- 1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng
- 2. Quán Âm Khiêu
- 3. Long Nữ bái Quán Âm
- 4. Chữ "tâm" trên đá (hay Quán Âm độ Thiện Tài)
- 5. Quán Âm độ Vi Đà
- 6. Quán Âm độ Di Lặc
- 7. Quán Âm và 18 vị La Hán
- 8. Quán Âm thâu tứ đại Kim Cang
- 9. Quán Âm thu phục Già Lam
- 10. Quán Âm không chịu đi (Cư Sĩ Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh)
- 11. Hải Thiên Phật Quốc
- 12. Tháp Đa Bảo
- 13. Hai rùa nghe pháp
- 14. Đài Thiên Đăng
- 15. Đoản Cô Đạo Đầu
- 16. Bát Giác Đình
- 17. Thung lũng cát bay
- 18. Cổ Phật Động
- 19. Kỷ Bảo Lĩnh
- 20. Quán Âm và thổ địa
- 21. Hoa Đạo vẽ trộm tượng La Hán
- 22. Chuông thần
- 23. Hòa thượng Lịch Sơn bắt rùa
- 24. Giếng thần tiên
- 25. Tám bức tranh Quán Âm
- 26. Bạch Y Quán Âm
- 27. Bia Dương Chi Quán Âm
- 28. Đa Bảo Quán Âm
- 29. Tống Tử Quán Âm
- 30. Thủy Nguyệt Quán Âm
- 31. Mã Đầu Quán Âm
- 32. Thánh Quán Âm
- 33. Quán Âm hiến sò
- 34. Ngao Đầu Quán Âm
- 35. Quán Âm, vợ Mã Lang
- 36. Quán Âm ba mặt
- 37. Cá ngao kéo kinh Phật
- 38. Truyền tích am Mai Phúc
- 39. Truyền tích núi Cẩm Bình
- 40. Cõng đá lui quân giặc
- 41. Hòa thượng giả bị phạt
- 42. Lầu Quán Âm
- 43. Quán Âm trì kinh
- 44. Quán Âm trị chuột tinh
- 45. Trói quỷ La Sát
- 46. Quán Âm đi chân đất
- 47. Quán Âm bán dầu
- 48. Hòa thượng Trúc Thiền vẽ Bồ tát Quán Âm
- 49. Chuyện lạ của Hòa thượng Nhất Phong
- 50. Đảo Bồng Lai bị nhận chìm
- 51. Quán Âm ngàn mắt ngàn tay
TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Có một bức họa nổi tiếng như thế, am Dương Chi rất là tấp nập. Nào là những bậc học sĩ phong nhã, nào là khách hành hương đến lễ núi Phổ Đà, ai cũng muốn đến nhìn ngắm, lễ bái, ngày nào khách khứa cũng đến như nước chảy xiết không ngừng, khiến cho am Dương Chi nổi tiếng như cồn.
Có người khuyên Như Quang hòa thượng nên đem bức tranh quý vẽ pháp tượng Bồ Tát Quán Âm treo trên chánh điện nhưng ngài sợ đông người tạp nhạp làm hư hoại bức tranh, nên chỉ thờ bức tranh ấy trong một thiền phòng ở viện sau.
Một hôm, có một cụ già quắc thước, tóc bạc phơ đến am Dương Chi, đứng trước bức tranh Quán Âm ngắm nghía thật lâu, chân đi không đành. Hoà thượng Như Quang thấy thái độ cụ già như thế bèn đến chắp tay xá:
– Thí chủ có vẻ ái mộ bức tranh này?
Cụ già cũng vái trả đáp lễ đáp rằng:
– Đẹp lắm! Vẽ đẹp lắm! Bút tích thật là tuyệt diệu, đáng cho hậu thế khâm phục! Tại sao Pháp sư không cho tạc bức tranh này lên đá, thờ trên chánh điện cho đại chúng lễ bái?
Hoà Thượng Như Quang nghe thế thật đúng tâm ý của mình nên vội đáp:
– Đúng thế, đúng thế! Ý của cụ rất hay, nhưng hiện nay tìm đâu cho ra một người thợ điêu khắc tài hoa tinh xảo?
Cụ già nói:
– Nếu như Pháp sư không chê, có thể để cho lão tạc thử xem được không?
