PREFACE
More than two thousand five hundred years ago, an Indian prince, at the age of twenty-nine, gave up his palace, authority, power, as well as a luxurious life to retreat into forest solitude to discover the remedy for human life’s afflictions and sufferings. He sought guidance from famous masters of the day; however, none could show him the way to real enlightenment and deliverance. After six long years of struggling to subdue his body in the hope that his mind set free from the shackles of the body he found out that living on leaves and roots, wearing rags from dust heaps, and sleeping among corpses or on bed of thorns would only leave him a physical wreck. He then denied all theories of self-mortification and extreme fasting which were universally practised by other masters at the time. Eventually he decided to go back to normal food and began to test the truth by self purification of his own mind. He sat cross-legged for 49 days and nights under the bodhi-tree and reached the highest meditative attainments which are now known as enlightenment and deliverance. He gradually entered the first, second, and third Jhanas. So Zen originated from the very day of the Buddha and Buddhist meditation forms the very heart and core of the Buddha’s teaching.
Zen in China and other Eastern Asian countries formed after Bodhidharma went to China and nowadays Zen becomes so popular that not only Buddhists practise it, but people from all countries including Christians and Muslims have been trying to practise Zen in their daily activities to improve their life. However, Zen Buddhists not only seek to improve their life, but also to attain enlightenment through the spontaneous understanding of the nature of reality, which it believes cannot be communicated through rational thought, but rather found in a simple brush stroke or a hearty laugh. The work of Zen masters does not only help us explore the history of the Zen masters from India to China, Vietnam and Japan, but it also shows us its relation with the Buddha’s teachings and how Zen was practised in the past by these Zen masters.
Nowadays, Zen has spread to the Western World and has been becoming so widely known that almost everyone knows about Zen. Zen leads the mind away from the mind until the spark of direct insight appears in a simple brush stroke.
In Zen, we are living a Zen life whenever we are wholly in the present without our usual fears, hopes and distractions. With mindfulness we can find Zen in all activities of our daily life. Zen cannot be found by uncovering an absolute truth hidden to outsiders, but by adopting an attitude to life that is disciplined. People seek enlightenment by striving; however, most of us forget that to become enlightened we must give up all striving. This is extremely difficult for all of us because in our daily life we always strive to achieve things. Unlike the Pure Land practitioners, Zen practitioners depend on no words nor letters. It’s a special transmission outside the scriptures, direct pointing to the mind of man in order to see into one’s nature and to attain the Buddhahood. While other schools emphasized the need to believe in a power outside oneself to attain enlightenment, Zen teaches that Buddha-nature is within us all and can be awakened by our own efforts. Zen teaches us to know how to live with our precious presence and forget about yesterdays and tomorrows for yesterdays have gone and tomorrows do not arrive yet. In Zen, we should have everyday enlightenment with nothing special. Everything is just ordinary. Business as usual, but handling business with mindfulness. To start your day, brush your teeth, wash your face, relieve your bowels, take a shower, put on your clothes, eat your food and go to work, etc. Whenever you’re tired, go and lie down; whenever you feel hungry, go and find something to eat; whenever you do not feel like to talk, don’t talk; whenver you feel like to talk, then talk. Let circumstances come and go by themselves, do not try to change them for you can’t anyway.
Modern world has been through a lot of devastations due to wars, calamities, etc. We need a deeper understanding and appreciation of other peoples and their civilizations. This can be achieved only with mindfulness via meditation. Hoping this little book will be able to expose to your mind how past Zen masters behaved and practised to achieve their enlightenment. Hoping this little book can give you an idea of the core of Zen Buddhist approach to life. Hoping that this little book can help us all to be able to hear the whispers of Sakyamuni Buddha that tell us renouncing the worldly life does not mean to run away from life, but to face it with mindfulness. Renouncing the worldly life means renouncing mindless and careless actions which lead to problems. Renouncing the worldly life means renouncing its noisiness, its stress and strain which damage our nervous system and lead to hundreds of thousands of physical and mental illnesses. Renouncing the worldly life does not mean that we renounce our life. It means that we are making an inward journey in the worldly life. Only that we are able to see ourselves as we really are, and then we can learn to overcome the weaknesses and limitations to become stronger in life. A lot of us have been searching for solutions to our various problems in vain because of wrong approach and method. We think all problems can be solved externally, we’re wrong. Most problems are internal and can only be solved when we try to make an inward trip to see ourselves first.
In brief, no matter how talented, no one can really describe the essential nature of Zen. This book is only designed to give readers a brief understanding of Zen masters from the time of the Buddha, the twenty-eight Patriarchs in India, to the six Patriarchs in China and other famous Zen masters in China, Vietnam and Japan. Hoping it will be able to show us the essentials and cores of the Buddha’s teaching on Zen. The original followers of Zen in China, Vietnam and Japan would embark upon their own spiritual journeys by simply choosing a teacher and with faith and trust they would patiently surrender to his wisdom. The approach of contemporary Zen followers, however, is much more different because of their distinct cultural conditioning. They prefer to explore and obtain some intellectual understanding and some knowledge of the practical and philosophical values of Zen before committing themselves to a particular path.
