Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 3c

25/04/201313:28(Xem: 3393)
Phần 3c

Thiền,Ánh Bình Minh

PHƯƠNG TÂY

Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Sàigòn 1999

---o0o---

PHẦN BA

TỤNG NIỆM

III NHỮNG ĐỐI THOẠI

1 CÓ PHẢI VÌ XU NỊNH MÀ CHÚNG TA CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT?

NGƯỜI HỎI: Thầy nhiều lần nói Thiền là tôn giáo, dù là tôn giáo không giáo điều và tín điều. Nhưng thầy không hề nói một lời nào về cầu nguyện. Tôn giáo không có cầu nguyện như cá thiếu nước.

LẢO SƯ: Lý do qúi vị không nghe nói gì về nó, và ít ai hỏi về nó. Dù vậy qúi vị đúng. Cầu nguyện là huyết mạch của tôn giáo. Vì cầu nguyện đòi hỏi sự tịnh tâm, có thể nói là tất cả tôn giáo có trong đó có một phần của thiền.

Có ba loại cầu nguyện: thỉnh nguyện ( petitionary) trong đó quí vị xin điều gì; cầu phù hộ ( prayer of assisstance), quí vị xin giúp đở để có thể tự làm một điều gì đó thành tựu, chơn nguyện ( absolute prayer), ở đây quí vị không cầu xin gì mà chỉ mong trở thành một thể với vị Thần, Phật hay Bồ tát.

Sự khác biệt giữa loại một và loại hai được minh hoạ bằng một câu chuyện cổ về ba chàng lãng tử đang tự hỏi làm cách nào họ có được một con gà tây cho bửa tiệc Giáng sinh. Người thứ nhất nói "Tại sao ta không cầu Chúa gởi cho ta một con?" người thứ hai do dự nói," Khi tôi cầu Chúa điều gì, tôi chưa bao giờ được toại nguyện." Người thứ ba bảo," Phiền một nỗi là các anh không biết cách cầu nguyện. Chúa luôn luôn ban cho tôi cái gì tôi cầu xin." Hai người kia ngạc nhiên quay sang."Thật sao? Hãy bày cho chúng tôi cách cầu nguyện của anh đi." "À, đừng xin Chúa ban cho ta cái gì cả mà hãy cầu xin người khiến ta theo đuổi nó. Đó là cách tôi luôn được nó."

Người mới thiền cầu xin Phật ban cho sức mạnh tự loại tham, sân, si để họ có thể kiên trì theo đuổi tu luyện tâm linh. Tuy nhiên người ta không thể cầu Phật ban cho sự giác ngộ. Người ta cũng không cầu để được cứu thoát khỏi nghiệp quả do những hành động điên rồ của họ, dù qua nguyện cầu người ta có thể đạt được quyết tâm trong tọa thiền và do đó thay đổi kiểu nghiệp của đời mình. Đảnh lễ chư Phật, Bồ tát, và cúng dường hương hoa lên các ngài là một kiểu "cầu nguyện" trong thiền.

NGƯỜI HỎI: Xin thầy thứ lỗi cho câu hỏi vô phép này, cúng dường hương hoa cho chư Phật, không phải xu nịnh sao?

LÃO SƯ: Những tụng niệm như vậy diễn tả sự biết ơn đối với Phật, cùng lúc nó biểu lộ sự tôn kính và tán dương. Tụng niệm giúp ta tạo ra mối nghiệp duyên với Phật--cọng nghiệp--làm gia tăng niềm tin vào chân lý và tinh tấn thực hành những lời dạy của Phật.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thầy định sẽ nói thêm gì về chơn nguyện?

LÃO SƯ: Đúng, sự cầu nguyện chơn chánh không có nhân tố thỉnh cầu vì theo ý nghĩa rốt ráo không có năng-cầu không có sở-cầu. Nhưng lúc thất bại hay tuyệt vọng, ngồi trước tượng Phật phát ra từ bi và tuệ giác có thể khai mở Phật lực cho qúi vị, tiếp xúc với Phật tánh quí vị làm cho phấn khích và dũng mãnh lên.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thầy nói thỉnh nguyện không được thực hành trong thiền. Tại sao không?

