tịnh vì muốnnghe pháp, vì có nhơn duyên Hòa Thượng A Xà Lê, vì thăm bịnhmà phải vào tụ lạc thì nên nghĩ rằng : Tối nay tôi sẽtrở về. Nếu vì đọc tụng mà ở phòng xá, thì nênquan niệm rằng : Nay tôi vốn ở chỗ tịch tịnh, chỗ tịchtịnh tương ưng với chánh pháp, với tất cả vật không cóý tưởng cạnh tranh, với tất cả pháp không có ý tưởngchướng ngại, thường tập hợp pháp lành không hề mỏi chán.
NầyTrưởng giả ! Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnh, quanniệm rằng : Duyên cớ gì mà tôi ở tại chỗ tịch tịnh,chẳng phải chỉ ở chỗ vắng vẻ mà gọi là Sa Môn, nơiđây cũng có những thứ chẳng điều phục, chẳng tịch tịnh,chẳng vững chắc, chẳng tương ưng cùng ở, đó là loài hươunai, khỉ vượn, chim thú sư tử, cọp sói, giặc cướp, chúngnó không có công đức Sa Môn. Vì thế nên tôi phải cóđầy đủ tư cách người ở tịch tịnh thật hành công hạnhnghĩa lợi Sa Môn, đó là nhiếp niệm chẳng loạn được đàla ni tu đại từ đại bi ngũ thông tự tại đầy đủ sáuBa la mật chẳng rời bỏ tâm Nhứt thiết trí, tu hành phươngtiện, thường dùng pháp thí nhiếp lấy tất cả chúng sanhgiáo hóa tất cả chúng sanh chẳng rời bỏ nhiếp pháp, tuhành sáu chánh niệm siêng học hỏi suy gẫm tu tập chánh hạnhchẳng lấy trí chứng quả, hộ trì chánh pháp, tin nghiệpbáo đây gọi là chánh kiến, dứt tất cả vọng tưởng phânbiệt đây gọi là chánh tư duy, tùy theo chánh pháp đã hiểubiết mà giải thuyết cho mọi người đây gọi là chánh ngữ,trừ hết nghiệp hữu lậu đây gọi là chánh nghiệp, dứttrừ kiết sử phiền não đây gọi là chánh mạng, siêng thẳngđến chánh định đây gọi là chánh tinh tấn, chẳng quêncác pháp đây gọi chánh niệm, được Nhứt thiết trí đâygọi là chánh định, giải không chẳng kinh, vô tướng chẳngsợ, vô nguyện chẳng khiếp, tâm chẳng chấp có, y nghĩa chẳngy ngữ, y trí chẳng y thức, y pháp chẳng y người, y kinh liễunghĩa chẳng y kinh chẳng liễu nghĩa.

Đâygọi là Bồ Tát an trụ pháp Sa Môn.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia chẳng nên thân cậntrong chúng đông người, phải nghĩ rằng tôi phải rời xahọ, thiện căn của tôi vì trọn chẳng bỏ tất cả chúngsanh mà tu tập thiện căn.

Xuấtgia Bồ Tát có bốn chỗ thân cận được đức Như Lai hứakhả : Bồ Tát xuất gia thân cận nghe chánh pháp, thân cậnthành thục tất cả chúng sanh, thân cận cúng dường Như Lai,thân cận chẳng bỏ tâm Nhứt thiết trí. Bồ Tát nênthân cận nơi đây chớ thân cận chỗ khác.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnhphải quan niệm rằng : Do cớ gì mà tôi đến chỗ nầy ? Tôiđến đây vì sợ sự gì, sợ ai ? Vì sợ đông ngườiồn náo, vì sợ thân cận, vì sợ tham sân si, vì sợ cuồngmạn, vì sợ não nhiệt, vì sợ san tham, vì sợ sắc thanh hươngvị xúc, vì sợ ấm ma phiền não ma tử ma và thiên ma, vìsợ vô thường cho là thường, vô ngã chấp ngã, vui trong khổ,trong dơ thấy sạch, vì sợ tâm ý thức, vì sợ sự đánhđập hiện tại, vì sợ ngã kiến, vì sợ ngã ngã sở, vìsợ ác tri thức, vì sợ lợi dưỡng, vì sợ phi thời ngũ,vì sợ chẳng thấy nói thấy, chẳng nghe nói nghe, chẳng nhớnói nhớ, chẳng biết nói biết, vì sợ Sa Môn cấu nhiễm,vì sợ ba cõi Dục Sắc và Vô Sắc, sợ tất cả các loàisanh tử, vì sợ địa ngục súc sanh ngạ quỉ, vì sợ cácthứ đáng sợ ấy mà tôi đến ở chỗ tịch tịnh này chẳngở trong chúng tại gia ốn ào. Nếu tôi chẳng tu hànhchẳng tu niệm xứ thời chẳng tương ưng vì thoát khỏi cácsự đáng sợ ấy mà đến ở đây.

