PHÙ TRỢ NGƯỜI LÂM CHUNG
Đại sư Dagpo Rinpoche
Diệu Hạnh Giao Trinh Việt dịch- Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Thời Đại
PHẦN I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG
Trên thực tế, cái tiến trình tối hậu mà chúng ta gọi là sự chết chỉ đơn giản là tiến trình ngược lại của sự hình thành nguyên thủy mà thôi. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn hiểu biết rõ ràng và đích xác về tiến trình của sự chết, phương pháp hay nhất là hãy quan sát kỹ lưỡng tiến trình của sự sinh ra đời và cố gắng tìm ra manh mối của năm uẩn, bốn đại v.v... Chúng đã xuất hiện từ bao giờ và bằng cách nào? Vì chính trình tự xuất hiện của chúng lúc ra đời sẽ quy định trình tự tan biến của chúng lúc lìa đời. Chúng xuất hiện theo thứ tự nào thì sẽ tan rã theo trình tự ngược lại với thứ tự ấy.
Nói cho cùng, điều ấy không hợp lý hay sao? Dầu sao đi nữa, theo nhãn quan Phật giáo – vì không phải ai cũng tán đồng với cách nhìn ấy – làm sao có thể tưởng tượng có sự chết nếu trước đó không có sự ra đời? Một người, nếu có lúc phải đối diện với cái chết, thì trước đó lâu hay mau, cũng phải đã có lúc chào đời. Thậm chí chúng ta có thể nói, trong sự sinh ra đã bao hàm sự chết.
Không cần phải nói, chúng ta sẽ không đi sâu vào tiến trình của sự sinh ra, vì đó không phải là đề tài của chúng ta, và vì đây cũng là một chủ đề rất rộng lớn, đáng được nghiên cứu riêng rẽ và cần nhiều ngày giờ mới nói hết được. Tôi chỉ muốn lôi kéo sự chú ý của quý vị trên điểm này, vì nếu có ai trong quý vị muốn tiến xa hơn nữa thì những người này cần phải hiểu rằng, để tháo dỡ cơ cấu của sự chết, tốt nhất là quay về phía sau và quan sát kỹ lưỡng những giai đoạn đánh dấu sự sinh ra đời. Vả lại, chúng ta có thể ngạc nhiên, nếu không nói là kinh dị, khi chú ý đến các điểm tương đồng giữa những nhận xét của Phật giáo từ bao nhiêu thế kỷ trước và những chứng minh của khoa học hiện đại.
Để rút tỉa những nguyên lý đại cương có thể giúp chúng ta thiết lập tiến trình ngược của sự chết sau này, thì tóm lại, sinh ra đời có nghĩa là gì? Là điểm khởi đầu của sự sống. Quý vị sẽ bắt bẻ lại rằng, đó không phải là một khám phá mới lạ! Nhưng đừng quên là Phật giáo chấp nhận thuyết tái sinh. Vì thế, chúng ta cần phải diễn đạt định nghĩa của mình tinh vi hơn một chút. Vậy thì sinh ra tức là bắt đầu sống. Nhưng thời điểm chính xác của nó là lúc nào? Để quyết định thời điểm này, chúng ta cần phải quay ngược lại phía sau thêm một chút nữa.
Thật thế, khi nói “sinh ra” tức là một người được sinh ra, và trong quan điểm tái sinh luân hồi, thì người này không đột ngột ra đời lần thứ nhất mà đây chỉ là một sự tiếp diễn, nghĩa là chúng ta phải quay về thời điểm trước khi họ chào đời, khi họ còn ở trong trạng thái trung ấm, tức là khoảng thời gian giữa một sự chết và một sự tái sinh.
Phật giáo vốn tin vào thuyết luân hồi nên công nhận rằng người này hiện hữu và đã trải qua khá nhiều giai đoạn, từ cái chết trong đời trước và thời kỳ trung hữu. Thời kỳ trung hữu này chấm dứt lúc thần thức vi tế của người này (thần thức y cứ vào khí vi tế) nhập vào hợp tử, tức là các tế bào hòa hợp của cha mẹ, để đưa tới hiện tượng xuất sinh.
Tôi xin nói vài lời về chữ khí (Phạn: vayu, Tây Tạng: rlung). Có người còn dịch là “năng lượng”, là “phong” hay “gió”.
