THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tôi thích trình bày giới luật ở cuối mỗi khóa tu, khi người ta chuẩn bị trở về và tiếp tục cuộc sống thường ngày. Giới luật không có gì là bí mật hay khó hiểu cả. Theo tôi thì chúng là sự biểu hiện của tuệ giác trong cách hành xử đối với người chung quanh. Tâm tỉnh giác là điều kiện tiên quyết cho một đời sống có giới luật.
Tôi bắt đầu học được bài học về sự liên hệ giữa tâm tỉnh giác và đời sống có tuệ giác khoảng 23 năm về trước, khi tôi dạy môn Hatha-yoga ở trường Đại học Martin. Mỗi ngày tôi dạy từ 4 giờ chiều cho đến 7 giờ tối. Khi tôi kể cho người khác nghe về giờ dạy của tôi thì họ nói: “Như vậy có khó cho cô khi phải rời nhà trong thời gian đó không?” Vì tôi còn 4 đứa con nhỏ còn ở nhà. Họ nói: “Đó là thời gian bận rộn nhất trong ngày của một bà mẹ, sao cô có thể làm được hay vậy?”
Thật ra, tôi cũng đã có khó khăn lắm đấy chứ! Vì tôi phải đi đón mấy đứa con từ trường, giúp chúng làm bài tập, chở chúng đi tập bơi hay đến một nơi nào đó, trước khi tôi đi dạy. Tôi thường có nhiều lúc chạy ra cửa mà trong lòng bực tức: “Đáng lẽ mấy đứa nó phải về nhà sớm hơn một chút!... Nó phải nhớ mang bài tập về chứ để quên ở trường bắt mình phải vòng lại lấy!... Không đứa nào chịu nghe mình!” Và cũng đôi khi tôi vừa đi mà trong đầu cứ bận rộn trách móc đủ thứ về những gì mà mấy đứa con tôi đáng lẽ nên làm.
Khi đến lớp dạy, tôi tự nghĩ: “Mở đầu dạy Hatha-yoga trong tâm trạng bực tức như thế này thì chẳng đúng chút nào.” Nhưng tôi cũng không thể nói với học trò rằng: “Đầu óc tôi bây giờ lung tung lắm!” Cho nên tôi cứ giả vờ và cứ làm đại trong vòng 15 phút đầu. Tôi bắt đầu bằng những tư thế yoga, mà thật ra đó là những động tác chánh niệm. Tôi chú ý đến những kinh nghiệm của chính mình và diễn tả lại cho những học trò của tôi, để họ có thể dễ dàng thực tập theo. Tôi nói những lời như là: “Đưa hai cánh tay thẳng ra hai bên, ngang với vai, chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt ở hai cánh tay, ở bàn tay, và ở đôi vai của mình...” và trong đầu tôi thì suy nghĩ: “Nó ráng mà nhớ mang bài tập về ngày mai, không thì biết tay!” trong khi vẫn tiếp tục nói: “...từ từ bỏ hai tay xuống theo vị trí cũ, cảm nhận mọi cảm giác ở hai cánh tay, thở một hơi sâu vào ra.”
Nếu tôi thực tập hết lòng, tôi khám phá ra rằng chỉ một lát sau, dường như trong tôi có một gút mắt tự động được tháo gỡ. Tự nhiên trong tôi có một tuệ giác khởi lên: “Nó mới có tám tuổi thôi! Nó đâu có thèm quan tâm gì đến chuyện làm bài tập! Mà nó cũng đâu ý thức gì về vấn đề mình đi dạy ở đây đâu. Hãy để cho nó như vậy. Đã sao đâu nào!” Và tôi thật sự có một sự cảm thông.
Trước khi có được sự hiểu biết và cảm thông ấy, tâm tôi vô cùng bối rối: “Mình sẽ bị trễ. Mình sẽ không thể dạy có hiệu quả. Còn ai tin cậy vào mình nữa?” Nỗi sợ làm bấn loạn tâm ta. Và khi tâm ta an tĩnh và biết chú ý, ta sẽ có thể bắt đầu nhìn mọi việc một cách có tuệ giác hơn.
Chữ tuệ giác có thể nghe hơi to tát - có vẻ như là một sự hiểu biết xuyên suốt các thời đại, hay là một tri thức vĩ đại về nguồn gốc của vũ trụ này. Tôi thì chỉ nghĩ tuệ giác có nghĩa đơn giản là hiểu được sự vật đúng như chúng đang thật sự hiện hữu. Đứa bé tám tuổi được hiểu như là một đứa bé tám tuổi! Khi chúng ta có tuệ giác, ta nhìn mọi việc một cách sáng suốt và chọn những đáp ứng thích hợp nhất. Và chánh niệm là yếu tố tạo nên sự khác biệt ấy.
Nếu bạn muốn, trong thời quán chiếu về giới luật này, hãy nghĩ về những người trong cuộc đời mình mà bạn sẽ tiếp xúc chiều nay hoặc trong những ngày sắp đến.