Hoà thượng nhìn lão già trân trân, gật đầu đồng ý. Hôm sau, cụ già cõng một khối đá xanh bằng phẳng trơn tru đến phòng thiền ở viện sau. Cụ ngồi trước bức tranh ngắm nhìn nguyên cả một ngày, rồi cười cười bỏ đi.
Hôm sau nữa, cụ già lại cõng đến đủ thứ dụng cụ khắc tượng, lại ngồi trước bức tranh ngắm nhìn nguyên cả một ngày, rồi cười cười bỏ đi.
Cụ già ngồi trước bức tranh ngắm nhìn ba ngày, rồi suy nghĩ thêm ba ngày, đến ngày thứ 7, cụ cầm cây bút tre, chuyên chú vẽ lại bức tranh trên khối đá xanh. Vẽ xong, cụ bèn dùng mũi nhọn và sắc của cái đục, vừa đục vừa tạc, bắt đầu điêu khắc. Hoà thượng Như Quang sai người đem cơm chay đến, cụ không dùng; cho người đem trà thơm lên, cụ không uống, cứ thế cho đến khuya khoắt, cứ “bong bong, bong bong” mà đục mà khắc liền tay.
Không biết trải qua bao ngày bao đêm như thế, đột nhiên một đêm nọ, tiếng “bong, bong” ngừng bặt, hoà thượng Như Quang vội vàng mặc y áo ra khỏi giường, đến phòng thiền ở phòng sau xem xét, thì không thấy cụ già đâu nhưng có một bia đá tạc hình ngài Quán Âm đã dựng ở đấy rồi, và bức tranh tạc tên đá giống hệt như bức tranh mẫu. Hoà thượng Như Quang rất hài lòng, đem phiến đá tạc hình ngài Quán Âm thờ ở chính điện. Từ đó, khách đến am lễ bái lại càng đông hơn nữa.
Đến năm Vạn Lịch nhà Minh, có một đêm tối đen như mực, đưa tay ra không nhìn thấy năm ngón, am Dương Chi bị lửa cháy, lửa cao tới trời, tất cả chỉ còn lại đống tro tàn, bức hình Ngài Quán Âm cũng không thoát khỏi ách nạn. Hoà thượng Như Quang xông tới đống ngói còn nóng như thiêu đốt, dùng tay trần mà bới mà đào, vẫn không sao tìm thấy bia đá có tạc hình Ngài Quán Âm. Ngài cứ quay cuồng nơi ấy, tâm lo lắng như nung như nấu. Chúng tăng trong chùa thấy hoà thượng như vậy, một mặt thì an ủi, một mặt thì chia nhau đi các núi, các thung lũng tìm kiếm, nhưng tìm khắp núi Phổ Đà cũng không tìm ra dấu vết.
Một buổi trưa nọ, có một chú tiểu đến trước mặt hòa thượng nói:
– Sư phụ ơi, đừng khóc nữa, bảo tượng Bồ Tát Quán Âm đã trở về rồi!
Ngài Như Quang mở đôi mắt nhòa lệ nhìn chú tiểu nói:
– Con đừng nói lời an ủi ta, ta đau lòng quá rồi!
Chú tiểu thành thật nói:
– Thật mà, sư phụ, đệ tử có bao giờ nói dối đâu! Không tin, thỉnh sư phụ tới xem!
Hoà thượng Như Quang nửa tin nửa ngờ, theo gót chú tiểu đến cửa Nam Thiên. Thoáng nhìn, ngài thấy trên một bãi cát không xa bờ biển, bia đá có khắc tượng Dương Chi Quán Âm nghiêng nghiêng tựa trên mặt một tảng đá ngầm, sáng loáng phát quang dưới ánh mặt trời, tợ như từ dưới biển trồi lên, nổi trên mặt nước mới tấp vào bờ vậy.
Hoà thượng Như Quang mừng không thể tả, lập tức bảo chúng tăng khiêng bia về am.
