Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XII - NỀN TẢNG KHOA HỌC CỦA KHÍ CÔNG TÂM PHÁP

24/04/201319:27(Xem: 4455)
Chương XII - NỀN TẢNG KHOA HỌC CỦA KHÍ CÔNG TÂM PHÁP

Chương XII

NỀN TẢNG KHOA HỌC CỦA
KHÍ CÔNG TÂM PHÁP

Khi chúng ta tập thở đan điền, đưa Tâm trở về trạng thái buông xả và Thân thư giản chúng ta có cảm giác thoải mái nơi Thân và nơi Tâm. Thoải mái chỉ là một danh từ diễn tả một cảm giác có gốc rễ nơi bộ não và nơi Tâm. Chúng ta tìm hiểu thêm về những gì xuất hiện trong bộ não và trong thân thể khi chúng ta Thiền. Quyển Khí Công Tâm Pháp xuất bản vào năm 2003 đã trình bày về lợi ích của Khí Công trên nền tảng của Đông Y. Hiện nay có nhiều cuộc nghiên cứu về sự lợi ích của Thiền, Khí Công, Thái Cực Quyền hay Tai-Chi và Yoga trên nền tảng của Tây Y. Chúng ta cần biết thêm để biết rõ sự lợi ích khi tu tập.

Trong một bản tin vào tháng 5 năm 2003 được thông tấn xã Reuters ở Anh Quốc gởi đi khắp thế giới với tựa đề Thiền Thắp Sáng Bộ Não Những người Phật Tử (Meditation Shown to Light Up Brains of Buddhists) cho biết khi các nhà khoa học nghiên cứu bộ não của những người Phật tử thực hành sự tu tập thì thấy rõ họ là những người thật sự hạnh phúc, bình an và thanh thản.

Thông tấn xã Reuters cũng nói rõ các chuyên viên về thần kinh học dùng máy phân hình và họa lại hình bộ não thì thấy trong bộ não của người Phật tử có tu tập nhiều khu vực tỏa sáng liên tục. Các chuyên gia cho biết điều đó chứng tỏ những người này có những xúc cảm tốt và tính khí tốt� ngay cả trong thời gian họ không ngồi Thiền. Giáo sư Owen Flanagan thuộc viện đại học Duke University ở tiểu bang North Carolina tỏ bày:

"Chúng ta có thể giả thiết với vài tự tin là những người Phật tử đến từ vùng Dharamsala ở Ấn Độ là những người thật sự hạnh phúc." Vùng Dharamsala là nơi chư tăng và chư ni Tây Tạng tu tập dưới sự hướng dẫn của các vị Đại Sư và ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Chúng ta đã biết bộ não có hai bán cầu:

  • Bên tráiliên hệ đến ngôn ngữ, viết lách, nói chuyện, lý luận, toán, khoa học, những cảm xúc tích cực, tự chủ và tánh tình. Máy chụp hình cọng hưởng hay MRI cho thấy khu vực phía trước bán cầu não trái là vùng vỏ não trước trán liên quan đến những cảm xúc tích cực, sự tự chủ (tự chế hay tự kiểm soát, có nghĩa là có những quyết định đúng và thích hợp) và tánh khí (chúng ta thường nghe nói tánh khí tốt hay bình thường, tánh khí không tốt hay bất thường, sự tỏa sáng bền vững vùng tánh khí nơi bộ não là một hiện tượng rất tốt vì đó biểu lộ một nhân cách tốt đẹp).

  • Bên bán cầu não phảicó những chức năng khác biệt với bên trái như suy nghĩ, sáng tạo, tưởng tượng, thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc, nhận biết khoảng cách.

Bản tin trên cũng nói đến ý kiến quan trọng của bác sĩ Paul Ekman, thuộc trung tâm y khoa của viện đại học California San Francisco, là người thực hành Thiền và có sự chú tâm thoải mái (chánh niệm) đã điều hòa được hoạt động hạch Hạnh Nhân (Amygdala) là một trong những hạch chính hình như quả hạnh nhân, mà chức năng của hạch này liên quan đến tính tình, cảm giác, năng khiếu và trí nhớ cho những sự việc mới xảy ra, và đó cũng là nơi chất chứa những ký ức về sợ hãi cùng vài cảm xúc tiêu cực khác. Bác sĩ Ekman đã khám phá rằng những người Phật tử có kinh nghiệm về tu tập thì ít bị sốc, bối rối, kinh ngạc hay giận dữ so với những người khác. Điều này cũng phù hợp với sự nghiên cứu của bác sĩ James H. Austin, một chuyên gia thần kinh học đồng thời cũng là một người tu tập theo Thiền tông Nhật Bản lâu dài.

Trong bản báo cáo của tạp chí khoa học New Scientist, bác sĩ Flanagan cho biết đây là một sự khám phá rất quan trọng vì người Phật tử thực hành sự tu tập đạt được kết quả về 'thứ hạnh phúc mà mọi người chúng ta tìm kiếm.'

1. Những Xác Nhận Của Khoa Học

Các nhà khoa học càng lúc càng nghiên cứu nhiều về sự tu tập để tìm hiểu thêm những phản ứng hay những hiện tượng có mặt khi người ta ngồi thiền, tụng đọc kinh hay chú của nhiều nhóm tu tập của các truyền thống tâm linh khác nhau.

a. Xác Nhận Tịch Và Chiếu Cùng Có Mặt

Vào tháng 11 năm 1999 nhật báo New York Times và tháng 5, năm 2000 tạp chí nghiên cứu khoa học Neuro-Report đều tường trình về cuộc nghiên cứu đặc biệt của một nhóm khoa học gia, do bác sĩ� Sara W. Lazar làm trưởng nhóm. Nhóm này nghiên cứu hoạt động của các tế bào thần kinh khi người ta ngồi Thiền và tụng câu chú, nghĩa là một câu được lập đi lập lại nhiều lần và có ý nghĩa đặc biệt đối với người tụng. Nhóm nghiên cứu khoa học này dùng máy chụp hình cộng hưởng và họa hình các hoạt động trong não bộ qua tiếng dội từ trường fMRI (functional Magnetic Resonance Imaging).

Nhóm người Sikh, một sắc dân của Ấn Độ, là đối tượng được nghiên cứu khi họ thực hành Thiền và tụng một câu chú hai chữ khi thở vào và hai chữ khi thở ra. Máy MRI thu hình những hoạt động của các tế bào thần kinh nơi não bộ. Các chuyên gia nghiên cứu thấy đa số các vùng nơi bộ não bớt hoạt động rất nhiều. Nói khác đi, một cách tổng quát, bộ não trở nên lắng dịu. Tuy nhiên những khu vực riêng biệt nơi bộ não, nhất là khu vực liên hệ đến sự chú ý, nhận biết về không gian và thời gian, làm những quyết định hay chọn lựa chú tâm vào một đối tượng lại trở nên rất năng động. Họ cho rằng những người thực hành phương pháp thư giãn Thân Tâm như tập thở thoải mái, Khí Công, Thái Cực Quyền hay Thiền đều cho thấy sự giảm bớt các hội chứng như cao huyết áp,� mất ngủ, ưu uất, tiền kinh nguyệt, ung thư và liệt kháng (những triệu chứng như đau nhức, khó chịu, sưng giảm bớt, nhưng chứng bịnh liệt kháng AIDS hiện vẫn chưa có thuốc chữa). Điều này các bác sĩ George Stefano, Gregory Fricchione, Herbert Benson và Brian Slingsky đã trình bày trong tạp chí khoa học nghiên cứu về não bộ Brain Research Review số 35 năm 2001 như sau: "Sự vắng lặng nơi Tâm làm cho cơ thể thải ra rất nhiều chất ốcxít nitric (nitric oxide, ký hiệu là NO) khắp thân thể. Chính chất ốcxít nitric này đối kháng lại với chất noradrenaline, là khích thích tố norepinephrine được tiết ra từ nang thượng thận trong thân khi có sự căng thẳng (bức xúc hay stress). Chất kích thích tố căng thẳng này làm cho tim gia tăng nhịp đập nhanh, cao huyết áp, làm tăng lên sự tức giận, bất an, xao động, thở nhiều, và dễ bị đưa đến các thứ đau nhức. Chất ốcxít nitric làm cho các triệu chứng nói trên giảm xuống."

Điều các bác sĩ cho rằng rất quan trọng trong cuộc nghiên cứu phản ứng nơi người thực hành thiền này là: Bộ não của họ trở nên yên lặng hơn.

Cùng lúc các khu vực liên hệ đến hệ thống thần kinh tự trị gia tăng hoạt động (hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm, trong trường hợp này là hệ đối giao cảm liên hệ đến thư giản) làm cho điều hòa áp huyết, nhịp độ tim đập và nhịp thở, nên làm cho cơ thể thoải mái.

Khu vực trong não liên hệ đến sự chú ý, nhận biết hay thấy biết về không gian và thời gian, cùng khả năng quyết định gia tăng hoạt động, nói khác tức là Tâm, trở nên bén nhạy hơn.

Yên lặng là Tịch, thấy biết rõ ràng là Chiếu.Các Thiền sư thường nhắc nhở khi tu tập phải duy trì trạng thái vắng lặng nhưng tỉnh thức bén nhạy nơi Tâm. Bộ não và Tâm là hai thực thể có mặt cùng một lúc nhưng một bên biểu lộ trong trạng thái vật chấtlà bộ não và một bên biểu lộ trong trạng thái phi vật chấthay Tâm. Đó là tính cách bất nhịhay không hai của bộ não và Tâm. Thiền là trạng thái Tâm và bộ não vắng lặng nhưng linh động khi ngồi Thiền cũng như khi đi, đứng, nói chuyện, ăn uống, lái xe, làm việc, giao tiếp, tập thể thao, Tai-Chi, Khí Công, Yoga hay thưởng thức văn chương, nghệ thuật. Đó là Thiền hoạt động.