Vayu là một hiện tượng thuộc về sắc pháp, tức là một trạng thái vật chất, nhưng là một trạng thái vật chất vi tế, thậm chí cực vi tế, chỉ được nhận biết bằng ý căn chứ không thể bằng nhãn căn. Khí vi tế và khí cực vi tế có công năng làm “vật để cưỡi” – chỗ y cứ, nương dựa – cho thần thức, và chính thần thức này cũng vi tế và cực vi tế. Nói khác đi, khí này là cái “thân” của thần thức, và dĩ nhiên là một thân vi tế. Chính trong trạng thái này mà cá nhân nói trên sẽ đoạt lấy một chỗ dựa thô hơn nhiều, do cha mẹ cung cấp, tức là tinh cha và huyết mẹ giao hợp.
Trở lại vấn đề, khi một cá nhân, dưới dạng thần thức và khí vi tế, nhập vào tế bào của cha mẹ tức là một chỗ y cứ thô, thì có sự hòa nhập và đoạt lấy giữa đôi bên: hiện tượng này gọi là sự sinh ra.
Có nhiều điều kiện cần thiết cho một sự xuất sinh. Phần đông, cần có sự có mặt của một người cha và một người mẹ, hai bên phải giao hợp với nhau, để các tế bào của họ gặp nhau, tiếp xúc và hòa nhập vào nhau. Đó là một tiến trình phức tạp cần phải được khảo luận nhiều, nhưng bây giờ chúng ta không thể đi vào chi tiết. Hiển nhiên, các tế bào của cha mẹ cần phải lành lặn, nguyên vẹn để dung hợp và nếu chúng ta đang nói về sự ra đời của mình, thì các tế bào này cũng phải có khả năng tiếp nhận tâm tương tục của chúng ta khi tâm này tiến nhập vào chúng.
Tôi vừa mới dùng chữ “tâm tương tục” mà tôi thích hơn chữ “thần thức”. Quý vị đã ghi nhận rằng, đối với Phật giáo thì sự sinh ra trùng hợp với sự thụ thai, tức là thời điểm chính xác lúc tâm thức vi tế của một hữu tình tiến nhập vào các tế bào dung hợp của cha mẹ và đoạt lấy chúng. Mà tâm thức này không phải là một cái gì bất động. Thí dụ, không phải tâm thức hiện tại chúng ta đang có mà có thể tiến nhập vào tế bào của cha mẹ lúc chúng ta sinh ra. Mà cũng không phải là một tâm thức hoàn toàn khác biệt. Đó chính là tâm tương tục, tức chính là tâm thức của chúng ta nhưng nhìn trong sự diễn biến của thời gian và biến đổi từ sát-na này đến sát-na khác.
Thân của chúng ta, tức là cái hình hài vật chất mà cha mẹ chúng ta đã cung ứng, được thành lập bởi bốn yếu tố (Phạn: catvri mah-bhtni, Tạng: ḥbyuṅ-ba chen-po bshi), hay bốn đại, tức là đất, nước, lửa, gió (địa, thủy, hỏa, phong), đôi khi cũng được xem là năm đại, tức là thêm hư không (không đại) nữa.
Phật giáo miêu tả sự xuất hiện sơ khởi hình hài vật chất của chúng ta như sau: các nhân mà cha mẹ đã đem lại là noãn bào của mẹ và tinh trùng của cha. Hai thứ ấy dĩ nhiên cũng được thành lập bởi nhiều nhân tố khác biệt và vận tải các tiềm năng của những nhân tố khác nữa. Ngay lúc tinh trùng tiến nhập vào noãn bào để hợp nhất thành một, chúng ta có thể cho rằng chỗ dựa vật chất, tức là thân xác, đã được cấu tạo không? Theo Phật giáo thì không. Dù sao chăng nữa, không nhất thiết là như thế. Điều đó còn tùy thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của một nhân tố khác. Nhưng quả nhiên, hai chất trên của cha và mẹ đã mang tất cả các tiềm năng cần thiết cho một thân xác có thể xuất hiện và phát triển sau đó. Điều còn thiếu là cái mà thần thức của chúng ta mang lại, tức là tâm tương tục của ta. Tâm này cũng mang tiềm năng hay chủng tử có cùng chung tính chất với các tiềm năng vật chất. Cần phải có sự liên hợp giữa hai nhóm tiềm năng. Bởi vậy, ngay khi tâm tương tục của chúng ta tiến nhập vào các tế bào hợp nhất của cha mẹ, các tiềm năng bèn liên kết và phối hợp với nhau và đem lại kết quả: sự xuất hiện đồng thời cái sở y vật chất của chúng ta.
