Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Hồng danh sám. Lễ Phật Đại sám hối văn giải

22/05/201317:44(Xem: 16965)
Chương 8: Hồng danh sám. Lễ Phật Đại sám hối văn giải

Nhị Khóa Hiệp Giải

Chương 8: Hồng danh sám Lễ Phật
Đại sám hối văn giải

Hòa Thượng Thích Khánh Anh

Nguồn: Chú giải: Ngài Quán Nguyệt, Dịch giả: HT Thích Khánh Anh

Toàn văn nguyên là một trăm tám lạy, nên nói : " Lễ Phật đại sám hối văn. Với một trăm tám lạy, sẽ thấy bức biểu đồ ở sau.
Bổn tánh vẫn chân không, hẳn không nhiễm nhờ một tiểm một hào gì ; chỉ bởi một niệm vọng nổi lên, thành thử phát sanh ra nghiệp duyên cả mười giới (bốn thánh sáu phàm). Do đó, hễ tâm sanh thì món món pháp sanh mà món pháp sanh thì món món tâm sanh.
Cái tâm nó chẳng phải khởi thì thôi, mà hễ nó phát khởi thì là có nghiệp. nên Kinh Địa Tạng nói : "móng tâm động niệm, đâu chẳng là tội ! Kinh ấy lại nói : "Làm ác kết nghiệp ác, làm thiện kết quả thiện".
Phương chi từ có sanh ra đời nhẫn nay, mỗi niệm chẳng dừng, chỗ kết tội nghiệp; nặng dường quả đại địa ! Nếu chẳng y như pháp sám hối thì không thể tiêu trừ đặng !
Nên Ngài Bất động Pháp sư, y nơi thánh giáo, nhóm chép các hiệu Phạt, suốt soạn lời sám hối, khéo sắp văn nguyện cầu, để làm chân qui giúp ích cho lớp con sám hối và thệ nguyện.
Đại là Đại thừa sám pháp : phép sám hối của đại thừa. Gọi đủ là Sám Ma, dịch là hối quá, gọi là Sám hối đó là gồm cả chữ phạn và Hoa sám thì sám trừ nghiệp trước đời quá khứ, hối thì chẳng tạo tội mới đời vị lai, nghĩa là đổi qua tu lại.
Lại, Sám là pháp trắng, hối là pháp đen, nghĩa là với pháp trắng thì phải tu, với pháp đen thì pháp bỏ. lại, sám hối là pháp trắng, chẳng sám hối là pháp đen, pháp trắng là tịnh nghiệp, là trí thể của Phật giới, pháp đen là nhiễm nghiệp là phiền hoặc của chín giới.
Bởi vì tất cả chúng sanh đều bởi mê hoặc mà tạo nghiệp, do nghiệp rồi với lấy khổ. Hoặc tức là phiền não của hoặc, nghiệp tức là các nghiệp thiện ác về hữu lậu và vô lậu. Khổ tức là cái khổ quả về hai món sanh tử của chúng sanh trong chín giới. Do ba điều : Hoặc, nghiệp, và khổ đó, mà chịu mãi sanh tử, vẫn không thôi nghỉ được !
Song, có ba cách sám hối : một : Tác pháp sám hối, nghĩa là chọn chỗ lập đàn, rước nhà Sư có giới đức, y theo luật làm phép, tự bay chỗ mình đã gây các điều tội lỗi, chẳng đặng giấu che mảy gì. Đương lúc nầy mặt trong đàn nghi thức, tai nghe yết ma, lòng không vấn vương điều chi khác, tức nhiên có cái giới thể vô tác nó nêu trong tâm điền. Do đó hễ trì giới thì giới thể nó tăng trưởng, mà phạm giới thì giới thể nó hoại diệt ! nên sau khi sám hối chẳng nên gây lại tội mới nữa, thì tội cũ kia có thể tiêu diệt đặng.
Hai : thủ tướng sám hối. Với trong vùng trăm dặm, hoặc ngàn dặm, nếu chẳng có nhà Sư có giới đức, thì chỉ tự mình với ngày đêm sáu giờ, đem ba nghiệp : thân, khẩu, ý để thanh tịnh, hương về trước tượng Phật hay Bồ tát, năm vóc gieo sát đất, như núi lớn nhào, bày cả tội lỗi, xoai tâm quán tưởng, cứ như thế mãi cho đến ba năm hoặc năm năm, nhẫn đến một đời nầy, kỳ cho được đích thấy có hào quan, hay hoa tất, hoặc Phật hiện ra chứng giám cho, thì bao tội lỗi kia mới đặng tiêu diệt.
Ba : Vô sanh sám hối. Rằng cái nghiệp là do nơi vọng niệm sanh khởi, nhưng quán xét hiện tiền một niệm đây, nó chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở chính giữa, ba chỗ ấy đã không có, thì tội lỗi là vô chủ, là chỗ bảo rằng : tâm mất tội cũng mất, thế gọi là chân sám hối.
Hai pháp sám hối trước là sám hối bằng cách sự tướng, còn một sau đó là sám hối bằng lý tánh. Với sự, thì riêng sám hối về bảy tội chi của thân (3) và khẩu (4), đó là thuộc về tiểu thừa. Với lý thì gồm sám hối cả ba tội tham, sân, si ba độc của ý thức, đó là thuộc về đại thừa.
Với ba cách sám trên; nếu người lợi căn tu sám thì cả ba đều thành ra đại thừa; nếu dùng một tâm ba trí, để chiếu một cảnh ba đế, đế lý như như, trí chiếu rõ rõ. Sám một tội mà các tội đều sám luôn, mà các tội thể đều được giải thoát, thế kêu là pháp tánh diệu sám, tức là pháp sám của bực tối thượng thượng căn.
Phổ Hiền Quán Kinh nói : "Nếu người muốn sám hối, ngồi ngay xương sống, tưởng niệm cái thực tướng, các tội như sương móc, huệ nhật hay tiêu trừ". Tức gọi là "pháp tánh diệu sám" đây vậy.
Nay lại ước theo Pháp Lục tức để phân thâm thiển : 1) Hoặc người chưa thấy nghe được thánh giáo, tâm tánh toàn mê, thì chỉ nói là "lý tức", chứ chẳng gọi là sám hối. 2) Hoặc người đã thấy nghe được thánh giáo, rõ biết các tội : tạo cũng duy tâm, sám cũng duy tâm, thì nói là "danh tự tức" sám hối. 3) Người đã thấy nghe thánh giáo mà giữ gìn, tâm thành quán chiếu. ân cần cầu sám hối, gọi là "quán hạnh tức" sám hối, 4)Người phá được kiến hoặc tư hoặc, gọi là "tương tợ tức" sám hối. 5) Đối với vô minh, phá được từ phần, với pháp tánh, chứng được từ phần, gọi là "phần chứng tức" sám hối. 6) phá hết vô minh, pháp thân tròn rỡ tỷ như nền trời tạnh sạch, trăng tỏ tròn sạch, gọi là "cứu cánh tức" sám hối. Nên Ngài Thiên Thai Đại Sư nói : "lên đến bực Đẳng giác còn phải sám hối" thực thế.
Trong lục tức đây, "quán hạnh" thuộc về sự sám,vì hai cái thô hoặc là kiến tư chưa đoạn, với cái lý tánh chân đế còn lờ mờ. "tương tợ tức" thuộc về lý sám, do vì đã phá rồi kiến hoặc, tư hoặc đã thấy rõ lý tánh chân đế.
Lại, quán hạnh và tương tợ đều thuộc sự sám, do vì chưa phá cái vi tế hoặc vô minh, chưa mở cái pháp tánh trung đạo, phải còn cần tu. Đến phân chứng nhẫn đi, mới thuộc về lý sám, do vì đã phân phá đựơc vi tế hoặc vô minh, đích thấy được pháp tánh trung đạo, mỗi niệm được thanh tịnh.
Nếu chứng đến Cực quả Diệu giác, thì sạch hết ba hoặc mất hẳn hai tử (sanh tử, niết bàn tử) vẫn từ biệt vô minh phụ tham ái mẫu, an trụ cõi thường tịch quang, pháp tánh thanh tịnh, trí huệ viên minh, tỷ như trăng đem trung thu, vì ánh sáng đâu chẳng tròn soi.
Nên trong giáo pháp phân rành : nếu chưa đến bực phân chứng, là duyên tu, còn đã đến bực phân chứng là chân tu. Duyên tu là; dùng trí để duyên cảnh mà tu, vì lý sự chưa dung thông được, thì sám hối ấy thuộc về sự. Chân tu là : lấy trí xứng với lý để tu, vì lý sự dung thông với nhau, thì sám hối thuộc lý.
Than ôi ! Chúng Tri Lưu ngày nay, vừa ra khỏi giới đàn, đã chẳng lạy chẳng sám chẳng tụng gì hết, nghiễm nhiên ta đây là Phật tử rồi, nên thì dụng của tín thí, lại càng tham sân ! Ngài Triệu Chu Đại Sư nói : "Đời nay chẳng rõ đạo kiếp sau phải làm loài mang lông đội sừng, để đền nợ đời trước" Xem đó há chẳng rùng mình ! nên cần phải sám hối.
Lại có nhà Nho, xem chơi sách Phật chỉ biết tin lý cao thâm, để làm tài liệu một món bác học mà thôi, đem lời Kinh Phật, để nhuận văn nhuận sắc, còn những Kinh sách nói đến sám hối và tiểu thừa thì, chẳng để ý đến, hoặc cho là dối. Thế là chỉ chuyên chấp nơi lý, mà ám muội nơi sự, chớ có biết đâu mờ tối nơi sự đó, thì với lý cũng chẳng tỏ rõ gì lắm ! ban đầu là do nơi mê đó mà chứa thành mê, kế đó dơni tội rồi chứa thành tội, tâm càng mê mà tội càng sâu, tội càng sâu mà mê càng chứa. Lời ngạn nói : "Thông minh trở bị thông minh trở bị thông minh lầm !" khá vì những người ấy để ngâm vịnh.
Số là người sám hối đó, đâu là ăn năn những điều chướng ngại đã gây từ quá khứ và hiện nay, với sự chướng đã trừ rồi, là lý tánh liền sáng, Nho giả nào bỏ sự chấp lý, hoàn toàn không bái sám, không tụng niệm, hằng ngày sống ở trong hang vọng tưởng, tự hào rằng đắc bực bất sanh bất diệt đó đặng không ? Không thể đặng. Vì lên đến bực Đẳng giác còn phải sám hối kia mà, huống là hạng phàm phu ư ? Vậy phàm là người có trí nên tự giác sát lấy.
3 pháp sám hối của Tiểu thừa
Ba pháp sám hối bực Đại thừa
Ba Pháp sám có sự và có lý
Tiểu thừa dù chỉ sự sám, cũng vừa gồm lý sám, như trong pháp thủ tướng sám, kỳ cho thấy được hào quang hoặc hoa, ắt phải tâm cùng tương ưng nhau với lý tức, tợ tức của thánh chân đế. Còn bực đại thừa ắt phải trọn tu cả ba pháp sám; có bực tối thượng căn, thì chỉ quán tưởng pháp vô sanh, cũng chóng vượt lên bực Thánh đó là vì theo căn cơ hoặc lợi hay độn thôi.
Lại Tiểu thừa tuy chỉ sám bảy chi tội, mà với ba độc ắt cũng gồm sám luôn, do vì là trước để dẹp cái ý nghiệp, thì thân nghiệp, khẩu nghiệp mới có thể thanh tịnh được. Lại, với thủ tướng sám hối, cũng gồm cả lý sám đó là vì nương nơi lý để dấy lên pháp quán.
Cốt lại, ba món sám pháp đều do nơi lý để dấy lên, vì lý hay thành sự, có sự sám tinh thành, thì lý sám mới tỏ rõ, lý sự viên dung, mới thực là chân sám hối.
Phần kiến hoặc có tám mươi tám sử
Tám mươi bốn phẩm tử hoặc
Chúng sanh ở Dục giới, cái "hoặc" rất thô; chúng sanh của sắc giới và vô sắc giới, theo mỗi chỗ (địa), "hoặc" của chúng dần dần nhỏ dần; nhẫn đến chúng sanh ở cõi trời phi phi tưởng xứ, cái "hoặc" tuy rất nhỏ, nhưng mà với chín phẩm rõ ràng khá thấy. Nên ba giới chín địa, cọng có tám mươi mốt phẩm; cả phiền não của tư hoặc dầu thô dầu tế cũng đều lấy cái sanh tử của ba giới, nếu đoạn hết tư hoặc ấy, thì dứt sạch sanh tử tam giới, chứng quả thánh A La hán.
Còn kiến hoặc là sự hiểu thấy mà đặng cải danh là dứt kiến hoặc, do chứng Sơ quả Tu đà hoàn, khi thấy chân lý mà đoạn được kiến hoặc. Tư hoặc là do tu mà đặng cái danh, bởi sau khi chứng Sơ quả, khi tu lại cái đạo lý chân đế, mà dần dần đoạn dần.
Lại, cố chấp lấy chỗ thấy biết của mình là kiến hoặc; điều yêu thương, điều nghĩ nhớ nó xăng nhiễm với nhau là tư hoặc.
Lại, tâm tưởng phơi phới lăng xăng thì thuộc về kiến hoặc ; điều yêu thương, điều nghĩ nhớ nó xăng nhiễm với nhau là tư hoặc. Tỷ như ngọn lửa nó hốt bay lên. Còn lăng xăng bốt bay mà đắm mắc thì tức là tư hoặc. Tỷ như nước nó chìm xuống.
Đắm mắc : Là trú trước nơi lục trần : Như nhãn thức đắm mắc sắc trần, nhĩ thức đắm mắc thanh trần, tỷ thức đắm mắc hương trần, thiệt thức đắm mắc vị trần, thân thức đắm mắc xúc trần, và ý thức đắm mắc pháp trần, nghĩa là sáu căn dính mắc sáu trần, rồi ý thức chấp lấy làm tư duy tưởng niệm, hễ trần nào thuận thích thì ưa thường mến tiếc, trái lại là chán ghét thù nghịch.
Tam hoặc
Hai món sanh tử
Ba hoặc là cái nhân tạo nghiệp, hai tử (phận đoạn, biến dịch) là cái quả chịu khổ, nhân hoặc tạo nghiệp, do nghiệp cảm quả, hoặc là do một niệm vọng động thì mỗi niệm do cảnh mà mê, đã mê thì chỗ mà mỗi niệm động lên đó, nó đều thành ra các nghiệp thiện hay ác, đã có các nghiệp, ắt chịu lấy các quả khổ hay vui, thế nên trọn ngày vọng tưởng chẳng thôi, thì quả báo sanh tử vô cùng.
Đức Di Lặc nói : "trong một đờn chỉ, có 32 ức trăm ngàn niệm, cứ mỗi niệm thành mỗi hình, một hình chịu một quả, nếu dứt một niệm, thì thiếu một hình, từ đó dần dần, thanh tịnh khá hẹn được".
Vã lại, cái hoặc nó có khinh có trọng, nên phân làm ba hoặc, để định ngôi thứ của Thánh và Phàm.
Số là với kiến tư hoặc, thì chiêu cảm lấy cái thân phân đoạn sanh tử trong ba giới; còn với trần sa hoặc; vô minh hoặc thì chiêu cảm lấy cái lấy cái thân biến dịch sanh tử ngoài ba giới.
Đoạn rồi hết kiến tư hoặc, thì chẳng còn chịu cái thân phận đoạn sanh tử, ra ngoài ba giới, đắc cái "lý thiên chân", làm Thinh văn thừa và Duyên giác thừa. Còn đoạn rồi trần sa hoặc là bực quyền thừa Bồ tát; đoạn từ phần vô minh hoặc là bực pháp tánh Bồ tát, đoạn sạch hết vô minh hoặc, thì làm vô thượng Phật quả.
Đời Tống nước Tây hạ, chùa Hộ quốc nhân vương, bộ Kim Cang, chức Pháp sư, tên Bất Động nhớm chép.
(tức là : Mông sơn cam lộ Pháp sư tác thí thực văn, cũng Ngài đó)
Tống : Chánh thống. Vua Thái Tổ họ Triệu, tên Khuôn Duẫn, người xuất thân nơi thành lạc Dương làm quan nhà Châu đến chức Quy đức quân tiết độ điện tiền đô điểm giản, về sau, nhân trận trần kiều việc binh biến chuyển, được các tướng sĩ đồng thôi tôn lên, bèn được nhà Châu nhường ngôi mà có cả thiên hạ, đóng đô nơi Biện lương, đó là triều Bắc Tông Truyền đến vua Khâm Tôn kể có chín xị quân chủ, mà hai vua là Huy Tôn, Khâm Tôn đều bị nước Liêu Kim bắt cầm về phía bắc, em Khâm Tôn là Khương Vương đến thành nam kinh tức vị là vua Cao Tôn. Vua Cao Tôn lại sợ giặc Kim dấy binh, nên chạy qua Lâm an dựng thủ đô, ấy là Triều Nam Tống, truyền được bảy chủ rồi mất nước.
Tây hạ : do từ ban đầu nhà Đường, phía Tây bắc biện hộ họThác bạc đến hàng phục, rốt nhà Đường ông Thác Bác Tư Cung trấn nơi Hạ Châu, bình định được giắc Hoàng Sào nên có huân công, cho quốc tánh là họ lý, là chức Tiết độ sứ nơi châu Hạ châu Tuy, cháu con mỗi đời được noi theo tước hàm (như Công, Hầu, Bá, Tử, Nam), đến đời Thạch về sau, chưa hề vào triều ra mắt.
Mãi đến đời Tống Thái Tổ, ông Lý Kế Bổng đem đất bốn châu : Hạ, Ngân, Tuy và Hiệu hiến cho nhà Tống, lại các anh em họTần oán giận, tình nguyện lưu lại ở luôn nơi Kinh sư của Tống, Thái Tổ ban cho quốc tánh là họ Triệu, tên Bảo Trung, cho làm sứ nơi năm châu là : Hạ, Tuy, Ngân, Hựu, Mật. Thuở vua Chân Tôn, em ông Bổng là ông Kế Thiên đến hàng đầu, vua cho quốc tánh là Triệu Bảo Các, trao cho chức Ná Sát sứ Châu Ngân, Quán không được bao lâu, y lại làm phản; cháu nội của y là ông Ngươn Hạo là một tay rất khéo dụng binh, tự xưng Hoàng đế, quốc hiệu là Hạ, tức là Tây hạ.
Từ trước lại nay, hoặc lúc hàng đầu, có khi làm khản không nhứt định, vua Tống Nhân Tôn dùng hai ông Hoàng Kỳ, Phạm Trọng Yêm làm kinh lược từ đó bờ cõi đất Thiểm Tây mới được tạm yên, cứ mỗi năm ước định đem hai mươi lăm vạn kim để cầu hoà. Sau đến thời Vua Lý Tôn bị đại bnh của Bắc triều diệt đi, nước Tây hạ bèn mất.
Chùa Hộ quốc nhân vương vị trí tại Hạ châu ; Bộ Kim cang là một trong năm bộ Du Già (sẽ rõ biểu đồ tứ phương tứ Phật sau). Bất động là danh của Pháp sư, Sư nguyên là người bên Tây vực, có công tu pháp "Kim Cang bộ" rất thuần thục, và đem pháp ấy hoằng truyền ra.
Sau đã qua đến nước Hạ Châu (Tây hạ), được vị quốc chủ ở đây trọng đải, thường tụng Kinh Hộ quốc nhân vương rất linh nghiệm, do vì có lòng hộ quốc hựu dân nên hạ chủ tặng biển ngạch chùa là Hộ quốc nhân vương tự.
Sư y theo Kinh tam thập ngũ Phật danh, và lễ Sám văn trước thêm năm mươi ba Phật, sau kế tiếp Phổ Hiền thập đại nguyện kệ, cọng thành một trăm lẽ tám lạy, là để kỳ cho đoạn tất một trăm lẽ tám điều phiền não. Văn Mông Sơn cũng do Sư nhóm chép ra.
Than ôi ! gần trăm năm lại và đến sau này nữa, các Chùa chiền am viện ở hải nội, đều tuân làm thường khoá, thế thì, với cái công huân hậu đức của Sư, há có thể ý nghĩ miệng bàn đặng ru ?
Đại từ đại bi thương chúng sanh
Đại hỉ đại xả giúp mọi loài
Tướng tốt rực rỡ để đẹp mình
Chúng con chăm lòng nghiêng mình lạy,
Đó là khen công đức thân tâm của chư Phật.
Hai câu trước : khen Phật tâm. Câu ba : Khen thân Phật.
Câu bốn cả chúng cúi lạy. Từ, Bi, Hỷ, Xả là bốn cái tâm không lường. Do bốn cái tâm đức ấy, thể nó đều giáp pháp giới, nên nói là Đại. Nghĩa là từ tâm của Phật tuỳ nơi căn có rộng ra thuyết pháp phổ thí phước vui Niết bàn. Nên nói là Đại từ, Phổ biến vớt cái khổ sanh tử, nên nói là Đại bi. Hễ là chúng sanh được sự hữu ích, thì Phật tuỳ hỷ vui mừng, nên nói là Đại hỷ. không ác nào chẳng bỏ, không thiện nào chẳng làm, nên nói là Đại xả.
Lại, Phật đủ ba duyên từ bi, nên nói đại từ đại bi. Tánh đã diệt sự mừng bỏ, mà đâu chẳng hỷ xả, nên nói là đại hỷ đại xả. Đề lớn của bốn tâm, lớn mà không còn chi lọt ra ngoài, với bề dọc thì tột ba đời, với bề ngang thì giáp mười phương, nên nói là Tứ vô lượng tâm.
Mẫn (thương) : lân mẫn. Tế (giúp) : tế độ. Chúng sanh : các pháp (sự này vật nọ) hiệp lại với nhau để sống, thì gọi là chúng sanh, là nói : cái thân đây, nó từ nơi tinh cha huyết mẹ và nghiệp thức của mình, cả ba nhân duyên hoà họp nhau mà sống. Lại là năm ấm mượn lẫn với nhau, ráp chung lại mà có ra cái thân, đã có thân đây, thì sanh diệt chẳng dừng, nên nói là chúng sanh (năm ấm rõ nơi bản đồ trong tâm Kinh).
Hàm thức (mọi loài) : giữa thế giới, từ trời đến người, dưới đến cầm thú, bò, bay, máy, cựa, phàm những loại hay cử động đó, đều hàm có hình thức (tánh biết), nên nói là Hàm thức.
Tướng hảo quang minh (tướng tốt rực rỡ) : Phật Ngài thị hiện ra hoặc : đại thân tướng, tiểu thân tướng, đều đủ uy đức quang minh. Tuỳ theo căn cơ mà hiện thân đủ có ba phẩm tướng hải ba phẩm tôn đặc.
Chí tâm (chăm lòng) : thống nhứt một lòng thành. Quy mạng lễ (nghiêng mình lạy) : Ngài Bất Động Pháp Sư nhóm chép văn đây, nguyên làm một trăm tám lạy, để tiêu biểu dứt một trăm tám điều phiền não, chớ phi như ngày nay các phương chỉ quỳ đọc mà thôi.