Đạo Phật nói nhiều về Tâm, các nhà thần kinh học nói nhiều về những hoạt động của các khu vực trong bộ não. Một bên nhấn mạnh đ��n các hoạt động tâm ý, không phải là vật chất, một bên nhấn mạnh đến các hoạt động của các tế bào thần kinh, là những dòng điện và các phản ứng hóa học, hoàn toàn là vật chất. Trong buổi nói chuyện với trên mười ngàn nhà thần kinh học vào ngày 12 tháng 11, năm 2005 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ngài Đạt Lai Lạt Ma đã khích lệ sự liên hệ hợp tác hỗ tương như sau:

"Về phương diện thực hành thì đạo Phật và khoa học đều nhấn mạnh vai trò thực nghiệm. Truyền thống Thiền quán Phật giáo có thể giúp cho sự tìm hiểu của khoa học qua cách đề nghị phương pháp huấn luyện tâm thần, cũng liên hệ đến tính cách mềm dẻo (dễ thay đổi) của bộ não� Do mục tiêu chính yếu của sự khảo sát của Phật Giáo về thực tại là nền tảng căn bản nỗ lực vượt thoát khổ đau và làm cho đời sống loài người được tốt đẹp, nên Phật Giáo hướng đến trước hết là khảo cứu tâm thức con người và các chức năng của Tâm. Khi hiểu rõ được tâm thức con người thì chúng ta có thể tìm cách thay đổi ý tưởng, cảm xúc cùng các xu hướng phát sinh ra chúng để giúp chúng ta có được một con người đầy đủ, toàn thiện. Chính trong nội dung đó mà Phật Giáo đã tạo ra sự xếp loại phong phú các trạng thái tâm thức cũng như phương pháp Thiền quán để thanh lọc những các loại Tâm đặc biệt. Như vậy, một sự trao đổi chân thành giữa đạo Phật và khoa học hiện đại trong một lãnh vực rộng lớn liên hệ đến Tâm con người, từ nhận thức đến cảm xúc, để hiểu khả năng thay đổi vốn đã có sẵn trong bộ não loài người, vốn rất đáng quan tâm và có nhiều lợi ích. Riêng đối với kinh nghiệm bản thân tôi (ngài Đạt Lai Lạt Ma), tôi cảm nhận được thêm giàu có khi trao đổi ý kiến với các nhà thần kinh học và tâm lý gia về các vấn đề như tánh chất và vai trò của các cảm xúc tích cực và tiêu cực, sự chú tâm, tưởng tượng cũng như tính cách mền dẻo (thay đổi được) của bộ não. Những chứng cứ rõ ràng của thần kinh học và y khoa, chẳng hạn chỉ giản dị như chạm vào người các em bé mới sinh cũng làm cho bộ não các em� phát triển trong các tuần lễ đầu tiên sau khi sanh, điều này cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa tình thương và hạnh phúc.

Đã từ lâu, đạo Phật cổ võ về khả năng lớn lao của sự thay đổi đã có nơi Tâm của con người. Trong mục đích đó, đạo Phật đã phát triển nhiều kỹ thuật Thiền Quán, hay cách thực hành Thiền, nhằm đến hai mục tiêu chính: Trau dồi tình thương yêu rộng lớn (từ bi) và trau dồi sự thấy biết chân thật (trí tuệ), đó là sự hợp nhất của Bi và Trí. Cốt tủy của cách thực hành hai điều trên nằm trong hai kỹ thuật chính yếu: Làm cho sự chú ý thành tinh tế hơn cùng sự ứng dụng thực sự, cũng như sự điều hành và chuyển hoá các cảm xúc. Trong hai lãnh vực nói trên, tôi nghĩ rằng có thể có sự hợp tác lớn lao giữa truyền thống Thiền quán nơi đạo Phật và khoa thần kinh học. Ví dụ, khoa thần kinh học đã phát triển phong phú về sự hiểu biết cơ cấu của bộ não liên hệ với chú ý và cảm xúc. Mặc khác, truyền thống Thiền Quán trong đạo Phật, với một lịch sử� lâu dài chú tâm vào sự đào luyện tinh thần, sẽ cung cấp các kỹ thuật cụ thể làm cho sự chú ý thành tinh tế hơn cùng sự điều hành và chuyển hóa cảm xúc."

Điều trên nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa đạo Phật với các nhà khoa học không những giúp gia tăng kiến thức tâm linh cũng như khoa học mà còn đem lại nhiều ích lợi cho nhân loại trong việc thực hành những phương pháp cụ thể để phát triển sức khỏe, niềm hạnh phúc cùng tạo ra sự cảm thông giữa các dân tộc với các truyền thống văn hóa, tôn giáo và chủng tộc khác nhau nhưng cùng có những cảm xúc và ước mong an vui như nhau.

Chúng ta đã biết Thiền gồm có Thiền tĩnh lặng và Thiền hoạt động, tức là sự thực hành đặt căn bản trên những cuộc khảo cứu khoa học để tìm hiểu kết quả có thật và thực dụng của Thiền để làm lợi lạc cho mọi người. Điều này rất tốt cho người thực hành Khí Công Tâm Pháp, là Thiền tĩnh lặng phối hợp với Thiền hoạt động,� vì chúng ta thấy rõ khi thực hành quen thuộc tám thế Khí Công Thiếu Lâm và chú tâm thoải mái nơi vùng dồn hơi đến hay vận chân khí đến, sau đó khi thở ra buông xả thoải mái thì cảm nhận cảm giác an lạc nơi vùng vỏ não trước trán phía bên trái, lúc đó Tâm chúng ta bắt đầu đi dần vào trạng thái Vắng Lặng Êm Dịu và An Vui cùng lúc Thấy Biết Rõ Ràng Trong Sáng (Tịch và Chiếu) nơi bộ não và nơi Tâm.

Sau đó là các thế Quân Bình Chân Khí, thế Vượng Não làm cho não gia tăng sức khỏe và ba thế Vận Nội Lực. Sau mỗi thế tập, chúng ta cảm nhận năng lượng gia tăng nơi bộ não và nơi Thân. Sang phần tập tám thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp phối hợp với lời niệm Phật thì trạng thái Vắng Lặng Êm Dịu và An Lạc gia tăng cùng lúc với sự Thấy Biết Rõ Ràng Trong Sáng gia tăng. Chúng ta còn nhớ điều tiến sĩ Daniel Goleman, chuyên gia về thông minh cảm xúc, nói trước đây: "Nơi vùng võ não trước trán bên trái, nơi vùng phát sinh những cảm giác an lạc, chứa đựng các tế bào thần kinh có khả năng làm im lặng những cảm xúc khổ đau."Nói khác đi, khi an lạc gia tăng phía bên tráithì những lo âu, giận hờn, buồn rầu liên hệ đến võ não trước trán bên phảidịu xuống hay không xuất hiện. Và trạng thái này có thể kéo dài từ sáng đến chiều. Ngoài phần tập luyện các thế chuyển động, chúng ta thực hành Thiền tĩnh lặng: Ngồi trên ghế hoặc trên gối tròn, chú tâm thoải mái vào hơi thở vào và hơi thở ra rồi cảm nhận niềm an lạc nơi Thân và nơi Tâm như đức Phật dạy trong kinh Quán Niệm Hơi Thở.

Khí Công Tâm Pháp là sự phối hợp của ba truyền thống hiện nay: (1) tập luyện khí công vận chân khí vào lục phủ ngũ tạng trên nền tảng lý thuyết Ngũ Hành Tương Sanh của Đông Y, (2) vận động thể lực để gia tăng sức khỏe cùng làm cho bộ não duy trì các chức năng tốt đẹp, và (3) phối hợp âm nhạc với tập luyện theo những khám phá mới mẽ của Tây Y. Những cuộc nghiên cứu này cho thấy thực hành sự buông thư qua cách hành trì tôn giáo, Thiền thuần túy, hoặc những hoạt động lập đi lập lại của tay chân hay phối hợp cả hai đưa đến sự gia tăng sức khỏe (Medical Science, Sport and Exercise, 1995, số 27). Một cuộc nghiên cứu tại Na Uy cho thấy các lực sĩ thực hành Thiền thì cơ thể họ giảm các chất lactate (đưa đến chứng vọp bẻ) sau khi tập luyện (British Journal of Medecine, 2000, số 24) cùng nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy trạng thái vắng lặng nơi Tâm hay bộ não xuất hiện khi:

1.Lập đi lập lại một câu (như trì chú).

2.Lập đi lập lại cử động chân tay (như hai chân đạp đều xe đạp trong phòng tập, hay tập hiếu khí aerobic hay cử động nhịp nhàng tay hoặc chân).

3.Phối hợp cả hai thứ: Vừa lập đi lập lại một câu (như trì chú) trong Tâm hay thành tiếng và cử động chân tay.

Phương pháp thứ 3 kết hợp cả hai thứ 1 và 2 nói tr��n tức là cùng lúc thực hành Thiền tĩnh lặng và Thiền hoạt động, làm gia tăng cảm giác an lạc và sự vắng lặng của Tâm. Điều này những người tập Khí Công Tâm Pháp thấy rõ khi tập luyện Khí Công Thiếu Lâm, Dưỡng Sinh Tâm Pháp phối hợp lời niệm Phật cũng như� trong cách lạy Phật theo Khí Công. Ngoài ra, nhiều người tham dự các chương trình vận động thể lực phối hợp với âm nhạc, Thiền niệm chú và vận động chân tay cũng thấy có kết quả tốt đẹp. Điều quan trọng hơn nữa, như trong cuộc khám phá của các vị bác sĩ nói trên là Tâm trở về với sự buông thư trong lúc thực hành. Từ đó, Tâm trở nên vắng lặng. Khi Tâm vắng lặng thì niềm an vui bừng dậy tràn đầy. Trạng thái vắng lặng và hạnh phúc đó không những có mặt khi thực hành Thiền hay trì chú mà còn kéo dài trong những hoạt động trong ngày. Những người tập Khí Công Tâm Pháp đều đặn thấy rõ điều này và thấy rất vui mừng khi các cuộc nghiên cứu khoa học xác nhận trạng thái an vui, tích cực thoải mái, tự tại, hiểu biết và tỉnh thức có mặt lâu dài nơi người thực hành.

b. Xác Nhận Chữa Trị Bệnh Tật Qua Cách Thở Đan Điền

Chúng ta đã biết về các chất thần kinh dẫn truyền giúp giảm cơn đau và tạo ra cảm giác sung sướng như chất nha phiến nên được gọi là opioid trong đó có hai chất là beta endorphin và leu-enkephalin. Các tế bào thần kinh tiết ra chất beta endorphin này tập trung nơi nhân liền (arcuate nucleus) nơi vùng dưới đồi trong bộ não. Nơi thứ hai sản xuất ra enkephalin là các tế bào thần kinh phân tán ra nhiều chỗ. Vùng có mức độ enkephalin cao ở bèo nhạt (globus pallidus), nhân dưới (caudate nucleus) và vùng nhân nằm kế nhau (nucleus accumbens). Khi chúng ta bị đau, các bác sĩ cho chích một mũi morphine làm giảm đau thì chất này tác dụng giống như� hai chất enkephalins nói trên, chỉ có khác là một bên do tế bào thần kinh sản xuất ra, một bên do kim chích thuốc vào trong người. Dĩ nhiên, nếu tiếp tục chích thuốc giảm đau, là một loại nha phiến, thì cơ thể bệnh nhân dần dần sẽ nghiện chất này và đưa đến những phản ứng nguy hại cho cơ thể, còn các chất nha phiến từ tế bào thần kinh tiết ra thì không có hậu quả tai hại như vậy, ngược lại còn giúp cho cơ thể phấn chấn.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh tác dụng của chất morphine chích vào cơ thể với Thiền và thấy có những kết quả tương ứng, chỉ khác một bên là lành mạnh, một bên là bệnh hoạn. Bác sĩ James H. Austin,[1]chuyên gia thần kinh, tóm lược tám trạng thái nơi Thân và Tâm khi chất endorphins có mặt trong cơ thể như sau:

1.Thở ít đi

2.Làm hết sợ

3.Đau dớn và khổ não giảm nhiều (đau là nơi vết thương, khổ là nơi Tâm)

4.Trạng thái sung sướng xuất hiện

5.Các hoạt động cơ động và động lực thúc đẩy (hay động viên) tinh thần tăng

6.Xóa đi các phản ứng có điều kiện như giận dữ, sợ hãi (trong các cuộc thí nghiệm)

7.Làm cho bắp thịt mạnh hơn

8.Ngoài ra, khi chúng ta đối diện với những gì mới mẻ thì chất beta endorphine được tế bào thần kinh tiết ra làm cho trạng thái hưng phấn phát sinh.