Quákhứ vô lượng đại Bồ Tát đều ở chỗ tịch tịnh thoátkhỏi bố úy được vô úy Bồ đề Vô thượng. Vị laichư Bồ Tát cũng ở nơi tịch tịnh thoát khỏi bố úy đượcvô úy Bồ đề Vô thượng. Hiện tại chư Bồ Tát cũngở nơi tịch tịnh thoát tất cả bố úy tu hành vô úy đượcVô thượng Bồ đề. Vì thế nên nay tôi muốn đượcvô úy thoát tất cả bố úy mà ở chỗ tịch tịnh này.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnhkhông bố không úy phải học như vầy: Nếu người có bốúy là do chấp ngã đều do trước ngã, ngã là đầu mối,đều do yêu ngã, khởi ngã, thấy ngã, tưởng ngã, trì ngã,vọng tưởng nơi ngã, thủ hộ nơi ngã. Nếu ở chỗ tịchtịnh mà chẳng bỏ chấp ngã thì mất lợi lành.

NầyTrưởng giả ! Nếu ở chỗ tịch tịnh mà không có ngã tưởnglà thiệt ở tịch tịnh, nếu không có thấy chấp ngã làthiệt ở tịch tịnh, nếu không trụ ngã ngã sở là thiệtở tịch tịnh.
NầyTrưởng giả ! Nói rằng chỗ tịch tịnh là chẳng y trướcnơi tất cả pháp, chẳng trụ các pháp, với các pháp vô ngại,chẳng y sắc thanh hương vị xúc mà trụ, an trụ tất cảpháp bình đẳng vô cấu, an trụ khéo điều phục tâm, bỏtất cả bố úy an trụ vô úy, an trụ thoát tất cả dòngsông lớn kiết sử, an trụ thánh chủng, an trụ thiểu dục,an trụ tri túc, dễ đủ dễ nuôi, an trụ đầy đủ trí, antrụ đúng như chỗ học mà tu hành, an trụ giải thoát vìquán môn không vô tướng vô tác, an trụ giải thoát tri kiếnvì dứt hệ phược, an trụ biên tế vì thuận nhơn duyên,an trụ việc làm đã xong vì cứu cánh thanh tịnh vậy.