BA PHẨM TƯỚNG HẢI
BA PHẨM TÔN ĐẶC

Một trăm lẻ tám lạy
Lòng từ bi duyên ba cõi
NAM MÔ QUY Y KIM CANG THƯỢNG SƯ
Cung kính cúi lạy ngôi Kim Cang Thượng Sư.
Đó là lạy đức Giáo chủ Thầy cả ngôi Tam Bảo vô thượng.
Tiếng Phạn : Namah – Nam. Dịch : Kính lễ, độ ngã, Quy y. Nghĩa là lời của chúng sanh hướng về Phật, thốt tiếng chí tâm quy y tín thuận. còn chư Phật đối với chư Phật mà xưng là Namah (nam mô) đó, thì nghĩa là Kinh bố: giựt mình sợ hãi ! Là nói : Với cái điều hiểm nạn sanh tử rất khá kinh sợ ! kíp phải cứu tế tất cả. Nam mô quy y là tiếng Hoa và Phạm hiệp chung lại để xưng.
Phản tà pháp là QUY, nương chánh đạo là Y, nghĩa là phản với điều sanh diệt, tà kiến của thế gian, y nơi vô thượng Tam Bảo của xuất thế gian, để cầu giải thoát.
Kim Cang Thượng Sư đó, là đức Tỳ Lô Giáo chủ, tức là ngôi Nhứt thể Tam Bảo của tự tánh, làm đức Du Già Đại Bí Mật Giáo Chủ, vì ngôi Vô tận Tam Bảo do đây xuất sanh.
Lại, bốn phương bốn Phật, tất cả Thánh Hiền đâu chẳng do trong tâm Tỳ lô Kim Cang đây để phát sinh ra.
Tiếng Phạn : Vairocana (Tỳ Lô Cha Na), dịch : Biến nhất thế xứ (khắp tất cả chỗ), tức là Pháp thân Phật. nghĩa là thể của pháp tánh rất thanh tịnh giáp tròn, vì là lấy pháp giới làm thân. Số là Pháp tánh có bổn giác thường chiếu, tức là "Tự tánh Phật bảo" ; Pháp tánh có vốn đủ các pháp, tức là " Tự tánh pháp bảo"; bổn giác cùng các pháp viên dung không hai, tức là "Tự tánh Tăng bảo". Song nhất thể Tam Bảo đây, là vị Thượng Sư tôn của tất cả Hiền Thánh.
Tức như Kinh nói: "Pháp là Thầy của chư Phật". Thực thế. Nay muốn cầu sám hối; ắt phải quy y trước đã.
Bốn phương bốn Phật
Tứ phương, tứ Phật, tức là nhứt tâm tứ trí, cả bốn trí đều do trong thể thanh tịnh pháp giới trí để lưu lộ ra, mà Kim Cang Thượng Sư tức là Trung phương Tỳ Lô Cha Na thanh tịnh pháp giới trí. Lại tên là pháp tánh, tánh toàn là Trí, trí khắp pháp giới, không pháp nào chẳng đủ, tất cả hiền, thánh, đâu chẳng quán xét pháp tánh đây để thành tựu. Kinh nói "Thầy của chư Phật là pháp đấy".
(Khoa Du già nói : Ta cùng pháp giới tất cả chúng sanh, từ nay bắt đầu kể đi, nhẫn đến trong thời gian chưa chứng Bồ đề, thệ nguyện quy y Kim cang Tam Bảo).

QUY Y PHẬT, QUY Y PHÁP, QUY Y TĂNG

Đó là cúi lạy ngôi Biệt tướng Tam Bảo.
Ngôi "Nhất thể Tam Bảo" thì thuần là lý tánh; ngôi Biệt tướng Tam Bảo, là sự tướng. Danh tuy có ba, Tánh chỉ một thể, thể dù là một, mà dụng là phân thành Tam Bảo, vì đâu chẳng khắp ích cho chúng sanh.
PHẬT : Giác chiếu, với nghĩa phân có ba : 1. nếu hay giác chiếu được cái thể trống vắng nơi tâm mình, vẫn thanh tịnh, vẫn vô sanh, gọi là "giác tự" ; 2. Do tự giác đó, hay khiến chúng sanh giác hiểu tự tâm, gọi là "giác tha" ; 3. Tự tánh tròn tột, chúng sanh tròn độ, với hạnh thì tròn đầy, tuy vắng mà tròn soi, tuy soi mà tròn vắng, gọi là "giác mãn". Với ba giác đã tròn, ấy gọi là Phật, tức là chư Phật ở thập phương thế giới.
PHÁP : Pháp tắc, cả thiện ác của ba giới, là pháp thế gian; lẽ vô sanh của Tam thừa ; là pháp xuất thế gian. Thể bình đẳng, tâm từ bi, là pháp của Phật giới, cốt lại : Pháp thập giới thập như nó bao quát hết cả, vì Phật thuyết ba tạng các Kinh, đều nói các pháp của thập như thị.
TĂNG : Hoà họp, Tăng chúng nhóm họp, hoặc nhiều hay ít, vì phải hành đạo hoà hiệp, tức như các Thánh : Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn và là người phàm đi xuất gia làm tu sĩ đó.
Đối với ngôi Biệt tướng Tam Bảo, người mà năng quy y đó, thì vẫn lìa được khổ tam đồ, ắt đặng quả vô thượng Phật đạo

TAM GIÁC
TAM ĐỒ

Lý tức là tánh, sự tức là tướng, là chỗ bảo rằng 100 giới, 1.000 như, 3.000 tánh tướng, chỉ nói thế gian và xuất thế gian, thì đã bao quát hầu hết tất cả các pháp, đâu chẳng ở nơi một niệm hiện tiền của người nó thâu gồm hết. Một tâm niệm ấy, tức Tổ Thiên Thai gọi là cái cảnh chẳng nghĩ bàn, do vì không pháp nào nó chẳng đủ. Nếu người mà hay trở lại quán xét lấy một niệm ấy, mà với cái tâm năng quán, đương thể nó tức là không, tức là giả và tức là trung, với cái cảnh sở quán, đương thể nó tức chân, tức tục, vả tức trung, mà với Phật địa vị ta có thể từ cấp tiến lên được.
Cái nhứt tâm hiện tiền, của chúng ta đây nó vốn đủ mười pháp giới, cái thể của mỗi giới lại đủ mười, mười lần mười là thành đặng 100 giới. Mỗi mỗi giới đủ mười như, 100 giới thì thành 1000 như, nên gọi là trăm giới nghìn như.
Lại, trải qua ba xứ là : Chúng sanh, ngũ ấm, quốc độ, mỗi xứ đều 1000, như thế thì thành 3000 tánh tướng. Tánh là lý đủ 3000, tướng là sự tạo 3000 họp lại đều ở nơi tâm một niệm hiện tiền của chúng ta vậy thôi.
Chúng ta nếu hay quán xét cái nhứt niệm hiện tiền đó, thì cái năng quán cái sở quán vẫn là nhứt như, pháp của Phật và pháp của chúng sanh đâu chẳng trọn đủ. Nên Tổ Thiên Thai làm pháp chỉ quán, phân mười thừa quán pháp : Pháp thứ nhứt tức quán xét một niệm đây nó là cảnh bất tư nghị.
Hỏi : Danh Nghĩa mười như như thế nào ?
Đáp : Kinh Pháp Hoa nói : "Tướng như thế, tánh như thế, thể như thế, lực như thế, tác như thế, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, và bổn mạt cứu cánh cả thảy như vậy", đó là nói về cái danh. Còn về nghĩa thì chú giải rằng : "Tướng" là do cứ bên ngoài xem mà có thể biện biệt; "tánh" là do cứ bên trong, tự phần nó chẳng đổi; chủ chất là "thể"; công năng là "lực"; cấu tạo là "tác"; gây cái nhân là "nhân"; giúp cho nhân là "duyên"; gây cái quả là "quả"; trả cái quả là "Báo" : cái tướng ban đầu là "Bổn", cái báo về sau là "mạt", sự lý có chỗ về đến là "cứu cánh" v.v…Như thế mười như, mỗi giới lẫn đủ, nhẫn đến trọn ngày : một động, một tịnh, một sự, một vật gì, đâu chẳng đủ mười như ấy.
Vả lấy về giới của con người để so ra : Như hình tướng của người là "Tướng", với tánh phận của nhân thân, chẳng thể đổi làm vật chi khác là "Tánh" : cái chất cốt nhục của nhân thân đó là "Thể", người có cái dụng thiện ác đó là "Lực", dấy tạo ra thiện hay ác đó là "Tác", tạo thiện là gây cái nhân thiện, tạo ác là gây cái nhân ác, đó là "Nhân", gây lành ắt cần duyên lành giúp nhau, gây dữ ắt cần duyên dữ giúp nhau, đó là "Duyên", cái nhân gây lành ắt kết quả lành; cái nhân gây dữ kết quả dữ, đó là "Quả", báo ấy, như chỗ ra làm của người đời : về loại lành nhiều lắm, loại dữ cũng nhiều, như con người : tướng giàu mỗi mỗi chẳng đồng, tướng sang mỗi mỗi chẳng đồng, tướng nghèo, tướng hèn cũng mỗi mỗi chẳng đồng, với quả dù đều gọi là người, mà với báo thì phân ra có tốt có xấu thượng hạ, đó là "Báo", tướng người là cái "gốc" tạo nhân, chịu báo là cái "ngọn" với quả, cứu cánh quy thú : tức là cái tánh chất "Cang thường ngũ giới", là cái lý nhân đạo chỗ về.
Đó là mười Như của Nhân giới, nói lên mười Như của Nhân giới, mà cả mười Như của chín giới (Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Thiên, Tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh) kia đâu chẳng lẫn đủ, nhẫn đến nói lên một mảy sự chi cũng đều đủ mười Như. Bởi vì ngoài mười Như riêng không còn khá đặng một pháp nào nữa. Vậy nói lên mười giới mười Như đây, chỉ là đương một niệm của người mà thôi.
Thế nên Tổ Thiên Thai Đại Sư dạy người chỉ quán một niệm tức không, tức giả, tức trung, thì cả mười giới các pháp tánh tướng đâu chẳng đủ nếu hay từ đây tinh tiến thì thẳng tiến lên bực Thánh không ngờ nữa.

PHÁP QUÁN MƯỜI THỪA

1) Quán cảnh bất tư nghị - Tức một niệm hiện tiền, là cảnh mầu sở quán.
2) Chính phát tâm bồ đề - Nương trên cảnh mầu, để dấy cái thế nguyện lớn.
3) Thiện xảo an tân chỉ quán – Khéo dùng pháp chỉ pháp quán, để an trụ lòng đạo.
4) Phá pháp khắp - Lấy ba pháp quán hay để phá khắp cả các pháp vọng mê.
5) Biết thông tắc – Sanh diệt pháp ác đó là bế tắc, vô sanh pháp lành đó là khai thông.
6) Đạo phẩm điều thích – Ba mươi bảy phẩm đạo phẩm để điều hoà cho định và huệ quân bình với nhau.
7) Đối trị giúp mở - Với chánh đạo khó phát triển, nên cần phải có trợ đạo.
8) Biết ngôi thứ - Biết được ngôi thứ của Thánh hiền, đặng khỏi cái lỗi thượng mạn thối lui.
9) Hãy an nhẫn - Gặp cảnh thuận nghịch, tâm chẳng động, có thể tiến lên bực Thánh.
10) Lìa pháp ái - Chớ chấp yêu pháp tương tợ, mới có thể tiến lên bực sơ trụ pháp tánh.