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BỐN: NGÀY TRỞ VỀ NHÀ
Thiền quán về giới luật
Theo thông lệ, trong mỗi khóa thiền tập chúng ta có đọc tụng Năm giới. Đây là năm lời hướng dẫn cho một lối sống có hạnh phúc và tuệ giác theo lời dạy của Phật. Riêng tôi thường trình bày Năm giới này lại thành một giới: Nguyện nuôi dưỡng, phát triển tuệ giác và biểu hiện thành lòng bao dung và tâm từ.Tôi thích trình bày giới luật ở cuối mỗi khóa tu, khi người ta chuẩn bị trở về và tiếp tục cuộc sống thường ngày. Giới luật không có gì là bí mật hay khó hiểu cả. Theo tôi thì chúng là sự biểu hiện của tuệ giác trong cách hành xử đối với người chung quanh. Tâm tỉnh giác là điều kiện tiên quyết cho một đời sống có giới luật.
Tôi bắt đầu học được bài học về sự liên hệ giữa tâm tỉnh giác và đời sống có tuệ giác khoảng 23 năm về trước, khi tôi dạy môn Hatha-yoga ở trường Đại học Martin. Mỗi ngày tôi dạy từ 4 giờ chiều cho đến 7 giờ tối. Khi tôi kể cho người khác nghe về giờ dạy của tôi thì họ nói: “Như vậy có khó cho cô khi phải rời nhà trong thời gian đó không?” Vì tôi còn 4 đứa con nhỏ còn ở nhà. Họ nói: “Đó là thời gian bận rộn nhất trong ngày của một bà mẹ, sao cô có thể làm được hay vậy?”
Thật ra, tôi cũng đã có khó khăn lắm đấy chứ! Vì tôi phải đi đón mấy đứa con từ trường, giúp chúng làm bài tập, chở chúng đi tập bơi hay đến một nơi nào đó, trước khi tôi đi dạy. Tôi thường có nhiều lúc chạy ra cửa mà trong lòng bực tức: “Đáng lẽ mấy đứa nó phải về nhà sớm hơn một chút!... Nó phải nhớ mang bài tập về chứ để quên ở trường bắt mình phải vòng lại lấy!... Không đứa nào chịu nghe mình!” Và cũng đôi khi tôi vừa đi mà trong đầu cứ bận rộn trách móc đủ thứ về những gì mà mấy đứa con tôi đáng lẽ nên làm.
Khi đến lớp dạy, tôi tự nghĩ: “Mở đầu dạy Hatha-yoga trong tâm trạng bực tức như thế này thì chẳng đúng chút nào.” Nhưng tôi cũng không thể nói với học trò rằng: “Đầu óc tôi bây giờ lung tung lắm!” Cho nên tôi cứ giả vờ và cứ làm đại trong vòng 15 phút đầu. Tôi bắt đầu bằng những tư thế yoga, mà thật ra đó là những động tác chánh niệm. Tôi chú ý đến những kinh nghiệm của chính mình và diễn tả lại cho những học trò của tôi, để họ có thể dễ dàng thực tập theo. Tôi nói những lời như là: “Đưa hai cánh tay thẳng ra hai bên, ngang với vai, chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt ở hai cánh tay, ở bàn tay, và ở đôi vai của mình...” và trong đầu tôi thì suy nghĩ: “Nó ráng mà nhớ mang bài tập về ngày mai, không thì biết tay!” trong khi vẫn tiếp tục nói: “...từ từ bỏ hai tay xuống theo vị trí cũ, cảm nhận mọi cảm giác ở hai cánh tay, thở một hơi sâu vào ra.”
Nếu tôi thực tập hết lòng, tôi khám phá ra rằng chỉ một lát sau, dường như trong tôi có một gút mắt tự động được tháo gỡ. Tự nhiên trong tôi có một tuệ giác khởi lên: “Nó mới có tám tuổi thôi! Nó đâu có thèm quan tâm gì đến chuyện làm bài tập! Mà nó cũng đâu ý thức gì về vấn đề mình đi dạy ở đây đâu. Hãy để cho nó như vậy. Đã sao đâu nào!” Và tôi thật sự có một sự cảm thông.
Trước khi có được sự hiểu biết và cảm thông ấy, tâm tôi vô cùng bối rối: “Mình sẽ bị trễ. Mình sẽ không thể dạy có hiệu quả. Còn ai tin cậy vào mình nữa?” Nỗi sợ làm bấn loạn tâm ta. Và khi tâm ta an tĩnh và biết chú ý, ta sẽ có thể bắt đầu nhìn mọi việc một cách có tuệ giác hơn.
Chữ tuệ giác có thể nghe hơi to tát - có vẻ như là một sự hiểu biết xuyên suốt các thời đại, hay là một tri thức vĩ đại về nguồn gốc của vũ trụ này. Tôi thì chỉ nghĩ tuệ giác có nghĩa đơn giản là hiểu được sự vật đúng như chúng đang thật sự hiện hữu. Đứa bé tám tuổi được hiểu như là một đứa bé tám tuổi! Khi chúng ta có tuệ giác, ta nhìn mọi việc một cách sáng suốt và chọn những đáp ứng thích hợp nhất. Và chánh niệm là yếu tố tạo nên sự khác biệt ấy.
Nếu bạn muốn, trong thời quán chiếu về giới luật này, hãy nghĩ về những người trong cuộc đời mình mà bạn sẽ tiếp xúc chiều nay hoặc trong những ngày sắp đến.
Gửi ý kiến của bạn