NầyTrưởng giả ! Như chỗ trống không những rừng cây cỏ thuốckhông kinh không sợ, Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnh phảitự sanh tâm niệm coi mình như cỏ cây tường vách, nhưảo huyễn, trong đây có ai kinh ai sợ. Phải dùng vô úymà quan niệm thân mình : thân thể này không ngã không ngãsở, không chúng sanh, không thọ mạng, không người, khôngtrượng phu, không niên thiếu. Nói rằng kinh sợ đó chỉlà danh từ trống rỗng không sự thiệt. Nay tôi chẳngnên lấy không sự thiệt để sanh kinh sợ. Như chỗ trốngkia những rừng cây cỏ thuốc không an trụ, không hộ trợ,tôi phải biết tất cả pháp như vậy rồi mới là khéo ởchỗ tịch tịnh. Tại sao ? Vì dứt lo dứt tranh nêngọi là tịch tịnh, vì không sanh không hộ nên gọi là tịchtịnh.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnhphải học như vầy : trước thuận giới tụ, kế tu địnhtụ, tập họp huệ tụ, tu hành giải thoát, phát sanh giảithoát tri kiến, mở bầy pháp trợ Bồ đề, siêng mưòi haicông đức đầu đà. Ở chỗ tịch tịnh là để biếtchắc phương tiện, vì khéo biết ngũ ấm, vì đồng pháp giới,vì phục trừ các nhập, vì chẳng quên tâm Bồ đề, vì quánkhông vô úy, vì chẳng mất tất cả căn lành, vì là chỗPhật Bồ Tát và thánh nhơn khen tặng, vì là chỗ nương dựacủa người muốn giải thoát. Người muốn Nhứt thiếttrí phải an trụ chỗ tịch tịnh.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnhdùng chút ít sự việc có thể đầy đủ sáu Ba la mật. Tại sao ? Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnh chẳngtiếc thân mạng, đây gọi là tu tập đầy đủ Đàn Ba lamật. Bồ Tát này giữ giới đầu đà gìn thân khẩuý, đây gọi là tu tập đầy đủ Thi Ba la mật. Bồ Tátnầy ở nơi chúng sanh không có lòng sân hận mà nhẫn thọnhứt thiết trí, đây gọi là tu tập đầy đủ Nhẫn Ba lamật. Bồ Tát nầy có ý nghĩ rằng tôi ở đây cần phảiđược vô sanh pháp nhẫn, đây gọi là tu tập đầy đủ Tinhtấn Ba la mật. Bồ Tát nầy xả thiền định để giáohóa chúng sanh tu tập các thiện căn, đây gọi là tu tập đầyđủ Thiền Ba la mật. Bồ Tát nầy thường quan niệm: Thân thể này của tôi thế nào thì hư không cũng vậy. Thân thể này của tôi thế nào thì Bồ đề cũng vậy, nhưchơn như không vọng tưởng, như hư không không vọng tưởng,đây gọi là tu tập đầy đủ Bát Nhã Ba la mật.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia thành tựu bốn phápthì biết ở chỗ tịch tịnh, đó là giới thanh tịnh, họchỏi nhiều, suy gẫm tương ưng và tu hành đúng như pháp.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nếu kiết sử tăngthượng thì chẳng nên gần gũi chỗ tịch tịnh mà phải dẹpphục kiết sử.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnhphải tu ngũ thần thông để giáo hóa hàng Thiên, Long, DạXoa, Càn Thát Bà.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia ở chỗ tịch tịnhphải như lòi đức Phật dạy mà ở chỗ tịch tịnh, tôiphải đầy đủ tất cả công đức lành thanh tịnh, đượcpháp lành huân tập rồi đến thành ấp tụ lạc thuyết pháp.

Đâygọilà Bồ Tát xuất gia có bốn pháp như vậy mà ở chỗ tịchtịnh.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia từ chỗ tịch tịnhđứng dạy thọ pháp đọc tụng đến chỗ Hòa thượng A XàLê thượng trung hạ tọa quan niệm rằng đây là phước điềncủa tôi chẳng nên giải đãi, đây là hạnh nghiệp của tôichẳng ganh với người tôi phải hầu hạ người. ĐứcNhư Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác là phước điền cúng dườngcủa tất cả Trời, Người, Ma Vương, Phạm Vương, Sa Môn,Bà La Môn, là cha của tất cả chúng sanh, Phật chẳng móngtâm cầu tìm người hầu. Nay tôi muốn học tập, tôichẳng cầu người hầu hạ tôi mà tôi sẽ làm kẻ hầu hạcho tất cả chúng sanh. Tại sao ? Nầy Trưởng giả! Nếu Tỳ Kheo trọng sự hầu hạ thì mất pháp công đức. Nếu dùng của để nhiếp thọ sẽ bảo rằng vì muốn saibảo tôi nên dùng tiền của nhiếp tôi chớ chẳng phải vìpháp, do đó mà mất sự tin tưởng đối với mình. Nếudùng tiền của nhiếp kẻ hầu hạ thì không có quả báo lợiích lớn. Nếu biết rõ ý muốn của Hòa thượng A XàLê thì theo đó mà làm chớ để Hòa thượng A Xà Lê chẳngtin mình chẳng kính ái mình. Vì tán tụng pháp mà xảbỏ thân mạng, vì tán thán nơi pháp mà thí xả lợi dưỡngđể vừa ý người để được lợi ích công đức.
NầyTrưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nếu từ nơi người màđược thọ trì đọc tụng một kệ bốn câu tương ưng vớithí giới nhẫn tấn định huệ trợ đạo Bồ đề, thọ trìvăn tự chương cú kệ tụng, thì phải vì pháp mà cung kínhnhư là bực Hòa thượng A Xà Lê, trong vô lượng kiếp hầuhạ người ấy, cúng dường tất cả chẳng sanh lòng dua dối. Như vậy còn chẳng báo được ơn huống là còn cần phảikính trọng nơi pháp.