Đồng thể Tam Bảo

Ngôi Đồng thể cũng gọi là ngôi Nhứt thể, là cái pháp thân của Phật. Biệt tướng của ngôi Tam Bảo, là cái tướng của Báo thân Ứng thân của Phật. Song tánh tướng của chư Phật vốn là nhứt như, nguyên không hai ba, chỉ nhân vì căn cơ của chúng sanh có riêng biệt, nên đức Như Lai Ngài đối trong một thể mà phân ra ba thân, Đồng và Biệt ba Bảo để ứng cơ thuyết pháp. Tuy có Đồng thể và Biệt tướng, mà đâu chẳng tại trong tự tâm của chúng ta sẵn đủ cả. Thế thì, nay quy y đây tức là quy nơi đồng và biệt Tam Bảo trong tự tánh.
Con nay phát tâm sám hối đây, chẳng vì cầu cho mình sẽ hưởng phúc báo ở nhân gian và thiên thượng, hay là quả Thánh Thanh văn, Duyên giác, nhẫn đến các vị Bồ tát bền quyền thừa; mà duy chỉ nương nơi bực Tối thượng thừa, phát tâm bồ đề, để nguyện cùng pháp giới chúng sanh, đồng một thời đều đắc bực vô thượng chánh đẳng chánh giác. (Tức là đại đạo của Phật quả ; viên giáo, bực Sơ trụ, Biệt giáo mới đầy đủ đắc đạo "vô thượng chánh đẳng biến chánh giác" đây.
Đây là phổ vị chúng sanh mà phát nguyện.
Con : Người bái sám chính tự mình xưng hô. Phát tâm : Dấy cái tâm tu chứng lên quả Phật vô thượng chánh đẳng biến chánh giác. Bất vị tự cầu : Phi như các thánh Nhị thừa chuyên vì tự cầu cho mình ra khỏi tam giới, mà là con nay khắp vì pháp giới chúng sanh một giờ đồng thành đạo Phật, Nhân gian thiên thượng : Nói trời và người là đã khắp trùm lục đạo, do lục đạo duy người và trời là hưởng phúc thắng hơn các đạo kia, nên riêng nói lên nhân gian thiên thượng. Song, các Trời còn có cái khổ năm suy tướng hiện, nhẫn đến trời Phi phi tưởng ở trên đảnh thượng giới, sống rất lâu tám vạn đại kiếp, đến khi hưởng hết phúc còn đoạ làm thân con chồn có cánh biết bay (là ông Uất Đầu Lam Phất đó), huống chi loài người và Tu La, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục ư !?
Bởi vì chúng sanh ở Địa ngục, chịu các khổ : lửa đốt, giá lạnh v.v… không một giờ tạm ngừng, chúng sanh ở trong Ngạ quỷ cả trăm ngàn muôn kiếp, chẳng hề nghe đến cái tên nước cháo, thường chịu những khổ đói khát ! chúng sanh trong loại Bàng sanh, thường chịu mọi khổ giựt mình sợ hãi vì bị ăn tươi nuốt sống lẫn nhau ! các Thần A tu la thường chịu cái khổ ưa chiến đấu bị chặt tay chặt chân. Chúng sanh giữa nhân đạo, thì thường chịu mọi điều thống khổ : sanh lão bịnh tử ưu bi phiền não.
Ví dẫu tu chứng đến các Thánh : Thanh văn, Duyên giác, đã ra khỏi ba giới, hết sanh tử phiền não, nhưng còn sa trệ nơi Niết bàn không tịch, không thể ra nơi cảnh giả để độ sanh.
Dầu là bực quyền thừa Bồ tát, đã phát khởi cái đại tâm phổ hoá chúng sanh, nhưng còn có cái vô minh hoặc chưa phá được, thì chưa phải cứu cánh.
Con nay phát tâm bái sám đây, nhẫn có chút công đức nào bằng mảy lông hột bụi, cũng phổ nguyện các pháp giới chúng sanh một giờ đồng đắc đạo Phật tam miệu tam bồ đề, đến sau đó mới thôi.
Cung kính cúi lạy mười phương tột cõi hư không tất cả chư Phật.
Cung kính cúi lạy mười phương tột cõi hư không tất cả tôn pháp
Cung kính cúi lạy mười phương tột cõi hư không tất cả Hiền Thánh Tăng.
Đây là quy y các ngôi Tam Bảo nhiều đến vô cùng vô tận.
Mười phương : Đông, Nam, Tây, Bắc, bốn góc và thượng phương, hạ phương.
Như từ phương Đông thẳng đi với hư không chẳng khá hết, thế giới chẳng khá hết, một thế giới là một đức Phật, thì với chư Phật chẳng khá hết, mà với pháp bảo và Tăng bảo cũng chẳng khá hết. Đó là kể một phương đông, còn chín phương kia cũng như thế.
Thế thì với : Mười phương hư không, và ngôi Tam Bảo nữa có thể cùng tận ru !
Tất cả : Là lời khắp gồm. Con nay vận cái tâm làm pháp quán tưởng quy y tất cả vô tận ngôi Tam Bảo, để cầu cho ta với chúng mau thành quả vô thượng bồ đề.
Chỉn bởi, với "Tự tánh chân không" trong ngần vắng lặng, lại bỗng mê mờ đi là mà ra cái ngoan không mù tối; với tự tánh mỗi sự viên dung, lại bỗng mê mờ đi làm ra cái thế giới phân cách khác lạ nhau ! Nếu hay giác ngộ trở lại, thì hiện tiền một niệm đó, vốn là tinh minh tức là nghĩa vô tận chư Phật ; hiện tiền một niệm đó, thể nó vốn trống vắng tức là nghĩa vô biên hư không: hiện tiền một niệm đó nó đủ các sự công đức, tức là nghĩa viên dung thế giới.
Ngài Trí Giả Đại Sư nói : "Thoạt vậy một niệm, tức đủ pháp mười giới mười như, ngoài một niệm ra không còn những gì bằng một sợi tóc sợi lông nữa".
Chúng ta hiện tiền phát cái tâm quảng đại, để khắp lạy vô tận pháp giới Tam Bảo, thì với vô tận pháp giới, và vô lượng Tam Bảo, chỉ ở trong "Nhứt niệm tâm" không thiếu không dư. Như thế quán tâm lạy tụng, thì nghiệp đời trước hoàn toàn tiêu diệt, tỷ như nước sôi đổ vào khối nước đá.
Kính lạy các đức Như Lai đủ cả mười hiệu : Ứng cúng, chánh biến tri, Minh hành túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn.
Đó là xưng dương đảnh lễ mười hiệu của chư Phật (88 vị Phật).
Mười hiệu là phổ thông, vì mỗi đức Phật đều đủ có cả, nên xưng trước nhứt.
Như lai : Tánh của Pháp thân, thể vẫn chẳng động gọi là Như; bi trí hiện ra thân, hào quang, diệu dụng khắp soi, gọi là Lai (tức Ứng thân và Báo thân).
Pháp thân như cõi hư không, thanh tịnh vốn sẵn, không lại khong đi; bi trí như mặt nhựt, sáng suốt khắp soi, đâu chẳng khắp giáp. Chúng sanh tuy thấy Phật có cái tướng ứng thân, và báo thân mà chưa thấy được pháp thân, vì pháp thân thuần và lý, hẳn không hình tướng, thường vẫn trong vắng sáng và vắng không hai, tức gọi là Như lai.
Với ba thân : Pháp, Báo, Ứng đã rõ ở Nhị thời cúng dường nghi, và Kinh Di Đà cũng có biểu đồ.
Ứng cúng, Ứng : Chịu. Các bực Thánh bực Nhị thừa mới đoạn được phiền não của kiến hoặc, tư hoặc, thoát liễu cái thân phân đoạn sanh tử, thì chỉ chịu (ứng) người và trời cúng dường, nên gọi là "Bán ứng cúng". Đức Như Lai đã dứt trọn ba hoặc (kiến hoặc; tư hoặc; vô minh hoặc), trừ hẳn hai biên sanh tử (phận đoạn và biến dịch), muôn đức trọn thành, phúc huệ đầy đủ, khắp chịu (Ứng) chín cõi cúng dường, nên gọi "toàn ứng cúng".
Chánh biến tri. Chánh : Trung đạo. Biến : Không có hai bên. Tri : Viên dung ba trí. Vì Phật đối với hai bên, trung đạo chăng chẳng rõ biết. bởi chúng sanh trong sáu ngã đèu chấp trước nơi bên có; các Thánh trong Nhị thừa sa trệ nơi bên không; Bồ tát bền quyền thừa, trụ nơi "chỉ trung lý tánh", các vị pháp tánh Bồ tát, sáng lần từ phần "tròn trung lý tánh", bực Diệu Phật quả thì, với hai bên chẳng chấp trước, với trung đạo chẳng an trụ, ráo rốt không chỗ nào chẳng dung hoà, thế là viên dung ba đế cả.
Minh hành túc,Minh : tức là tam minh, nghĩa là thiên nhãn minh, thì thấy biết được cả đời hiện tại. Túc mạng minh thì thấy biết cả đời quá khứ. Lậu tận minh thì thấy biết cả đời vị lai. Hành : tức lục độ, bởi Phật từ vô lượng kiếp tu sáu độ, muôn hạnh, công chứng đến tròn tột, ba minh rỗng suốt.
Thiện thệ, Thiện : khéo. Thệ : Qua. Nghĩa là Phật Ngài dùng cái chánh trí phá hết ba hoặc, khéo ra nói thế gian mà thành quả Phật, đã thành Phật quả, tuy lại cõi nầy hoá hiện thân ra, mà chẳng còn bị nhiễm nói nơi sanh tử.
thế gian giải, thế gian : Là các pháp hữu lậu, xuất thế gian là các pháp vô lậu, mà những pháp ấy, trí của Phật đâu chẳng hiểu rõ sáng suốt.
Vô thượng sĩ : Với chín pháp giới, không một ai có thể cùng sánh vai với Phật, vì Phật là bực độc nhất vô tỷ, mà lại hay phổ biến ứng hiện cả chín giới kia.
điều ngự trượng phu : Đối với chúng sanh có tánh nhu nhược, Phật ngài điều hoà khiến được dõng tiến; với kẻ có cái tánh cang cường, Phật ngài ngự trị uốn nắn khiến cho khiêm thuận, tức là đại trượng phu điều ngự chúng sanh. Lại, thân của Phật đủ cả tướng tốt vi diệu, nên nói là Trượng phu. Trong kinh thi, lời chú rằng : Vả có cái đức phó tướng, mà có thể nương tựa, gọi là trượng phu. Phó : Sư phó ; phó tướng đều là nghĩa giúp : Đem đức nghĩa ra giúp cho chúng được nương tựa. Vậy biết : Trượng phu là bực Sư phó.
Thiên nhân sư : Phật làm vị Đạo Sư của thiên thượng lẫn nhân gian lại, với chúng sanh ở bốn ác đạo thì khó tế độ, vì chúng bị nghiệp báo làm chướng ngại; với chúng sanh ở thiên đạo, nhân đạo thì dễ hoá độ, nên gọi là thiên nhân sư, vì tối hậu thân thì ở cung Trời Đâu suất để độ các trời giáng sanh xuống Ấn độ để giáo hoá chúng nhân, Phật nào cũng thế.
Phật, cựu dịch tắt gọi là Phật ; tân dịch đủ gọi là Phật Đà. Tiếng Phạn là Buddha (Phật Đà), dịch là giác giả, hoặc Tri giả, Giác có hai nghĩa : giác sát và giác ngộ. Giác sát phiền não, chẳng cho nó làm hại tâm thần, tỷ như người đời giác tri kẻ làm giặc, để mà phòng, nên gọi là giác sát, ấy gọi là nhất thế trí. Giác tri sự lý của các pháp, lảu lảu phân rành, tỷ như hết mê mộng đã thức, gọi là giác ngộ, thế gọi là nhứt thế chủng trí. Đủ có ba giác, như biểu đồ trước đã rõ. Nghĩa là hay phổ giác chúng sanh, để về nơi chân giác.

Mười hiệu Phật phổ thông

Bộ Thành Luận, thì lấy hiệu vô thượng sĩ và hiệu Điều ngự nhập chung làm một hiệu; Phật, Thế Tôn làm hai hiệu. vì rằng ngôi rất không trên, trọn hay điều phục chúng sanh. Còn bộ Đại luận, thì đem vô thượng sĩ điều ngự phân ra làm hai hiệu, Phật thế tôn nhập chung lại làm một hiệu. Vì rằng Thế Tôn là tổng hiệu do đủ mười hiệu trên, thì thế xuất thế gian mới xưng là độc tôn.
Mười hiệu đây là hiệu phổ thông của chư Phật, vì Phật nào cũng đồng xưng thế. Còn như hiệu Di Đà hiệu Thích Ca v.v… là hiệu riêng của chư Phật, vì mỗi đức Phật danh đều khác.
Từ đây sắp xuống, chính là lễ bái 89 đức Phật (vì thêm đức A Di Đà, thành số tám mươi chín Phật), phân làm ba phần : 1/53 Phật, 2/35 Phật, 3/một đức A Di Đà Phật.
Với số 53 Phật, Kinh Quán Dược Vương Dược thượng nhị Bồ tát nói : Bấy giờ ông Dược thượng Bồ tát làm hành giả xưng nói đời quá khứ, danh hiệu của 53 Phật, thưa với chúng rằng "các pháp tử ! đời quá khứ có Phật tên là Phổ quang, kế có Phật tên là Phổ Minh, kế có Phật tên là Phổ Tịnh v.v… nhẫn đến kế có Phật tên Nhất Thế Pháp Tràng Mãn Vương". Ông Dược Thượng Bồ tát thuyết kể danh hiệu của 53 đức Phật về đời quá khứ rồi, lặng thinh ngồi định.
Bấy giờ ông Dược Thượng liền từ trong định, đặng thấy bảy đức Phật Thế Tôn từ quá khứ. Đức thứ nhất là Tỳ bà Thi Phật khen rằng : "hay thay hay thay ! Thiện Nam Tử (Dược thượng) ! Người tuyên nói 53 Phật danh, bèn là về quá khứ lâu xa, các Ngài vẫn lớp cũ đã ở tại cõi ta bà nầy, từng giáo hoá cho chúng sanh được thành thục, mà các Ngài đã vào cõi Niết bàn rồi. Thế có Thiện nam tín nữ và bao chúng sanh khác, được nghe danh đức của 53 Phật đây, thì người ấy suốt trăm nghìn muôn ức kiếp số A Tăng Kỳ, chẳng đoạ xuống ba ác đạo. Hoặc lại có người xưng niệm danh hiệu của 53 đức Phật đây, thì người ấy luôn luôn mỗi đời sanh ra chỗ nào cũng thường đặng gặp mười phương chư Phật. hoặc có người năng chí tâm kính lạy 53 đức Phật đây, dứt được tội tứ trọng, ngũ nghịch và tội chê bai pháp phương đẳng, thảy đều thanh tịnh. Vì là vốn lời thệ nguyện của chư Phật đây. Nên người lễ kính, trong mỗi niềm liền đặng trừ diệt các tội như đã nói trên".
Kế với Phật trước là đức Thi Khí, đức Tỳ Xá Phù, đức Câu Lưu Tôn, đức Câu Na Hàm Mưu Ni, đức Ca Diếp, các đức Như lai trên đây, tiếp tục nhau, cũng vẫn tán dường 53 đức Phật như thế, và cũng khen rằng : Thiện nam Tín Nữ nào, năng nghe được danh đức của 53 Phật đây, và năng xưng niệm danh hiệu, và năng kính lễ nữa, năng trừ diệt tội chướng, cũng như trên đã nói.
Bấy giờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật bảo đại chúng rằng : "Với vô số kiếp về trước, ta vẫn từng ở nơi đời Mạt pháp của Đức Phật Diệu Quang, ta xuất gia hành đạo, được nghe danh hiệu của 53 đức Phật, nghe rồi hoan hỷ chấp tay, dạy cho người khác đồng nghe và giữ làm, người khác nghe rồi, lại đi lần lựa truyền trao cho kẻ nhau, từ một đến nhiều, cứ mãi như thế, đến người số 3.000 khác miệng đồng tiếng, xưng niệm lễ bái 53 hiệu Phật, do nhân duyên công đức đó, liền siêu rỗi được vô số kiếp sanh tử trọng tội, đã thành một 1.000 Phật ở đời quá khứ, đời hiện tại 1.000 Phật và đời vị lai một nghìn đức Phật, thực thế. Ma ta là Thích Ca Thế Tôn đây, với trong 1.000 Phật đời hiện tại, làm vị Phật thứ 4 nầy".
Với hiện tại kiếp 1.000 Phật ra đời, đã rõ nơi kiếp đồ trong Di Đà Kinh.