LÃO SƯ: Vì kiểu cầu nguyện này dể thoái hóa thành sự ngã giá ích kỷ đối với Phật--" Ban cho con ân huệ này, con hứa sẽ trở thành người tốt." Cầu nguyện như vậy làm làm tăng cảm giác cái tôi thay vì làm giảm nó đi và khuyến khích sự lệ thuộc vào một quyền lực bên ngoài hơn nổ lực của chính mình. Giống như chạy đến cha mẹ khi quí vị cầu tiền thay vì tự kiếm tiền. Vẫn còn nhớ như in, cach đây hai mươi lăm năm, có lần tôi thức suốt đêm trong tu viện, quỳ lạy trước tượng Phật và cầu nguyện một cách tuyệt vọng," Bạch Đức Thế Tôn, hãy ban cho con sự giác ngộ và con sẽ khiêm cung vui lòng cúi lạy ngài…" Sáng hôm sau tôi vẫn chưa ngộ, đức tin vào Đức Phật của tôi bị vỡ vụn. Trong chuyện này, kẻ được lợi là cái ngã của tôi, nó ngấu nghiến thoả thuê những thất vọng, u uất, buồn nản của tôi đối với lão sư vì thầy đã thúc đẩy tôi thức suốt đêm (dù không cầu nguyện). Và nhiều năm trôi qua trước khi niềm tin đó sống lại.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng mạnh mẽ, phải không? Ta không cần người khác giúp sao?

LÃO SƯ: Có, chúng ta cần. Ví dụ, một người gãy chân cần bác sĩ, nhưng nhu cầu thường xuyên là sự giúp đỡ của gia đình và cặp nạng. Nhưng nếu anh ta tiếp tục dùng cặp nạng quá thời gian cần thiết, anh ta sẽ ngày càng yếu đi thay vì mạnh lên. Vấn đề là ngoài những lúc cần thiết, sự giúp đở không được dùng như sự thay thế cho nổ lực cá nhân.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tôi đọc đâu đó "lời nguyện" này của một người theo thuyết bất khả tri luận :" Lạy Chúa--nếu có Chúa--xin Chúa cứu vớt linh hồn con--nếu con có linh hồn." Thiền nói gì về Chúa?