Bác sĩ Austin là một người thực hành Thiền lâu năm và ông ta thấy những điều trên rất quan trọng cho người tu Thiền vì khi thực hành Thiền người ta cũng thấy: Thở chậm lại, làm hết đau nhức, đưa đến trạng thái hưng phấn, làm hết các phản ứng do những thói quen làm phát sinh như sợ hãi, giận dữ, làm cho sức lực gia tăng nhưng không có hậu quả xấu như bị nghiền hay tàn phá hệ thần kinh như những người hít hay chích nha phiến. Không những vậy mà nhân cách của họ trở nên tốt hơn vì vùng vỏ não trước trán gia tăng hoạt động làm cho họ trở nên vui tươi, lành mạnh và tánh tình tốt hơn.

Những người có được niềm an vui, mạnh mẽ và tích cực như trên, theo bác sĩ Austin, thì các cuộc nghiên cứu cho thấy họ là những kẻ hay giúp người, nhớ những điều tích cực, có khả năng quyết định nhanh chóng.

Như vậy, những gì có mặt nơi Tâm thì có mặt nơi bộ não, đó là những hoạt động của các chất hóa học, các dòng điện, các làn sóng não cùng sự thông báo và phối hợp các tín hiệu của các vùng não bộ khác nhau. Tâm và não là hai thực tại nhưng cùng biểu lộ niềm hạnh phúc hay sự khổ đau của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh. Nếu biết thực hành tu tập thì niềm an vui, sung sướng, tình thương, sự hiểu biết, lòng mạnh mẽ, tánh vui tươi, cảm thông, hiểu biết cùng nhiều thứ tích cực khác đều biểu lộ trong đời sống hàng ngày. Do đó, đức Phật nhắc nhở người cư sĩ phải phát triển sự nghiệp� nhưng đừng quên gần gũi quý thầy cô dạy đạo vì người cư sĩ có khả năng trở thành một Bậc Chân Nhân, một con người giác ngộ, có tình thương, sự hiểu biết và sức mạnh tinh thần, có khả năng và sẵn sàng giúp đỡ cho chồng, vợ, con cái, những người làm việc cho họ, thân quyến bạn bè và cộng đồng được nhiều lợi ích.

Bà Claudia Wallis, trong số Newsweek ngày 28 tháng 2 năm 2005, đã trình bày rất nhiều trường hợp thở đan điền hay thở bụng giúp cho các bệnh nhân bớt bị đau nhức như sau.

Bà Penny Rickhoff thích đánh banh tơ nít, du lịch thế giới và cũng là một phi công tài tử, sống đời rất hoạt động. Bất đồ vào năm 1990, bà bị một cái tủ đựng hồ sơ rất cao và rất nặng ngã và đè lên lưng làm cho cột sống bị thương tổn. Bà ta bị đau nhức dữ đội nơi lưng, hết sống đời hoạt động, lái xe rất khó khăn và hầu như trở thành một người bị giam lỏng trong nhà, và dù ở trong nhà khi ngồi lâu� cũng bị đau nhức vùng lưng rất nhiều. Sau khi đi khám trên mười bác sĩ, bà ta biết cơn đau nhức này còn tiếp tục lâu dài vì thuốc men không chữa dứt được, bà quyết định học Thái Cực Quyền hay Tai-Chi, một loại Khí Công nhẹ, cùng cách thở bụng. Nhờ sự thực hành này bà biết cách làm giảm cơn đau, hạ bớt số lượng mọc phin (morphine) làm giảm đau nhưng có nhiều tác dụng phụ nguy hại.

Một người khác là ông Bill Highland, hai năm trước đây bị chứng viêm da herpes đưa đến hậu quả là ông ta bị đau dữ dội nơi vùng ngực, tay mặt và xương vai. Cơn đau nhức kéo dài và đôi khi trở thành dữ dội. Bên cạnh thuốc men, ông tập thở cùng quán tưởng để làm bớt cơn đau nhức.

Khi bị tổn thương nơi bắp thịt, xương, da hay các cơ quan trọng trong người thì cơn đau là một phản ứng tự nhiên để bảo vệ cơ thể. Cơn đau này như chiếc còi báo động giúp chúng ta tìm cách chữa trị vết thương cho lành. Tuy nhiên, đối với cơn đau kéo dài thì không khác gì chiếc còi báo động cứ kéo dài qua nhiều tháng năm một cách vô ích, đưa đến đết quả làm gia tăng căng thẳng và sự đau nhức.

Bà Wallis tổng hợp các thứ đau nhức trong cơ thể và cách chữa trị tâm linh, ngoài việc uống thuốc, trong đó buông thư (relaxation) và Thiền rất quan trọng mà chúng ta cần nhắc thêm lần nữa. Xin xem bảng tóm tắt sau đây.



#

Triệu chứng

Cách chữa trị tâm linh

1

Chứng đau đầu bắ�t nguồn từ căng thẳng hay (stress), chất caffeine, rượu, ánh sáng chói, bụi bặm trong không khí

Thiền

Hồi tác (biofeedback)

Buông thư

Quán tưởng

2

Viêm khớp xương vùng đầu gối (bệnh hư xương khớp, Ostheoarthritis) là bệnh sụn

khớp tạo ra cơn đau và làm cho sự đi đứng

khó khăn

Thiền

Buông thư

3

Bị thương tổn bắp thịt hay khớp nơi vùng vai

Buông thư

4

Đau lưng

Buông thư

5

Bệnh dây thần kinh (neuropathy), đau nơi vùng thắt lưng, nơi dây thần kinh bị tổn hại

làm cho dây thần kinh ngoại biên bị yếu đi

và tê như trường hợp bệnh tiểu đường,

ung thư, viêm herpes hay AIDS

Buông thư

6

Bệnh đau giữa đùi phía trên (fibromyalgia) do chứng rối loạn xương và bắp thịt gây ra

Tập các thứ làm gia tăng sự mềm dẻo của bắp thịt như Yoga

Bảng 5 (12-1) Triệu Chứng và Cách Chữa Trị Tâm Linh

Như vậy, chúng ta thấy, bên cạnh sự chăm sóc của bác sĩ và thuốc men, cách chữa trị các chứng đau nhức của các bệnh viện hiện nay liên hệ đến rất nhiều cách tập thở bụng hay đan điền, thực hành thư giãn cùng vận động thân thể. Những điều đó đã được phối hợp trong Khí Công Tâm Pháp, gồm các phần chính: Khí Công Thiếu Lâm, Quân Bình Chân Khí, Vượng Não, Vận Nội Lực, các thế Yoga căn bản cùng tám thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp, một loại Tai- Chi chỉ có tám thế, rất dễ thực hành phối hợp với lời niệm cùng tiếng nhạc mà các em bé và các cụ già đều thực hành được cả.

Ngoài ra, các cuộc nghiên cứu thần kinh học hiện nay cho thấy phần quan trọng của yếu tố tâm thần trong vấn đề làm cho chứng đau nhức giảm bớt. Các bác sĩ tại trung tâm tâm thần MIND (Mental Illness and Mind Discovery), thuộc đại học University of New Mexico vừa khám phá hai chất hóa học glutamine và glutaminate được tiết ra khi có cơn đau, và từ đó các dây thần kinh báo động cho bộ não. Các chuyên viên hy vọng qua sự khám phá này họ sẽ biết rõ hơn tình trạng của những người bị chứng đau nhức kinh niên để phối hợp chữa trị qua thuốc men, dinh dưỡng và tập luyện để giải trừ cơn đau đớn. Ngoài ra, các chuyên viên nghiên cứu có thể huấn luyện những người bị đau nhức kinh niên điều khiển được trung tâm kiểm soát đau nhức để làm thay đổi nhận thức về cơn đau, hay nói khác đi, làm cho bớt đau nhiều.

Ngày 12 tháng 12 năm 2005 ông Robert Preidt, tường thuật trong tờ Proceedings of the National Academy of Sciences, thông báo tin tức cho biết các chuyên viên nghiên cứu tại trường đại học y khoa Stanford University, School of Medecine, huấn luyện bệnh nhân bị đau nhức kinh niên nhìn vào hình bộ não của họ từ máy chụp hình cọng hưởng để tập cách làm cho cơn đau giảm xuống và có kết quả rất nhiều. Họ giúp cho các bệnh nhân thấy được hình ảnh một trong những trung tâm kiểm soát đau nhức trong bộ não là vỏ não bó mỏ trước (rostral anterior cingulate cortex) và vận dụng tinh thần để kiểm soát hoạt động của trung tâm này mà làm giảm đau. Bác sĩ Sean Mackey, phụ tá giáo sư về môn tê mê đã thông báo: "Chúng tôi tin rằng những người tham dự nghiên cứu và các bệnh nhân học cách thật sự kiểm soát não bộ, và qua đó là cơn đau của họ. Ví dụ, chúng tôi yêu cầu họ nghĩ cách thay đổi về ý nghĩa cơn đau thay vì nghĩ đây là một kinh nghiệm đau đớn thì nghĩ đây là một kinh nghiệm tương đối thích thú. Sau đó họ thấy bớt đau. Dần dần sau đó, các bệnh nhân bày tỏ sự gia tăng khả năng làm thay đổi bộ não và qua đó điều chỉnh cơn đau của họ cho giảm xuống."Các nhà nghiên cứu này cũng nhấn mạnh cần phải thực hiện thêm nhiều cuộc nghiên cứu khác.

Trong các cuộc nghiên cứu người ta thấy nhiều chất hóa học không tốt xuất hiện khi tâm mê mờ hay vô minh có mặt. Chúng ta giận dữ, lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, lo nghĩ, làm việc quá nhiều, suy nghĩ phân tích quá nhiều thì đưa đến sự căng thẳng, từ đó các khích thích tố như epinephrine (adrenaline) và norepinephrine (noradrenaline) do nang thượng thận tiết ra tràn vào máu, làm cho mạch máu co lại, huyết áp tăng, tim đập mạnh, phổi thở nhiều, bắp thịt căng, v.v. Nếu trình trạng này kéo dài thì chúng ta sẽ bị bệnh tật (xin xem'Sự Cần Thiết Thực Hành Niệm Phật Trong Thời Đại Khoa Học', Phụng Sơn).