Ba ngàn đức Phật

Lại, hật bảo Bửu Tích rằng : "Nguyên chư Phật hiện tại trong mười phương, như đức Thiện Đức Như Lai v.v…cũng đã từng nghe danh đức của 53 Phật, nên với mười phương phía nay các ngài đều đã thành Phật rồi đó".
Chính chỗ gọi rằng : thà ở chỗ chịu tất cả khổ, mà đắc nghe danh của chư Phật, chứ chẳng chịu ở chỗ hưởng tất cả vui, mà chẳng đặng nghe danh Phật.
nếu có chúng sanh : Muốn đặng dứt trừ 4 tội trọng dâm (sát, đạo, dâm, vọng), muốn đặng sám hối tội ngũ nghịch thập ác, muốn đặng trừ diệt cái tội cực trọng là không căn do gì mà sanh tâm huỷ báng chánh pháp, mấy người ấy phải kính lạy 7 đức Phật, lạy phải kính lạy 53 đức Phật, nhiên hậu khắp lại vô lượng tất cả chư Phật ở 10 phương, luôn ngày đêm 6 giờ, lòng tưởng rành rẽ, tỷ như nước chảy không gì trở ngại, để hành lễ pháp sám hối, lẽ cơ cảm lẫn nhau, tội lỗi dứt trừ.
Phật Danh Kinh nói : Cả 3.000 Phật nguyên xưa nhân lạy 53 Phật, dứt trừ hết tội lỗi đã chứa chất nhiều kiếp, mà đắc thành chánh giác đó.
1. Kính lạy đức Phổ Quang Phật : Hoá thân hàng trăm ngàn ức, ánh trí huệ khắp chiếu.
2. Kính lạy đức Phổ Minh Phật : Báo thân tròn đầy, đuốc tuệ khắp sáng.
3. Kính lạy đức Phổ Tịnh Phật : Pháp thân khắp giáp hư không, xưa nay vẫn thường thanh tịnh.
4. Kính lạy đức Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật : Đa Ma La Bạt, dịch: ly cấu, là tên núi ngưu đầu. chiên đàn, dịch : dữ dược. nghĩa là năng trừ các bịnh, dụ phận đủ các đức, hương mầu khắp xong, chúng sanh được ly cấu thanh tịnh, Ly cấu : lìa dơ, dữ dược : cho thuốc.
5. Kính lạy đức Chiên Đàn Quang Phật : giới hương thanh tịnh, ánh sáng tròn đầy.
6. Kính lạy đức Ma Ni Tràng Phật : Ma Ni là ngọc báu như ý ; Tràng : Phan phương, là nghĩa cao sáng. lại là nghĩa tồi tà phụ chánh. dụ đức của đức Phật tỷ ngọc Như ý treo trên cao, xô pháp tà xuống, nêu pháp chánh cao lên.
7. Kính lạy đức Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bửu Tích Phật : Kho pháp vô tận, khiến chúng vui mừng ! nhóm trí như ý, khắp độ bầy mê.
8. Kính lạy đức Nhất Thế gian nhạo kiến thượng đại tinh tấn Phật : hết thảy thế gian ưa cầu thấy Phật, tinh tiến bực thượng đại, thì chóng thành đạo Phật.
9. Kính lạy đức Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật : Ngọc Như Ý ánh đèn, là rõ hai trí : thực trí để chiếu lý tánh; quyền trí để chiếu căn cơ.
10. Kính lạy đức Huệ Cự Chiếu Phật : hừng đuốc lửa huệ, để chiếu phá vô minh phiền não.
11. Kính lạy đức Hải Đức Quang Minh Phật : đức lớn rộng sâu tỷ như biển cả, ánh từ sáng tỏ soi xét không cùng.
12. Kính lạy đức Kim Cang Lao Cường Phổ tán kim quang Phật : chất kim cang cứng rắn mà phực tia sáng, đức trí huệ chắc bền mà khắp chiếu xem.
13. Kính lạy đức Đại Cường Tinh tiến dõng mãnh Phật : giáp khắp nói là đại; mười lực nói là cường; trọn một nói là tinh ; chẳng lui nói là tiến : dõng : chẳng khiếp ; Mãnh : Sấn đến trước, tu nhân đã tròn, Phật trí riêng chiếu, đại phá quần mê.
14. Kính lạy đức Đại bi quang Phật : lòng bi thương giáp khắp là đại, ánh sáng toả tròn đầy là quang.
15. Kính lạy đức Từ Lực vương Phật : chữ Vương nghĩa là tự tại ; sức từ vô duyên (bất trụ) khắp dạy thong thoả.
16. Kính lạy đức Từ Tạng Phật : kho báu từ bi, nói pháp chẳng cùng chẳng tận.
17. Kính lạy đức Chiên đàn khốt trang nghiêm thắng Phật : thân Phật cả tám vạn bốn nghìn lỗ lông, đều rỉ rã ra mùi hương mầu chiên đàn, khắp xong cả pháp giới để làm trang nghiêm cái khốt pháp thân.
18. Kính lạy đức Hiền thiện thủ Phật : Đức Như Lai là bực hiền tài vô thượng, cả hay vượt lên đảnh mười pháp giới, làm nhà thầy đứng đầu cả chúng.
19. Kính lạy đức Thiện ý Phật : Nhớ cả chúng sanh dường như chư con đỏ, ý lành nói pháp, đều đặng lợi ích.
20. Kính lạy đức Quảng Trang nghiêm vương Phật: Rộng tu giới, định, huệ, để trang nghiêm thân Phật quả.
21. Kính lạy đức Kim hoa quang Phật : Kim dụ tịnh quả, hoa dụ tu nhân,nhân bền quả tịnh, sáng rọi không lường.
22. Kính lạy đức Bửu Cái chiếu không tự tại lực vương Phật : Cái bửu cái bằng tâm từ bi, khắp che cõi hư không : lấy cái sức tự tại, làm chúa mười giới.
23. Kính lạy đức Hư không Bửu Hoa Quang Phật : pháp thân tanh tịnh, dường như hư không, ánh trí sáng vẻ, như lọng hoa báu.
24. Kính lạy đức Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật : Lưu ly dịch : ngọc báu sắc xanh, thân của Phật trang nghiêm thanh tịnh trong suốt như báu, trong ngoài ngời sạch, bóng dáng tự tại hiển hiện.
25. Kính lạy đức Phổ Hiện sắc thân quang Phật : Khắp trong pháp giới, tuỳ cơ hiện thân, phóng quang, như Kinh Hoa Nghiêm nói : Thân đầy nhẫy nơi pháp giới, khắp hiện trước tất cả quần sanh, sáng tròn khắp chiếu cả mười phương thị hiện mỗi mỗi chỗ làm việc.
26. Kính lạy đức Bất Động Trí Quang Phật : Trí căn bổn chẳng động, nên ha khắp phóng ánh trí sai biệt.
27. Kính lạy đức Hàng Phục chúng ma vương Phật : Phật ngài dùng cái sức trí vô lậu để chiến thắng các Ma, đã chịu giáo hoá rồi, đắc pháp tự tại.
28. Kính lạy đức Tài Quang Minh Phật : đem cái biện tài trí huệ vô ngại, để độ quần mê, và phá các phiền não.
29. Kính lạy đức Trí Huệ Thắng Phật : đem cái thắng lực trí huệ, khiến các chúng sanh, phá cả ba hoặc phiền não.
30. Kính lạy đức Di Lặc Tiên quang Phật : Di Lặc dịch : Từ Thị, Tiên : nghĩa như chữ giác. Đem cái hào quang đại từ trí giác, để phổ chiếu chúng sanh lìa hết các khổ mê mờ.
31. Kính lạy đức Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu tôn Trí vương Phật : Phật tánh lặng mà thường soi, soi mà nói pháp, công đức rất mầu, được cả chúng suy tôn, trí như trăng sáng lớn, khắp phá vô minh hoặc.
32. Kính lạy đức Thế Tịnh Quang Phật : Với thế gian của Phật đạo, đã tịnh mà quang rồi, khiến cho thế gian của chúng sanh, cũng sạch mà sáng.
33. Kính lạy đức Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật : Long Chủng tức là trí chủng, rồng hay nổi mấy xuống mưa Phật thường hiện thân thuyết pháp, làm đấng Vô thượng tự tại độ sanh.
34. Kính lạy đức Nhật Nguyệt Quang Phật : Phật thỉ giác như Nhật, Phật bổn giác như Nguyệt, thỉ giác soi tột, bổn giác mở rõ, bổn thỉ hiệp một, sáng như mặt trời, mặt trăng.
35. Kính lạy đức Nhật Nguyệt Châu Quang Phật : ánh nhứt thế trí như Nhật quang, ánh đạo chủng trí như Nguyệt quang, ánh đạo chủng trí như Nguyệt quang, ánh nhứt thế chủng trí như minh châu, ba trí tròn suốt, sáng lẫn không ngăn.
36. Kính lạy đức Huệ Tràng Thắng Vương Phật : Trí huệ như cây phướng cao, chiến thắng phá tan Tà ma ngoại đạo mà đắc tự tại lợi sanh.
37. Kính lạy đức Sư tử Hầu tự tại lực vương Phật : Sư tử là chúa trăm loài thú, một khi nó rống lên, thì bách thú bặt dấu; Như lai nói pháp, chúng tà ma ngoại đạo đều kinh nép, nên đắc tự tại.
38. Kính lạy đức Diệu âm Thắng Phật : Tiếng của Như lai đủ tám giọng, không phải ở gần nghe lớn,mà ở xa nghe nhỏ, mà xa gần gì cũng đều nghe đồng một cỡ.
39. Kính lạy đức Thường Quang Tràng Phật : Dựng cây pháp tràng lớn rực rỡ thường chói.
40. Kính lạy đức quan Thế Đăng Phật : Ba trí xét soi, làm đèn sáng cho thế gian.
41. Kính lạy đức Huệ Uy Đăng Vương Phật : Lời huệ biện vô ngại, uy vang mười phương, đèn pháp tròn soi, dung thông tự tại.
42. Kính lạy đức Pháp Thắng Vượng Phật : Kinh nói Ta làm Pháp vương, đối muôn pháp đều được tự tại.
43. Kính lạy đức Tu Di quang Phật : Tu Di, dịch : Diệu cao, do bốn chất báu họp thành là diệu ; vượt khỏi các núi là cao. Là núi chúa lớn nhất, sáng chói soi xa. Tiêu biểu Phật có bốn trí phực sáng vô cùng.
44. Kính lạy đức Tu Ma Na Hoa quang Phật : Tu Ma Na Hoa, dịch xứng ý, hoa màu xăng vàng trắng, thơm và sáng đưa xa; tiêu biểu Phật có tâm hương phực sáng, đâu chẳng vừa ý chúng sanh.
45. Kính lạy đức Ưu đàm Bác La Hoa Thù Thắng Vương Phật : Ưu đàm Ba La Hoa, dịch Bông Linh Thoai, ba ngàn năm, mới trổ một kỳ, là tiêu biểu Luân vương ra đời, đến kỳ Phật ra thế gian còn lâu hoa ấy, nói là thù thắng.
46. Kính lạy đức Đại Huệ lực vương Phật :do sức đại trí huệ tự tái thuyết kinh.
47. Kính lạy đức đức A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật : A Súc Tỳ, dịch : bất động, dùng cái trí quang bất động, khắp khiến chúng sanh trên miền đại địa đều được vui mừng !
48. Kính lạy đức vô lượng âm thanh vương Phật : Phật dùng thốt ra vô lượng âm thanh,mỗi mỗi tiếng tăm lại diễn ra vô lượng lời nói.
49. Kính lạy đức Tài Quang Phật : biện tài thuyết pháp, phóng quang chiếu cơ.
50. Kính lạy đức Kim Hải quang Phật : thân Phật sắc vàng, trong ngoài thấy suốt, ảnh hiện ra mười phương y báo chánh báo, như gương ẩn biẻn phực sáng lô nhô muôn tượng đâu chẳng hiện rõ.
51. Kính lạy đức Sơn hải Huệ tự tại thông vương Phật : ánh huệ rực rỡ, dường núi phực thắm, phương tiện, rộng nhiều như biển không cùng, là nói : với trí huệ thuyết pháp suốt thông thong thoả.
52. Kính lạy đức Đại thông quang Phật : pháp lớn dung thông, hào quang khắp soi.