[ Lão sư lặng yên]2 TỪ BI, NHƯ TÌNH YÊU, KHÔNG LÀ NHỮNG GÌ NGƯỜI TA THƯỜNG GÁN CHO NÓ.NGƯỜI HỎI: Từ bi hợp với thiền chổ nào?LÃO SƯ: Nơi nào trong thiền nó không hợp?NGƯỜI HỎI: Thế tại sao từ bi không được đề cập đến trong khóa hội thảo?LÃO SƯ: Từ bi, như tình yêu, không phải là những thứ người ta thường gán cho nó.NGƯỜI HỎI: Tại sao không? Tôi không hiểu.LÃO SƯ: Suy nghĩ về giai thoại này: Thuở nọ, quan Tri phủ của một vùng bên Trung hoa trải qua nhiều ngày trên núi với một thiền sư. Lúc tiễn biệt vị quan xuống núi, sư hỏi," Khi trở lại nhiệm sở, ông sẽ trị dân như thế nào?"" Bằng từ bi và trí tuệ," Viên Tri phủ đáp." Như vậy," sư phê bình," cuối cùng chính người dân sẽ phải chịu khổ."NGƯỜI HỎI: Điều đó có nghĩa gì?LÃO SƯ: Một người rộng lượng thật sự không khoe khoan về sự rộng lượng của mình người chân thật không nói về sự liêm khiết của chính mình; những phẩm chất đó được chôn quá sâu nên trở thành bản năng thứ hai.Một người, ví dụ, liên tục nói với vợ," Anh yêu em, hãy tin anh." Chứng tỏ sự bất lực với tình yêu của anh ta. Sự lập đi lập lại câu," anh yêu em" đối với anh ta trở thành một câu thần chú, nhờ vào thần lực của nó tạo chiếc cầu nối sự chia cách giữa anh ta và vợ. Tình yêu thật sự là tình yêu không tuyên bố. Yêu im lặng, tự phát giống như cây hướng về mặt trời.Người Mỹ chúng ta ca ngợi tình yêu tới mức làm nó trở thành từ thứ mười trong bức điện tín hay từ cuối cùng trong một bức thư. Có phải vì là dân tộc chúng ta chùn bước trước trách nhiệm tình yêu không? Ở Ấn độ lý tưởng bất bạo động được đề cao. Có thể là người Ấn ca tụng bất bạo động vì họ muốn kềm chế cái bạo động mà họ nhận thấy trong chính họ không? Người Nhật đề cao sự lễ độ tới mức trở thành ý thức dân tộc. Không có sự quan tâm kỷ luật đến người khác, tạo cho họ động cơ gần gũi bào mòn lẫn nhau, trật tự xã hội mà họ chiếm lỉnh sẽ trở nên chao đảo.NGƯỜI HỎI: Trở lại câu chuyện. Tôi vẫn không hiểu tại sao thiền sư hỏi quan Tri phủ như vậy?LÃO SƯ: Nói qúa nhiều sẽ phá hủy giá trị câu chuyện như một công án bị lấy đi cơ hội nghiền ngẫm về nó và đến với sự nhận thức của chính mình về ý nghĩa sâu hơn của nó.NGƯỜI HỎI: Đó là công án sao?LÃO SƯ: Đúng, bây giờ anh có thể hiểu vì sao anh đã hỏi độc đáo như vậy không?[Không trả lời] 3 QUÁN THẾ ÂM, VỊ TỪ BI BỔ TÁT, CÓ THẬT SỰ HIỆN HỮU KHÔNG?NGƯỜI HỎI: Năm rồi tôi có dự một khoá giáo lý căn bản về Phật giáo. Trong kinh Pháp hoa, Phẩm Phổ Môn có nói nếu trên đời này có ai gặp nạn thuỷ, hỏa, đạo tặc mà niệm danh hiệu của Quán thế âm thời sẽ được cứu khổ. Thành thật mà nói, tôi thấy không thể chấp nhận được. Nhưng nếu thầy nói có vị Bồ tát này, mau chỉ cho tôi nơi mà tôi có thể đến để tìm gặp ngài.LÃO SƯ: Để có thể trực tiếp gặp được ngài. Điều quan trọng quí vị cần làm là thể hiện hành động vô ngã. Quán thế âm bồ tát là hiện thân của chính lòng từ bi của quí vị. Câu nói này chỉ diễn tả một phần nào sự thật. Hơn nữa, Qúan thế âm là một thực thể sống, ngài không bao giờ đáp lại những tiếng gào thét hăng say kêu cứu của người tin ngài. Vì vậy Quán thế âm bồ tát không phải là con người của huyền thoại mà là một kiểu mẩu từ bi tối thượng được hiểu bởi loài người. Ta nên nói về ngài như Voltaire nói về Chúa, là nếu ngài không tồn tại thì người có lẽ được phát minh ra.NGƯỜI HỎI: Quán thế âm sống tự thời xưa, vậy sao thầy nói là thực tế sống, chắc thầy đang nói một cách biểu trưng, phải không?LÃO SƯ: Quán thế âm là một trong những cao đồ của Đức Phật. Vì ngài có bản chất từ bi mạnh mẽ và nhạy cảm sâu sắc với nổi khổ đau. Phật đã ban cho ngài với cái tên "tầm thinh cứu khổ ." Ngài tự hiến mình để giúp người trong cảnh hiểm nghèo và bởi trí tuệ siêu việt và phép thần thông của ngài có thể thực hiện như vậy bằng những cách bí mật khó thấy. Trong khoa chân