NầyTrưởng giả ! Nếu được lòng tin phát khởi niệm lành: niệm Phật Pháp Tăng, niệm nơi vô lậu, niệm tịch diệtđiều phục, thì trong vô lượng kiếp hầu hạ cúng dườngcòn chưa báo hết ơn của Hòa Thượng. Phải quan niệmrằng nếu được nghe pháp rồi thì có vô lượng phước báođược vô lượng trí huệ, tôi phải cúng dường Hòa Thượngvô lượng kiếp.
Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia phải an trụ đúngnhư pháp xuất gia. Thế nào là an trụ đúng như phápxuất gia ? Bồ Tát xuất gia ấy nghe tịnh giới rồi phảihọc bốn tịnh giới : đó là an trụ thánh chủng, thích hạnhđầu đà, chẳng thân cận hàng tại gia xuất gia, chẳng duadối mà ở chỗ tịch tịnh.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nghe tịnh giới rồiphải học bốn tịnh giới như vầy : thân giới thanh tịnhmà chẳng thấy có thân, khẩu giới thanh tịnh mà chẳng thấycó khẩu, lìa rời thân kiến, phát tâm Nhứt thiết trí.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nghe tịnh giới rồiphải học bốn tịnh giới như vầy : rời lìa ý tưởng ngã,vứt bỏ ngã sở, xa đoạn thường kiến, hiểu pháp nhơn duyên.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nghe tịnh giới rồiphải học bốn tịnh giới như vầy : ấm không chỗ có, giớiđồng pháp giới, nhập như hư không, chẳng ở nơi giả danh.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nghe tịnh giới rồiphải học bốn tịnh giới như vầy : biết ngã bất khả đắc,tôi khai ngộ cho người khiến tâm thanh tịnh, tâm chẳng thíchan trụ nơi tất cả pháp, không có dao động.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nghe tịnh giới rồiphải học bốn tịnh giới như vầy : hiểu không, chẳng sợvô tướng vô tác, với tất cả chúng sanh khởi lòng đạibi, nhập vào vô ngã.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nghe tịnh tam muộirồi phải học tịnh tam muội như vầy : tất cả pháp đềuvô sở hữu, không có hai tâm, tâm chánh nghiệp, tâm nhứtxứ, tâm không dao động, tâm không hí luận, tâm không loạnnáo, tâm không y chỉ, tâm tự tại, tâm không trì tán, chẳngan trụ tâm giới, thấy tâm như ảo, xem tất cả pháp đồngnhư pháp giới không hành không trụ cũng không khởi, chẳngcó được trong ngoài trung gian, tam muội đồng đẳng, an trụpháp như vậy gọi là tam muội. Đây gọi là Bồ Tátxuất gia quán định tu thanh tịnh.

