Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ Thiền, Giải Thoát

12/12/202107:51(Xem: 4041)
Sơ Thiền, Giải Thoát


duc phat thanh dao
SƠ THIỀN, GIẢI THOÁT



Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận—chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.

(Trung Bộ Kinh. 8 Đoạn Giảm, Hòa Thượng Thích Minh Châu)




Thế Tôn là bậc tuệ tri mọi pháp, bậc y vương, thầy của trời người trong tam giới. Vì thế, Đấng Thiện Thệ trong 45 năm thuyết pháp đã để lại cho thế gian một kho tàng pháp bảo, là những diệu dược tùy theo bệnh (tham sân si) của chúng sanh mà kê toa thích ứng nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, niết bàn. Riêng trong tạng Pali, ngoài tứ niệm xứ, minh sát tuệ, Thế Tôn từ mẫn với trí tuệ toàn giác (tuệ tri mọi pháp) đã 'có nhiều phác đồ điều trị khác nhau trên nền tảng của đạo đế: Bát Chánh Đạo' diệu dụng mà theo đó tùy theo căn cơ (tùy pháp, hành pháp), sẽ đến bờ giải thoát, hoặc bậc hữu học vv.

Thế Tôn đã nhìn thấu sự việc ba thời: quá hiện vị lai nên biết trước tương lai trong thời mạt pháp, giáo pháp của Ngài sẽ có những kiến giải sai lệch (theo cái thấy hạn hẹp, chấp trước) nên trước thời khắc nhập vô dư niết bàn, Như Lai từ mẫn ân cần để lại di giáo tối thượng, "Pháp và Luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào bất kể điều gì khác" (Trường Bộ Kinh Nikàya, Đại Bát Niết Bàn).

Hơn nữa chân ngôn của Như Lai để lại trong "Khởi Thế Nhân Bổn" (Trường Bộ Kinh Nikàya) như Tiếng Hống của Sư Tử làm cho đại địa rúng động, khiến mười ngàn thế giới chấn động: "Đệ tử của Như Lai sinh ra từ miệng Như Lai, do pháp sinh ra, do pháp tạo ra, là con cháu thừa tự pháp. Những đệ tử nào sinh ra từ miệng của Như Lai, do pháp sinh ra, do pháp tạo ra sẽ không bị phá hoại bởi Sa-môn (Tỷ Kheo, Tỷ Kheo ni), Bà-la-môn, Ma vương, Phạm Thiện, chư thiên, và bất kể ai trên đời".

Giáo pháp của Ngài (chỉ riêng tạng Pali) giúp chúng sanh sống được an lạc, tương lai được an lạc, đặc biệt giúp chúng sanh được giải thoát, niết bàn. Vì thế, đối với tám loại thiền: Hiện tại lạc trú: sơ thiền đến tứ thiền; và Tịch Tịnh Trú: Không vô biên xứ đến phi phi tưởng xứ trong giáo Pháp của Ngài, là phương tiện để giúp hành giả tăng thượng tâm, đặc biệt với tứ vô ngại giải đạo, khi các hành giả thành tựu một trong 8 loại thiền này, ngài 'gia thêm' vào phác đồ điều trị bằng loại thuốc bất tử 'quán vô thường, khổ và vô ngã' của những pháp hữu vi này để rồi ly tham, đoạn diệt, giải thoát, niết bàn. Quý đạo hữu có thể thấu rõ điều này trong kinh “Đoạn Giảm” số 8 Trung Bộ Kinh với đoạn trích dẫn về cách xả ly những sở kiến để được giải thoát hoàn toàn như sau:

Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận—chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.

(Trung Bộ Kinh. 8 Đoạn Giảm, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Tuy nhiên, trong thời mạt pháp, việc tập trung phát triển các loại thiền này có thể nói là rất khó vì căn cơ chúng sanh rất hạ liệt, và nếu thành tựu rất mất nhiều thời gian và công phu. Trong 8 tầng thiền trên, có thể nói, sơ thiền là dễ dàng nhất, vì chỉ cần hướng tâm đến một đối tượng tịnh tướng (Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí (bố thí), Niệm Thiên như Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 6 Sáu Pháp vv), khi hành giả chánh niệm, tỉnh giác và tinh cần, có thể vào được sơ thiền. Chỉ sơ thiền là đủ, vì khi thành tựu, hành giả quán tánh ly tham, đoạn diệt, thì sẽ đoạn tận mọi kiết sử, thành tựu chánh trí giải thoát.

(Sơ Thiền, Ly Dục, Ly Bất Thiện Pháp, Đúng Sai Tự Minh Định, Tâm Tịnh).

 

Tương tự như vậy, những hành giả nào có hạt giống từ bi phát triển mạnh, nên trưởng dưỡng cho đến thành tựu và từ đây quán tánh ly tham, đoạn diệt tâm hỷ lạc do thành tựu từ tâm giải thoát, hoặc bi tâm giải thoát, thì gánh nặng sẽ được đặt xuống, cứu cánh giải thoát...

(Trung Bộ Kinh, 52 Bát Thành, Hòa Thượng Thích Minh Châu)


Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Tây Phương Tịnh Độ

Tâm Tịnh


                              

               

                   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2010(Xem: 5730)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 8253)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
27/10/2010(Xem: 11480)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 4583)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 6196)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 5247)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 5037)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 7421)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 8827)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 7630)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]