53. Kính lạy đức Nhật thế Pháp Tràng Mãn vương Phật : Hiệu cờ phát của chư Phật thảy đều viên mãn, hoá thân ứng cơ, khắp hay tự tại.
Với tam thập ngũ Phật, trong đại Bửu Tích bộ quyết định Tỳ Ni kinh nói : ông Xá Lợi phất bạch Phật rằng : "Đức Thế Tôn ! các vị Bồ tát đây với tham sân si chẳng sợ ư ? Phật dạy : "Xá Lợi Phất ! tất cả Bồ tát, có hai điều phạm giới, những gì là hai ? 1. Sân tướng phải phạm, 2. Si tướng phải phạm, với hai điều phạm như thế, gọi là đại phá giới.
Xá Lợi Phất ! nhân lòng tham mà phạm đó, là vì nó quá ư vi tế, nên khó thể tả lìa ! nhân lòng sân mà phạm đó, là vì nó quá ư thô trọng nên dễ xả lìa ! nhân lòng si mà phạm đó là vì nó quá ư trọng lại càng khó xả lìa.
sở dĩ là sao ? Cái điều tham kiết nó hay làm hột giống cho các hữu (hai mươi lăm hữu), với đường sanh tử nó tàn lan kéo dài giữ liền chẳng dứt, do nghĩa đó nên khó đoạn được vì thể nó quá ư vi tế.
Nhân điều sân mà phạm đó, thì đoạ nơi ác thú, nhưng có thể mau đoạn được. nhân đều si mà phạm đó, sẽ vào trong tâm sở địa ngục lớn, nên khó thể mà giải thoát đặng.
Xá Lợi Phất ! nếu các Bồ tát gây nên năm điều tội, nơi ngục vô gián, mà phạm các tội khác nữa, thì Bồ tát ấy cần phải đối trước ba mươi lăm vị Phật, luôn ngày đêm ở chỗ riêng một mình lo sốt sắng sám hối.
Kinh Bửu Tích chép : tất cả chúng sanh, nếu có phạm ngũ nghịch và thập ác, mà trong luật chẳng cho sám hối đó, dẫu đến muôn kiếp, thì ở đây, cần phải đảnhlễ ba mươi lăm vị Phật, chăm lòng sám hối, liền đặng trừ diệt tất cả tội chướng.
1. Kính lạy đức Thích Ca Mưu Ni Phật : Thích Ca dịch : năng nhân, ứng hoá ba giới, rộng độ chúng sanh, vì không trụ nơi cảnh vui niết bàn. Mưu ni dịch : tịch mặc, cái thực trí soi lý vắng lặng thanh tịnh, vì chẳng bị nơi cảnh khổ sanh tử
2. Kính lạy đức Kim Cang Bất Hoại Phật : Trí huệ kiên cố như chất kim càng bất hoại, mà lại hay phá hoại, được tất cả vật khác.
3. Kính lạy đức Bửu Quang Phật : Trí quang ngời sạch chiếu suốt không cùng.
4. Kính lạy đức Long Tôn Vương Phật : Rồng hay lên xuống biến hiện, Phật hay tuỳ cơ ứng hoá.
5. Kính lạy đức Tinh tiến quân Phật : như làm đại pháp tướng, hàng phục các Ma oán, như ba quân mãnh lực tinh tiến, hay đẩy lui oán địch.
Kính lạy đức Tinh tiến hỷ Phật : Do v ì tinh ti ến l àm vi ệc t ự l ợi l ợi tha, c ông tr òn ch ứng t ột, kh ắp đ ặng hoan h ỷ.
7. Kính lạy đức Bửu Hoả Phật : Dùng lửa trí bửu để đốt cháy hết rừng phiền não sanh tử của tự và tha.
8. Kính lạy đức B ửu Nguy ệt Quang ph ật : Trăng báu tròn sạch, sáng suốt pháp giới.
9. Kính lạy đức Hiện Vô Ngu Phật : Hiện ra cái đức tướng trí huệ, vẫn không cái ngu ba hoặc.
10. Kính lạy đức Bửu Nguyệt Phật : trăng báu dạo đi trên hư không, ánh trí chiếu nơi pháp giới.
11. Kính lạy đức Vô Cấu Phật : chân thể riêng bày nay thanh tịnh.
12. Kính lạy đức Ly Cấu Phật: Vẫn lìa cái nhơ phiền não, thường được cái sạch chân như.
13. Kính lạy đức Dõng Thí Phật : Mạnh dạng ra bố thí tài và pháp để rộng đường giáo hoá chúng sanh.
14. Kính lạy đức Thanh tịnh Phật : Cái thực tướng thanh tịnh xưa nay vẫn giáp tròn.
15. Kính lạy đức Thanh Tịnh Thí Phật : Thí pháp thanh tịnh ba luân thể không, khắp khiến chúng sanh, đều đến địa vị Phật.
16. Kính lạy đức Ta Lưu Na Phật : Ta Lưu Na, dịch : nước cam lộ,là thuốc trường sanh bất tử, Phật pháp khiến chúng sanh vẫn vào địa vị vô sanh.
17. Kính lạy đức Thuỷ Thiên Phật : Nước lóng chiếu trời trên, trời dưới, lòng tin lẽ Phật và chúng sanh.
18. Kính lạy đức Kiên Đức Phật : Trì đức bền chắc hoá độ vô biên.
19. Kính lạy đức Chiên đàn Công đức Phật : Pháp thân có mùi hương công đức, khắp huân vào nơi chúng sanh.
20. Kính lạy đức Vô lượng Cúc Quang Phật : Cúc là lột, đức Như Lai tướng tốt, lột ra ánh sáng trùng trùng vô tận.
21. Kính lạy đức Quang đức Phật : ánh từ khắp ích, ơn đức không hết.
22. Kính lạy đức Vô ưu đức Phật : Chứng đại niết bàn, vẫn lìa ưu não, tự chứng công đức, khắp giáp không cùng.
23. Kính lạy đức Na La Diên Phật :Na La Diên dịch : kiên cố, thân Phật kiên cố, dường như kim cang, không chi phá hoại.
24. Kính lạy đức Công đức Hoa Phật : Nhân tu vạn thiện công đức như hoa mở, quả chứng ba đức chân như dường kết trái.
25. Kính lạy đức Liên Hoa quang Du Hí Thần Thông Phật : Hoa sen nở trải sáng vẽ khắp ngời, phép thần dạo chơi ứng hoá ba giới.
26. Kính lạy đức Tài công đức Phật : Công đức thí pháp thí tài, khắp giúp vô cùng.
27. Kính lạy đức Đức Niệm Phật : Đức từ khắp nhuần, niềm bi chẳng nghỉ.
28. Kính lạy đức Thiện danh xưng công đức Phật : công đức diệu thiện tiếng đồn khắp nghe.
29. Kính lạy đức Hồng Diệm Đế Tràng vương Phật : Hồng Diệm tức là cái ánh của cây phướng bằng ngọc Xích châu trong cung của Thiên đế, tia ngọc xạ lẫn nhau, để tỷ dụ hào quang của Phật khắp suốt.
30. Kính lạy đức Thiện Du Bộ Công đức Phật : Đức Như lai bước đi dường voi chúa, phàm có dạo bước xứng khéo công đức, khắp đến mười phương, ứng hoá vô lượng.
31. Kính lạy đức Đấu Chiến Thắng Phật : Phật có đủ tểntí, cung thiền, kiếm huệ, nên bốn Ma và bọn ngoại đạo nghe đến đều phải kính phục.
32. Kính lạy đức Thiện Du Bộ Phật: Sức thần túc thông của Phật không cần đến cái tướng khứ lai, mà chóng khắp mười phương để phổ hoá chúng sanh.
33. Kính lạy đức Châu Táp Trang Nghiêm công đức Phật : Công đức trang nghiêm giáp khắp mười phương, hoá hoá chẳng dứt, lợi ích vô lượng.
34. Kính lạy đức Bửu Hoa Du bộ Phật : Dưới đáy bàn chơn của Phật có cái tướng tốt như vòng tròn bánh xe một ngàn bức, bước đi có hoa báu đỡ chơn, dạo khắp mười phương.
35. Kính lạy đức Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vượng Phật : Ta la, dịch : Tối thắng, và kiên cố, làm chúa loại cây, là một cây chỗ Như lai thành đạo, nên xưng là Vương.
Hiệp với chư Phật trước, cọng thành 88 vị Phật.
Hỏi : Đức hiệu của chư Phật đâu chẳng lẫn đủ lẫn gồm, như thập phương hư không, khắp ngậm pháp giới, cũng như một ngàn ngọn đèn, mỗi ngọn đèn lẫn khắp với nhau, kinh Pháp Hoa nói : "Ta dùng Phật nhãn xem các người tin căn tánh có lợi, có độn, tuỳ theo chỗ nên đọ, mỗi chỗ ta tự nói danh tự chẳng đồng, tuổi tác hoặc lớn hay nhỏ". Thế mà ông nay lại tuỳ theo văn thích nghĩa ra đó, há không cái lỗi đặng một sót muôn ư ?
Đáp : Tuy không thể giải thích, cũng có kẻ từ nơi lược thích mà hiểu được tròn đủ, hoặc có người do nơi lược thích đây mà dần tiến vào cửa đạo, nên nay phương tiện giải thích ra.
Vả chăng, danh hiệu của chư Phật, không có nhất định, nghĩa là hoặc có Phật y nơi họ mà thành lập ra danh hiệu, như đức Thích Ca, đức Di Lặc v.v…. hoặc có Phật theo nơi chữ để thành lập danh xưng như đức Vô Cấu đức Ly Cấu v.v… hoặc có Phật do nơi y báo để thành lập ra danh hiệu, như đức A Súc Bệ v.v… Hoặc có Phật do nơi chánh báo để thành lập ra danh hiệu như Phổ Quang v.v…. hoặc riêng dùng nơi Dụ để lập danh nơi pháp để lập danh ; hoặc dùng luôn nơi pháp dụ để lập danh, nơi pháp để lập danh; hoặc dùng luôn nơi pháp dụ hiệp lại để lập danh v.v… hoặc dùng nơi nhân, nơi quả để xưng danh, hoặc dùng luôn nhân quả hiệp lại để xưng danh. hoặc có Phật thì dùng luôn cả hạnh nguyện để lập danh v.v…Như thế đâu chẳng tuỳ nơi Cơ để lập danh, danh dù đều khác, mà nghĩa thực trọn gồm.
Sách Pháp Uyễn nói : Thích Ca, dịch : Năng nhân, há có một đức Phật nào khác lại phi năng nhân ư ? A Di Đà : Rằng Vô Lượng Thọ, há có một Phật nào khác lại phi trường thọ ư ? Chỉ lấy họp nơi có thuyết pháp, tuỳ nơi đời kiến lập, thì danh hiệu của chư Phật lẽ đều đồng nhau cả.
Kinh Hoa Nghiêm chép : mười phương các Đức Như Lai đồng chung một pháp thân, một tâm, một trí tuệ, một thập lực, một tứ vô uý, cũng thế.
Kinh Lăng Già biên : cả thảy chư Phật với bốn điều nầy đều đồng bực nhau : 1) Với tự đồng bực, như mười hiệu của chư Phật. 2) Lời nói đồng bực, như lời nói có sáu mươi bốn thứ giọng tiếng Phạn. 3) Thân đồng bực, như pháp thân và sắc thân. 4) Pháp đồng bực, như chánh đạo phẩm, trợ đạo phẩm.
So lại nghĩa của hai Kinh đã dẫn trên đó, thì danh đức của tám mươi chín đức Phật : số một số nhiều dung khắp, Phật kia Phật đây gồm lẫn với nhau, một Phật tức thông tất cả Phật, thích một nghĩa tức là rõ vô lượng nghĩa, thế có nào thêm bớt chẳng viên dung ru ?
89) Kính lạy đức Pháp giới Tạng Thân A Di Đà Phật.
Xâu kết hai phần nghĩa của Phật danh trước để quy về đức A Di Đà.
Quán Kinh nói : "Thân pháp giới của chư Phật Như lai, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh" Nay pháp thân của A Di Đà Phật đây, nó (pháp thân) bao trùm cả mười phương vi trần sát độ, thế là cái kho thân pháp giới vô tận công đức vậy.
với 88 Phật sau thêm A Di Đà Phật đó, là từ trước đến đây, các công đức lạy Phật, đều kết về cõi nước Cực lạc, phải vậy. chỉn bởi đức A Di Đà Phật có bốn mươi tám nguyện rộng sâu, nên một mình ngài thắng hơn hết cũng cơ duyên của chúng sanh ở cõi ta bà nầy số là những chỗ người ta ra làm được công đức gì nếu quy nhứt đặng đó, thì cái đại đạo dễ thành tựu, thế nên người mà ra làm việc Phật đó, đều do đức Di Đà làm chỗ kết quy là chỉn có lý do thế.
Đối với lý đó, Sư Thư Ngọc giải có bốn ý nghĩa : 1) Với danh hiệu A Di Đà Phật, khi mà một tiếng xưng lạy, hay diệt được tội nặngđường sanh tử từ tám mươi ức kiếp, vì ngũ nghịch tam đồ thảy đều siêu thoát. 2) Đức Di Đà tuy ở tây phương mà vẫn cũng cỡi thuyền đại nguyện đến độ cõi ta bà, vì mười niệm còn được vãng sanh thay. 3) Từ thành Phật nhẫn lại đến nay đã mười kiếp, vì hiện giờ vẫn đương thuyết pháp, để phổ độ chúng sanh mười phương. 4) đức Thích Tôn cùng với các đức Như Lai ở mười phương đồng tán thán đức A Di Đà. Vì có bốn ý nghĩa đó, nên thêm danh hiệu đức Vô lượng Thọ là thế. 89 đức Phật đã rồi. dưới đây là phát lộ sám hối.
Như thế tám mươi chín đức Phật; lại gồm cả mười phương, hết thảy thế giới như vi trần, các đức Thế Tôn nhiều cũng Vô lượng, các Ngài thường trú nơi thế gian, thường phóng hào quang, hằng độ chúng sanh, cúi xin các đức Thế Tôn đây phải thương nhớ chúng con.
Đó là ngửa cầu chư Phật duỗi lòng từ thương nhớ. với chư Phật ở tất cả thế giới, đó là khắp bề ngang, thường trú ở đời; đó là tột bề dọc. Số là, pháp thân của chư Phật, thường trú giáp khắp, ánh từ quang xưa nay thường soi. ngặt vì chúng sanh lấy nghiệp tự ngăn, trọn ngày thường ở trong thân Phật, mà không thấy được Phật ! Tỷ như kẻ tối mắt, ở dưới ánh sáng của mặt nhật, mà chẳng thấy được màu sắc. bởi vì bị vọng tưởng chấp trước, sa đắm nơi đường mê đã lâu rồi mà chẳng biết lối ra ! Nay hân hạnh gặp giáo lý của Phật, phải cầu thỉnh chư Phật ở đời để dung thứ cho ta sám hối.
Hoặc con từ đời nầy, hoặc con từ đời trước, từ vô thỉ sanh tử lại nay có làm các tội; Hoặc tự làm hoặc sai người làm, hoặc thấy người làm mà mình vui mừng theo.
Đó là chung phát lộ đời trước đời nầy những chỗ tạo tác các tội lỗi.
tiền sanh lại còn đời trước đời trước nữa, đời đời không hết, nên nói là từ đời vô thỉ (không đầu, là chả biết từ đâu là đầu, vì luân hồi nhiều kiếp quá), như thế kiếp số nhiều như vi trần, mỗi đời tạo tác tội nhiều không ngần mé, luôn cả đời nay những chỗ gây tội hoặc nhớ hoặc quên, nay đối trước Phật, tận tình thổ lộ cầu xin sám hối.
với chỗ mà nói là các tội đó : Chúng tại gia thì các tội mười ác, năm nghịch, tội lớn tội nhỏ ; chúng xuất gia thì các tội của tánh giới, cha giới, khinh giới, trọng giới.
Mình làm : Chính tự thân mình ra làm tội. Sai người làm: chỉ bảo kẻ khác làm tội. thấy người làm mà mình vui mừng theo : Do thấy kẻ khác làm tội, hoặc nghe người làm tội mà mình ưa thích theo sanh quan niệm hoan hỷ, khuyên khen thúc đẩy, cách nầy, thế nọ để giúp thành việc làm tội.
hoặc là : tự làm, thì thuộc thân tội, dạy làm, là thuộc về khẩu tội, theo mừng là thuộc về ý tội. Rút lại mà nói, thì tự làm dạy làm, mừng làm, mỗi mỗi đều lẫn gồm cả ba nghiệp thân, khẩu và ý. Nên nay đối trước chư Phật, hết lòng kể bày không mảy giấu che.

Tánh cha khinh trọng
Phạm tánh giới tội trọng

Tánh : Quyết định, lại là nghĩa chẳng khá đổi, nghĩa là bốn trọng giới : Sát, đạo, dâm vọng nó làm căn bản cho các giới khác. bất luận chịu ưa hay chẳng chịu ưa, hễ phạm đến thì hiện tại đời chịu cái nạn của pháp luận nước nhà, khi chết rồi đoạ vào tam đồ, khong cải hay cứu gì được, phải đợi chịu khổ đến hết rồi, tội mới tiêu diệt. với giới đây, khi Phật chưa ra đời, mà chúng sanh đã tự có sẵn, nên không luận tăng tục, nhưng tăng mà phạm đến, thì lại thêm có cái tội trái lời Phật cấm.