Lạinầy Trưởng giả ! Bồ Tát xuất gia nghe tịnh huệ tụ,nghe rồi phải quan sát những gì gọi là thanh tịnh huệ tụ. Bồ Tát ấy phải tu học như vầy : biết rõ các pháp nhơnduyên, trí sai biệt, trí biện tài, trí tốc tật, trí biếtchúng sanh, trí nhiếp phục ngoại chúng sanh.
NầyTrưởng giả ! Bồ Tát xuất gia lại phải học như vầy: huệ tụ thanh tịnh cũng gọi là không hệ phược vì khôngcó thân, không có chỗ chấp trì không động không dừng khônghình không tướng không sanh không hành, ví như hư không vậy. Nếu quan niệm như vậy thì gọi là Bồ Tát an trụ nơi xuấtgia”.

Lúcđức Phật nói pháp trên đây, có tám ngàn chúng sanh pháttâm Vô thượng Bồ đề, chư Trưởng giả được vô sanh phápnhẫn, ba vạn hai ngàn chúng sanh xa lìa trần cấu được phápnhãn tịnh.

ÚcGià Trưởng giả vui mừng hớn hở đem y giá trị trăm ngàndưng cúng đức Phật mà bạch rằng : “Nguyện đem căn lànhnày thí cho khắp tất cả chúng sanh, khiến các Bồ Tát tạigia thành tựu đầy đủ giới pháp mà đức Phật đã dạy,cũng nguyện chư Bồ Tát xuất gia đầy đủ tất cả phápmà đức Phật đã dạy.

Bạchđức Thế Tôn ! Thế nào Bồ Tát tại gia ở tại nhàmà tu học giới xuất gia ?”
ĐứcPhật phán : “Nầy Trưởng giả ! Bồ Tát tại gia đủnăm pháp thì ỏ tại nhà mà tu học giới xuất gia.

BồTát ở tại nhà chẳng tiếc tất cả tài vật sở hữu tươngưng với tâm Nhứt thiết trí chẳng mong quả báo.

BồTát ở tại nhà đủ phạm hạnh thanh tịnh chẳng có ý tưởngdâm dục huống là hai hòa hiệp.

BồTát tại gia đến chỗ vắng vẻ tu tập tứ thiền dùng sứcphương tiện chẳng nhập vào chánh vị.

BồTát tại gia ở tại nhà phải tột tinh tấn học trí huệtương ưng đức từ đối với chúng sanh.
BồTát ở tại nhà gìn giữ chánh pháp cũng khuyên bảo mọi người.

Trênđây là Bồ Tát ở tại nhà đủ năm pháp tu học giới xuấtgia”.

ÚcGià Trưởng giả bạch Phật rằng : “Bạch đức Thế Tôn! Tôi ở tại gia sẽ giữ đúng như Phật dạy làm thêmrộng Phật đạo, các giới xuất gia tôi cũng phải học.”

Bấygiờ đức Thế Tôn liền mỉm cười. Theo lệ thườngcủa chư Phật lúc mỉm cười có nhiều tia sáng màu xanh vàngđỏ trắng từ diệm môn phóng ra chiếu khắp vô lượng vôbiên thế giới, trên đến trời Phạm Thế che khuất ánh sángmặt nhựt mặt nguyệt rồi trở về quanh thân Phật ba vòngsau đó rót vào đảnh đầu đức Phật.

Thấyvậy Ngài A Nan rời chỗ ngồi chỉnh y phục trịch y vai hữugối hữu chấm đất bạch đức Phật rằng : Duyên cớ gìđức Thế Tôn cười ? Chư Phật Thế Tôn không bao giớikhông duyên cớ mà mỉm cười”.

ĐứcPhật dạy : “Này A Nan ! Ông có thấy Trưởng giả Úc Giàcúng dường Như Lai muốn tu hành giáo pháp làm sư tử hốngchăng ?

-Bạchđức Thế Tôn ! Tôi đã thấy.

-“NàyA Nan ! Trưởng giả Úc Già ở tại đây, trong Hiền kiếpnày chư Phật Như Lai xuất hiện thế gian, ông ấy thườngở tại gia cúng dường cung kính hộ trì chánh pháp. Ôngấy ở tại gia mà an trụ giới xuất gia rộng học Vô thượngBồ đề của chư Phật Như Lai”.
Đạiđức A Nan nói với Trưởng giả Úc Già : “Ngài thấy lợiích gì mà thích ở tại nhà, Ngài có thánh trí chăng ?”.