Làm sao bia Dương Chi Quán Âm lại từ dưới biển trồi lên? Nguyên do là đêm tối trời ấy có một tốp “giặc lùn” lén mò lên Phổ Đà Sơn, không ăn cắp được tranh bèn lấy trộm Quán Âm bia rồi còn đốt cháy am Dương Chi nữa. Có ngờ đâu khi tàu cướp vừa đến biển Liên Hoa, một trận gió dữ thình lình nổi lên, tàu giặc mất phương hướng, bị sóng xô giạt tới cửa Nam Thiên, húc phải đá ngầm khiến tàu bị lật, bia đá Quán Âm mới dựa nghiêng trên mặt tảng đá ngầm như vậy.
Tìm được bia đá rồi, trước hết, hoà thượng Như Quang đem bia tới chùa Phổ Tế thờ tạm, đợi am Dương Chi xây lại xong mới nghênh tiếp bia về nguyên xứ. Cho đến ngày nay, hễ đến Phổ Đà Sơn du lịch, ai cũng muốn được ngắm nhìn một lần tấm bia Quán Âm đã thoát được tai ách lớn và nghe lại một lần truyền thuyết của tấm bia ấy.
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
27. BIA DƯƠNG CHI QUÁN ÂM
Đương gia hòa thượng của am Dương Chi tên là Như Quang, có giữ trong am một bức tranh do vị họa sĩ nổi danh đời Đường là Diêm Lập vẽ. Đó là bức “Quán Âm Đại Sĩ đồ tượng”. Tranh vẽ Quán Âm Đại sĩ đầu đội mão châu ngọc, khoác áo gấm, tay phải cầm cành dương liễu, tay trái cầm tịnh bình, linh động như người sống, thật là diệu tướng trang nghiêm.Có một bức họa nổi tiếng như thế, am Dương Chi rất là tấp nập. Nào là những bậc học sĩ phong nhã, nào là khách hành hương đến lễ núi Phổ Đà, ai cũng muốn đến nhìn ngắm, lễ bái, ngày nào khách khứa cũng đến như nước chảy xiết không ngừng, khiến cho am Dương Chi nổi tiếng như cồn.
Có người khuyên Như Quang hòa thượng nên đem bức tranh quý vẽ pháp tượng Bồ Tát Quán Âm treo trên chánh điện nhưng ngài sợ đông người tạp nhạp làm hư hoại bức tranh, nên chỉ thờ bức tranh ấy trong một thiền phòng ở viện sau.
Một hôm, có một cụ già quắc thước, tóc bạc phơ đến am Dương Chi, đứng trước bức tranh Quán Âm ngắm nghía thật lâu, chân đi không đành. Hoà thượng Như Quang thấy thái độ cụ già như thế bèn đến chắp tay xá:
– Thí chủ có vẻ ái mộ bức tranh này?
Cụ già cũng vái trả đáp lễ đáp rằng:
– Đẹp lắm! Vẽ đẹp lắm! Bút tích thật là tuyệt diệu, đáng cho hậu thế khâm phục! Tại sao Pháp sư không cho tạc bức tranh này lên đá, thờ trên chánh điện cho đại chúng lễ bái?
Hoà Thượng Như Quang nghe thế thật đúng tâm ý của mình nên vội đáp:
– Đúng thế, đúng thế! Ý của cụ rất hay, nhưng hiện nay tìm đâu cho ra một người thợ điêu khắc tài hoa tinh xảo?
Cụ già nói:
– Nếu như Pháp sư không chê, có thể để cho lão tạc thử xem được không?
Hoà thượng nhìn lão già trân trân, gật đầu đồng ý. Hôm sau, cụ già cõng một khối đá xanh bằng phẳng trơn tru đến phòng thiền ở viện sau. Cụ ngồi trước bức tranh ngắm nhìn nguyên cả một ngày, rồi cười cười bỏ đi.
Hôm sau nữa, cụ già lại cõng đến đủ thứ dụng cụ khắc tượng, lại ngồi trước bức tranh ngắm nhìn nguyên cả một ngày, rồi cười cười bỏ đi.
Cụ già ngồi trước bức tranh ngắm nhìn ba ngày, rồi suy nghĩ thêm ba ngày, đến ngày thứ 7, cụ cầm cây bút tre, chuyên chú vẽ lại bức tranh trên khối đá xanh. Vẽ xong, cụ bèn dùng mũi nhọn và sắc của cái đục, vừa đục vừa tạc, bắt đầu điêu khắc. Hoà thượng Như Quang sai người đem cơm chay đến, cụ không dùng; cho người đem trà thơm lên, cụ không uống, cứ thế cho đến khuya khoắt, cứ “bong bong, bong bong” mà đục mà khắc liền tay.