Khi Tâm ở trong trạng thái vắng lặng, buông xả, an lạc thì các nhà nghiên cứu về não bộ (Brain Research Review, như trên) thấy khí ốcxít nitric thấm tràn bộ não và khắp thân thể. Lúc đó bộ não cũng làm cho các chất thần kinh dẫn truyền tạo ra sự lắng dịu xuất hiện, trong đó có các chất là endorphins (có tác dụng như chất nha phiến làm giảm đau và gia tăng cảm giác vui sướng, nhưng lại không có tác dụng phụ nguy hại như khi hút cần sa, ma túy), và chất dopamine (làm gia tăng cảm giác mạnh khỏe, an vui và giúp vào sự chữa trị nhiều bệnh tật trong đó có chứng Parkinson là thứ bệnh do thiếu chất dopamine, làm run tay hay cả người). [2]

Bên cạnh hai chất dopamine và endorphins tốt đẹp nói trên, người ta còn thấy sự xuất hiện của nhiều chất thần kinh dẫn truyền khác làm cho chúng ta gia tăng vui tính, miễn nhiễm, khả năng chống các loại vi khuẩn xấu, làm cho sức khoẻ chúng ta được phát triển và đời sống gia tăng sự tích cực, thành công và hạnh phúc.

2. Tìm Hiểu Sự Bừng Dậy Của Niềm An Vui

Những cuộc nghiên cứu nói trên cho thấy khi có sự buông xả nơi Tâm thì niềm an vui thoải mái bừng dậy nơi bộ não, nghĩa là niềm hạnh phúc nơi Tâm cùng xuất hiện với niềm sung sướng nơi Thân. Trong cơ thể chúng ta lúc đó có sự sản xuất các chất thần kinh dẫn truyền như dopamine, endorphines, serotonine cùng rất nhiều thứ thần kinh dẫn truyền tốt đẹp khác. Đó là những viên thuốc thiên nhiên làm êm dịu thân thể, gia tăng cảm giác lành mạnh, làm hết cảm giác đau đớn, tinh thần sảng khoái, trí óc minh mẫn, bén nhạy, cảm xúc tích cực, gia tăng sáng tạo, học hành dễ dàng, trí nhớ phát triển cùng gia tăng khả năng lành bệnh.

Vậy làm thế nào thực hành sự buông xả Thân Tâm? Thiền sư Đạo Nguyên là vị tổ của dòng thiền Tào Động Nhật Bản, khi ngài sang Trung Hoa học đạo, một buổi tối khi ngồi Thiền nghe vị Thiền sư hướng dẫn nói với người đang ngồi Thiền bên cạnh: �Buông xả thân tâm.�thì ngài hoát nhiên đại ngộ, đến phòng vị Thiền sư hướng dẫn, thắp hương và lạy chín lạy để tỏ lòng thành kính biết ơn. Sau này khi trở về Nhật hướng dẫn môn đệ, ngài thường nhắc nhở: 'Buông xả thân tâm.'

Thông thường, mỗi phương pháp tu học đều có cách đưa đến sự buông xả thân tâm như ngồi Thiền, niệm Phật, trì chú, tụng kinh, lạy Phật. Trong Khí Công Tâm Pháp thì phối hợp chú tâm vào hơi thở, cử động chân tay và lời niệm Phật nên sự buông xả Thân Tâm hay buông thư xuất hiện nhanh chóng. Ngoài ra khi chúng ta chú tâm thoải mái vào hơi thở (10%sự chú tâm vào hơi thở, 90% vào thấy, nghe, biết, hoạt động) cùng hướng cái nhìn nhẹ nhàng đến phía đan điền thượng (ở giữa hai chân mày nhưng phạm vi tác dụng bao trùm vùng vỏ não trước trán) thì năng lượng Chánh Niệm có mặt lâu dài. Khi Chánh Niệm có mặt thì Chánh Định có mặt, sự thấy biết chân thật và niềm an vui có mặt bền vững. Điều này hợp với sự khám phá của các bác sĩ thuộc viện đại học Duke và San Francisco nói trên cũng như các chuyên gia cho biết các chất thần kinh dẫn truyền tốt lúc đó xuất hiện tràn đầy nơi cơ thể.

Đức Phật có diễn tả sự thấm nhuần niềm an vui kỳ diệu khắp cả thân thể một cách rất cụ thể như sau:

Lại nữa, quý thầy tu tập niệm Thân như sau: Quý thầy có hỷ lạc do ly dục thấm nhuần vào Thân, phổ biến, sung mãn, tràn khắp trong Thân; hỷ lạc do ly dục không đâu không biến khắp. Như người thợ tắm, bỏ chùm kết đầy chậu, nước hòa thành bọt, nước thấm vào thân, phổ biến sung mãn, tràn khắp trong Thân.

(Kinh Niệm Thân, Kinh Trung A Hàm)

Các nhà khoa học nói đến hiện tượng vật chất có thể quan sát được, còn đức Phật trình bày về niềm an vui nơi Tâm (hỷ) và niềm sung sướng nơi Thân (lạc) cùng lúc xuất hiện tràn đầy và có mặt trong nhau gọi là không hai hay bất nhị. Cả hai cách trình bày nói trên rất tốt cho sự hiểu biết của chúng ta: Khi thực hành chú tâm thoải mái đưa đến trạng thái buông thư thì Thân và Tâm đều khỏe mạnh, trong sáng, nhẹ nhàng, an vui sâu thẳm. Khi chúng ta tu tập, dù thực hành bất cứ pháp môn nào chúng ta cũng hướng đến kết quả như trên.

Buổi sáng chúng ta tập Khí Công Thiếu Lâm và Dưỡng Sinh Tâm Pháp. Khi tập đúng cách thì trạng thái buông thư có mặt trong khi chúng ta cử động chân tay nhẹ nhàng. Thân và Tâm trở về trạng thái trong sáng, vắng lặng, tỉnh thức, linh động, thoải mái, an vui và khỏe mạnh, không khác gì chúng ta xối một thùng nước ấm áp, thơm tho, tinh sạch từ đỉnh đầu, thấm vào mọi nơi trong cơ thể. Sau đó chúng ta ăn sáng và hưởng niềm vui khi ăn điểm tâm rồi làm công việc. Khi làm công việc, chúng ta chú tâm nhẹ nhàng vào hơi thở nơi đan điền và phía đan điền thượng thì bộ não duy trì sự vắng lặng thoải mái tự nhiên, từ đó nguồn năng lượng an vui, thông minh, bén nhạy, tỉnh thức, thấy biết chân thật bừng dậy làm cho đời sống chúng ta lành mạnh và vui sướng trong các hoạt động như ăn uống, lái xe, làm vườn, nấu ăn, lao động chân tay hay trí óc, học hành, dạy dỗ con cái hay giao tiếp bạn bè. Nếu sống đời độc thân, chúng ta thưởng thức niềm an vui sâu thẳm của lòng an bình nơi tâm và sự trong sáng rực rỡ của niềm vắng lặng êm ả riêng tư.

Như vậy, cơ sở sinh học hay hệ thần kinh của con người đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống lành mạnh, đạo đức và hạnh phúc. Trong bài thuyết trình về cơ sở sinh học của sự tác động tích cực và lòng từ bi (Toward a Biology of Positive Affect and Compassion), bác sĩ thần kinh học Richard J. Davidson, nêu ra nhiều cuộc nghiên cứu của các nhà chuyên môn trong ngành thần kinh học như Paul Meehl, Davidson và Tomarken, Fox, Clark và Tellegen, v.v...) so sánh các hoạt động khác nhau giữa vùng vỏ não trước trán bên trái thấy những điều tốt đẹp như sau:

280

Hinh 281 (12-1) Vỏ Não Trán Trước Bên Trái

1.Những em bé mười tháng khi mẹ bỏ ra khỏi phòng mà nằm yên ổn, không la khóc, có nhiều hoạt động ở võ não trước trán bên tráihơn là bên phải.

2.Những người có nhiều hoạt động ở võ não trước trán bên tráicó thái độ tích cực hơn bao gồm cả nhiệt tình, tỉnh táo, quan tâm.

3.Những người có nhiều hoạt động ở vỏ não trước trán bên tráiđáp ứng tốt đẹp hơn đối với những hình ảnh tích cực. Những người có nhiều hoạt động ở vỏ não trước trán bên phảinhiều thì ngược lại dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh tiêu cực.

4.Những người có những hoạt động nhiều nơi võ não trước trán bên tráiphục hồi nhanh chóng hơn sau khi bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực hơn là người có nhiều hoạt động bên phía phải.

5.Trong trường hợp bị lâm vào hoàn cảnh căng thẳng thì tế bào miễn nhiễm bảo vệ cơ thể sát bào (NK Natural Killer) lùng và diệt các vi khuẩn xâm nhập hay các tế bào ung thư bị giảm sút số lượng. Tuy nhiên, nơi những người có nhiều hoạt động vùng vỏ não trước trán bên tráithì số lượng các cầu lùng diệt hay sát bào này cao hơn nơi những người có nhiều hoạt động vùng vỏ não trứớc trán bên phải.

6.Ngay cả thú vật như là khỉ mũi đỏ nếu có nhiều hoạt động nơi vỏ não trước trán bên tráithì có mức độ cortisol (liên hệ đến căng thẳng) thấp hơn là đồng loại có những hoạt động vùng vỏ não trước trán bên phải.

7.Những người tham dự khóa tu Thiền tám tuần lễ do hai ông Kabat Zinn và Davidson tổ chức để nghiên cứu tác động tốt của Thiền đã nói rõ trước đây, cho thấy những người tham dự có những hoạt động gia tăng ở vùng vỏ não trước trán bên trái, hệ miễn nhiễm gia tăng hoạt động chống bệnh tật.

8.Trong cuộc nghiên cứu một vị tu sĩ Phật giáo Thiền trên 30 năm, cho thấy những hoạt động vỏ não trước trán bên tráicủa vị tu sĩ này rất lớn lao mà các nhà nghiên cứu chưa từng thấy ở bất cứ người nào, cao hơn rất nhiều so với 175 sinh viên tham dự cuộc nghiên cứu để làm đối tượng so sánh.

3. Tâm Vắng Lặng Góp Phần Chữa Lành Bệnh Tật

Nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy Thiền làm gia tăng khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại các bệnh tật. Trong tạp chí về miễn nhiễm học (Journal of Neuroimmunology) số 109, năm 2000 (tr.228-35), có trình bày kết quả nghiên cứu của các chuyên viên Mỹ-Pháp đã thấy các loại péptít (peptides), một phân tử� gồm hai hay nhiều animo acit chống vi khuẩn có trong cơ thể loài người cũng như loài vật. Đây là loại phân tử có chức năng như những loại thuốc trụ sinh thiên nhiên như penicellin hay các thứ khác. Khi cơ thể bị thương tích thì nó tiết ra chất trụ sinh để chữa trị cho mình khỏi bị nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu Đức cũng trình bày kết quả như trên trong Nature Immunology vào tháng 5 năm 2001 là mồ hôi nơi cơ thể con người chứa đựng chất kháng sinh chống lại nhiều bệnh tật do vi khuẩn gây ra (xin đọc: http://immunol.nature.com) trong đó có cả chất dermicidin làm cho da lành lại. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cũng trình bày trong Brain Research Review vào năm 2001, như đã đề cập đến trước đây, về sự sản xuất chất ốcxít nitric. Chất này liên hệ đến các chất dopamine, endorphins cùng những chất kiểm soát hệ thống miễn nhiễm, chất này xuất hiện khi có sự buông thư hay Thân Tâm buông xả thoải mái. Khi thực hành tu tập, chúng ta biết sự buông thư xuất hiện nhanh chóng và lâu bền khi chúng ta thực hành Khí Công Tâm Pháp đều đặn mỗi ngày cùng lúc sống với tánh thấy biết chân thật.