Phật giáo cho rằng sự sinh ra có hiệu lực ngay lúc thụ thai, nghĩa là thai bào đã lập tức trở thành một hữu tình toàn vẹn, dẫu nó còn phải phát triển nảy nở sau đó. Những luận thuyết Phật giáo về phôi học diễn tả một cách tỉ mỉ những biến chuyển trong ba mươi tám tuần, chỉ rõ lúc nào những bộ phận và tay chân xuất hiện, hay các quan năng bắt đầu hoạt động. Thí dụ như đầu tiên hết thai bào không có khả năng nhìn thấy, nhưng đã có các tiềm năng tương ưng cần thiết. Sau ba mươi tám tuần, theo lý thuyết thì thai nhi sẽ rời tử cung của mẹ, đánh dấu sự sinh ra đời theo nghĩa thông thường.
Sự việc được miêu tả một cách giản lược trên đây đã cho chúng ta thấy cái gì là nền móng sự phát triển của một thân thể thô. Đó là một hiện tượng mà chúng ta cũng có thể gọi là thân vì nó thuộc về sắc pháp, hay thuộc về phạm vi vật chất, nhưng lại cực kỳ vi tế hơn. Tôi muốn nói đến khí, hay cái năng lượng mà chúng ta vừa đề cập trên.
Tuần tự với sự phát triển của thai bào, mỗi thời kỳ được đánh dấu bằng sự hoạt động của một loại khí mới, các khí này tương đối vi tế, nhưng lại giúp cho hình sắc thô bên ngoài phát triển: sự thành lập của bộ phận nào đó, sự xuất hiện của một cảm quan nào đó v.v...
Người ta có thể liệt kê năm loại khí căn bản (Tạng: rtsa bai rlung) và năm loại khí phụ (Tạng: yan lag gi rlung). Tất cả những điều này được giảng giải rất nhiều trong kinh sách Phật giáo, đặc biệt là kinh điển Mật giáo hay trong hai cuốn kinh mà đức Phật thuyết cho đệ tử của Ngài là tôn giả A-nan-đà, tựa là “Phật thuyết Bào thai kinh” và “Xử thai kinh”.
Trên thực tế, qua bao thế kỷ, có rất nhiều vị đại sư Phật giáo đã viết về vấn đề xuất sinh, mà bắt đầu là các đại học giả Ấn Độ.
Các khí luân lưu trong thân thể của hữu tình có công năng gì? Xin nhắc lại, đây là những dạng vi tế làm chỗ y cứ cho những dạng thô của thân. Ngoài ra, chúng còn làm chỗ y cứ cho sự sống của hữu tình nói trên. Chính những khí này cho phép các bộ phận làm tròn chức năng của chúng. Thí dụ, muốn đi đại tiện phải có sự can thiệp của một loại khí để tống phân xuống phần dưới thân thể. Sự hô hấp hay sự tiêu hóa cũng cần đến hoạt động của một số khí khác v.v... Khi các khí trong thân xác thô của chúng ta không còn lành lặn mà bị hư hỏng, hay bệnh hoạn chẳng hạn, thì ta sẽ bị đủ loại vấn đề bất ổn như táo bón, tắt tiếng hay không tiêu hóa được v.v...
Người ta cho rằng trong nửa thời gian đầu của thời kỳ thai nghén năm khí căn bản bắt đầu hoạt động, với tỷ lệ là mỗi tháng có một khí xuất hiện. Chúng sẽ được tiếp tục bằng năm loại khí phụ, cũng tuần tự xuất hiện trong mỗi tháng còn lại. Các khí phụ có công năng giúp khởi sinh các cảm quan nhận thức: khí này làm chỗ y cứ cho nhãn thức, khí kia cho nhĩ thức và cứ thế cho tỷ, thiệt và thân thức.
Sau 10 tháng (theo âm lịch) trong bào thai, hài nhi đã hoàn toàn thành hình và có thể được sinh ra, nghĩa là ra khỏi bụng mẹ.
