Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tựa, 2. Lời nói đầu

21/05/201318:10(Xem: 9090)
1. Tựa, 2. Lời nói đầu

Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên

1. Tựa
2. Lời nói đầu

Thích Hành Trụ

Nguồn: Thích Hành Trụ dịch

Tựa

Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta. Ý câu này, Ngài bảo đệ tử của Ngài, ai muốn tu, muốn hành theo hạnh Ngài thì phải rõ các hành vi của ngài. Nghĩa là: xét rõ nguyên nhân của Ngài, sẽ tin và làm theo, chớ đừng làm càn, tin bướng thì khác nào không phải lương y mà giả xưng là lương y, cách đó rất tai hại.
Chúng ta nên biết: "Bồ Tát thị hiện phàm phu, chính phàm phú đó là hóa thân Bồ tát; còn phàm phu giả xưng Bồ tát thì Bồ tát ấy là Bồ tát của phàm phu". Nếu đem tâm phàm phu đó hành xử thì chỉ chuốc lấy phiền não khổ đau.
- Không rõ nguyên nhân mà cứ tin Ngài là tin theo lối mê tín.
- Tưởng Ngài là một vị Thần Thánh u u minh minh, linh linh hiển hiển, có quyền ban phước hay giáng họa là tin theo lối dị đoan.
- Tin Ngài, thờ phụng Ngài, sau khi chết được Ngài đem về cõi Cực Lạc, mà không biết Ngài là người chi, không rõ nguyên nhân Ngài đã làm những gì, ấy là tin theo lối thần quyền.
Như vậy, muốn tin một cách chính đáng "chánh tín" - Là một Phật tử chơn chánh không nên tin vào thần quyền, dị đoan và mê tín như trên; mà cần phải học hỏi nghiên cứu giáo lý Phật Đà một cách tường tận rồi mới tin và làm theo.
Chúng ta học Kinh này nên có sự suy gẫm "Chánh tư duy"; càng đọc sâu càng thấy rõ trong đó có rất nhiều nguyên nhân và sự tích. Vậy các tín đồ Phật giáo tin Phật bằng cách nào, Đức Thế tôn đã dạy đầy đủ trong quyển Kinh này.

Nam mô Bổn sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
Dịch giả CẨN CHÍ

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: "Nếu người muốn rõ biết hết thảy Phật ba đời, hãy nghiệm trong Pháp giới tánh, tất Duy Tâm tạo"
Luận: Duy tâm tịch tịch biến khắp mười phương, Pháp tánh như như viên dung một trí mầu, ứng nơi cảnh sắc thinh, lưu lộ chiếu trong tầm mắt
Tựu trung: Phản vọng quy chơn. Trực hạ: Bội trần hiệp giác. Pháp mầu của Tâm như vậy, muốn khiến chúng sanh ngộ nhập.
Ôi! Căn cơ đã chẳng một, pháp lập có nhiều môn: Hoặc Kinh "Tu Đa La", hoặc kệ "Dà Đà", Kinh "Bổn Sự", kinh "Bổn Sanh", kinh Vị Tằng Hữu cũng nói Nhơn Duyên và lời ví dụ với Kinh Kỳ Dạ, Ưu Bà Đề Xá Kinh.
Chính bộ Kinh của Ta đây, tùy thuận chúng sanh mà nói, Ta lập phương tiện đây khiến đặng vào HUỆ PHẬT. Đây là từ đầu chí cuối, Ta chỉ vì một đại sự nhân duyên, mà xuất hiện ra đời.
Riêng Kinh này nhan đề: "Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên". Vì sao? Bởi do Phật vì độ ông La Hầu La xuất gia. Nên trong hội này nhơn Thiên được nghe Pháp chưa từng có.
Cho nên tên Kinh "Vị Tằng hữu Thuyết Nhân Duyên". Song chẳng những kinh này tên là "Vị Tằng Hữu" mà vô lượng pháp môn của Phật nói ra cũng lại như vậy.
Cho nên: Hôm nay trong hội hiệp khắc Kinh này làm mối đầu, kính in Pháp Bảo vô lượng bất khả tư nghì, ấn tống cả thế giới bất khả tư nghì, rộng ích chúng sanh bất khả tư nghì.
Nguyên Kinh này: Trong Năm thời, Tám giáo: Nói Đốn giáo cũng được. Nói Tiệm giáo cũng được. Nói Bất định giáo cũng được. Nói Bí mật giáo cũng được. Vì sao? Do vì đủ nhân duyên nói bốn món "Tất Đàn"; như nói:
1. Chúng sanh nghe pháp môn này hoặc đặng lợi ích hoan hỷ, ấy là thế giới Tất Đàn
2. Hoặc là đặng lợi ích sanh thiện là vị nhơn Tất Đàn
3. Hoặc đặng lợi ích biệt ác, là đối trị Tất Đàn.
4. Hoặc đặng lợi ích nhập chánh lý, ấy đệ Nhất nghĩa Tất Đàn; Bốn hóa PHÁP và bốn Hóa NGHI như vậy, dung nhiếp khó nghĩ bàn. Cho nên nói:
"Phật giáo môn, diệc phục như thị".
Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên: thượng, hạ, hai quyển.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]