dung Phật giáo, tượng của ngài được vẽ nghìn mắt nghìn tay, biểu lộ hành động vô giới hạn và không bị ngăn ngại của ngài.NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Nhưng mọi chúng sinh hữu hình đều phải chết--thế tại sao thầy nói về đức Quán thế âm như thể ngài đang còn sống vậy?LÃO SƯ: Định luật bảo toàn năng lượng nói rằng không có năng lượng nào bị biến mất, vậy sao qúi vị nói rằng ngài đã chết?Trước khi tôi vào tu viện, một bạn thiền nói với tôi," Một khi anh đi theo Phật giáo với nhiệt tâm thành thật, Bồ tát sẽ xuất hiện ở mọi nơi để giúp anh." Đó chính xác là những gì xảy ra, và tôi biết ơn những vị Bồ tát không lời nào tả được. Tôi gặp ngài ở Nhật, ở Ấn, ở Miến điện và ngay cả trong đất nước chúng ta. Khi không nhìn thấy ngài đâu cả tôi biết sự thành thật của tôi bị suy yếu đi, nhiệt tâm của tôi chùn lại.Hãy nhớ, lực cảm ứng của Quán thế âm tỉ lệ trực tiếp với sự cởi mở tấm lòng của quí vị đối với ngài--đó là sự khiêm cung và vô ngã. Nếu quí vị niệm danh hiệu Quán thế âm không với mục đích vị kỷ, tin vào tuệ giác và từ bi của tỉ lệ ngài, thời chắc chắn có sự cảm ứng mầu nhiệm xãy ra. Vì về cơ bản, tâm từ bi của ngài và của quí vị giống nhau. Thực tế là khi quí vị niệm danh hiệu của ngài cũng chính là lúc ngài đang hướng về quí vị trong tiến trình cầu nguyện--hồi tưởng mãnh liệt.NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi để ý thấy là trong gian thờ Quán thế âm bồ tát có ba cái gối xếp trước tượng. Tại sao người ta ngồi đó thay vì ở thiền đường?LÃO SƯ: Vì trong tâm người bình thường, nói đến từ bi và thông cảm thường được liên tưởng ngay đến Quán thế âm hơn là với Đức Phật. Người trong lúc hiểm nghèo cảm thấy gần gủi với Quán thế âm. Ở các quốc gia Phật giáo, người ta cho rằng vị Bồ tát này là một người nữ, vì từ bi dịu dàng được xem như thuộc tính thường có ở người đàn bà hơn là đàn ông. Như một nhân vật được sùng mộ, Quan thế âm còn sáng chói hơn cả Đức Phật.NGƯỜI HỎI: Giả sử là ngày trước quân đội Đồng minh bao vây Hitler, ông ta niệm danh hiệu Quán thế âm cầu ngài giúp ông ta thoát khỏi số phận đen tối đang xảy đến với ông, liệu ngài có giúp cho ông ta mặc dù ông ta đã gây đau khổ cho hàng triệu con người không? Và nếu ngài giải thoát cho ông ta, Hitler có thể thoát khỏi sự trừng phạt của nghiệp, không phải thế là một sự vô cùng báng bổ công lý, một sự nhạo báng Pháp nghiệp hay sao?LÃO SƯ: Đúng, nó sẽ là một sự nhạo báng Pháp nghiệp. Nhưng điều đó không thể xảy ra. Hãy hỏi tôi tại sao?NGƯỜI HỎI: Vâng, tại sao?LÃO SƯ: Vì kinh nói chỉ có niệm danh hiệu Quán thế âm với tín tâm mới có được cảm ứng, có thể nào một con người tự cao tự đại như Hitler lại làm thế sao? Kinh Pháp hoa không nói gì về việc làm sạch nghiệp quá khứ, và chắc chắn là Hitler phải trả món nợ nghiệp như mọi người khác. Ông ta đã trả một phần nghiệp bằng cái chết bất đắc kỳ tử của mình. Và người ta phải run sợ khi nghĩ tới cuộc sống như địa ngục đang đối diện với ông ta.NGƯỜI HỎI THỨ BA: Quán thế âm đáp lại theo một cách thường dường như bí mật lạ lùng. Giả sử một người vừa phạm tôi ăn trộm đến trước tượng Quán thế âm cầu nguyện," Ôi Đấng từ bi, xin ngài cứu con khỏi bị bắt. Nếu con bị bắt con sẽ phải ngồi tù và gia đình con sẽ khổ sở." Cùng lúc đó, nạn nhân của hắn có lẽ cũng đang ngồi trước tượng Quán thế âm nài xin," Với năng lực nhìn thấy mọi thứ của ngài, xin ngài hãy giúp cảnh sát bắt tên trộm nhơ bẩn đó đã ăn cắp những đồng tiền dành dụm khó nhọc của con ". Viên cảnh sát được phân côn phá án có thể cũng cầu xin," Lạy đức Quán thế âm, xin hãy giúp con bắt tên trộm đó để con có thể thăng chức."Quán thế âm sẽ đáp lại những câu khẩn cầu trên như thế nào? Bất kể bao lâu hay bao khó nhọc tên trộm cầu xin Quán thế âm cứu hắn ra khỏi hậu quả của những hành động