This book is also designed to give you a brief picture of daily activities of Zen followers in the past. It does not only give you a brief history of Zen masters, but it also points out and emphasizes the key issues of Zen masters’ life: the very moment at the present time. Like it or not, this very moment is all we really have to work with; however, most of us always forget what we are in. Hoping that the lives and daily activities of Zen masters in the past can guide us to the right track of cultivation. Hoping that we are able to comprehend activities of Zen masters in the past and are able to to live our very moment so that we don’t lose touch with ourselves, so that we are able to accept the truth of this moment of our life, learn from it and move on in our real life.
California June 11, 2007
Thiện Phúc
Lời Đầu Sách
Hơn 2.500 năm về trước, một vị Hoàng Tử Ấn Độ đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, quyền uy tột đỉnh cũng như cuộc sống xa hoa vào tuổi 29 để đi vào chốn rừng sâu núi thẳm tìm cầu chơn lý giúp chúng sanh giải thoát khỏi khổ đau phiền não. Ngài đã tìm đến tu tập với những vị danh sư thời bấy giờ. Tuy nhiên, không một ai có thể chỉ được cho Ngài con đường giác ngộ và giải thoát thật sự. Sau 6 năm tu hành khổ hạnh mong giải thoát tâm linh khỏi gông cùm của thân, Ngài đã nhận ra rằng ăn lá và rễ cây, mặc giẻ rách và ngủ giữa những thây ma hay trên giường chông chỉ làm hủy hoại thân thể mà thôi. Sau đó Ngài từ bỏ cuộc tu hành xác và nhịn đói đang được tu tập bởi nhiều vị thầy thời bấy giờ. Cuối cùng Ngài quyết định trở lại ăn uống bình thường và thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình. Ngài đã ngồi kiết già suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề và cuối cùng đạt được thiền định cao nhất mà thời bấy giờ người ta gọi là giác ngộ và giải thoát. Ngài đã tuần tự chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... Như vậy Thiền bắt nguồn ngay từ thời Đức Phật và Thiền Phật Giáo thành hình từ cốt lõi của giáo lý nhà Phật.
Thiền tại Trung Hoa và những xứ Đông Á khác được thành hình sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa và ngày nay Thiền trở thành phổ cập chẳng những trong tu tập Phật giáo, mà những xứ theo Cơ Đốc giáo và Hồi giáo người ta cũng cố gắng tu tập thiền quán trong những sinh hoạt hằng ngày của họ nhằm cải thiện cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thiền Phật giáo không chỉ nhằm cải thiện đời sống, mà còn giúp con người đạt tới giác ngộ qua việc thấy được thực tánh của chân như mà người ta tin rằng không thể nào truyền đạt được qua tư tưởng, mà chỉ tìm được sự chứng ngộ thật dù đó là một cái đánh hay một tiếng cười. Tác phẩm của các Thiền sư trong quá khứ chẳng những giúp cho chúng ta biết được lịch sử của Thiền sư từ Trung Hoa tới Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bổn... mà còn chỉ cho chúng ta thấy những mối quan hệ giữa giáo lý nhà Phật và Thiền được tu tập như thế nào nữa.
Ngày nay Thiền được phổ biến khắp thế giới Tây Phương và được nhiều người biết đến đến nỗi hầu như người nào cũng biết về Thiền. Thiền đưa tâm ra khỏi tâm cho đến khi một tia tuệ giác trực tiếp xuất hiện chỉ trong một khoảnh khắc nào đó.
Trong Thiền, chúng ta sống thiền bất cứ khi nào chúng ta hoàn toàn sống với hiện tại mà không chút sợ hãi, hy vọng hay những lo ra tầm thường. Với sự tỉnh thức chúng ta có thể tìm thấy thiền trong những sinh hoạt hằng ngày. Thiền không thể tìm được bằng cách khám phá chân lý tuyệt đối bị che dấu từ ngoại cảnh, mà chỉ tìm được bằng cách chấp nhận một thái độ đến với cuộc sống giới hạnh. Người ta tìm cầu giác ngộ bằng cách nỗ lực, tuy nhiên, đa số chúng ta quên rằng để đạt đến giác ngộ chúng ta phải buông bỏ. Điều này cực kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta vì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường cố gắng thành đạt sự việc. Không giống như những người tu Tịnh Độ, người tu Thiền không lệ thuộc vào ngôn ngữ văn tự. Đó chính là giáo ngoại biệt truyền, chỉ thẳng vào tâm để thấy được tự tánh bên trong của tất cả chúng ta để thành Phật. Trong khi những tông phái khác nhấn mạnh đến niềm tin nơi tha lực để đạt đến giác ngộ, Thiền lại dạy Phật tánh bên trong chúng ta chỉ có thể đạt được bằng tự lực mà thôi. Thiền dạy cho chúng ta biết cách làm sao để sống với hiện tại quí báu và quên đi ngày hôm qua và ngày mai, vì hôm qua đã qua rồi và ngày mai thì chưa tới. Trong Thiền, chúng ta nên hằng giác ngộ chứ không có cái gì đặc biệt cả. Mọi việc đều bình thường như thường lệ, nhưng làm việc trong tỉnh thức. Bắt đầu một ngày của bạn, đánh răng, rửa mặt, đi tiêu ti��u, tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, làm việc... Khi nào mệt thì nằm xuống nghỉ, khi nào đói thì tìm cái gì đó mà ăn, khi không muốn nói chuyện thì không nói chuyện, khi muốn nói thì nói. Hãy để những hoàn cảnh tự đến rồi tự đi, chứ đừng cố thay đổi, vì bạn chẳng thể nào thay đổi được hoàn cảnh đâu!