Đại sư Dagpo Rinpoche
Diệu Hạnh Giao Trinh Việt dịch- Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Thời Đại
PHẦN I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG
Tiến trình hiện tượng sinh
Để hiểu rõ các giai đoạn lần lượt tiến triển như thế nào và tại sao sự phân tán nói trên cuối cùng lại xảy ra theo một trình tự và phương thức nhất định, tốt hơn hết là chúng ta nên quay trở lại giai đoạn khởi thủy và quan sát tiến trình của sự xuất hiện ra đời: Vào lúc nào các thành phần được cấu tạo để rồi đi đến sự phối hợp với nhau?Trên thực tế, cái tiến trình tối hậu mà chúng ta gọi là sự chết chỉ đơn giản là tiến trình ngược lại của sự hình thành nguyên thủy mà thôi. Nói cách khác, nếu chúng ta muốn hiểu biết rõ ràng và đích xác về tiến trình của sự chết, phương pháp hay nhất là hãy quan sát kỹ lưỡng tiến trình của sự sinh ra đời và cố gắng tìm ra manh mối của năm uẩn, bốn đại v.v... Chúng đã xuất hiện từ bao giờ và bằng cách nào? Vì chính trình tự xuất hiện của chúng lúc ra đời sẽ quy định trình tự tan biến của chúng lúc lìa đời. Chúng xuất hiện theo thứ tự nào thì sẽ tan rã theo trình tự ngược lại với thứ tự ấy.
Nói cho cùng, điều ấy không hợp lý hay sao? Dầu sao đi nữa, theo nhãn quan Phật giáo – vì không phải ai cũng tán đồng với cách nhìn ấy – làm sao có thể tưởng tượng có sự chết nếu trước đó không có sự ra đời? Một người, nếu có lúc phải đối diện với cái chết, thì trước đó lâu hay mau, cũng phải đã có lúc chào đời. Thậm chí chúng ta có thể nói, trong sự sinh ra đã bao hàm sự chết.
Không cần phải nói, chúng ta sẽ không đi sâu vào tiến trình của sự sinh ra, vì đó không phải là đề tài của chúng ta, và vì đây cũng là một chủ đề rất rộng lớn, đáng được nghiên cứu riêng rẽ và cần nhiều ngày giờ mới nói hết được. Tôi chỉ muốn lôi kéo sự chú ý của quý vị trên điểm này, vì nếu có ai trong quý vị muốn tiến xa hơn nữa thì những người này cần phải hiểu rằng, để tháo dỡ cơ cấu của sự chết, tốt nhất là quay về phía sau và quan sát kỹ lưỡng những giai đoạn đánh dấu sự sinh ra đời. Vả lại, chúng ta có thể ngạc nhiên, nếu không nói là kinh dị, khi chú ý đến các điểm tương đồng giữa những nhận xét của Phật giáo từ bao nhiêu thế kỷ trước và những chứng minh của khoa học hiện đại.
Để rút tỉa những nguyên lý đại cương có thể giúp chúng ta thiết lập tiến trình ngược của sự chết sau này, thì tóm lại, sinh ra đời có nghĩa là gì? Là điểm khởi đầu của sự sống. Quý vị sẽ bắt bẻ lại rằng, đó không phải là một khám phá mới lạ! Nhưng đừng quên là Phật giáo chấp nhận thuyết tái sinh. Vì thế, chúng ta cần phải diễn đạt định nghĩa của mình tinh vi hơn một chút. Vậy thì sinh ra tức là bắt đầu sống. Nhưng thời điểm chính xác của nó là lúc nào? Để quyết định thời điểm này, chúng ta cần phải quay ngược lại phía sau thêm một chút nữa.
Thật thế, khi nói “sinh ra” tức là một người được sinh ra, và trong quan điểm tái sinh luân hồi, thì người này không đột ngột ra đời lần thứ nhất mà đây chỉ là một sự tiếp diễn, nghĩa là chúng ta phải quay về thời điểm trước khi họ chào đời, khi họ còn ở trong trạng thái trung ấm, tức là khoảng thời gian giữa một sự chết và một sự tái sinh.
Phật giáo vốn tin vào thuyết luân hồi nên công nhận rằng người này hiện hữu và đã trải qua khá nhiều giai đoạn, từ cái chết trong đời trước và thời kỳ trung hữu. Thời kỳ trung hữu này chấm dứt lúc thần thức vi tế của người này (thần thức y cứ vào khí vi tế) nhập vào hợp tử, tức là các tế bào hòa hợp của cha mẹ, để đưa tới hiện tượng xuất sinh.