Không biết trải qua bao ngày bao đêm như thế, đột nhiên một đêm nọ, tiếng “bong, bong” ngừng bặt, hoà thượng Như Quang vội vàng mặc y áo ra khỏi giường, đến phòng thiền ở phòng sau xem xét, thì không thấy cụ già đâu nhưng có một bia đá tạc hình ngài Quán Âm đã dựng ở đấy rồi, và bức tranh tạc tên đá giống hệt như bức tranh mẫu. Hoà thượng Như Quang rất hài lòng, đem phiến đá tạc hình ngài Quán Âm thờ ở chính điện. Từ đó, khách đến am lễ bái lại càng đông hơn nữa.
Đến năm Vạn Lịch nhà Minh, có một đêm tối đen như mực, đưa tay ra không nhìn thấy năm ngón, am Dương Chi bị lửa cháy, lửa cao tới trời, tất cả chỉ còn lại đống tro tàn, bức hình Ngài Quán Âm cũng không thoát khỏi ách nạn. Hoà thượng Như Quang xông tới đống ngói còn nóng như thiêu đốt, dùng tay trần mà bới mà đào, vẫn không sao tìm thấy bia đá có tạc hình Ngài Quán Âm. Ngài cứ quay cuồng nơi ấy, tâm lo lắng như nung như nấu. Chúng tăng trong chùa thấy hoà thượng như vậy, một mặt thì an ủi, một mặt thì chia nhau đi các núi, các thung lũng tìm kiếm, nhưng tìm khắp núi Phổ Đà cũng không tìm ra dấu vết.
Một buổi trưa nọ, có một chú tiểu đến trước mặt hòa thượng nói:
– Sư phụ ơi, đừng khóc nữa, bảo tượng Bồ Tát Quán Âm đã trở về rồi!
Ngài Như Quang mở đôi mắt nhòa lệ nhìn chú tiểu nói:
– Con đừng nói lời an ủi ta, ta đau lòng quá rồi!
Chú tiểu thành thật nói:
– Thật mà, sư phụ, đệ tử có bao giờ nói dối đâu! Không tin, thỉnh sư phụ tới xem!
Hoà thượng Như Quang nửa tin nửa ngờ, theo gót chú tiểu đến cửa Nam Thiên. Thoáng nhìn, ngài thấy trên một bãi cát không xa bờ biển, bia đá có khắc tượng Dương Chi Quán Âm nghiêng nghiêng tựa trên mặt một tảng đá ngầm, sáng loáng phát quang dưới ánh mặt trời, tợ như từ dưới biển trồi lên, nổi trên mặt nước mới tấp vào bờ vậy.
Hoà thượng Như Quang mừng không thể tả, lập tức bảo chúng tăng khiêng bia về am.
Làm sao bia Dương Chi Quán Âm lại từ dưới biển trồi lên? Nguyên do là đêm tối trời ấy có một tốp “giặc lùn” lén mò lên Phổ Đà Sơn, không ăn cắp được tranh bèn lấy trộm Quán Âm bia rồi còn đốt cháy am Dương Chi nữa. Có ngờ đâu khi tàu cướp vừa đến biển Liên Hoa, một trận gió dữ thình lình nổi lên, tàu giặc mất phương hướng, bị sóng xô giạt tới cửa Nam Thiên, húc phải đá ngầm khiến tàu bị lật, bia đá Quán Âm mới dựa nghiêng trên mặt tảng đá ngầm như vậy.
Tìm được bia đá rồi, trước hết, hoà thượng Như Quang đem bia tới chùa Phổ Tế thờ tạm, đợi am Dương Chi xây lại xong mới nghênh tiếp bia về nguyên xứ. Cho đến ngày nay, hễ đến Phổ Đà Sơn du lịch, ai cũng muốn được ngắm nhìn một lần tấm bia Quán Âm đã thoát được tai ách lớn và nghe lại một lần truyền thuyết của tấm bia ấy.
Gửi ý kiến của bạn