Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoá Tu Thiền Vipassana Lần Thứ 2 Tại Chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản

11/05/202315:13(Xem: 1608)
Khoá Tu Thiền Vipassana Lần Thứ 2 Tại Chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản

Khoá Tu Thiền Vipassana Lần Thứ 2 Tại Chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản


Ngày Thứ Nhất Khoá Tu Thiền Vipassana Lần Thứ 2 Tại Chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản.

Hôm nay 5/5/2023, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nhuận Ân và Sư Cô Giới Bảo các thiền sinh bắt đầu cho lễ khai mạc cũng như ngày đầu tiên trong khoá Tu Học và Thực Tập Thiền Vipassana (5-7/5/2023) tại chùa Việt Nam, Kanagawa. Các thiền sinh khoá tu Vipassana trước cũng như những thiền sinh mới được hoà nhập với nhau qua từng bài thực tập bởi sự chia sẽ hài hoà và uyển chuyển mà chư Tôn Đức hướng đến đại chúng.

Tuy ngày đầu tiên tu học nhưng các thiền sinh đã tiếp thu tốt và nghiêm túc trong việc thiền tập. Mong quý thiền sinh sẽ nhận được nhiều lợi ích từ Khoá Thiền Vipassana này và lan toả đến nhiều người cùng được an vui và hiểu biết.


Ngày Thứ 2 và Lễ Bế Mạc Khoá Tu Học Thiền Vipassana Do Thầy Nhuận Ân và Sư Cô Giới Bảo Tổ Chức và Trực Tiếp Hướng Dẫn tại Chùa Việt Nam- Kanagawa, Nhật Bản (5-7/5/2023).

Qua ba ngày tu học, các thiền sinh đã trình bày quan điểm cũng như sự thực tập của mỗi cá nhân trong pháp thiền này. Thiền sinh Nguyễn Hải chia sẽ: “Từ ngày được học khóa thiền Vipassana tại Chùa Việt Nam-Kanagawa của năm ngoái (2022), con đã có nhiều thay đổi. Con nhận thức được có hai thực thể trong con tách rời nhau một cách rõ rệt đó là thân và tâm tách biệt nhau, chủ thể và đối tượng là hai. Mỗi lần có chuyện gì đến với con. Con quay vào bên trong và quán chiếu được cái tâm và đối tượng, con tách ra và NHÌN , con nhìn xem cái gì đang vận hành mình .THAM hay SÂN hay Si và con đứng nhìn nó và tìm cách giải quyết. Và lần thiền này con thật sự đã vượt qua sự đau nhức, tê chân một cách dễ dàng Sư Cô ạ. Đợt trước con cứ chờ chuông reo để xong thời thiền nhưng đợt này con đã chiến thắng những con đau nhức đó. Con thật sự hạnh phúc Sư Cô ạ. Một lần nữa con thật sự biết ơn Sư Cô và Thầy đã khai sáng con đường cho chúng con . Con thật sự biết ơn ạ 🙏🙏🙏nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho Thầy và Sư Cô luôn khoẻ mạnh để là chổ dựa và ngọn đuốc soi sáng cho chúng con tu học ạ”.

Theo nhận định của Thầy Nhuận Ân: “Khoá tu Thiền Vipassana lần này được tổ chức chuyên môn từ hình thức và nội dung của khoá thiền. Từ đó, các thiền sinh tu học thật tốt và có hiệu quả trong sự thực tập.”

Sư Cô Giới Bảo cho biết: “Các thiền sinh khả năng nắm bắt phương pháp tốt cùng với sự nổ lực trong việc thiền tập nên hầu hết mọi người đều có sự chuyển hoá và biết cách quân bình được cảm xúc khi đối diện mọi hoàn cảnh cho cuộc sống hiện tại và mai sau. Ngoài ra, các thiền sinh đã nhận thấy rõ giá trị và lợi ích thiết thực từ phương pháp Thiền Vipassana này mang lại cho bản thân.”

Khi chia sẽ pháp thoại, Thầy Thiện Thuận rất hoan hỷ với Khoá Tu học Thiền Vipassana này và mong được có duyên lành để trợ duyên cho những khoá tu học thiền tương tự trong tương lai.

Khoá thiền Vipassana đã khép lại trong nhiều sự hỷ lạc của tất cả thiền sinh tham dự khoá tu. Và mong muốn cuối cùng trong buổi lễ bế mạc của các thiền sinh là được tham dự nhiều khoá thiền Vipassana hơn nữa để có cơ hội được tu học và chuyển hoá thân tâm.

Mến chúc đại chúng luôn an vui.

Sau Khoá Thiền Vipassana (5-7/5/2023) tại Chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản Đã Giúp Nhiều Thiền Sinh Khi Đối Diện Hoàn Cảnh Khó Khăn Phải Làm Gì?