Trưởnggiả Úc Già nói : “Bạch Ngài A Nan ! Người chẳng thànhtựu đại bi chẳng nên tự nói tôi là an lạc. Bạch Đạiđức A Nan ! Đại Bồ Tát nhẫn tất cả khổ chẳng bỏ chúngsanh”.

ĐứcPhật phán : “Này A Nan ! Trưởng giả Úc Già đây ởtại gia hóa độ rất nhiều chúng sanh trong Hiền kiếp chẳngphải Bồ Tát xuất gia trăm kiếp trăm ngàn kiếp làm được. Tại sao ? Vì, nầy A Nan ! Công đức của trăm ngàn Bồ Tátxuất gia chẳng bằng công đức Úc Già Trưởng giả”.

NgàiA Nan bạch đức Phật : “Bạch đức Thế Tôn ! Kinh nầy têngì phải thọ trì thế nào ?”.
ĐứcPhật dạy : “Này A Nan ! Kinh này tên là Úc Già Trưởnggiả Sở Vấn. Cũng tên là kinh Tại Gia Xuất Gia Bồ TátGiới. Cũng tên là kinh Ân Trọng Cấp Sự Sư TrưởngPhẩm.

NầyA Nan ! Nếu có Bồ Tát được nghe kinh này thì là đại tinhtấn chớ chẳng phải hạ tinh tấn. An trụ nơi phạmhạnh trăm ngàn muôn lần chẳng bằng đưọc. Muốn tựan trụ tinh tấn, muốn khuyên người an trụ tinh tấn, muốntự an trụ tất cả công đức, muốn khuyên người an trụtất cả công đức, thì nên nghe kinh này rồi thọ trì đọctụng rộng giảng thuyết cho người và tu hành đúng như lời.

NàyA Nan ! Ta đem kinh pháp này giao phó cho ông thọ trì đọctụng. Tại sao ? Vì pháp này đầy đủ tất cảcông đức. Nếu có Bồ Tát tương ưng với pháp này thìchẳng rời lìa tương ưng với Như Lai. Nếu Bồ Tát rờipháp này thì là rời Phật. Nếu Bồ Tát rời pháp này,rời lìa thọ trì đọc tụng rộng tu hành như lời thì làrời lìa thấy tất cả chư Phật. Tại sao ? Vì sựviệc xuất gia của chư Phật đều hiển thị trong kinh này.

NàyA Nan ! Giả sử lửa cháy lớn cả Tam Thiên Đại Thiênthế giới, vì chánh giác nên phải đi ngang qua để đến nghekinh này thọ trì đọc tụng tu hành đúng như lời.

NàyA Nan ! Nếu vì chư Phật quá khứ mà xây tháp bảy báudùng tất cả đồ cúng để cúng dường bửu pháp, với chưPhật hiện tại và Thanh Văn Tăng dùng các đồ cúng để cúngdường trọn đời, với chư Phật và chư Bồ Tát vị lai đềulàm nô bộc và làm đệ tử để cúng dường các Ngài, nếuchẳng nghe kinh này chẳng thọ trì chẳng đọc tụng chẳnggiảng thuyết chẳng tu hành, rời lìa kinh pháp này thì chẳnggọi là cúng dường chư Phật Như Lai. Nếu có nghe kinhnày thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, BồTát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi. Tạisao ? Vì tu hành đúng như lời chính là pháp điều phụccủa chư Phật Như Lai vậy”.

ĐứcPhật nói kinh này rồi, Đại Đức A Nan, Trưởng giả Úc Già,Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà, tất cả thế gian nghe lờiđức Phật dạy đều rất vui mừng tin nhận vâng làm


[40]HT. Thích Trí Tịnh, Kinh Đại Bảo Tích – Pháp Hội Úc GiàTrưởng Giả 19
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567