Phạm cha giới tội khinh

Vì là chỗ Phật ngăn cấm, sau khi phạm có thể sám hối, nhưng sau khi sám rồi, chẳng đặng tái phạm. như giới tửu trong năm giới, sáu giới, sau trong mười giới của Sa di, các giới Tăng tàn trong giới Tỳ kheo, sáu giới sau trong mười trọng của phạmvõng, và các giới bốn mươi tám khinh, đều là những điều do Phật cấm (cha).
Đối với của ngôi Pháp, ngôi Tăng, bốn phương tăng nếu mình lấy, dạy người lấy thấy lấy tuỳ hỉ.
Đây là riêng phát lộ những tội từ trước, hoặc đời nay, lấy tài vật gì của ngôi Tam Bảo.
Nói ngôi tháp, thì kiêm có luôn cả các ngôi : Tự, miếu, am viện. Tiếng phạn Stùpa, hoặc nói Tuý chữ Ba, dịch: Mả vuông, dịch là : Mồ tròn, Linh Miếu. trong Kinh A Hàm ghi rõ bốn chỗ dựng tháp, nghĩa là chỗ Phật giáng sanh, chỗ chuyển pháp luân, chỗ nhập niết bàn, bốn chỗ đó đều nhân nêu rõ đức của Phật, và phụng thờ Xá lợi của Phật, nên dựng ngôi tháp, lại Tự, Viện, miếu, am và tháp của chư Tổ, đều là chỗ phụng thờ ngôi Tam Bảo, chỉ nên cúng dường, chẳng nên lấy một phân, một hào gì cả.
Ngôi Tăng là các đức Thầy trong hàng : Tam sư, Thất chứng Trú trì, Thầy tế độ, Thầy y chỉ, và đức Thầy mà ta thụ nghiệp, quý Thầy ấy đều là đấng làm Sư Phạm cho người, ta chỉ nên cúng dường, chớ không nên trộm lấy sự vật chi của các đấng ấy.
Vật của tứ phương Tăng, là : tài vật của các nhà Tăng từ tứ phương đem lại, hoặc tài vật của nhà Thí chủ đã cúng cho các nhà Tăng ở bốn phương. số là có hai nghĩa tứ phương : 1/ Chỉ cho Tăng chúng còn hiện tiền nơi mười phương; 2/ Hoặc quá khứ hay vị lai mà có ảnh hưởng đến tăng chúng nơi tứ phương, do vì tài vật của chiêu đề thường trú thể nó rất tột cả ba đời cũng chỉ nên cũng, chớ chẳng nên lấy những gì bằng một mảy lông.
Trong Phương đẳng Kinh, ông Hoa Tu Bồ tát nói : "với những tội ngũ nghịch thập ác, ta cũng có thể cứu được, chỉ với cái tội trộm lấy tài vật của tăng chúng, thì ta chẳng thể cứu đặng!".
Kinh Bửu Lương chép : "Thà tự ăn lấy thịt trong thân thể của mình, chớ không nên trộm lấy tài vật của Tam Bảo".
Luận Trí độ nói : "Kẻ trộm dầu đèn của Phật sẽ đoạ vào địa ngục hắc ám, sau hết tội địa ngục, đầu thai làm người đui mắt; kẻ trộm hương của Phật, phải đoạ địa ngục nê lê, kiếp sau làm người hôi dơ; kẻ trộm tràng phan về làm áo, kiếp sau mắc báo bị thứ ghẻ độc ác thường chảy nang huyết".
Thiếc Sơn Quỳnh Thiền Sư nói : "Phàm của cái trong Chùa ít nhứt là : một gói trà, một hột gạo, một phân một ly, đều là của thí chủ vì cầu phúc đức, nên đem đến cúng chùa, nếu ta có được thí cho, cũng nên đem cúng ngôi Tam Bảo, đâu đặng riêng dùng".
Đạo thế Pháp Sư nói : "nếu kẻ nào lấy tài vật của Chùa, để đem riêng cho nơi nhà người bạch y xài dùng, thì bị Long thiên bát bộ giận trách, cả kẻ cho người dùng đều mắc tội lỗi".
Sách Cao Phong di sự chép : "Ngài Ngưỡng Sơn Vỉ Thiền Sư, bẻ một mụt măng của Chùa, sau nhập định, thấy mụt măng hiện trước mặt, phải lo bồi thường và sám hối, cái hiện tướng mới diệt".
Sách Bửu giám chép : "Chùa núi Vận cái, Ngài Ngung Thiền sư làm chức giữ núi, nhân vì lấy tiền trai tăng đem làm Tăng đường, sau khi thác, Ngài Tân trú trì, là Trí thiền sư, nửa đêm đương ngồi thoạt nghe mùi lửa cháy, kế thấy ông Ngung mang cái gông bằng lửa, nói đủ lại chuyện trước, năn nỉ yêu cầu bán Tăng đường, để lấy tiền thiết lễ trai phạn cúng chúng, mới có thể thoát khổ báo, Ngài Trí Hiền Thiền Sư y lời lập đàn trai tăng đêm đó thấy ông Ngung đến tạ ơn".
Ngài Tứ Vân sám chủ nói : "Thửo xưa, tại phủ Hàng Châu (tỉnh lỵ Chiết Giang) vị hoá chủ Vân lôi tháp, nhân vì đem tiền gạch mà mua ngói, nên sau khi thác, đạo làm con cá ở Tây hồ suốt 500 năm.
đời Đường, niên hiệu Hưng nguơn năm thứ nhất (784, giáp Tỳ, Vua Đức Tôn), xứ Hoài Tây Lộ, phủ thọ châu, huyện An phong, có kẻ dân họ Mao, vợ y là họ Châu, sanh một đứa con hình tướng rất quái, vì đầu trâu, chơn lừa, tai voi, vi cá ! cha mẹ toan muốn đem trấn nước chết cho rồi. Bé liền thốt tiếng người nói : con đây nguyên đời trước không tin nhân quả, từng ở chùa Khai Ngươn, phủ Lư Châu, có mượn 500 quan tiền và hai cây vải gai của thường trụ (chùa) để xài dùng, những vẫn để thiếu chịu chớ không trả, nên nay tội trừng phạt đây. Cúi mong Cha mẹ nhận nuôi, đợi lớn đưa đến chùa để con trả nợ. nhân đó, phải nuôi nấng đến 7 tuổi, đưa đến Chùa ở, hàng ngày quét đất để trả nợ trước thường thường cứ tự đánh vào thân mình, mà hô rằng : trả nợ ! do vì lại trái (trả nợ), nên thời nhân gọi là : Mao Lại Trái. Vua Đức Tôn ngự chế bài tụng rằng :
Kham ta Mao Trái dị nhân lưu,
Phụ khiếm tăng tiền nghiệp báo thù
Lưỡng phiến ngư tai liên tượng nhĩ,
Nhứt song lư cước đới trư đầu.
Tiền sanh tạo ác tâm vô quỷ
Kim nhứt chiêu ương khổ vị hưu.
Vị báo hậu hiền quân tử đạo.
Tăng tiền bất khả thiện tham cầu.
TẠM DỊCH
Xiết than Mao Trái lạ hình người !
Vì mắc nợ chùa nghiệp trả lui :
Vi cá tai voi đều cả cặp
Chơn lừa, đầu lợn chiếc va đôi.
Thuở xưa gây ác lòng không thẹn
Hiện kiếp mang ương khổ chẳng thôi
ngỏ với lớp sau; Tăng chúng đạo.
Tiền Chùa xài mượn đấy gương soi.
Mười đức Thầy trên giới đàn
Bốn thứ thường trụ
Tứ phương tăng cúng
Tam tụ Tịnh giới
Bảy điều phi
Giới số năm chúng
Đối với tội ngũ nghịch vô gián : hoặc mình làm, hoặc dạy người làm, hoặc thấy người làm mà mình vui theo.
Đây là riêng phát lộ từ xưa đến nay đã gây tội nặng nơi Vô gián.
Ngũ vô gián tức là địa ngục lớn A tỳ. làm những điều ngũ nghịch, thất nghịch là cái nhân tội Vô gián, sau đoạ xuống Địa ngục A tỳ là cái quả tội Vô gián, như : giết Cha, giết mẹ, giết A La hán, phá hoà hiệp Tăng, làm thân Phật ra máu, đó là năm nghịch; lại thêm giết hoà thượng, giết A xà lê, tức gọi là bảy điều nghịch.
Nghịch : Phản nghịch, sô là giữa cõi đời, cái ân đức rất lớn là duy có cha mẹ, nên Kinh nói : "Thương thương : Cha, Mẹ sanh ta khó nhọc, muốn trả đức ấy, như trời cao chẳng tột !" Do vì mười tháng cưu mang, ba năm bú sú, nuôi nâng nên người. kẻ làm con, lẽ phải : với mùa đông làm sao cho cha mẹ được ấm, mùa hạ làm cho được mát mẻ, sự hiếu dưỡng có phương pháp, như thế trọn đời, còn chẳng xiết trả đặng thay ! mà nay trở lại nghịch mạ, lại thâm chí làm điều giết hại, thế thì trời đất nào dung được nữa ! lẽ tất nhiên, sau phải đạo vào Địa ngục vô gián, chẳng đợi nói nữa !
A la hán, đã dứt hết phiền não, của kiến hoặc, tư hoặc, siêu ra ngoài tam giới sanh tử, đáng được thụ lãnh sự cúng dường của người và trời, để làm ruộng phước cho thế gian, vì người và trời nếu cung kính cúng dường sẽ đắc phúc vô lượng. thế mà nay lại làm phản giết hại đó, quyết đoạ Vô gián.
Tăng chúng đương hoà hợp đồng làm cái đạo pháp nhiệm mầu, mà có người ác nghịch nào, hoặc đem điều phi pháp ngoài đời đến để làm luỵ cho chúng Tăng, khiến cho đạo pháp bất thành, hoặc mắng, chê làm cho trong chúng lìa cách, không còn hoà họp nữa, đến đỗi thôi bỏ sự hành đạo, chúng phải giải tán, thế thì kẻ ác quyết đoạ vào Vô gián.
Phật xuất hiện ra cõi đời, để hoá độ vô lượng chúng sanh, để làm ngọn đèn tam giới, để làm từ phụ cả bốn loài, đối với Phật, người vô duyên muôn kiếp cũng khó gặp ! Lẽ ra chúng ta phải hướng về Phật để cầu tu học vô thượng; nay lại phản nghịch, huỷ báng, thậmchí làm cho thân Phật ra máu (sau khi Phật nhập diệt, làm những điều : huỷ đồ tượng của Phật, đập phá tượng đồng, và huỷ tượng Thánh, phá hoại chùa tháp v.v… đều đồng là tội xuất Phật thân huyết), người ấy sau khi mạng chung, vĩnh kiếp đoạ mãi ở ngục vô gián nơi mười phương thế giới !
Hoà thượng dịch : Lực sanh, do vì lấy sức trí tuệ, khiến người sanh trưởng cái đạo chánh diệu A xà lê dịch : Quỷ phạm Sư, do vì năng làm khuôn phép cho kẻ hậu học, nên noi gương bắt chước. lại dịch : chánh hạnh, do vì hay uốn ngay đệ tử, để trực tâm, trực hành theo. Đây có năm phần A xà lê.
Số là, sanh thành thân ta là Cha Mẹ; dạy ta khôn biết là thầy bạn; cha mẹ dùng tình ái để sanh thành ta, đó là cái ân hữu hạn ở thế gian, thầy bạn vì đạo Thánh nên dạy ta, đó là cái ân vô hạn, thành Phật ngoài thế gian. dẫu đến đầu đội trọn đời, còn chẳng hết ân được, nay lại phản nghịch sát hại, thì ắt là vĩnh đoạ Vô gián.
1) Thú Quả Vô gián : Thú : tức là đến, nghĩa là các chúng hữu tình, bất luận là nam nữ, lão ấu quới tiện, và Trời Rồng quỷ thần, hễ đã gây tội nghiệp cảm đến, thì thảy đều đồng chịu vào ngục vô gián.
2) Thụ khổ vô gián : Nghĩa là các chúng hữu tình, đối với các ngục : cây gươm, núi đao, vạc dầu sôi, lò lửa than, nước đồng nhựa sắt, chịu đủ mọi điều tội khổ, không cho thôi nghỉ.
3) Thời vô gián, nghĩa : các hữu tình đoạ xuống địa ngục này, trải qua vĩnh kiếp, chịu tội hành luôn luôn không giờ nào xăng hở thôi nghỉ.
4) Mạng vô gián là chúng sanh đoạ vào địa ngục này từ giờ mới vào cho đến trăm nghìn muôn kiếp, một ngày một đêm, muôn lần chết muôn lần sanh, mãi mãi không ngày hẹn ra.
5) Hình vô gián, là chu vi ngục này, bề ngang bề dọc đều rộng là tám vạn bốn nghìn dặm, tất cả chúng sanh ở trong đó chịu khổ, một người tự thấy mình bị hành tội đầy nhẩy trong chu vi ấy, mà nhiều người cũng mỗi mỗi đều tự thấy bị hành tội đầy nhẫy như thế.
Năm vị A xà lê
1. Xuất gia A xà lê : đức thế độ Bổn sư và trao cho mười giới Sa di.
2. Yết ma A xà lê : Khi thụ giới Cụ túc, vị đương đàn đứng ra làm phép bạch tứ yết ma.
3. Giáo Thụ A xà lê : Khi thụ giới Cụ túc, vị mà ở chỗ vắng hỏi các điều vấn nạn dạy khiến lên đàn khất giới và dạy những điều uy nghi.
4. Y chỉ A xà lê : Các vị chủ trì ở các phương làm chỗ cho người y chỉ, nhẫn đến cho ta y chỉ ít nhứt là một đêm đó.
5. Giáo độc A xà lê : Các vị dạy Kinh, giải nghĩa, giảng kinh, nhẫn đến dạy cho ta ít nhất là một bài kệ 4 câu v.v….
A xà lê : dịch Quỷ phạm sư : Thầy óc cái quỷ tắc ra khỏi thế gian, có thể làm sư phạm cho chúng sanh. Xưa nói : " Với Phật pháp mà nếu không ai nói, dù ta có huệ cũng không thể tự rõ đặng, nên muốn xuất thế học tu, thì phải trước do nơi Thầy A xà lê mới được".
Với mười điều chẳng lành : hoặc mình làm, hoặc dạy người làm, hoặc thấy kẻ khác làm mình ưa vui theo.
Đó là riêng phát lộ từ về xưa đã gây mười điều ác.
Vã chăng, làm điều trái lẽ thì nó gôm thâu ở trong mười sự bất thiện tức là thập ác. Trái lại thập thiện, thì có những trường hợp dứt dữ làm lành chẳng đồng nhau : hoặc chạm cảnh sanh tâm, buông lung cái tình hoặc ấy, thì thân khẩu ý tức thành mười điều chẳng lành. nếu vừa gặp cảnh liền ăn năn xét lại, thuận theo lẽ sáng biết thành thật, thì thân, khẩu, ý tức là mười lành.
Song, thiện ác đều do nơi tâm mà phát khởi, nên tâm hành mười thiện, thì cảm đặng quả về ba đường thiện là Trời, người và thần A tu la; còn tâm hành mười ác, thì cảm lấy ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
Kinh chánh pháp niệm nói : "Mười điều bất thiện đây, là cái nhân của địa ngục; vậy với thập thiện đạo, chúng ta cần phải học tu, thì với ác thú kia, chúng ta vẫn không đoạ lạc đến".

Thập ác
Dứt ác

Làm mười điều ác là cái nghiệp nhân sẽ đoạ xuống ba đường dữ là địa ngục ngạ quỹ bàng sanh; hành mười điều thiện là cái nghiệp nhân sẽ lên ba đường lành là trời, người, thần A tu la.
Dứt ác, tức là không tạo ác nữa, mà cũng chẳng hành thiện, đấy chỉ gọi là cái nghiệp nhân của nhơn đạo mà thôi.
Lại có thể : đã chẳng sát sanh mà lại phóng sanh, chẳng trộm cắp còn làm bố thí, chẳng dâm ô mà làm tịnh hạnh, chẳng nói dối, mà nói chân thật, chẳng nói lời thêu dệt, mà nói lời chắc ngay, chẳng nói lời miệng lưỡi đôi chiều, mà nói lời giải hoà dứt tranh chấp, chẳng nói lời thô ác, mà nói lời nhu nhuyến, ý chẳng tham lam, và tu pháp quán bất tịnh, ý chẳng sân hận mà tu pháp quán từ bi, ý chẳng ngu si mà tu pháp quán nhân duyên. Nói tóm : đã dứt thập ác mà hành thập thiện, đó là nhân để siêu lên 6 cõi trời dục.
Ngũ nghịch, thập ác, ngũ giới thập thiện đều phân ba phẩm
Với chỗ làm tội chướng : hoặc có che giấu, hoăc chẳng che giấu.
Đây là chung bày tỏ cái hoặc chướng của ba tội (một tự làm, hai dạy người làm, ba thấy làm vui theo) trước hoặc che chẳng che.
Trên kia nói chỗ ra làm các nghiệp: hoặc e mình mất tài lợi danh dự đi, nên che giấu mà chẳng phát lộ ra ; hoặc muốn vạch bày cái ác của người khác, để rõ điều ngay của mình, nên với chỗ làm đều tỏ bày mà không che giấu. hoặc với lỗi lớn thì che, lỗi nhỏ thì tỏ bày. hoặc ban đầu che mà sau lại tỏ bày, hoặc trước tỏ bày mà sau lại che. Hoặc can đảm nhỏ khiếp nhược mà che, hoặc can đảm lớn can cường mà tỏ bày.
Hễ có ra làm ác mà che đó là tội lớn, chẳng che đó là tội nhỏ. Như một cái nghiệp sát đã là trọng rồi, nếu mà giấu che đi, thì lại thêm cái tội có giấu che nữa.
Thế nên đối trước ngôi Tam Bảo và trước mặt chúng nhân, phải trực tâm thổ lộ hết ra, không mảy giấu che, mới có thể cho sám hối.
Duy thức nói : "Kẻ giấu tội, sau ắt ăn năn buồn, vì chẳng được an ổn". Kinh Lăng Nghiêm chép : "ngươi nay muốn nghiên cứu đạo vô thượng Bồ đề để phát minh chân tánh, thì phải trực tâm trả lời những chỗ ta hỏi, ngươi phải biết, các đức Như Lai xưa, nguyên đều lấy cái trực tâm mà đắc thành đạo".
Phải đoạ : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, bao nhiêu ác thú khác, chốn biên địa, dòng hạ tiện, và những kẻ miệt lệ xa.
Đây là chung kể bày nơi văn trước về chỗ tạo hoặc nghiệp, phải theo cái nghiệp thế nào mà rước lấy cái quả báo thế nấy.
Hai chữ "phải đoạ", nghĩa nó suốt ngay xuống đến câu "miệt lệ xa". Là nói : văn trên rằng chỗ tạo ác nghiệp, thì lẽ tất nhiên phải tuỳ cái nghiệp đó hoặc khinh hay trọng mà phải lãnh cái quả báo đoạ ở nơi ác thú ấy, nên từ địa ngục sắp xuống bảy câu đó, là những chỗ chịu quả báo đấy.
Địa ngục :dưới quả đại địa, cách năm trăm dặm có các địa ngục lớn là tám sở ngục lạnh, tám sở ngục nóng (sẽ có biểu đồ ở văn Mông Sơn sau).
Ngục Vô gián ở lớp đây của tám ngục nóng, chúng sanh ở ngục đấy nầy bị lửa nghiệp đốt cháy tưng bừng, không giờ nào được tạm nghĩ, tội hành cứ chết đi sống mãi, chỉ kể một ngày một đêm đã có muôn lầ tử muôn lần sanh, nên gọi là vô gián. Còn bảy lớp ngục trên, gọi là hữu gián, vì là hoặc được có chút khi đình việc hành tội khổ.
Mỗi ngục có bốn cửa, đều có mười sáu sở du tăng (dạo thêm, là tội nhân đạo vào sở đó thì khổ lại càng thêm), khổ không thể nói ! Bực nghịch ác thượng phẩm, hễ tội trọng thì sanh vào ngục vô gián, còn tội khinh thì sanh vào ngục hữu gián.
Tội báo của ngạ quỷ : thường ở bên nước, mà chỉ thấy toàn là lửa, hoặc có khi thấy được nước, nhưng vừa muốn uống thì nước nó liền hoá ra lửa đốt cháy cả thân thể ! như thế chịu khổ đói khát đốt cháy mãi mãi !
Bực nghịch ác hạ phẩm phải đoạ, thì phân làm ba phẩm chín loại (xin xem biểu đồ ở văn Mông Sơn).
Súc sanh, cũng gọi là bàng sanh, vì thân hình nó đi day ngang xương sống, nên gọi là Bàng. Chúng ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, thường chịu cái khổ kinh bố. dưới nước, trên bờ trên không cả ba chỗ đều có chúng ở. Các ác thú khác là chỉ cho các chỗ A tu la ở.
Chốn biên địa, là chỗ của các giống dân thiểu số ở như là : Đông di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch, những chỗ đất ruộng muối, giống Khương, giống Hồ, bên biển ngoài góc cùng, mấy hòn hoang đảo.
Giữa nước nhà là những nơi trung tâm thủ đô thành thị, vì trước tiên có nhiều Thánh hiền ra đời giáo hoá, có lễ nhạc, văn nhã, là những nước có chánh giáo rực rỡ tốt đẹp.
Các chốn biên địa, từ xưa nay không có Thánh nhân ra đời giáo hoá gì nên người ở các xứ ấy, chẳng biết lễ nghĩa tối, ngông, ngây, dữ, là cái chỗ dã man ưa làm những điều giết hại loạn luân.
Kẻ hạ tiện, là như làm nô bộc bị chủ sai khiến, và bị người ta khinh khi coi hèn.
Miệt lệ xa, dịch : ác kiến, nghĩa là những kẻ chẳng tin kính ngôi Tam Bảo, chê không nhân quả, đó là phá hai điều giới và kiến : với cái tội phá ái giới, còn có thể sám hối đặng; chớ phá cái kiến giới thì chẳng cho sám hối. Nay nếu có tin kính Tam Bảo, thì cũng có thể cho sám hối được.
Kinh nói : "Phải đoạ vào trong ba thú dữ, chịu cái kịch khổ trải qua vô lượng ngàn năm rồi, mới trở lại sanh nơi nhân gian làm thâncon trâu, con bò, con ngựa, con lừa, thác đà. hoặc đặng làm người thì sanh ở bực hèn hạ, như là làm tớ trai, tớ gái cho người, chịu người lùa đuổi sai khiến v.v… cũng có kẻ khi còn ở trong loài người bị thiếu nợ, sau khi mạng chung, liền sanh làm kẻ hạ tiện và ở những chỗ biên địa".
Như thế từ văn trước nói : lấy tài vật của Tháp, của Tăng, gâ tộingũ vô gián, các tộithập ác, dĩ chí mắc quả báo phải ở vào các chỗ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và các xứ bát nạn. cốt yếu mà nói : hễ trong cử chỉ, mà thân, khẩu, ý chỗ ra làm tội chướng đó, con nay gieo mình trước chư Phật, để mỗi mỗi phát lộ xin đều sám hối tất cả.
Đây là tóm kết nhẫn trên, với các tội, mỗi mỗi đều sám hối.
Như thế, là chỉ nói về trước. Các chỗ, là lời gôm bề rộng. Nay đã có lòng tin, mà chẳng gói giấu các điều tì vết, thì với chỗ ra làm các tội phá kiến giới, ái giới chăng chẳng sám hối.
Quán Kinh nói : "vì khen ngợi uy đức của A Di Đà Phật người này nghe rồi, dứt đặng tội sanh tử từ tám mươi ức kiếp, địa ngục lửa dữ hoá làm gió mát, gió thổi hoa trời, trên hoa có đức Hoá Phật đến rước tiếp người này". Lại nói : "Chí tâm xưng mười niệm : Nam mô A Di Đà Phật, vì xưng danh của Phật, với trong mỗi niệm trừ được tội trong đường sanh tử từ tám mươi ức kiếp, thấy hoa sen vàng hiện ở trước mặt, với trong một niệm, liền sanh sang nước cực lạc".
Đó chỉ xưng và lạy có một đức Phật, mà công đức còn được như thế, huống chi lại xưng và lạy cả danh của 89 Phật ư ? nay thì sám trừ tội chướng, tỷ như gió thổi quét đất, mảy muốn lông rác gì cũng không còn.
Nay chúng con ngửa cầu cả 89 Đức Phật và cùng tận pháp giới hết thảy chư Phật Thế Tôn sẽ lấy trí lực chứng minh cho chúng con, lấy mắt từ xem biết cho chúng con, lấy tâm từ bi ghi nhớ tưởng niệm chúng con, khiến chúng con sám hối, đem lại được thanh tịnh như xưa.
Đây là cần cầu chư Phật chứng minh và tự niệm cho việc lành sẽ trình bày sau này.
Nay ta dù thuộc về một cá nhân cầu sám, nhưng vụ tất là dấy cái tâm quảng đại để thay vì tất cả chúng sanh mà cầu sám, nên nói là chúng con. số là chư Phật đủ pháp tam minh nghĩa là một thiên nhãn minh, để chứng cho ta việc hiện tiền sám hối : hai Túc mạng minh, để xem biết căn lành đời trước của ta ; ba lậu tận minh, để mẫn niệm ta sau này được tăng tiến trên đường đạo.
Con lại đối trước chư Phật Thế Tôn, thốt lời trình các căn lành dưới đây như vầy :hoặc con đời này, hoặc con ở trong các đời khác, đã hành pháp bố thí. Hoặc đà giữ được giới thanh tịnh. nhẫn đến trong thời gian đó, đã làm được các việc : đốt hương, rải hoa, nhang đèn, quét đất, cúi đầu, chấp tay, đảnh lễ, tán thán, tụng Kinh, trì chú, tu thiền, cho đến ít nhứt là một vắt cơm đem cho súc sanh và các loại nhỏ. chỗ có công đức hoặc lớn hoặc nhỏ, cầu Phật chứng minh. Vả lại đời này hoặc đời khác đã từng tu tịnh hạnh, chỗ có căn lành được phần nào; hoặc đã từng phát tâm để khuyến hoá, thành tựu cho chúng sanh khiến chúng gieo nhân lành, chỗ có cái căn lành khuyến hoá được là bao; hoặc đã tầng tu hành đạo Phật bồ đề chỗ có căn lành được chừng mấy; nhẫn kịp đã tầng phát cái tâm để chứng trí Phật vô thượng, chỗ có cái căn lành của sơ phát tâm đó, là được như thế nào. nhẫn trên : từ nay và xưa những chỗ tu mỗi mỗi đã kể bày ra như thế đó, đều cầu Phật chứng minh, mẫn niệm cho, khiến cho chúng con đều được tăng trưởng phần đạo.
Đây là kể bày từ đời nay đến các đời khác đã tầng làm các việc lành.
từ câu "thốt lời trình các căn lành dưới đây như vầy" nghĩa nó suốt trùm xuống đến cấu "kịp" đã từng phát cái tâm để chứng trí vô thượng chỗ có căn lành".
Đời này là đời hiện nay, các đời khác nghĩa là đời trước lại còn có đời trước nữa, đời đời không cùng tận, tức là từ vô thỉ kiếp đến nay.
Nay phát lòng tin, ắt nhờ đời trước đã gieo hột giống lành chứa nơi ruộng lòng, nên nay mới có thể tin được như thế.
Kinh Kim Cang nói : "Đối với câu bài đây, người mà năng sanh lòng tin, lấy đó làm chắc, phải biết người ấy, chẳng những chỉ nơi chỗ : một Phật, hai Phật, ba, bốn, năm Phật mà trồng căn lành,mà đã tầng ở chỗ : vô lượng ngàn muôn Phật, trồng các cănlành, nên nghe bài câu đây, nhẫn đến mộtniệm sanh lòng tịnh tín đó, thì Như lai này đều thấy đều biết chúng sanh ấy có tất cả căn lành đó" thật thế.
Giới thanh tịnh : thân tâm chẳng phạm là thanh tịnh; ngừa phi dứt ác là giới; tức là : Ngũ giới, bát giới, thập giới, cụ túc giới, và Bồ tát giới, (tức kinh Phạm võng, mười trọng giới, 48 khinh giới, ắt phải mỗi giờ thường thường gìn giữ, như giữ ngọc Minh châu, không cho tổn thất một mảy.
Đây kể lên : bố thí, trì giới, tức là thứ nhất thứ nhì trong sáu độ. nhẫn đến : là lời vượt xổi qua.
Thí cho súc sanh đó, như có người lấy cơm dâng Phật, bấy giờ, ở dưới có con chó nó mừng đánh đuôi ngủng ngoẳng, Phật ngài sớt ra một phần cho nó ăn, rồi Phật hỏi đệ tử rằng : "Cúng Phật có cônglớn, hay thí cho súc có công lớn?" đệ tử thưa : "cúng Phật công lớn". Phật nói "công ấy vẫn bằng bực là lẽ sao? Phật vốn không ăn, do người phát tâm cúng dường, nên công đức vô lượng, con súc khi nó thấy người ăn,thì tâm nó mỗi niệm muốn ăn, nếu cho nó một phần ít, công đức cũng rất lớn, có thể kết được duyên lành qua đời sau sẽ độ nó giải thoát".
Trong kinh lại chép rõ : với bầy kiến, lấy một ít đồ ăn thí cho nó công cũng rất lớn v.v…
Hạnh thanh tịnh : đạo được nhuần, tâm được chuyên nhất là tịnh; rèn luyện sửa tập là hạnh. Nói lược, thì là giới, định, huệ nói rộng thì 37 phẩm trợ đạo, tứ đế, 12 nhân duyên, các hạnh lục độ v.v.. nhẫn đến tám vạn bốn ngàn các cửa ba la mật đều là đạo pháp để tu hành. Lại, không che giấu với chẳng che giấu, là nghĩa của tịnh hạnh.
Thành tựu chúng sanh : thí cho tài vật, khiến chúng không thiếu thống, thí cho pháp môn, khiến chúng tu đạo lành thí cho điều không sợ, khiến chúng chẳng kinh hãi.
Bồ đề, cựu dịch ; đạo tân dịch : giác. Nghĩa là giác chiếu nơi tự tâm, để hành đạo vô thượng. hoặc y nơi pháp thất bồ đề phần và tam bồ đề mà tu, do cái sơ phát tâm chẳng giữ được bền chắc, nên đời nay hãy còn chịu cái khổ sanh tử.
Trí Phật vô thượng, Phật : Trí tức là nhứt thế trí, và đạo chủng trí, nhứt thể chủng trí.
Chỗ có căn lành, là chỉ các việc và tất cả căn lành đã kể bày trên.