của mình, hắn ta phải trả món nợ nghiệp dưới hình thức đau khổ trong tương lai. Nhưng sự đau khổ của hắn sẽ bớt và gánh nặng sẽ nhẹ đi nếu hắn ta bồi hoàn thành thật ăn năn về việc làm sai trái và quyết tâm tuân theo luật pháp trong tương lai. Vì vậy, tên trộm có thể tự nhận ra quyết tâm sống lương thiện trong tương lai. Đây có thể là lời đáp của Quan thế âm đối với lời cầu xin của tên trộm. Nạn nhân lúc suy nghĩ có thể đột nhiên hiểu ra tên trộm là sự trừng phạt của nghiệp bởi những hàng động xấu của mình ở kiếp trước và vì vậy có một phần trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Đây sẽ là câu trả lời của Quán thế âm với lời cầu xin của nạn nhân. Người cảnh sát có thể hiểu là lời cầu xin Quán thế âm giúp anh ta bắt tên kẻ trộm vì sự vẻ vang cho chính mình là lời xin không tốt lành, anh ta có thể bây giờ đang nổ lực vì bổn phận của mình. Đó cũng sẽ là lời đáp của Quán thế âm.Như quí vị biết đấy, sự khác nhau giữa sự cầu xin ân huệ ích kỷ và nhún nhường tự cởi mở với công việc của lòng từ của ngài là một sự khác nhau vi diệu.NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có điểm nào trong Thiền nói ta có thể bỏ qua các tượng cả của Đức Phật và Quán thế âm để chỉ toạ thiền hay không?LÃO SƯ: Đức Phật, Quán thế âm-- có thể được xem như những cái bè giúp ta qua sông nhưng đừng bám vào nó khi ta đã qua sông rồi.NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Một người Thiên chúa giáo được khuyên răn là phải thương người hàng xóm như bản thân mình. Có điều răn nào khuyên Phật tử phải từ bi không?LÃO SƯ: Không, không có. Từ bi thật sự đặt trên nền tảng của sự hiểu biết " Ở Rochester khi Martha vấp ngón chân, Mike ở Denver cảm thấy đau." Thế thì làm sao từ bi có thể phát sinh từ sự gượng ép như một nhiệm vụ đạo đức được?NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Điều đó có ý nghĩa gì khi thầy nói," Ở Rochester khi …"?LÃO SƯ: Thôi được, chúng ta hãy triết lý một chút. Mối tương quan của cả cuộc đời được minh họa trong kinh như hình ảnh một mạng nhện khổng lồ trải rộng khắp vũ trụ. Những đường thẳng đứng biểu diễn thời gian, đường ngang là không gian.Tưởng tượng ở bất cứ điểm nào, nơi chổ giao nhau của những sợi ngang dọc có một hạt trong suốt biểu tượng cho một cuộc sống đơn độc. Ở mặt sáng của mỗi hạt thuỷ tinh này đang phản chiếu hình ảnh của những hạt khác trong mạng lưới mênh mông này, các hạt đồng loạt phản chiếu và những phản chiếu của những phản chiếu. Sự phản chiếu bất tận này trong một chừng mực độc lập với mỗi cái khác nhưng đồng thời chúng kết hợp với nhau thành một khối toàn thể.Từ việc hiểu sự lệ thuộc lẫn nhau trên căn bản này, từ bi trong Phật giáo tuôn trào giống như trăm sông đổ về biển cả. Khi thiếu vắng sự nhận thức này, sự đơn độc, sợ hải nảy sinh. Cái ôm cũa Quán thế âm nhẹ nhàng cuốn trôi những trở ngại này, cho phép từ bi và trí tuệ trôi tự do. Đây là phép mầu của Quán thế âm.NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Tôi nghĩ người tu Thiền không tin vào những phép mầu.LÃO SƯ: Nó là phép mầu không đòi hỏi đình chỉ luật tự nhiên-- chỉ 𠦣273;ình chỉ sự không tin.4 SÁM HỐI NHỮNG HÀNH VI SAI LẦM VÀ KHÔNG PHÔ TRƯƠNG NHỮNG VIỆC TỐT CỦA MÌNH NGƯỜI HỎI: Tôi nghe nói có sự xin tội trong Thiền Phật giáo, mục đích của nó là gì?LÃO SƯ: Để giúp quét sạch hậu quả đầy chướng ngại của tội lỗi và những tình cảm khác mà thường theo sau là cách cư xử tạo ra khổ đau. Nhưng thú nhận tội lỗi cũng chưa đủ. Để có ý nghĩa , sự thú nhận (sám hối) phải kèm theo ăn năng và quyết tâm không tái phạm. Vì những lý do đó, sám hối là những nhân tố thiết yếu trong tu thiền.Hầu hết mọi người đều che dấu hành động xấu ác và khoe khoang cái tốt. Trong Phật giáo khuyên làm ngược lại. Thú nhận hành động sai trái và không phô trương