Ngoài ra, sự buông thư cũng là cách hay nhất để chống lại các mối ám ảnh của những niềm tin tiêu cực như sợ bị ếm, bị ma quỷ theo đuổi, sợ ngủ không được, mô�i ám ảnh lo lắng công việc làm không kịp hay học hành, làm bài bị trễ (áp lực công việc), nghi ngờ người trong gia đình hay người nào đó thù hận, ghét bỏ, khinh dể hay ám hại mình. Đó là chưa kể nghi kỵ người làm việc chung trong sở hay chủ nhân không ưa thích mình nên mình có phản ứng tiêu cực khi gặp họ làm cho tình trạng xấu thêm (Xin đọc mức độ căng thẳng cùng điểm số và sự tác hại trong'Sự Cần Thiết Thực Hành Niệm Phật trong Thời Đại Khoa Học', Phụng Sơn).

Tóm lại, tập Khí Công Tâm Pháp hàng ngày với tâm thoải mái làm gia tăng sự sản xuất các chất thần kinh dẫn truyền tốt làm cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu không may bị đau yếu thì, bên cạnh sự chăm sóc của bác sĩ cùng thuốc men, thực hành sự buông thư và Quán Thân Thanh Tịnh cùng Từ Bi Quán làm cho cơ thể có cơ hội phục hồi nhanh chóng. Tình thương yêu được khoa học xác nhận là một yếu tố quan trọng giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

�Y khoa Tây Phương không nói đến chân khí cùng các đường kinh mạch (12 đường kinh và 8 đường mạch) vì cho rằng không thể khảo sát hay định vị trí bằng các phương pháp khoa học. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc nghiên cứu các huyệt đạo ở trên các đường kinh mạch này được thừa nhận là có tác dụng chữa trị (như làm tăng sức khỏe, hết đau, giảm hút thuốc lá, bớt chứng lãng tai, giải phẫu không cần thuốc mê nơi một số vùng, v.v�) khi châm hay hơ nóng vào, nhưng sự hiện diện của chúng vẫn còn được bàn luận như sau: Đó là kết quả của của sự kích động các huyệt đạo hay là khi chích kim vào các vị trí đó (huyệt đạo) các tế bào thần kinh tạo ra phản ứng ở các liên hợp hay khớp thần kinh (synapse) tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như endorphins, dopamine hay nhiều chất khác đưa đến sự chữa trị và cảm giác lành mạnh nói trên.

Dù Đông Y xác quyết là hệ thống kinh mạch có thật, các huyệt đạo được định vị trí một cách chuẩn xác và hiệu quả của việc châm cứu rất rõ ràng và khoa học mà ngay đến nhiều bác sĩ tại các bệnh viện hay phòng mạch tư cũng đang áp dụng để chữa trị một số bệnh tật, các nhà nghiên cứu cho biết phải chờ đợi một thời gian dài mới biết được kết luận của Tây Y về vấn đề này vì nhiều bác sĩ thuộc các cơ quan y tế hay viện đại học khác nhau đang khởi đầu một cuộc nghiên cứu rộng lớn hơn về Đông Y. Như vậy, có một điều rõ ràng là tuy Tây Y không đề cập đến chân khí và kinh mạch nhưng lại thừa nhận tác dụng chữa trị của sự châm cứu hay đốt (hơ nóng) các huyệt đạo cùng khi thực hành một phương pháp tạo ra sự buông thư, là trạng thái thuận tiện cho sự sản xuất các chất thần kinh dẫn truyền, thì rất lợi ích cho sự chữa trị bệnh tật và gia tăng sức khỏe.

Điều chúng ta cần nhớ là khi tập Khí Công, Yoga, Thái Cực Quyền chúng ta thấy kết quả cụ thể về sự gia tăng sức khỏe và niềm an vui thật sự. Chúng ta cảm nhận rõ ràng sự lưu chuyển nguồn chân khí hay năng lượng tốt đẹp trong cơ thể cùng sự gia tăng sức khỏe của lục phủ và lục tạng và sự phát triển niềm an vui trong đời sống hàng ngày. Điều quan trọng hơn nữa là vùng vỏ não trước trán bên trái gia tăng hoạt động và cảm giác an vui, sung sướng, thoải mái, tỉnh thức, tự tại càng lúc càng rõ ràng và có mặt lâu dài. Mặc dù các bác sĩ không đo được các luồng chân khí nơi chúng ta, nhưng họ có thể chụp hình được sự vắng lặng của những vùng nơi não bộ cùng các vùng có những hoạt động cần thiết cho đời sống khỏe mạnh an vui� lại tỏa sáng liên tục do sự gia tăng năng lượng (máu được chuyển đến nhiều hơn) cùng đo được mức độ các chất hóa học tốt xuất hiện trong cơ thể.

Ai trong chúng ta cũng biết không những bệnh tật về Thân và Tâm làm cho chúng ta đau khổ mà sự nghiện ngập cũng đưa đến bệnh tật và khổ đau. Chúng ta có thể lấy ví dụ cuộc đời của một nhà thông thái là Sigmund Freud. Khi nói đến Sigmund Freud, chúng ta đều biết ông là người khai sinh khoa Phân Tâm Học và ông nhấn mạnh đến những thái độ của chúng ta đa số là do vô thức thúc đẩy. Phần vô thức này luôn luôn tìm kiếm sự thỏa mãn những khoái cảm mà ông gọi là 'id' hay bản năng. 'Id' là động lực tìm sự thỏa mãn khoái cảm qua sự ăn, uống, tình dục. Ngã hay 'ego' biết đến những nhu cầu đó và hướng dẫn sự thỏa mãn cho hợp tình, hợp lý theo những nguyên tắc xã hội đề ra. Siêu ngã hay 'super ego' là phần kiểm soát và trừng phạt khi ngã không đủ sức chế ngự bản năng, làm những điều ngược lại với lương tâm, đạo đức hay niềm tin, đó là sự xung đột giữa bản năng và siêu ngã. Những điều này xảy ra trong chốn vô thức, đưa đến nhiều loại tật bệnh tinh thần hay thể chất mà không biết được nguyên do, cần phải có nhà phân tâm học giúp cho người bệnh mới thấy rõ vấn đề và nhờ đó mà lành bệnh.

Hiện nay, khoa thần kinh học tiến bộ rất nhiều và giải đáp nhiều vấn nạn về sức khỏe và bệnh tật khác với lý thuyết nói trên về ngã và siêu ngã, tuy nhiên, các chuyên gia thần kinh học cũng nhấn mạnh đến điều quan trọng là bộ não sản xuất ra khoái cảm và chính khoái cảm là động lực lớn lao động viên con người hành động. Các hoạt động vô thức, chúng ta không biết đến, vốn rất nhiều trong bộ não.

Chúng ta có thể lấy ví dụ ngay cuộc đời của ông Freud về sự tìm kiếm khoái cảm của bộ não. Ông ta là người dùng nha phiến để thí nghiệm và nghiền thuốc xì gà. Sau khi bỏ dùng nha phiến, ông vẫn tiếp tục hút xì gà cho đến khi ông chết. Mỗi ngày ông hút đến 20 điếu. Đến năm 38 tuổi ông bị bệnh tim, bác sĩ cấm ông hút thuốc lá loại nặng này nhưng ông không thể bỏ được. Vì vậy, ông ta bị bịnh ung thư hàm và phải mỗ đến 33 lần. Ông chịu đựng nhiều đau dớn khi ăn, nuốt, uống, nói năng cho đến lúc chết vì bịnh ung thư hàm mà không bỏ hút được.

Các tôn giáo thường kết án những sự ham muốn để thỏa mãn khoái cảm, mà� ngành phân tâm học trước đây gọi là một trong những thành phần của �siêu ngã� gồm có những giới luật, những điều răn của tôn giáo cọng với những lời dạy c���a cha mẹ, thầy giáo về luân lý, đạo đức cùng lời nhắc nhở của các chuyên viên sức khỏe trên báo chí, truyền hình và nguyên tắc đạo đức truyền lại qua các tác phẩm văn chương, nghệ thuật, v.v� được nội hóa và trở nên một sức mạnh kiểm soát bên trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy động lực thúc đẩy con người tìm khoái cảm càng lúc càng gia tăng.

Vào năm 1954 hai nhà nghiên cứu James Olds và Peter Milner làm một cuộc thí nghiệm để tìm hiểu mức độ thúc đẩy tìm khoái cảm nơi loài chuột. Họ gắn vào trong bộ não những con chuột thí nghiệm một bộ phận phát ra một dòng điện rất nhỏ tác động vào khu vực bộ não làm phát sinh khoái cảm. Sau đó họ huấn luyện cho những con chuột này biết cách nhấn vào cái cần (một phiếm gỗ hay nhựa để cho chân chuột nhấn vào) để phát ra dòng điện tác động vào não tạo ra khoái cảm. Những con chuột này rất thích thú và tiếp tục nhấn vào cần cho đến khi sức đuối. Điều đáng chú ý là những con chuột này chỉ nhấn vào những cần để có thức ăn và nước uống khi đói bụng và khát nước mà thôi, còn chúng nhấn hoài cái cần tạo ra khoái cảm. Nói khác đi, nhu cầu khoái cảm độc lập ngoài nhu cầu sinh tồn cần thiết của loài vật. Các cuộc thí nghiệm nơi loài khỉ cũng có kết quả như vậy.

Những khu vực làm phát sinh ra những khoái cảm nơi loài khỉ cũng tương tự như những khu vực trong bộ não con người. Nhiều cuộc nghiên cứu sau đó cho thấy vùng vách (septum) và vùng hạ đồi phía bên (lateral hypothalamus) hoạt động khi chúng ta tham dự vào những sinh hoạt được thưởng hay có khoái cảm,� như� được tặng một số tiền lớn, chơi video, v.v. Từ đó họ biết được chất dopamine, một chất thần kinh dẫn truyền (neurotransmitter) có vai trò rất quan trọng trong sự phát sinh ra khoái cảm đồng thời nó cũng liên hệ đến sự nghiện ngập. Cũng như nơi loài chuột và loài khỉ, động lực tìm khoái cảm rất mạnh mẽ, độc lập ngoài nhu cầu cần thiết để sinh tồn của loài người. Do đó, nếu bị động lực tìm khoái cảm thúc đẩy quá mãnh liệt con người có thể tàn phá đời sống của mình, gia đình và cộng động qua những hành vi thỏa mãn khoái cảm như những người nghiện cần sa, ma túy hay bài bạc. Phương pháp hay nhất là trở về với sự quân bình của đời sống.