Ba Trí

Với ba trí của Biệt giáo thì so theo đây ; còn ba trí của Viên giáo thì hễ cử một tức là ba, mà nói ba là gồm một, ba với một nó viên dung với nhau, lẽ rất vi diệu khó nghĩ bàn.
Văn trên chỗ nói : nay, xưa đã làm tất cả căn lành lớn và nhỏ, họp lại mà nhóm, sánh so mà kể, dùng chiếc thẻ mà lường, mỗi mỗi thảy đều hướng lên cái giác đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Là lẽ phải vậy. song cái pháp hồi hướng đây, cũng đồng như cái pháp hồi hướng của chư Phật đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai đã làm, con nay cũng học theo cái pháp của chư Phật hồi hướng như thế mà hồi hướng đó, mới họp cách với quả tam miệu tam bồ đề.
Đây là kết đời nay đời trước, chỗ làm thiện căn, đều bắt chước chư Phật hồi hướng về đạo Phật.
Nay, xưa từng làm thiện căn là cái nhân tu, còn tam miệu tam bồ đề là quả Phật. việc lành bằng một mảy lông, tuy nhỏ, mà thể của nó vốn khắp, tỷ như một chút nước biển dính đầu sợi lông, tánh nó cũng đủ toàn vị mặn cả nước biển.
Thế nên, một không thì một tướng, nhiều không là nhiều tướng, không chấp nhỏ, thì tướng nhỏ, không chấp lớn thì tướng lớn, số một số nhiều không ngần ngại nhau, tướng nhỏ tướng lớn dung thông nhau là toàn nơi tâm pháp giới hồi hướng về chư Phật nơi pháp giới.
Các tội đều sám hối, các phước đều tuỳ hỷ và công đức thỉnh Phật, nguyện thành trí vô thượng trước sau, nay các Phật rất hơn với chúng sanh, vô lượng biển công đức con nay nghiêng mình lạy.
Bài tụng đây là lập lại trên : sám hối, bày lành, và hồi hướng đã kết.
"Các tội đều sám hối" là tụng lập lại khoa "phát lộ sám hối" trước kia. "Các phước đều tuỳ hỉ v.v… ba câu" là tụng lập lại khoa "thỉnh Phật, chứng minh, trần thiện" trước kia, "Trước sau nay v.v…bốn câu" là ba đời chư Phật. đối với chúng sanh, thì chư Phật có công đức tròn sạch vô lượng, sâu như biển cả, thế nên ta nay lòng chí thành cúi đầu đảnh lễ.
Dưới đây, là khắp dấy nguyện lớn để hồi hướng về Phật quả. Chính ở sau phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện trong Kinh Hoa nghiêm, là các bài kệ lập tụng lại mười nguyện lớn. Nay đã đối trước Phật phát lồ sám hối, ắt phải lập phát nguyện lớn để cầu lên quả Phật. song, với nguyện, duy có nguyện của đức Phổ Hiền là rất lớn, nay ta ắt phải bắt chước đó, để cầu cho chóng chứng quả Phật. Nên ngài Bất động Pháp Sư sao lục lại khắc in ra, để cho rộng cái tâm nguyện của các hành nhân vậy thôi.
Chỗ có thế giới trong mười phương
Ba đời tất cả nhân sư tử
Con dùng thân khẩu ý thanh tịnh
tất cả khắp lạy hết không còn
Sức uy thần hạnh nguyện Phổ hiền
khắp hiện trước tất cả Như lai
một thân lại hiện thân sát trần
mỗi mỗi khắp lại Phật sát trần.
Đây là kính lạy chư Phật
Hai câu trước là kể lên chư Phật nhiều bằng số vô tận ở mười phương. Con dùng …..hai câu là nói : ta dùng ba nghiệp thanh tịnh để khắp lạy vô tận chư Phật. Sức uy thần …bốn câu, là nói lên cái hạnh nguyện uy thần của đức Phổ hiền, ngài hiện thân ra nhiều bằng số vi trần, lạy khắp giáp cả chư Phật nhiều bằng số vi trần, nay ta cũng bắt chước theo đó.
Sư tử : dụ Phật. vì Phật là người vô thượng khắp đến mười phương đê thuyết pháp mà không sợ. kinh Niết bàn phẩm sư tử nói : "Như sư tử vừa ra khỏi hang, bốn chơn nó vấu xuống đất, đập đuôi rống tiếng, các loài thuỷ tộc, phải chim lặn xuống vực sâu, loài thú trên bờ đều núp trốn hang lỗ, loài phi cầm sa rớt xuống, các con thanh hương tượng lớn sợ chạy té phấn. tỷ dụ Phật ra đời, dùng viên âm nói pháp như sấm vang lớn, rúng dẹp chúng thiên ma, ngăn bạt bọn ngoại đạo, bèn là sư tử giữa loài người, nên gọi là "nhân sư tử"
Tổ Vĩnh Gia nói : "Sư tử rống, nói không sợ, loài thú vừa nghe đầu óc vỡ, voi xanh vụt chạy mất hơi hăng, trời trồng lặng nghe đều mừng rỡ".
Thân khẩu ý thanh tịnh : cái thân không cử động bậy, duy cử động theo pật pháp mà hành động; cái khẩu không nói bậy, duy nói theo Phật pháp mà nghĩ suy. Đã tịnh ba nghiệp tức là với trên thì khế nơi thân tâm thanh tịnh viên mãn của chư Phật, chư Phật đã vô lượng mà hoá thân của Phổ Hiền cũng vô lượng, các " Hoá Phổ Hiền" đều ở trước chư Phật, mà cái thân ở các chỗ lại hoá ra vô lượng thân nữa. mỗi mỗi thân khắp lạy vô lượng Phật; như thế một thân nữa, mỗi mỗi khắp lạy vô lượng Phật; như thế một thân giáp tội pháp giới, mà vô lượng thân mỗi mỗi giáp cùng pháp giới. thế thì Phật ta như một, viên dung vô tận.
lạy, chư Phật là cái cảnh chỗ lạy (bị ta lạy) ta là người năng lay, chư Phật tánh không ta cũng tánh không lấy cái không đây họp nhập với cái không kia, lẽ cảm ứng lẫn nhau, chẳng thể nghĩ bàn, Phật ta tuy không mà chẳng ngần ngại gì với hoá vô lượng thân lạy vô lượng Phật, sáng sáng lẫn ánh nhau, trọn thâu không ngại. dường như cái võng bằng lưới ngọc của Thiên Đế Thích : tia tia lặp lặp ngọc ngọc suốt nhau viên dung viên dung vô tận vô tận

Sáu tướng

Mười nguyện chúa lớn, mỗi nguyện đều đủ sáu trướng như một Phổ Hiền là chung. Hoá thân vô lượng là riêng, mỗi tướng không khác gọi đồng, mỗi thân lạy mỗi Phật gọi khác, trọn nên công đức rằng thành, tiêu về một niệm rằng hoại. Ngoài ra, còn nghĩa chi chi nữa, thì cứ so nghĩ theo đây có thể biết được tất cả.