Tôi xin nói vài lời về chữ khí (Phạn: vayu, Tây Tạng: rlung). Có người còn dịch là “năng lượng”, là “phong” hay “gió”.
Vayu là một hiện tượng thuộc về sắc pháp, tức là một trạng thái vật chất, nhưng là một trạng thái vật chất vi tế, thậm chí cực vi tế, chỉ được nhận biết bằng ý căn chứ không thể bằng nhãn căn. Khí vi tế và khí cực vi tế có công năng làm “vật để cưỡi” – chỗ y cứ, nương dựa – cho thần thức, và chính thần thức này cũng vi tế và cực vi tế. Nói khác đi, khí này là cái “thân” của thần thức, và dĩ nhiên là một thân vi tế. Chính trong trạng thái này mà cá nhân nói trên sẽ đoạt lấy một chỗ dựa thô hơn nhiều, do cha mẹ cung cấp, tức là tinh cha và huyết mẹ giao hợp.
Trở lại vấn đề, khi một cá nhân, dưới dạng thần thức và khí vi tế, nhập vào tế bào của cha mẹ tức là một chỗ y cứ thô, thì có sự hòa nhập và đoạt lấy giữa đôi bên: hiện tượng này gọi là sự sinh ra.
Có nhiều điều kiện cần thiết cho một sự xuất sinh. Phần đông, cần có sự có mặt của một người cha và một người mẹ, hai bên phải giao hợp với nhau, để các tế bào của họ gặp nhau, tiếp xúc và hòa nhập vào nhau. Đó là một tiến trình phức tạp cần phải được khảo luận nhiều, nhưng bây giờ chúng ta không thể đi vào chi tiết. Hiển nhiên, các tế bào của cha mẹ cần phải lành lặn, nguyên vẹn để dung hợp và nếu chúng ta đang nói về sự ra đời của mình, thì các tế bào này cũng phải có khả năng tiếp nhận tâm tương tục của chúng ta khi tâm này tiến nhập vào chúng.
Tôi vừa mới dùng chữ “tâm tương tục” mà tôi thích hơn chữ “thần thức”. Quý vị đã ghi nhận rằng, đối với Phật giáo thì sự sinh ra trùng hợp với sự thụ thai, tức là thời điểm chính xác lúc tâm thức vi tế của một hữu tình tiến nhập vào các tế bào dung hợp của cha mẹ và đoạt lấy chúng. Mà tâm thức này không phải là một cái gì bất động. Thí dụ, không phải tâm thức hiện tại chúng ta đang có mà có thể tiến nhập vào tế bào của cha mẹ lúc chúng ta sinh ra. Mà cũng không phải là một tâm thức hoàn toàn khác biệt. Đó chính là tâm tương tục, tức chính là tâm thức của chúng ta nhưng nhìn trong sự diễn biến của thời gian và biến đổi từ sát-na này đến sát-na khác.
Thân của chúng ta, tức là cái hình hài vật chất mà cha mẹ chúng ta đã cung ứng, được thành lập bởi bốn yếu tố (Phạn: catvri mah-bhtni, Tạng: ḥbyuṅ-ba chen-po bshi), hay bốn đại, tức là đất, nước, lửa, gió (địa, thủy, hỏa, phong), đôi khi cũng được xem là năm đại, tức là thêm hư không (không đại) nữa.
Phật giáo miêu tả sự xuất hiện sơ khởi hình hài vật chất của chúng ta như sau: các nhân mà cha mẹ đã đem lại là noãn bào của mẹ và tinh trùng của cha. Hai thứ ấy dĩ nhiên cũng được thành lập bởi nhiều nhân tố khác biệt và vận tải các tiềm năng của những nhân tố khác nữa. Ngay lúc tinh trùng tiến nhập vào noãn bào để hợp nhất thành một, chúng ta có thể cho rằng chỗ dựa vật chất, tức là thân xác, đã được cấu tạo không? Theo Phật giáo thì không. Dù sao chăng nữa, không nhất thiết là như thế. Điều đó còn tùy thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của một nhân tố khác. Nhưng quả nhiên, hai chất trên của cha và mẹ đã mang tất cả các tiềm năng cần thiết cho một thân xác có thể xuất hiện và phát triển sau đó. Điều còn thiếu là cái mà thần thức của chúng ta mang lại, tức là tâm tương tục của ta. Tâm này cũng mang tiềm năng hay chủng tử có cùng chung tính chất với các tiềm năng vật chất. Cần phải có sự liên hợp giữa hai nhóm tiềm năng. Bởi vậy, ngay khi tâm tương tục của chúng ta tiến nhập vào các tế bào hợp nhất của cha mẹ, các tiềm năng bèn liên kết và phối hợp với nhau và đem lại kết quả: sự xuất hiện đồng thời cái sở y vật chất của chúng ta.
