Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Dẫn Nhập

24/06/201319:32(Xem: 9018)
1. Dẫn Nhập

Sơ lược quá trình phiên dịch, soạn thuật và hình thành đại tạng kinh Hán văn

1. Dẫn Nhập


Cư sĩ Hạnh Cơ

Nguồn: Cư sĩ Hạnh Cơ

Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên toàn cõi Ấn-độ suốt một thời gian dài 18 thế kỉ. Suốt trong thời gian đó, Phật giáo đã từng đóng vai trò chủ đạo của tư tưởng Ấn-độ, làm lu mờ hẳn địa vị độc tôn của Bà-la-môn giáo vốn đã xuất hiện từ mấy ngàn năm trước. Vào thế kỉ thứ 3 tr.TL (dưới triều đại vua A Dục) và thế kỉ thứ 2 s.TL, Phật giáo cực kì phồn thịnh, đã lan tỏa ra khỏi biên giới Ấn-độ, phát triển thành một tôn giáo lớn của thế giới. Ở những thế kỉ kế tiếp, với sự hưng thịnh của Phật giáo đại thừa, nền giáo học của Phật giáo Ấn-độ lại càng được tổ chức qui mô, hoàn bị, làm cho trí tuệ con người được phát huy rực rỡ. Nhưng rồi, cái hào quang sáng chói đó đã đột ngột bị tắt lịm! Vào đầu thế kỉ thứ 12, quân Hồi giáo từ vùng Trung-Á đã tràn vào xâm chiếm Ấn-độ. Đó là một đội quân tàn bạo, hung ác, chỉ biết chém giết một cách dã man, khốc liệt để bành trướng đế quốc; chỉ biết cướp của, tước đoạt tài sản của người để làm giàu cho các ông vua Hồi; chỉ biết giết sạch, phá sạch, hủy sạch những người và những gì không phải Hồi giáo để phát triển đế quốc Hồi giáo! Bởi vậy mà Phật giáo ở Ấn-độ, ở các nước vùng Trung-Á đã bị tận diệt! Sau cơn sóng dữ đó của quân Hồi giáo, Phật giáo ở Ấn-độ không còn vết tích gì để lại cả – như thể trước đó chưa từng có Phật giáo. Chùa tháp thành những đống gạch vụn, kinh sách đều thành tro bụi, bảo vật về cung vua Hồi, tăng ni bị giết sạch, có số chạy thoát trốn vào rừng hoặc sang Tây-tạng và các nước khác lánh nạn.
Nhưng cũng thật may mắn làm sao, khi Phật giáo bị tuyệt tích ở chính quê hương mình, thì nó lại đã có mặt ở các nơi khác từ lâu rồi! Từ thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch, Phật giáo đã truyền tới Tích-lan, Miến-điện và các nước vùng Tây-vực. Từ những thế kỉ cuối trước và đầu kỉ nguyên Tây lịch, Phật giáo lại truyền tới Việt-nam, Trung-quốc, Phù-nam, Nam-dương v.v… Có thể nói, trước khi quân Hồi giáo tràn vào càn quét xứ Ấn-độ, thì hầu như toàn bộ điển tịch Phật giáo, cả Nguyên-thỉ, Bộ-phái và Phát-triển – nói chung là tiểu và đại thừa, đều đã được mang hết ra ngoại quốc, mà cái kho chứa quan trọng và đồ sộ nhất là nước Trung-hoa. Cũng còn hai cái kho quan trọng khác là Tích-lan và Tây-tạng, nhưng ở Tích-lan thì chỉ có tạng Nam-truyền Thượng Tọa bộ, thuần túy Nguyên-thỉ; còn ở Tây-tạng thì chỉ thuần kinh điển Mật giáo; trong khi đó, ở Trung-quốc thì đầy đủ cả thánh điển Nguyên-thỉ, Bộ-phái (tiểu thừa) và Phát-triển (đại thừa – kể cả Mật giáo, tuy điển tịch Mật giáo không đầy đủ như ở Tây-tạng). Như thế, cái kho Phật điển ở Trung-quốc quả thật vô cùng đồ sộ và quan trọng.
Cái kho thánh điển Phật giáo vĩ đại này không phải chỉ được xây dựng trong một sớm một chiều, mà đó là cả một công trình đã được bồi đắp liên tục, bằng phiên dịch và soạn thuật, trải dài hơn nghìn năm, của hàng ngàn nhân vật vĩ đại, gồm chư vị cao tăng và cư sĩ của các nước Thiên-trúc, Tây-vực, Trung-hoa, Việt-nam, Phù-nam, Triều-tiên, và Nhật-bản. Để giúp chư quí độc giả có một cái nhìn xuyên suốt về công trình lịch sử này, chúng tôi xin ghi tóm lược quá trình hình thành kho thánh điển của Phật giáo Trung-quốc trải qua các thời đại như sau:


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]