Thiền,Ánh Bình Minh
PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Sàigòn 1999
---o0o---
PHẦN BA
TỤNG NIỆM
III NHỮNG ĐỐI THOẠI
1 CÓ PHẢI VÌ XU NỊNH MÀ CHÚNG TA CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT?
NGƯỜI HỎI: Thầy nhiều lần nói Thiền là tôn giáo, dù là tôn giáo không giáo điều và tín điều. Nhưng thầy không hề nói một lời nào về cầu nguyện. Tôn giáo không có cầu nguyện như cá thiếu nước.
LẢO SƯ: Lý do qúi vị không nghe nói gì về nó, và ít ai hỏi về nó. Dù vậy qúi vị đúng. Cầu nguyện là huyết mạch của tôn giáo. Vì cầu nguyện đòi hỏi sự tịnh tâm, có thể nói là tất cả tôn giáo có trong đó có một phần của thiền.
Có ba loại cầu nguyện: thỉnh nguyện ( petitionary) trong đó quí vị xin điều gì; cầu phù hộ ( prayer of assisstance), quí vị xin giúp đở để có thể tự làm một điều gì đó thành tựu, chơn nguyện ( absolute prayer), ở đây quí vị không cầu xin gì mà chỉ mong trở thành một thể với vị Thần, Phật hay Bồ tát.
Sự khác biệt giữa loại một và loại hai được minh hoạ bằng một câu chuyện cổ về ba chàng lãng tử đang tự hỏi làm cách nào họ có được một con gà tây cho bửa tiệc Giáng sinh. Người thứ nhất nói "Tại sao ta không cầu Chúa gởi cho ta một con?" người thứ hai do dự nói," Khi tôi cầu Chúa điều gì, tôi chưa bao giờ được toại nguyện." Người thứ ba bảo," Phiền một nỗi là các anh không biết cách cầu nguyện. Chúa luôn luôn ban cho tôi cái gì tôi cầu xin." Hai người kia ngạc nhiên quay sang."Thật sao? Hãy bày cho chúng tôi cách cầu nguyện của anh đi." "À, đừng xin Chúa ban cho ta cái gì cả mà hãy cầu xin người khiến ta theo đuổi nó. Đó là cách tôi luôn được nó."
Người mới thiền cầu xin Phật ban cho sức mạnh tự loại tham, sân, si để họ có thể kiên trì theo đuổi tu luyện tâm linh. Tuy nhiên người ta không thể cầu Phật ban cho sự giác ngộ. Người ta cũng không cầu để được cứu thoát khỏi nghiệp quả do những hành động điên rồ của họ, dù qua nguyện cầu người ta có thể đạt được quyết tâm trong tọa thiền và do đó thay đổi kiểu nghiệp của đời mình. Đảnh lễ chư Phật, Bồ tát, và cúng dường hương hoa lên các ngài là một kiểu "cầu nguyện" trong thiền.
NGƯỜI HỎI: Xin thầy thứ lỗi cho câu hỏi vô phép này, cúng dường hương hoa cho chư Phật, không phải xu nịnh sao?
LÃO SƯ: Những tụng niệm như vậy diễn tả sự biết ơn đối với Phật, cùng lúc nó biểu lộ sự tôn kính và tán dương. Tụng niệm giúp ta tạo ra mối nghiệp duyên với Phật--cọng nghiệp--làm gia tăng niềm tin vào chân lý và tinh tấn thực hành những lời dạy của Phật.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thầy định sẽ nói thêm gì về chơn nguyện?
LÃO SƯ: Đúng, sự cầu nguyện chơn chánh không có nhân tố thỉnh cầu vì theo ý nghĩa rốt ráo không có năng-cầu không có sở-cầu. Nhưng lúc thất bại hay tuyệt vọng, ngồi trước tượng Phật phát ra từ bi và tuệ giác có thể khai mở Phật lực cho qúi vị, tiếp xúc với Phật tánh quí vị làm cho phấn khích và dũng mãnh lên.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thầy nói thỉnh nguyện không được thực hành trong thiền. Tại sao không?
LÃO SƯ: Vì kiểu cầu nguyện này dể thoái hóa thành sự ngã giá ích kỷ đối với Phật--" Ban cho con ân huệ này, con hứa sẽ trở thành người tốt." Cầu nguyện như vậy làm làm tăng cảm giác cái tôi thay vì làm giảm nó đi và khuyến khích sự lệ thuộc vào một quyền lực bên ngoài hơn nổ lực của chính mình. Giống như chạy đến cha mẹ khi quí vị cầu tiền thay vì tự kiếm tiền. Vẫn còn nhớ như in, cach đây hai mươi lăm năm, có lần tôi thức suốt đêm trong tu viện, quỳ lạy trước tượng Phật và cầu nguyện một cách tuyệt vọng," Bạch Đức Thế Tôn, hãy ban cho con sự giác ngộ và con sẽ khiêm cung vui lòng cúi lạy ngài…" Sáng hôm sau tôi vẫn chưa ngộ, đức tin vào Đức Phật của tôi bị vỡ vụn. Trong chuyện này, kẻ được lợi là cái ngã của tôi, nó ngấu nghiến thoả thuê những thất vọng, u uất, buồn nản của tôi đối với lão sư vì thầy đã thúc đẩy tôi thức suốt đêm (dù không cầu nguyện). Và nhiều năm trôi qua trước khi niềm tin đó sống lại.
NGƯỜI HỎI THỨ BA: Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng mạnh mẽ, phải không? Ta không cần người khác giúp sao?
LÃO SƯ: Có, chúng ta cần. Ví dụ, một người gãy chân cần bác sĩ, nhưng nhu cầu thường xuyên là sự giúp đỡ của gia đình và cặp nạng. Nhưng nếu anh ta tiếp tục dùng cặp nạng quá thời gian cần thiết, anh ta sẽ ngày càng yếu đi thay vì mạnh lên. Vấn đề là ngoài những lúc cần thiết, sự giúp đở không được dùng như sự thay thế cho nổ lực cá nhân.
NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tôi đọc đâu đó "lời nguyện" này của một người theo thuyết bất khả tri luận :" Lạy Chúa--nếu có Chúa--xin Chúa cứu vớt linh hồn con--nếu con có linh hồn." Thiền nói gì về Chúa?
---o0o---