Phật giáo cho rằng sự sinh ra có hiệu lực ngay lúc thụ thai, nghĩa là thai bào đã lập tức trở thành một hữu tình toàn vẹn, dẫu nó còn phải phát triển nảy nở sau đó. Những luận thuyết Phật giáo về phôi học diễn tả một cách tỉ mỉ những biến chuyển trong ba mươi tám tuần, chỉ rõ lúc nào những bộ phận và tay chân xuất hiện, hay các quan năng bắt đầu hoạt động. Thí dụ như đầu tiên hết thai bào không có khả năng nhìn thấy, nhưng đã có các tiềm năng tương ưng cần thiết. Sau ba mươi tám tuần, theo lý thuyết thì thai nhi sẽ rời tử cung của mẹ, đánh dấu sự sinh ra đời theo nghĩa thông thường.
Sự việc được miêu tả một cách giản lược trên đây đã cho chúng ta thấy cái gì là nền móng sự phát triển của một thân thể thô. Đó là một hiện tượng mà chúng ta cũng có thể gọi là thân vì nó thuộc về sắc pháp, hay thuộc về phạm vi vật chất, nhưng lại cực kỳ vi tế hơn. Tôi muốn nói đến khí, hay cái năng lượng mà chúng ta vừa đề cập trên.
Tuần tự với sự phát triển của thai bào, mỗi thời kỳ được đánh dấu bằng sự hoạt động của một loại khí mới, các khí này tương đối vi tế, nhưng lại giúp cho hình sắc thô bên ngoài phát triển: sự thành lập của bộ phận nào đó, sự xuất hiện của một cảm quan nào đó v.v...
Người ta có thể liệt kê năm loại khí căn bản (Tạng: rtsa bai rlung) và năm loại khí phụ (Tạng: yan lag gi rlung). Tất cả những điều này được giảng giải rất nhiều trong kinh sách Phật giáo, đặc biệt là kinh điển Mật giáo hay trong hai cuốn kinh mà đức Phật thuyết cho đệ tử của Ngài là tôn giả A-nan-đà, tựa là “Phật thuyết Bào thai kinh” và “Xử thai kinh”.
Trên thực tế, qua bao thế kỷ, có rất nhiều vị đại sư Phật giáo đã viết về vấn đề xuất sinh, mà bắt đầu là các đại học giả Ấn Độ.
Các khí luân lưu trong thân thể của hữu tình có công năng gì? Xin nhắc lại, đây là những dạng vi tế làm chỗ y cứ cho những dạng thô của thân. Ngoài ra, chúng còn làm chỗ y cứ cho sự sống của hữu tình nói trên. Chính những khí này cho phép các bộ phận làm tròn chức năng của chúng. Thí dụ, muốn đi đại tiện phải có sự can thiệp của một loại khí để tống phân xuống phần dưới thân thể. Sự hô hấp hay sự tiêu hóa cũng cần đến hoạt động của một số khí khác v.v... Khi các khí trong thân xác thô của chúng ta không còn lành lặn mà bị hư hỏng, hay bệnh hoạn chẳng hạn, thì ta sẽ bị đủ loại vấn đề bất ổn như táo bón, tắt tiếng hay không tiêu hóa được v.v...
Người ta cho rằng trong nửa thời gian đầu của thời kỳ thai nghén năm khí căn bản bắt đầu hoạt động, với tỷ lệ là mỗi tháng có một khí xuất hiện. Chúng sẽ được tiếp tục bằng năm loại khí phụ, cũng tuần tự xuất hiện trong mỗi tháng còn lại. Các khí phụ có công năng giúp khởi sinh các cảm quan nhận thức: khí này làm chỗ y cứ cho nhãn thức, khí kia cho nhĩ thức và cứ thế cho tỷ, thiệt và thân thức.
Sau 10 tháng (theo âm lịch) trong bào thai, hài nhi đã hoàn toàn thành hình và có thể được sinh ra, nghĩa là ra khỏi bụng mẹ.
Gửi ý kiến của bạn