Các bác sĩ thường khuyên chúng ta phải điều độ, thiết lập sự quân bình trong đời sống hàng ngày như ăn uống, làm việc, giải trí cũng như trong các sinh hoạt khác để duy trì sức khỏe lâu dài. Thật ra duy trì sự quân bình là một cơ chế có sẵn nơi mỗi chúng ta. Nơi thân thể chúng ta có một sự duy trì quân bình về huyết áp, nhiệt độ cùng nhiều thứ khác gọi là hằng định nội môi (homeostasis). Nếu có một sự thiếu hụt về chất đạm thì cơ thể chúng ta thúc dục tìm thực phẩm có nhiều chất đạm, nếu đã ăn quá nhiều thì tự nhiên phát sinh ra cảm giác không muốn ăn thêm nữa. Chúng ta thấy rõ điều này nơi mọi người như một người thèm ăn thịt bò, anh ta ăn liên tục vài ngày thì thấy không thích ăn nữa. Nếu phải ăn thêm, ăn ta có cảm giác 'bị ớn' trong nhiều ngày. Ngày Tết chúng ta ăn quá nhiều, những ngày sau đó tự nhiên chúng ta không thấy thèm ăn nữa và tự động ăn ít lại. Đó là cơ chế giúp chúng ta duy trì sự quân bình tốt đẹp khi tiếp xúc với các hoàn cảnh bên ngoài.

Tuy nhiên, sự quân bình này nhiều lúc không hoạt động hữu hiệu khi động lực tìm khoái cảm trở nên mạnh mẽ qua sự ăn, uống, hút sách, cờ bạc, dục tính, giải trí.� Chúng ta đừng xem thường động lực tìm kiếm khoái cảm này vì chúng rất mạnh và có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát của lý trí rất dễ dàng. Hiện nay các chứng nghiện ngập cần sa, ma túy, các chất hóa học làm cho sung sướng xuất thần, thuốc lá, ăn uống quá nhiều� có mặt khắp nơi. Khi nghiên cứu về đánh bạc và mua sắm hàng hóa các nhà khoa học thấy hai thứ này cũng tạo ra những khoái cảm. Tuy đánh bạc không tác hại cơ thể như� hút cần sa, ma túy, thuốc lá hay nghiện rượu nhưng dễ dàng đưa đến sự gia tăng nợ nần hay phá sản, đó là chưa kể các sòng bài có quá nhiều khói thuốc lá. Hạnh phúc, niềm an vui, sự sung sướng là nhu cầu cần thiết của con người. Sự đáp ứng nhu cầu này có thể nằm trong phạm vi lành mạnh của Thân Tâm, nhưng cũng có thể nằm ngoài phạm vi mà cơ thể có thể chịu đựng nổi, và kết quả là nhiều bệnh tật thể chất và tinh thần phát sinh. Vai trò của tôn giáo trước đây thường nhấn mạnh đến những điều cấm kỵ. Khuynh hướng mới ngày nay là không kết án niềm an vui của đời sống mà chỉ nêu rõ niềm an vui nào đem tới sự lành mạnh, hạnh phúc và cái nào đưa tới bệnh tật, khổ đau. Tốt hơn nữa là khi tôn giáo đưa ra một phương thức thực hành để mỗi người có được niềm an vui trong đời sống. Nhiều nhà tôn giáo và tâm lý gia đồng ý thay vì kết án suông những mong muốn vui sướng mà không biết rằng vui sướng là một động lực có mặt trong thân thể loài người từ nhiều triệu năm để giúp vào sự bảo tồn mạng sống và tiếp nối chủng loại, mà người Á Đông có danh từ khá hay là nối dõi tông đường, thì nên chuyển hướng tìm vui sướng trong những hoạt động lành mạnh khác như chơi thể thao, tập thể lực, du lịch, ngồi Thiền, ăn uống trong chánh niệm để thấy ngon nhiều, phát triển tình thương yêu và hạnh phúc trong đời sống thường này.

4. Khoa Học Tâm Linh

a. Tìm Hiểu Khoa Học Tâm Linh

Khi nói đến danh từ khoa học chúng ta chỉ nghĩ đến các chuyên viên nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm. Trong phạm vi thực hành và đã có những kết quả an vui hạnh phúc tốt đẹp, thì các Thiền sư cũng là những nhà khoa học, nhưng về mặt tâm linh, và họ rất giỏi. Họ đã biết cách thực hành những phương pháp cụ thể để có những kết quả cụ thể. Nhờ các vị Thiền sư này mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các yếu tố nào có mặt khi an vui, sung sướng, thoải mái, thương yêu, khoáng đạt, tươi vui, nói chung là các cảm xúc tích cực có mặt. Người thầy dạy trên hết của các vị Thiền sư này là đức Phật, người đã chỉ cho họ sự thực hành những phương pháp đưa đến an vui, sung sướng lành mạnh, tốt đẹp, tích cực trong đời sống hàng ngày trên hai ngàn năm nay. Tôn giáo nào cũng nói đến hạnh phúc, an lạc, nhưng trong đạo Phật, đức Phật diễn tả về niềm an vui, sung sướng này một cách rõ ràng như sau:

Lại nữa, quý thầy tu tập niệm Thân như sau: Quý thầy có hỷ lạc do ly dục thấm nhuần vào thân, phổ biến, sung mãn khắp trong thân; hỷ lạc do ly dục tràn đến khắp nơi. Như người thợ tắm, bỏ chùm kết đầy chậu, nước hòa thành bọt, nước thấm vào thân, phổ biến sung mãn, tràn khắp trong Thân.

(Kinh Niệm Thân, Kinh Trung A Hàm)

Hỷ là niềm an vui nơi Tâm và Lạc là niềm sung sướng nơi Thân. Đức Phật khích lệ chúng ta thực hành sự chú tâm thoải mái nơi thân thể của chính mình, không cần tìm qua sự thỏa mãn những ham muốn do thân thể đòi hỏi, gọi là ly dục. Điều này cũng gần gủi với các sự khám phá hiện nay của các chuyên gia thần kinh học ghi nhận niềm hạnh phúc kỳ diệu của những người thực hành sự chú tâm thoải mái hay chánh niệm. Trong kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật chỉ dạy cách thực hành chú tâm thoải mái vào bốn lãnh vực thân thể, cảm giác, trạng thái tâm tư và đối tượng của trạng thái đó hay pháp. Điều đặc biệt nơi đây là đức Phật không nói phải tin nơi Ngài là bậc cứu rỗi, Ngài chỉ nói rầng nếu cứ theo cách Ngài đang thực hành thì sẽ có được niềm an vui hạnh phúc chân thật. Thực hành thấy đúng và có kết quả thật sự rồi mới tin và đừng tin vào những lời hứa hẹn dù từ một nhà thuyết giảng nổi tiếng hay từ những cuốn sách được sùng kính.�

Điều này được đức Phật cho chúng ta một ví dụ rất cụ thể và rõ ràng trong kinh Kamalasutta. Sau một mùa an cư, đức Phật đi hu hành đến nhiều địa phương. Một hôm ngài đến xứ Kesattputa, một thị trấn của người dân Kamala. Nhiều thanh niên nghe tiếng ngài tìm đến hỏi đạo. Họ là những người thẳng thắn, thành thật nên nói rất thẳng. Một thanh niên chắp tay chào Phật và hỏi:

"Bạch Thầy, lâu nay có rất nhiều nhà truyền giáo Bà La Môn đến viếng xứ sở chúng con để giảng dạy đạo lý. Vị truyền giáo nào cũng nói đạo mình hay và thường hay chê bai nặng lời những đạo khác. Chúng con nghe ai cũng cho rằng đạo mình hay và chê đạo người khác nên chúng con thật bối rối, không biết nên theo ai và rồi con đâm ra nghi ngờ tất cả. Bạch Thầy, chúng con nghe nói ngài là bậc giác ngộ, xin ngài cho biết chúng con phải nên tin theo người nào?"

Đức Phật dạy: "Nầy các con! Các con đừng vội tin vào một điều gì dù điều đó thường được lập đi lập lại. Các con đừng vội tin điều gì dù điều đó có trong kinh điển. Các con đừng vội tin điều gì dù điều đó do một người nổi danh được nhiều người tôn sùng thuyết giảng. Các con chỉ nên chấp nhận và tin những điều mà các con thấy hợp với lý trí của mình, những điều được các bậc hiền nhân đồng ý, những điều mà khi đem ra thực hành đưa đến những kết quả tốt đẹp cho đời sống. Còn những điều không hợp với lý trí, những điều bị các bậc hiền nhân chê trách, những điều khi đem ra thực hành không đưa tới sự tốt đẹp mà chỉ tạo ra khổ đau thì các con không nên chấp nhận."

Điều đức Phật dạy cho các thanh niên đi tìm chân lý nói trên rất thẳng thắn và thành thực, và điều đó cũng áp dụng ngay cho chính đạo Phật. Do đó, khi nói về thực hành tu tập, đức Phật hướng dẫn một phương pháp thực hành cụ thể và có kết quả thật sự. Người tu tập là người thực hành sự chú ý thoải mái vào toàn diện đời sống của chính mình� trong các sinh hoạt hàng ngày mà đức Phật dạy chú tâm vào bốn nơi hay Bốn Lãnh Vực Quán Niệm mà trong kinh gọi là Tứ Niệm Xứ. Cách thực hành này đức Phật giảng dạy rất rõ cho quý thầy ở xứ Câu Lâu (Kuru):

Này quý thầy, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ.

(Kinh Niệm Xứ hay Satipatthanasutta thuộc Kinh Trung Bộ)

Niết Bàn là trạng thái tâm vắng lặng, rộng lớn, bình an, trong đó mọi sự khổ đau không còn có mặt, một niềm an vui tinh thần và sung sướng thể chất gọi là hỷ lạc biểu lộ tràn đầy.

Lúc bấy giờ đức Phật đi từ vùng Ương Kỳ qua A Na Hòa để hướng dẫn cho quý thầy tu học. Sau buổi ngọ trai (ăn trưa), quý thầy họp lại và ca ngợi lời dạy của đức Phật về sự thực hành chú tâm nơi Thân đưa đến kết quả rất mầu nhiệm và đạt được sự thấy biết chân thật hay kinh nghiệm cụ thể về năng lượng giác ngộ biểu lộ nơi chính đời sống của mình. Đức Phật nghe những lời nói trên ngài bèn đi đến giảng đường, trải tọa cụ trước quý thầy, ngồi xuống chỉnh tề và hỏi thân mật: "Quý thầy đang cùng nhau bàn luận việc gì? Có việc gì mà quý thầy họp nhau lại giảng đường?"Các thầy thưa với đức Phật lòng mong ước nghe lời giảng dạy về chú tâm thoải mái và thấy biết rõ ràng nơi thân hay niệm thân. Đức Phật bảo quý thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ và� Ngài dạy như sau:

Quý thầy tu tập niệm Thân như thế nào? Quý thầy khi đi thì biết đi, đứng thì biết đứng, ngồi thì biết ngồi, nằm thì biết nằm, ngủ thì biết ngủ, thức thì biết thức, buồn ngủ thì biết buồn ngủ. Quý thầy tùy hoạt động của Thân mà biết đúng như thật vậy.