Có nhiều bạn gửi lời tri ân và chia sẽ đến BTC khoá thiền Vipassana (5-7/5/2023) tại chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản. Trong đó, bạn Hoài có chia sẽ sự ứng dụng thiền Vipassana trong tình huống nguy cấp nhất như thế nào?

Con kính chào Sư Cô (Giới Bảo). Con vừa kết thúc tham gia khoá thiền vừa rồi tại Chùa cô ạ. Có một câu chuyện con vừa trải qua cách đây mới tầm 30p con chia sẻ với sư cô. Vì con cũng đang thấy tim đập bàng hoàng vì sự kiện này.

Nhà con được bạn tặng một cái bánh đa mang từ VN qua cô ạ. Con cho vào cái toaster chuyến nướng bánh mỳ để nướng lên và quay lưng lại để dọn dẹp ở bếp. Lúc con tình cờ quay lại, lửa cháy bùng ngập cả máy nướng. Trong giấy phút nhìn cảnh đấy, con đã dừng chỉ 1 giây, nhưng không phải để hoảng loạn, con không hét không làm gì, con thấy 1 giây đó quý giá với con lúc thấy hiện tượng đó, con đã không có cảm xúc, và sau đó là nhanh tay rút ổ điện gần đó, con nhanh chóng lấy chậu nước để đổ vào và bật ngay thông gió, mở hai đầu cửa để khói ra ngoài. Lúc đó, khói đã nghịt lên trần nhà, và con nghĩ chỉ muộn xíu vài giây nữa nếu con không nhanh tay rút ổ điện thì có thể đã có chuyện không lành xảy ra. Con nhắn cho cô với hơi chút bàng hoàng vì một chuyện không ngờ do phút bất cẩn đã xảy đến. Mọi việc diễn ra quá nhanh, nhưng khi con kiểm tra lại bánh đa, con thấy có phết dầu mỡ khá nhiều. Nên mặc dù bánh không bị vàng đi hay có mùi khét mới dẫn đến cháy, mà có thể là dầu do nóng nhiệt đã dẫn đến cháy.

Con nhắn với cô vì con cảm nhận rằng mình may mắn và có sự bình tĩnh để xử lý tình huống. Bình thường chắc con sẽ cuống cuồng lên, nhưng con thấy rằng mình đã không rối. Con biết ơn và trân quý rằng sự bình tĩnh con có được vì con đã học thiền trong những ngày hôm qua. Sáng hôm nay con cũng đã thiền 15p lúc ngủ dậy lúc 5h sáng.

Con không rõ điều con vừa trải qua có nhìn ở góc độ tâm linh không. Nhưng con nhận thức rõ hai bài học của con, 1) thiền định đã cho con sự tĩnh tâm sáng suốt và nhanh nhạy để xử lý tình huống trong những lúc nguy cấp 2) con biết ơn vì con và gia đình con (lúc thời điểm xảy ra còn có bé thứ hai mới được 10 tháng tuổi và bà ngoại đang bế bé), và những người sống cùng toà nhà với con vẫn bình yên. Con trân quý sự sống này trong cuộc đời vô thường vì điều gì cũng có thể xảy ra trong chút giây phút sơ suất.

Con luôn biết ơn và trân quý những duyên lành đến với con, và con biết ơn trân quý sư thầy sư cô, và quý Chùa đã hướng dẫn chúng con cách thiền tập đúng cách, để luôn minh triết trong từng giây phút trong đời sống ạ!

Con biết ơn và trân quý khoá thiền Vipassana vừa qua. Đã cho con sự thay đổi lớn về nhận thức. Đó là cảm giác kỳ lạ của sự lựa chọn. Khi mà sự lựa chọn không đến từ sự suy nghĩ của tâm trí sai đúng, thiệt hơn. Sự lựa chọn xuất phát từ tình yêu thương và mong cầu hạnh phúc an nhiên đến thế giới xung quanh mình!

Mến chúc đại chúng và các thiền sinh luôn được bình an và lĩnh hội nhiều tuệ giác trong cuộc sống mỗi ngày.

khoa tu-chua viet nam-nhat ban (2)

khoa tu-chua viet nam-nhat ban (1)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (3)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (4)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (5)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (6)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (7)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (8)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (9)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (10)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (11)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (12)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (13)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (14)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (15)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (16)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (17)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (18)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (19)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (20)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (22)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (23)khoa tu-chua viet nam-nhat ban (24)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2019(Xem: 4280)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
13/05/2019(Xem: 4819)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4125)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4339)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7159)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 3959)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 3667)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5285)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 4771)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
01/10/2018(Xem: 5203)
Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những ai muốn tìm hiểu và muốn định nghĩa một cách minh bạch, nhưng mấy ai hiểu và cảm nhận một cách chính xác và minh bạch về những hoạt dụng của Thiền.Tùy mỗi trường phái, mỗi góc độ để nhìn và hiểu về Thiền khác nhau, từ đó, việc hành hoạt cũng khác biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567