Mười môn huyền

Với trong một bụi Phật số bụi
Trong hội chúng bố tát các chỗ
Không hết pháp giới bụi cũng thế,
Tin sâu chư Phật đều đầy nhẫy
đều dùng tất cả tiếng tăm lớn.
khắp ra không hết lời nói mầu
Tột qua vị lai tất cả kiếp
Khen Phật biển công đức rất sâu.
Đây là xưng dương tán thán đức Như lai.
Bốn câu trên, nói thân của chư Phật nhiều bằng số vi trần, đều khắp giữa pháp hội ở nơi các giới. bốn câu dưới, đức Phổ Hiền hoá ra vô lượng thân, đều dùng lời nói nhiều bằng số vô tận, tột qua đời vị lai để tán thán Phật có nhiều công đức.
Số là trong một hột bụi, lại có chư Phật nhiều bằng số mảy bụi thì trong những mảy bụi nơi vô tận pháp giới, cũng đều lại có chư Phật nhiều như số mảy bụi nữa, bấy nhiêu chư Phật, thân tâm mỗi mỗi khắp ở giữa chúng pháp hội nơi các giới, mà làm vị chủ, còn mỗi mỗi nơi bổn giới, Bồ tát và hoá Phổ Hiền dùng làm bạn, chính là chỗ bảo : Chủ bạn họp hoà, nhân quả suốt lẫn. Tỷ như giữa một tịnh thất có ngàn ngọn đèn mỗi ngọn nó thiệp liệp với nhau, mỗi ánh sáng tròn đầy, không ngại không hết.
Mỗi mỗi Phổ Hiền nhiều vô lượng, mỗi mỗi thốt ra vô lượng tiếng giọng như biển không hết, mỗi mỗi âm thanh thốt ra vô lượng lời nói hay, mỗi mỗi lời nói tốt qua đời vị lai để rộng ra tán dương biển công đức của chư Phật.
Dùng các tràng hoa tốt rất hơn,
Nhạc hay, hương hoa và tàng lọng,
Như thế đồ trang nghiêm rất hơn,
Con đem cúng dường các Như Lai.
Y phục rất hơn, hương rất tốt,
Hương bột, hương xông và đèn đuốc,
Mỗi mỗi đều như núi Tu di,
Con đều cúng dâng các Như lai.
Con dùng tâm hiểu hơn rộng lớn,
Tin sâu tất cả Phật ba đời,
Thảy dùng đức hạnh nguyện Phổ Hiền,
Khắp giáp cúng dường các Như lai.
Đó là rộng ra làm việc tu pháp cúng dường.
Tám câu trước : Đem năm món trấn tối thắng để cúng dâng. Bốn câu sau : Y theo đức Phổ Hiền vận cái tâm quảng đại để thân ra khắp cùng. Tràng hoa : cái mão bằng bông, bằng ngọc bằng hoa như mũ, và y phục là sắc trần và xúc trần.
Nhạc hay (kỹ nhạc, là nhạc do người khéo tấu lên nay đây quán Tâm sở thành ra nhạc, bây nay thanh tịnh không đắm) là Thanh trần. Hương thoa các thứ hương khác là hương trần. Tàng, lọng, đèn, đuốc v.v… là sắc trần. Thiếu món vị trần đó, là ắt bao hàm đủ trong năm món trần đây, mỗi mỗi lớn như núi Diệu Cao nhóm (Tu di, dịch : Diệu cao. Do bốn thứ báu họp thành, nên nói là Diệu, vượt khỏi lên trên các núi, nên nói là cao; bề cao tám vạn bốn ngàn dặm, bề rộng cũng như thế ), đều khắp ở vô lượng Phật, nên nói là rất hơn. Ta nay đều học làm theo hạnh nguyện của đức Phổ Hiền, vận tâm quảng đại mà thân ra phổ biến cúng dâng.
Kinh nói : "Mây hoa, mây mão, mây âm nhạc trời, mây tàng lọng trời, mây y phục trời, món món hương trời, hương thoa, hương xông, hương bột, mỗi mỗi cao như núi chúa Tu di, đốt mỗi mỗi đèn, đèn tô, đèn dầu, mỗi mỗi ngọn đèn như núi Tu di, mỗi mỗi dầu đèn như nước biển cả, lấy như vậy thảy mỗi mỗi đồ cúng, thường làm lễ cúng dâng".
Năm trần như thế, tức là lý Tam đế; vận tâm tức là tâm tam quán : chính khi quán tưởng cảnh trần, quày lại xét tự tâm mà khong cái tâm tướng, ngũ trần mà không trần tướng, đó là cái không quán, quán nơi chân đế. Quán tâm rờ rỡ, năm trần rõ rằng, đó là cái giả quán, quán nơi tục đế. Tâm thì phi rỡ rỡ, phi chẳng rỡ rỡ, trần thì phi rõ ràng, phi chẳng rõ ràng, không và tục chẳng hai, chân với giả như một, đó là cái trung quán, quán nơi trung đế. Đế và quán viên dung, tâm cảnh tương tức, tâm thuần là pháp, cùng pháp tương ưng, thế là chân tinh tấn, là gọi chân pháp cúng dường Như Lai. Kinh Tịnh danh nói "Với trong các cúng dường, chỉ có "pháp cúng dường là hơn hết".
Con trước chỗ gây các nghiệp ác,
Đều bởi vô thỉ tham, sân, si,
Từ thân, khẩu ý mà sanh ra,
Tất cả con nay đều sám hối.
Đó là sám hối nghiệp chướng bởi ba nghiệp gây ra từ vô lượng thỉ đến nay.
Tích : Những đời đã qua về trước. Do từ đời vô thỉ mống một niệm, vọng tưởng, hành động, nhẫn đến ngày nay, mà chịu sanh tử đã vô lượng. Chính chỗ mà người xưa đã bảo : "Kiếp trần sa lại kiếp trần sa, đền hết trần sa, kiếp chưa rồi !".
Song, từ bấy nhiêu kiếp lại nhay, mà thân, khẩu ý của chúng ta chỗ dấy ra các nghiệp ác (tức là mười ác, năm nghịch, xem biểu đồ ở trước) mỗi niệm mỗi niệm chẳng dừng, thì chỗ tạo ra nghiệp chướng cũng vô cùng vô tận ! Đều do nơi cái ý thức phát khởi ra ba độc là tham, sân, si rồi nó dẫn dắt đến thân nghiệp khẩu nghiệp, lan rộng ra mãi tạo nghiệp chẳng thôi !
Như ý thức nó dấy một niệm tham, thì nó lôi cuốn đến thân nghiệp, tạo tác sát sanh, thâu đạo, dâm dục thảy các tội. ý thức dấy một niệm sân, thì nó dẫn luôn đến khẩu nghiệp tạo ra các tội : vọng ngôn v.v… hoặc tham hoặc sân đều do nơi mê tình chẳng tỉnh giác là cái si tâm làm gốc, mà hễ một niệm đây chẳng dấy thì thôi, còn có dấy lên thì là si. từ một niệm đây, đến một niệm khác, niệm khác mãi chứa đến vô lượng niệm, mỗi niệm mỗi niệm, niệm mãi chẳng thôi.
Nếu với một niệm mới khởi đương niệm đó ta liền tỉnh giác lại, thì cái niệm thể vốn tỉnh giác được vốn không nên rất phải y theo tâm của đức Phổ Hiền, như pháp để sám hối ngõ hầu hai cái tội : Căn bản và chi mạt mới tan dần, tỷ như nước sôi đổ vào giá tuyết.
Mười phương thế giới chỗ có tất cả chúng sanh sáu đường.
Và Nhị thừa các Thanh Văn, Duyên giác : Tam quả nhẫn lại là bực Hữu học, và Tứ quả nhẫn đi là bực Vô học.
Lại tột mười phương tất cả Như lai, cùng mười phương tất cả Bồ tát.
Hoặc Thánh hoặc Hiền chỗ có làm các công đức mà con đều phát tâm tuỳ thuận hoan hỷ.
Đó là tuỳ hỉ các công đức của các bực Thánh Hiền.
Giữa lục đạo, duy có Nhân đạo và Thiên đạo là nhiều thiện, còn bốn đạo kia chỉ là ác cả, nhưng hoặc đã có căn từ kiếp trước, nay cũng có thể hành thiện được.
Nghiên cứu chân như, dứt diệt mê hoặc là bực Hữu học; chân đã cùng, hoặc đã tận là bực Vô học.
Kinh nói : "Nguyên các đức Như lai từ thuở mới phát tâm vì tất cả trí, mà riêng tu phúc huệ, chẳng tiếc thân mạng, trải qua nhiều số kiếp "Bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát cực vi trần", như thế tất cả khổ hạnh mà người đời khó làm được, nhẫn đến trọn nên đạo quả vô thượng, kịp đến vào Niết bàn, chia bủa xá lợi, chỗ có công đức, ta đều tuỳ hỉ.
Tất cả Thánh : Bồ tát, Duyên giác, Thanh Văn, chí của các Ngài cầu chứng Bồ đề, chỗ tu công đức, ta đều tuỳ hỷ.
Há chỉ Thánh Hiền mà thôi, song những chúng ở trong tất cả thế giới nơi mười phương kia, như sáu thú, bốn sanh cả thảy giống loài chỗ có công đức, nhẫn đến ít nhứt là việc lành bằng một mảy lông, ta đều tuỳ hỉ, mà cái tâm tuỳ hỉ đây, tâm niệm nào, tâm niệm nào, cũng đều khắp cả nơi pháp giới.
Mười phương chỗ có thế gian Đặng (chư Phật khắp soi)
Rốt trước thành tựu đạo Bồ đề,
Tất cả con nay đều khuyến thỉnh
Chuyển nơi xe pháp mầu vô thượng.
Đó là thỉnh Phật chuyển pháp luân (thuyết pháp).
Thế gian đăng : Đèn hay phá tan bóng tối, tỷ dụ Phật đem đèn khắp khai thị cho chúng sanh. Như lai không ra đời, muôn kiếp thường mờ tối.
Rốt trước thành tựu đạo bồ đề : Tức là đấng mới thành Phật. như đức Thích Ca năm lên 30 tuổi thành Phật, đó là về tích môn sơ thành. Còn luận về bổn môn thì Ngài vẫn đã thành Phật lâu rồi từ kiếp số trần điểm. nay vì chúng sanh nên hoá độ hiện tích môn, và nói sơ thành Phật.
Nay đây bất luận là sơ thành Phật, hay cửu thành Phật, ta thảy đều khuyến thỉnh, để chuyển xe diệu pháp (khuyên nói pháp mầu : đem Phật pháp chuyển nơi tâm chúng sanh khiến chuyển phàm tâm thành Phật tâm).
Kinh nói : "Ta phải trọn ba nghiệp : thân, khẩu, ý, mỗi mỗi phương tiện, nông nả khuyên mời Phật chuyển bánh xe pháp mầu".
Chư Phật nếu muốn thị (thị hiện) Niết bàn.
Con rất lòng thành mà khuyến thỉnh,
Chỉn xin ở lâu kiếp sát trần,
Lợi lạc tất cả các chúng sanh.
Đó là xin Phật còn trụ lại cõi đời.
Mười phương ba đời nhiều như số vô tận, nói là chư ba giác tròn đầy nói là Phật. niết bàn, dịch : Diệt độ, là diệt ba hoặc phiền não, độ hai bên sanh tử (phận đoạn, biến dịch). Lại, Niết bàn, dịch : Viên tịch, là với đức chăng chẳng tròn, với chướng chăng chẳng vắng (nghĩa bất động và nghĩa tịnh cực). Lại, Niết là nói chẳng sanh, Bàn là nói chẳng diệt.
Thị : Có chúng sanh làm cơ cảm, thì Phật phi sanh mà thị hiện sanh ra, với cơ hữu duyên hoá độ hết rồi, thì Phật phi diệt mà thị hiện ra diệt, do vì nếu Phật ở lâu mãi nơi đời, thì chúng sanh nó lấy làm thường, quen lờn mà chẳng mến kính, sỡ dĩ Phật thị hiện diệt độ, thì hoặc có chúng sanh phát chí tu học dõng mãnh, thế nên phải thị hiện diệt độ vậy thôi.
Rất lòng thành : là chuyên chủ một tâm già dặn chắc thật. Kinh nói : "Chỗ có các đức Phật Như lai nhiều bằng số tất cả Phật sát cực vi trần ở trong tột cõi pháp, cõi hư không mười phương ba đời, khi các Ngài sắp muốn thị hiện vào Niết bàn thì kim thân là mình vàng lu lờ ánh chói, ngọc hào, là lông trắng (giữa chặng mày) lui kém vẻ ngời, ngay bấy giờ ta do vì cái sức hạnh nguyện của Phổ Hiền, lòng chí thành khuyến thỉnh các Ngài chớ vào Niết bàn".
Kinh lại nói : "Chỉn xin Phật ở lâu nơi đời, trải qua nhiều kiếp bằng số cực vi trần trong tất cả Phật sát, để nói pháp mầu bằng số vi trần, giáo hoá chúng sanh, đều trồng căn lành, xông gây trọn nên, nở hoa trí huệ, kết trái bồ đề, lần hồi làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, đồng tròn nhứt thế chủng trí".
Chỗ có lạy kính chư Phật (là 1), xưng tán Như lai (là 2) rộng tu cúng dàng (là 3), dùng các phước ấy thường phải thỉnh Phật ở đời (là 7) và thỉnh chuyển pháp luân (là 6), tuỳ hỷ (là 5), sám hối nghiệp chướng (là tứ giả), từ trên đến đây, bảy nguyện chỗ có các thiện căn công đức, đâu chẳng hồi hướng cho chúng sanh nơi chín cõi, khắp nguyện đồng thời và đến đạo Phật mà sau thời mới thôi (là bát giả).
Ba câu trước là để xâu kết bảy nguyện trên kia; câu rốt là để hồi hướng cho chúng sanh kịp đạo Phật. nghĩa là chung kết công đức căn lành cả bảy nguyện, thảy đều hồi hướng chúng sanh, phổ nguyện chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Kinh nói : "Từ nguyện lễ bái, đến nguyện tuỳ hỉ, chỗ có công đức, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, nguyện cho chúng sanh thường được yên vui, không bao điều bịnh khổ, dẫu nó muốn làm ác pháp, thảy đều bất thành, chỗ tu thiện nghiệp đều mau thành tựu: ngăn đóng tất cả các ác thú, mở bày đường chánh Niết bàn cho Nhân thiên nhẫn đến thành tựu vô thượng Bồ đề.
Chữ phước trong câu "sở hữu lễ tán cúng dường phước", các bổn thiền môn nhựt tụng đều chép lộn làm chữ Phật, nguyên ở phẩm hạnh nguyện chép làm chữ Phước, chữ Phước nghĩa là công đức. Phổ giai hồi hướng, tức là thứ mười trong mười nguyện vương: những câu bất giả thường tuỳ Phật học, cửu giả hằng thuận chúng sanh, đều hàm nhiếp ở đây.
Tám Nguyện Sám Chương
Xin đem lấy công đức tốt đây,
hồi hướng cõi Chân pháp không trên,
đó là hồi sự hướng lý.
Câu trên, là chỉ về tám nguyện trước, là thuộc về sự; câu dưới, là hồi hướng về pháp giới, là thuộc về lý. Chí muốn thành mãn, rằng nguyện phát tâm rộng lớn, rằng thắng (tốt) ; tánh tâm không vọng rằng chân ; cừ lên nói các pháp cả mười pháp giới, duy là nhứt tâm làm thể, rằng chân pháp giới, làm tổng tướng nhứt tâm, để vạn pháp về đến.
Chỉn bởi, sự nó không có tự tánh, nó toàn do nơi lý mà thành, lý thì bặt mảy mún (không hình tướng) nương nơi sự để rõ ; các sự công đức đều do nơi tâm để phát khởi, tức phải hồi hướng trở về tâm, là chỗ người ta bảo : "Từ tâm pháp giới, dấy nguyện pháp giới, lấy nguyện pháp giới, quy về tâm pháp giới, tâm là lý, chứng lý đây, thì cả pháp giới đâu chẳng viên dung, là cớ phải thế.
Tánh : Đồng thể Tam Bảo, và Biệt tướng Tam Bảo là Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo của Tăng già, Tánh : tức là chân đế, Tướng : Tức là tục đế, tánh tướng như nhứt, tức là Nhị đế dung thông mà thành pháp "Hải ấn tam muội". Tam muội dịch : Chánh định; lìa bỏ cái định thiên tiểu và cái định tà, nên nói là Chánh; Chánh thụ, nghĩa là do trong định chẳng chịu các điều chịu, chỉ là nhứt tâm chánh thụ. Song, hai đế toàn thể là chánh thụ, tánh nó tuyệt hẳn cái định thiên tiểu và cái định của tà ngoại, toàn thể vẫn thanh tịnh viên minh, khắp bao hàm pháp giới, như đại hải lóng trong, khắp ấn kiền khôn. Tam muội như thế đều nhứt tâm của con sở tạo ra, mà nhứt tâm có vô lượng công đức dường như đại hải vô nhai. Con nay thảy đều trọn hồi hướng lên quả Phật vô thượng.
Đó là hồi nhân hướng quả.
Hai câu trước là chỗ "sở chứng" ; câu ba là tổng kết công đức; câu rốt là người "năng hướng".
Tánh : tức là thánh Tam Bảo; Tướng : Tức là biệt tướng Tam Bảo. Tự tánh có trí huệ trọn chiếu pháp giới là Phật bảo; tự tánh lóng vắng trọn đủ có các pháp là Pháp bảo ; tự tánh vừa vắng vừa soi hoà lẫn nhau là Tăng bảo; tức là "nhứt thể Tam Bảo".
(Biệt tướng Tam Bảo, có biểu đồ đã rõ ở trước)
Tánh Tam Bảo là Thể, Tướng Tam Bảo là Dụng, Dụng không riêng Dụng, đều do Thể thành, Thể không riêng Thể đều tự Dụng rõ; Thể tánh vốn bặt mảy mún, là chân đế ; Tam Bảo diệu dụng đều rỡ, là tục đế : Dụng tuy đều rỡ, mà với đương thể không thấy, với thể tuy không thấy mà diệu dụng rõ ràng, thì Nhị đế dung thông, Tam muội sáng suốt, dường như biển cả lóng trong, ấn nơi muôn loài vật tượng, đâu chẳng rõ bày, tức là trung đế, chân đế hải ấn tam muội, bặt tất cả pháp, là tánh Tam Bảo ; tục đế hải ấn tam muội, thuần tất cả pháp, tánh tướng nhứt như, hai đế dung thông, là dung thông Tam Bảo. Đây thì biển tánh công đức của vô tận chư Phật , đâu chẳng ấn nơi tam muội. Mà tam muội là duy nhứt tâm của ta, đem nhứt tâm đây chỗ có đủ công đức, thảy đều hồi hướng lên vô thượng Phật quả.
Chỗ có chúng sanh thân, khẩu, ý,
Thấy lầm chê bai chấp : ngã, pháp,
Như thế tất cả các nghiệp chướng,
Thảy đều tiêu diệt hết không còn,
Mỗi niệm trí giáp nơi pháp giới,
Rộng độ chúng sanh đều chẳng lui.
Đó là hồi tự hướng tha.
Bốn câu trước, là nói diệt hết nghiệp chướng của chúng sanh; hai câu sau là nói nguyện trí giáp chẳng lui.
Số là chúng sanh bị tà kiến rồi mê hoặc nơi tự tâm, nên miệng nói lời chê bai Phật pháp thân ra làm sát, đạo dâm; ý dấy tham sân si, chẳng tin nhân quả, rộng ra tạo tác tội lỗi. ta nay chỗ tu công đức, phổ nguyện tất cả chúng sanh, thảy đều tiêu diệt hết các nghiệp chướng từ lịch kiếp.
Hỏi : Người kia tạo nghiệp thì lẽ ra nó tự sám hối lấy, chứ không thể đem công năng của ta để sám hối nghiệp chướng của người được sao ?
Đáp : Là vì thiên tánh nó quan hệ với nhau. Kinh Lăng Nghiêm nói : "Tâm, Phật và chúng sanh là ba ấy không sai khác". Thế, thì kia tạo nghiệp, đâu chẳng ở trong tâm ta, thì tâm ta cũng ở nơi trong nghiệp thức kia, sỡ dĩ trí lực của ta có thể diệt được nghiệp kia, chuyển khiến chúng sanh, mỗi niệm đem tâm vào cái trí lực, để chứng cái lý pháp giới của chư Phật, tâm vần cái quyền trí để độ chúng sanh trong pháp giới tiến đến bực bất thối.
Nhẫn đến : một pháp Hư không thế giới hết, hai pháp chúng sanh, và ba pháp nghiệp, bốn pháp phiền não đều hết như thế bốn pháp thể nó rộng lớn không ngần, nguyện con nay dấy đại nguyện công đức của Phổ Hiền để hồi hướng cũng như thế xứng tánh rộng lớn không hết.
Đó là xâu kết cái nguyện không hết.
Nhẫn đến ấy là từ "mỗi niệm tri giáp pháp giới".
Ngoài ra còn có chỗ làm, nhẫn đến công đức dù nhỏ nhứt bằng một tí một hào, mà thể nó đều giáp khắp, tỷ như một nhễu nước biển dù ít, mà nó cũng trọn đủ mùi mặn của đại hải.
Lại, bốn pháp ấy dù vọng mà thể nó xứng tánh vốn chẳng thể hết, ta nay y theo hạnh nguyện hồi hướng của Phổ Hiền, cũng đều xứng tánh viên mãn, thì bốn pháp đều là thanh tịnh giáp tròn".
Kinh nói : "Cõi hư không hết, nguyện ta mới hết, bởi cõi hư không chẳng thể hết, nên mười nguyện của ta đây không có tột hết, như thế, nhẫn đến bao giờ cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh hết, phiền não của chúng sanh hết, thì nguyện của ta mới hết, mà cõi chúng sanh, nhẫn đến phiền não không có hết, thì mười nguyện của ta đây không có hết, cũng mỗi niệm nối nhau, không có xăng dứt thân, ngữ, ý ba nghiệp không có mõi chán".
Cúi lạy đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát (3 lần)
Tu lễ cúng vô tận, để cúng Phật nhiều vô tận, nên gọi là "Đại". Cái hạnh siêng làm, tội kiếp chẳng mỏi, nên nói là "Hạnh". Hạnh nhẫy pháp giới, gọi là "Phổ" ; ngôi gần bực cực Thánh, gọi là "Hiền". Không ngần phước tốt, chẳng vượt hạnh môn, chư Phật, Bồ tát, từ nơi hạnh môn mà sản xuất.
Nên trên hội Hoa Nghiệm, đưa Phổ Hiền lên làm trưởng tử, do vì hạnh nguyện xứng tánh giáp khắp, nên nói là "Nguyện vương". Nếu chúng sanh y theo mười nguyện đây mà tu, thì đương thể cùng khế họp nhau với Phật !
Hết Hồng danh sám hối,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]