Quý thầy biết rõ ràng khi vào, lúc ra, khi co, lúc duỗi, khi cúi lúc ngước, nghi dung chững chạc, khoắc áo tăng già lê ngay ngắn và ôm bát chỉnh tề, đi, đứng, ngồi, nằm ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết đúng như vậy.

(Kinh Niệm Thân, Kinh Trung A Hàm)

Hiện nay tại các trung tâm y khoa, nhiều bác sĩ nhắc nhở bệnh nhân tập thở bụng, chú tâm vào hơi thở để tạo ra cảm giác buông thư, phát triển khả năng làm dịu lại những đau nhức trong thân thể. Đức Phật dạy chi tiết hơn và còn nói đến kết quả kỳ diệu của sự thực hành này:

Quý thầy thở vào thì biết hơi thở vào, thở ra thì biết hơi thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra dài thì biết thở ra dài, thở vào ngắn thì biết thở vào ngắn, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn. Tập thở vào bằng cả toàn thân, tập thở ra bằng cả toàn thân...

Thực hành như thế dần dần cảm nhận chính nơi Thân chứ không phải chỉ nơi Tâm mà thôi, một nguồn năng lượng mạnh mẽ, tràn đầy niềm an vui thấm nhuần nơi thân người tu tập. Đó là kết quả của sự chú tâm vào hơi thở. Điều này đang được các nhà thần kinh học hiện nay nghiên cứu qua sự họa hình các hoạt động của bộ não (máy chụp hình cọng hưởng và máy điện não ký) các vị Thiền sư khi họ ở trong trạng thái an vui kỳ diệu.

b. Thấy Biết Trực Tiếp Mọi Thứ Trong Tâm

Trong sự thực hành chú tâm vào hơi thở, chúng ta tiếp xúc với những cảm xúc của mình và dần dần phát triển khả năng để cho những cảm xúc an vui, sung sướng, tích cực phát triển và những cảm xúc như buồn rầu, giận dữ, nói chung là những cảm xúc tiêu cực bớt đi hay không xuất hiện. Đó là thực hành sự thông minh cảm xúc. Chúng ta đã biết rõ về sự thông minh cảm xúc do tiến sĩ tâm lý học Daniel Goleman cùng nhiều nhà nghiên cứu khác khích lệ ứng dụng vào các chương trình giáo dục thanh thiếu nhi, các tổ chức xí nghiệp để học sinh phát triển khả năng hiểu biết về những cảm xúc của mình để phát triển lành mạnh, công nhân, người quản trị xí nghiệp gia tăng an lạc và biết cách giải quyết những trường hợp khó khăn trong việc làm khi những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, bất an chỗi dậy cùng tạo sự liên hệ tốt đẹp giữa những người cùng làm việc chung với nhau.

Ngoài ra, khi thực hành Thiền, chúng ta còn có khả năng nhận biết mọi thứ cảm xúc tích cực hay tiêu cực mà không bị chúng lôi kéo làm mất quân bình. Sống đúng là có đời sống toàn diện, trong đó có những cảm giác sướng, khổ hoặc không sướng không khổ thình lình khởi dậy.� Trong Kinh Hư� Không,� thuộc Kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật hướng dẫn cách thực hành biết rõ các cảm giác ấy như sau:

Giống như giữa hư không

Gió nhiều loại thổi lên

Từ phương đông phương tây

Từ phương nam, phương bắc.

Gió có lạnh, có nóng

Gió có bụi, không bụi

Có gió lớn, gió nhỏ

Gió nhiều loại thổi lên.

Cũng vậy trong thân này

Khởi lên nhiều cảm thọ

Lạc thọ và khổ thọ.

Bất khổ bất lạc thọ.

Khi Tỳ Kheo quyết tâm

Tỉnh giác không sanh ý

Do vậy bậc hiền giả

Liễu tri tất cả thọ.

Vị ấy liễu tri thọ

Ngay hiện tại vô lậu

Thân hoại, bậc Pháp trú

Đại trí vượt ước lường.

(H.T. Thích Minh Châu dịch)

Cảm giác gồm có ba thứ chính: Sướng, khổ và trung tính, từ đó mà phát sinh ra rất nhiều loại cảm xúc khác nhau: Khổ thì đưa tới giận, sợ, lo âu, sướng thì đưa tới thích, muốn, thương.

Trong Kinh Niệm Xứ thuộc Trung Bộ Kinh, đức Phật dạy cách thực hành niệm Thọ như sau:

Này quý thầy, khi quý thầy cảm giác lạc thọ, tuệ tri 'tôi cảm giác lạc thọ'; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri 'tôi cảm giác khổ thọ'; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri 'tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ'. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất, tuệ tri 'tôi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất'; hay khi cảm giác về lạc thọ không thuộc về vật chất, tuệ tri 'tôi cảm giác lạc thọ không thuộc về vật chất'.

Cũng như vậy mà Ngài dạy tăng chúng thấy biết rõ ràng về khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Tuệ tri là sự thấy biết trực tiếp về cảm giác, như khi giận, mà không phân biệt chủ thể (tôi giận) thấy biết (đối tượng là cơn giận). Lúc cảm giác sung sướng xuất hiện khi chúng ta nghe ai khen mình thì trực tiếp cảm nhận thực chất của cảm giác đó. Khi nghe ai chê bai mình và trong lòng khởi lên một sự giận dữ thì lập tức cảm nhận trực tiếp về cảm giác khó chịu, tức bực, đau đớn cùng hung dữ bừng dậy. Cảm nhận đúng như chúng xuất hiện, gọi là như thị, chứ không phải là suy nghĩ qua các danh từ, các tên gọi. Cảm nhận chúng đang có mặt trong một nguồn năng lượng mạnh mẽ cùng thấu suốt trực tiếp về nổi đớn đau quằn quại trong lòng mà Tâm vẫn trong sáng, mạnh mẽ và chú tâm thoải mái. Lúc đó không có người giận thấy về cái giận, lúc đó chỉ có thuần túy cái giận đang biểu lộ với sự bức bách đớn đau của nó. Người giận và cái giận là một, nói khác đi người giận chính là cái giận đang bùng dậy như một cơn bão đang xoay vần mãnh liệt trong không gian rộng lớn.

Muốn đạt được sự thấy biết trí tuệ như vậy cách dễ dàng nhất là thực hành cách chú tâm thoải mái vào hơi thở nơi đan điền (10% để ý vào hơi thở nhẹ nhàng nơi vùng bụng và 90% vào sự nhận biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) để Tâm có khả năng an trú trong trạng thái vắng lặng hay là thực hành chánh niệm hay niệm Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Khi chánh niệm gia tăng thì Tâm trở về trạng thái rỗng lặng, rộng lớn, vững chãi, thoải mái và mạnh mẽ hay Chánh Định. Khi Tâm vắng lặng đúng mức thì tự nó trở về với trạng thái rộng lớn bao la tự nhiên. Lúc đó, Tâm chính là không gian rộng lớn trong đó có sự thấy biết. Khi mắt nhìn đóa hoa thì trong không gian rỗng lặng đóa hoa có mặt thuần túy, không qua tên gọi, màu sắc, hương thơm, siêu vượt lên tất cả mọi danh từ, cảm xúc, giá trị mà chúng ta gán cho đóa hoa. Đó là có mặt tuyệt đối trong không gian và thời gian tuyệt đối, hay nói khác đi đó là thiên thu vĩnh cữu trong một sát na, một cái tích tắc của thời gian.

Như vậy, chúng ta thấy biết rõ ràng mọi thứ xuất hiện mà không cần phân tách hay sắp loại, tánh chất tự nhiên của chúng ra sao thì chúng ta biết rõ ràng như vậy. Thực hành như vậy giúp chúng ta trở nên tự do, không bị những động lực thúc đẩy khoái cảm lôi kéo đi, vì khi những ham muốn (tham) không được thỏa mãn tạo ra những phản ứng mãnh liệt như giận dữ (sân) do sự mê mờ (si) phát sinh. Để đối trị sự mê mờ này thì chúng ta thực hành sự thấy biết chân thật mà đức Phật gọi đó là Tuệ Tri:

Này quý thầy, khi Tâm có tham, tuệ tri 'Tâm có tham', khi Tâm không tham, tuệ tri 'Tâm không tham'. Hay khi có sân tuệ tri 'Tâm có sân', hay khi tâm không sân tuệ tri 'Tâm không sân'. Hay khi tâm có si, tuệ tri 'Tâm có si', khi Tâm không si, tuệ tri 'Tâm không si'. Khi có Tâm thâu nhiếp, tuệ tri 'Tâm được thâu nhiếp', khi Tâm tán loạn tuệ tri 'Tâm tán loạn'.

Khi nói tuệ tri 'Tâm không tham' là nói Tâm cảm nhận trực tiếp rõ ràng chân thật trạng thái thoải mái, nhẹ nhàng, trong sáng, an vui 'Tâm không tham' chứ không phải so sánh và sắp loại qua danh từ hay kinh nghiệm quá khứ. Thực hành như vậy là thực hành sự tự tri, biết rõ về chính đời sống của mình. Sống như vậy là sống tràn đầy với nguồn năng lượng kỳ diệu cùng lúc biểu lộ thành sự thấy biết và cái bị thấy biết. Do đó, nguồn năng lượng trong tâm tràn đầy, phổ biến, sung mãn đồng thời Tâm rất trong sáng thảnh thơi.

Trong Truyền Tâm Pháp Yếu, thiền sư Hoàng Bá nói rõ về Tâm đó như sau:

Chư Phật đối với tất cả chúng sanh chỉ là một Tâm, chẳng có pháp khác. Tâm này từ vô thủy đến nay chưa từng sanh, chưa từng diệt, chẳng xanh, chẳng vàng, vô hình vô tướng, chẳng thuộc hữu vô, chẳng phải mới cũ, không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, siêu việt tất cả hạng lượng, tên gọi, dấu tích đối đãi. Vật nào vào ngay bản thể đó là phải, động niệm liền sai. Cũng như hư không chẳng có biên giới, chẳng thể đo lường, chỉ một tâm này tức là Phật.

(H.T. Thích Duy Lực dịch)

Phật ở đây chỉ cho tánh giác bình đẳng nơi Phật và chúng sanh chứ không phải nói về vị Phật có mặt trong lịch sử cách đây hai mươi lăm thế kỷ. Tánh giác thấy biết rõ ràng về Thân, Thọ, Tâm và Pháp nhưng không có nhận thức sai lầm là có cái 'tôi thấy biết' và 'đối tượng bị thấy biết' tách biệt. Hai thứ cùng lúc có mặt, rõ ràng, tràn đầy, linh động, hứng khởi và đầy sáng tạo.

c. Thông Điệp Tích Cực Từ Đức Phật

Thông thường chúng ta nghĩ muốn đạt được điều gì thì mình phải học hỏi, tìm kiếm, thực hành và sau nhiều năm tháng thì chúng ta sẽ từ từ đạt được phần này rồi đến phần khác. Tuy nhiên, Đức Phật đã khám phá ra nơi mỗi người đã có sẵn Phật tánh, tánh thấy biết rõ ràng, chân thật, không sanh không diệt và con đường trở về chốn hạnh phúc kỳ diệu đó không cần đòi hỏi quá nhiều sức lực như lời ngài dạy:

Nếu quý thầy chú tâm thoải mái bền vững vào bốn lãnh vực (thân thể, cảm giác, tâm tư và đối tượng của thấy biết) thì trong vòng bảy ngày đêm cũng sẽ nhất định chứng được một trong hai quả: Hoặc chứng cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc A Na Hàm nếu còn hữu dư.