Thế giới ngày nay bị tàn hại bởi chiến tranh, tai ương... chúng ta cần hiểu và tôn trọng văn minh của người khác sâu sắc hơn. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng sự tỉnh thức qua Thiền. Hy vọng rằng quyển sách nhỏ này có thể trình bày cách mà các Thiền sư hành sử và tu tập trong quá khứ để đạt được giác ngộ. Hy vọng quyển sách nhỏ này có thể cho chúng ta thấy được ý tưởng cốt lõi của Thiền Phật giáo trong đời sống. Hy vọng quyển sách nhỏ này có thể giúp chúng ta nghe được những tiếng thì thầm của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni rằng từ bỏ cuộc sống thế tục có nghĩa là từ bỏ những hành động vô tâm và cẩu thả có thể đưa đến trục trặc trong cuộc sống. Từ bỏ cuộc sống thế tục là từ bỏ sự loạn động và sự căng thẳng làm tổn hại đến hệ thần kinh của chúng ta và có thể dẫn tới trăm ngàn thứ bệnh hoạn cho thân tâm chúng ta. Từ bỏ cuộc sống thế tục không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống của chính mình, mà nó có nghĩa là chúng ta làm một cuộc hành trình hướng về nội tâm trong cuộc sống thế tục này. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thấy được chính mình như là mình, và từ đó mới có thể biết cách làm sao vượt qua những khuyết điểm và giới hạn để được mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Rất nhiều người trong chúng ta đã và đang đi tìm phương cách. Chúng ta nghĩ rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết từ bên ngoài, chúng ta đã lầm... Hầu hết mọi vấn đề đều phát nguồn từ bên trong mà ra và chỉ có thể giải quyết được khi chúng ta cố gắng đi trở vào bên trong để thấy chính mình.
Nói tóm lại, dù có tài ba thế mấy, không ai có thể thực sự diễn tả được cốt lõi của Thiền. Quyển sách này chỉ nhằm giúp cho độc giả hiểu được các Thiền sư từ thời Đức Phật, 28 Tổ ở Ấn Độ, Lục Tổ ở Trung Hoa và những vị Thiền sư nổi tiếng khác ở Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Hy vọng nó sẽ phơi bày cho chúng ta cốt lõi của giáo lý nhà Phật về Thiền. Chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình bằng phương cách đơn giản, tìm một vị thầy và niềm tin, rồi kiên nhẫn phủ phục dưới trí tuệ của vị thầy ấy để tu tập. Tuy nhiên, hướng đến của các thiền sinh đương thời quả là khác nhiều bởi điều kiện văn hóa dị biệt. Họ thích dò dẫm và đạt được sự hiểu biết bằng trí tuệ và một số kiến thức của giá trị triết lý thực tiễn trước khi chịu đi theo con đường đặc biệt nào.
Quyển sách này cũng nhằm đưa ra một bức tranh phác họa về cuộc sống hằng ngày của các thiền sư trong quá khứ. Nó chẳng những cho bạn lược sử về các thiền sư, mà còn chỉ ra và nhấn mạnh đến những vấn đề căn bản về đời sống của các thiền sư ngay trong những giây phút mà họ đang sống. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc. Tuy nhiên, đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng qua cuộc sống và những sinh hoạt hằng ngày của các thiền sư trong quá khứ có thể hướng dẫn chúng ta đi đến con đường tu tập đúng đắn. Hy vọng chúng ta có thể thông hiểu những sinh hoạt hằng ngày của các thiền sư trong quá khứ và có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta.
Cẩn đề
California ngày 11 tháng 6 năm 2007
Thiện Phúc
----o0o---
Quý độc giả có thể thỉnh sách này tại địa chỉ:
Tổ Đình Minh Đăng Quang
3010 W. Harvard St
Santa Ana, CA 92704. USA
Tel: 714 437 9511
Emai: [email protected]
----o0o---
Chân thành cảm ơn Đạo Hữu Thiện Phúc Trần Ngọc để gởi tặng
phiên bản điện tử tập sách này (TK Nguyên Tạng, 9-2007)
----o0o---
Trình bày: Nhị Tường