những việc tốt của mình. Một pháp tu được nuôi dưỡng trong Thiền là" mật hạnh", đó là những việc làm cho người khác mà không nhận sự ca tụng, khen ngợi về nó.NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Sám hối có loại bỏ được nghiệp xấu không?LÃO SƯ: Không, quí vị vẫn phải trả món nợ nghiệp của mình. Tuy nhiên với sự vui lòng trả chúng, và không tự gây cái mới, quí vị làm nhẹ gánh nặng của sự bồi hoàn. Tình huống có thể giống như trường hợp người bị kết án tù. Thay vì trở nên chua chát hận thù, anh ta đồng ý với bản án giam cầm, thậm chí còn thấy biết ơn vì có cơ hội trả nợ xã hội, rồi tự thích nghi với cuộc sống nhà tù nên ít đau khổ và có triển vọng được tha sớm hơn.NGƯỜI HỎI THỨ BA: Thầy vui lòng giải thích thêm về sám hối? Có nghi thức sám hối không và nếu có, Trung tâm có thường tổ chức hay không?LÃO SƯ: Ở trung tâm chúng tôi, mỗi tháng có một buổi lễ sám hối dành cho mọi người sống và làm việc ở Trung tâm.NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Có nhất thiết phải thú tội không?LÃO SƯ: Tham dự lễ là lệnh, nhưng thú nhận chính nó lại không. Dầu vậy, có ai mà không có gì để sám hối đâu? Cá nhân coi hành vi của mình là không vết nhơ, thời cần sám hối về tính kiêu mạn của mình, vì trong tất cả tội lổi, chắc chắn tồi nhất là không ý thức được nó.Nội dung của một buổi lễ như sau: Sau khi những người tham dự lễ sám hối ngồi xuống theo hình vòng cung trong đôi ba phút yên lặng, người chủ lễ đốt một cây nhang cắm vào lọ nhang, ông ta trao cho người đầu tiên, nếu người đó muốn thú tội gì thì anh ta làm lúc này, có lẽ nói như sau:" Một hôm khi một pháp tỷ hỏi tôi một câu hỏi nghiêm túc tôi trả lời cụt ngũn khiếm nhã thay vì trả lời đầy đủ lễ độ. Trước đây người này đã làm như vậy với tôi và bây giờ tôi mang mối hận với chị ấy. Tôi rất ăn năn về hành vi của mình và quyết vượt qua những tình cảm tiêu cực để rồi trong tương lai tôi có thể đáp chị ấy với một tinh thần giúp đở. Khi người nói chấm dứt, người chủ lễ hỏi," Ai muốn nói với pháp huynh ( tỷ) này không? Lúc này ai đó có lẽ chỉ ra điều gì anh ta cảm thấy phải được thừa nhận, chẳng hạn như " Hôm qua vào giờ ăn, anh để đồ dùng của anh lên sàn, sau đó một pháp huynh vô ý bước lên bị đứt chân. Đúng ra, anh phải cất đồ dùng cho cẩn thận tránh gây phiền toái cho người khác và cố tránh đi sự cẩu thả như vậy."Người thú tội giữ im lặng, chỉ đáp bằng gật đầu nhẹ. Rồi anh ta chuyển lọ nhang. Nếu người kế tiếp không muốn thú tội gì, anh ta chỉ cúi đầu sau khi nhận lọ nhang, đợi xem có ai muốn nói gì với anh ta không, và tiếp tục chuyền cái lọ.NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Mục đích gì trong việc phát lồ tội lổi trước các đồng đạo? Không phải người ta có khuynh hướng thú nhận những tội lổi nghiêm trọng một cách riêng tư sao?LÃO SƯ: Thú nhận và ăn năng sám hối trước các đồng đạo làm tăng cường sự cương quyết của người đó không lập lại sự vi phạm. Nhưng sự thú tội có thể được thực hiện một cách riêng tư với thầy, bạn, chồng hay vợ mà không cần thiết đặt thông lệ phải theo. Một số học viên của tôi trải qua sự sám hối một mình trước tượng Phật hay Quán thế âm.Qúi vị đã nghe phần đầu của một buổi lễ. Sau cùng người chủ lễ đọc một bài kệ để kết thúc buổi sám hối. Rồi tất cả đồng loạt niệm trong tâm bài kệ này ba lần:Đệ tử vốn tạo các vọng nghiệp Đều do vô thỉ tham sân siTừ thân miệng ý phát sinh raĐệ tử thảy đều xin sám hốiNGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tại sao một lần không đủ?LÃO SƯ: Sự ăn năn tự nó nhấn mạnh sâu với mỗi lần lập lại.Điều quan trọng trong việc sám hối là phải thành thật. Thú nhận ăn năn những gì đè nặng trong tâm là tẩy xổ và làm sống lại. Hối lổi sâu sắc, Thorean nói, là sống lại từ đầu.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]