Không cần phải đến bảy ngày đêm, sáu năm, bốn ba hay hai ngày hai đêm, cũng không cần trong một ngày một đêm, khi quý thầy, quý cô chú tâm thoải mái bền vững nơi bốn lãnh vực, nếu buổi sáng thực hành như vậy thì buổi tối nhất định thắng tấn, nếu buổi tối thực hành như vậy thì nhất định sáng hôm sau sẽ thắng tấn.

Kết quả của sự thực hành chú tâm thoải mái đến rất nhanh. Do đó, việc còn lại của chúng ta là thực hành sự chú tâm thoải mái ngay bây giờ vào bốn lãnh vực của đời sống là Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Bắt đầu chú tâm thoải mái vào hơi thở vào và hơi thở ra để tiếp xúc với cội nguồn an vui sâu thẳm như mặt mặt trời đang tỏa chiếu bao la.

Chúng ta thật may mắn sinh ra làm người và may mắn hơn nữa là đã nhận được lời dạy của đức Phật và khi thực hành buổi sáng thì chắc chắn đến chiều là thấy có kết quả. Tuy nhiên, không cần phải dợi đến chiều, khi đang thực hành thì sự thấy biết rõ ràng, tỉnh thức, bén nhạy, thông minh và an lạc đã có mặt. Người có sự thấy biết chân thật là người có trí tuệ. Và đức Phật nhắc nhở:

Khó gặp bậc thánh nhân

Không phải đâu cũng có

Chỗ nào kẻ trí sanh

Gia đình tất an lạc.

(Kinh Pháp Cú)

Người thực hành đạo Phật hay sống đạo là người tự tại, bình an, thoải mái, an vui, vững chãi và dũng mãnh đứng trên đôi chân vững chắc của mình trong mọi hoàn cảnh của đời sống hay nơi sự biểu lộ của vô thường như tự thân đức Phật đã chứng nghiệm và thấy biết rõ ràng:

Nầy các thầy, bấy giờ chính ta cũng phải sanh ra, nhưng xét thấy có sanh thì có khổ nên ta hướng đến Niết Bàn vốn không sanh; cảnh an tịnh vô thượng ấy ta đã chứng đến và cả Niết Bàn không sanh nữa.

Chính ta cũng phải trưởng thành và suy nhược, nhưng xét thấy có trưởng thành suy nhược thì có khổ nên ta hướng đến cảnh an tịnh của Niết Bàn vốn không trưởng thành và suy nhược; cảnh an tịnh vô thượng ấy ta đã chứng đến và cả Niết Bàn không trưởng thành và suy nhược nữa.

Chính ta cũng phải mắc bệnh tật, nhưng xét thấy có bệnh tật thì có khổ nên ta hướng đến cảnh an tịnh vô thượng của Niết Bàn vốn không bệnh tật; cảnh an tịnh vô thượng ấy ta đã chứng đến, và cả Niết Bàn không bệnh tật nữa.

Chính ta cũng phải chết đi, nhưng xét thấy có chết thì có khổ nên ta hướng đến cảnh an tịnh vô thượng của Niết Bàn vốn không có chết; cảnh an tịnh vô thượng ấy ta đã chứng đến, và cả Niết Bàn không có chết nữa.

Chính ta cũng mắc phải ưu phiền, nhưng xét thấy có ưu phiền thì có khổ nên ta hướng đến cảnh an tinh vô thượng của Niết Bàn vốn không ưu phiền; cảnh an tịnh ấy ta đã chứng đến, và cả Niết Bàn không ưu phiền nữa.

Chính ta cũng mắc phải ô nhiễm, nhưng xét thấy có ô nhiễm thì có khổ nên ta hướng đến Niết Bàn vốn không ô nhiễm; cảnh an tịnh vô thượng ấy ta đã chứng đến và cả Niết Bàn không ô nhiễm nữa.

Bấy giờ, ta thấy ta biết: 'Ta tin quyết đã giải thoát xong. Đây là lần sanh cuối cùng của ta; không bao giờ ta trở lại kiếp sống này.'

(Trúc Thiên dịch, Thiền Luận)

Niết Bàn là trạng thái Tâm rỗng lặng, rộng lớn, tỉnh thức và an vui kỳ diệu. Một người sống đầy an vui hạnh phúc trong hiện tại thì không còn bị những ham muốn thúc giục tìm kiếm những thỏa mãn mới trong tương lai, đó là một người hoàn toàn giải thoát và không còn khát vọng tái sinh để tìm kiếm những gì chưa thỏa mãn. Và đây là sự kỳ diệu của khoa học tâm linh mà các nhà khoa học bắt đầu nghĩ đến.

Thông điệp từ đức Phật đã được các nhà khoa học đón tiếp bằng sự thực hành cụ thể càng lúc càng tốt đẹp. Trong bản tin của Huffington Post.com vào ngày 2 tháng 2 năm 2006, ông Sam Harris loan tin về một cuộc hội họp của một trăm nhà khoa học thuộc nhiều ngành như vật lý nguyên tử, tâm lý gia, các nhà trị liệu, các nhà thần kinh học và cả triết gia để nghiên cứu về Tâm con người. Có điều khác với các cuộc hội họp về khoa học khác là họ giữ hoàn toàn yên lặng trong suốt một tuần gặp gỡ. Những nhà khoa học này tham dự vào một cuộc thực hành Thiền Minh Sát, Minh Sát Tuệ hay Vipassana, đó là một loại Thiền giúp cho người thực hành thấy biết rõ ràng như (1) khi thở thì biết về hơi thở vào và hơi thở ra, (2) khi bước thì biết cảm giác chân đưa lên, để xuống cùng cảm giác khi chân chạm lên mặt đất, (3) khi ăn thì biết tay gắp thức ăn, đưa và miệng, nhai cùng cảm giác trong miệng và lúc nuốt thức ăn. Thực hành sự chú tâm như vậy càng nhiều càng tốt. Khi họ phát triển được khả năng chú ý, họ được khuyến khích Thực hành như vậy suốt ngày trong các hoạt động nối tiếp.

Ngoài ra, khi mắt thấy, tai nghe, thân xúc chạm thì biết về cảm giác xuất hiện cùng các phản ứng ưa ghét đi kèm theo những ý tưởng mà đừng để cho các cảm xúc hay ý tưởng đó lôi kéo thành những dòng ý tưởng hay suy nghĩ nối tiếp. Thấy biết trực tiếp về chúng và an trú trong cái thấy biết rõ ràng, trong sáng, tỉnh thức, chân thật đó gọi là Thiền Minh Sát của Phật Giáo Nam Tông. Trong Phật Giáo Bắc Tông đó là Thiền Chỉ và Quán. Chỉ là ngừng lại sự suy nghĩ và Quán là thấy biết các hiện tượng một cách chân thật.

Thực hành chỉ giản dị như vậy từ sáng tới tối. Khi nào thấy quên không chú tâm hay không có chánh niệm thì trở về với sự chú tâm hay chánh niệm. Nhiều nhà khoa học thực hành Thiền nói trên và làm cho họ mệt nhoài. Ban đầu họ chỉ có thể chú ý vào những thứ rời rạc. Nếu quên chú tâm thì quay trở về với sự chú tâm và dần dần khả năng của họ gia tăng. Những người nào phát triển được khả năng chú ý thì họ được khuyến khích thực hành chú ý về chuỗi nối tiếp những gì họ cảm nhận qua các giác quan như mắt, tai, mũi, miệng, thân (sắc), thọ (cảm giác), tưởng (nhận thức), hành (các tâm tư như vui buồn, ý tưởng), tác ý (ý định làm gì, thúc đẩy đưa đến hành động). Các nhà khoa học cho biết điều thực hành trên rất khó vì lâu nay họ quen thói suy nghĩ không ngừng. Ông Sam Harris, người thuật lại câu chuyện trên, cho rằng ở xã hội Tây Phương, suy nghĩ hết điều này đến điều khác trong đầu thì người ta chấp nhận, còn nói một mình về những gì mình suy nghĩ trong đầu thì được xem là bị bệnh tâm thần.

Ông cũng cho biết là Phật Giáo hấp dẫn nhiều nhà khoa học vì họ thấy các truyền thống Tây Phương chỉ cho họ một ý niệm nghèo nàn về sự lành mạnh của con người. Phật Giáo nói rõ các ý tưởng, dù hay hoặc dở, tốt hoặc xấu, nối tiếp không ngừng tạo ra sự dính mắc, đưa đến một cảm giác sai lầm là có một cái tôi hay ngã là chủ thể biết các đối tượng trên, hay nhiều lúc còn tệ hơn, đồng hóa mình với tất cả những cái thấy nghe, cảm xúc, suy tư, phản ứng liên tục từ ngày này qua ngày khác thì đó là sự mê mờ, nói theo tâm lý học, là những người bị bệnh tâm thần mà không tự biết, và kết quả là họ sống đời bất an, thiếu ánh sáng của sự thấy biết chân thật hay vô minh và hứng chịu hết khổ đau này qua khổ đau khác trong tiến trình của đời người: Sinh ra, lớn lên, già nua tuổi tác, bệnh hoạn và cuối cùng là chết. Nếu thực hành sự thấy biết chân thật thì người thực hành sẽ nhìn sâu vào đời sống, sự hiện hữu của mình và nhận rõ tính cách vô ngã hay không có cái tôi nơi mình cũng như các thứ chung quanh, từ đó buông bỏ được gánh nặng chắp chặt vào cái thấy biết sai lầm và tiếp xúc với niềm hạnh phúc kỳ diệu trong sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Điều này cũng hợp với sự khám phá của khoa thần kinh học tân tiến: Cái tôi hay ngã không có một vị trí đặc biệt nào trong bộ não. Nhiều khu vực trong bộ não phối hợp hoạt động để biểu lộ thành cái thấy, cái nghe, cảm xúc, nụ cười, tiếng khóc, những thứ ưa hay ghét. Tất cả đều do duyên hợp: Nhiều yếu tố kết hợp lại mà thành chứ không có một chủ thể hay cái ngã chủ động như nhiều người đã chủ trương trước đây.

Đó là bước đầu tiên của sự thấy biết chân thật, đưa đến thông minh, tình thương, hoà bịnh nội tâm và từ đó mà phát triển thành cảm thông và hòa bình cho nhân loại.




[1]Herbert Benson and William Proctor, The Breakout Principle, New York, Scribner, 2003, trang 49-51

[2]James H. Austin, Zen and the Brain, MIT Press, Cambridge, Massachusetts, 1999


Khí Công Tâm Pháp Toàn Tập
Thầy Phụng Sơn


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]