Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ Thiền, Giải Thoát

12/12/202107:51(Xem: 3257)
Sơ Thiền, Giải Thoát


duc phat thanh dao
SƠ THIỀN, GIẢI THOÁT



Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận—chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.

(Trung Bộ Kinh. 8 Đoạn Giảm, Hòa Thượng Thích Minh Châu)




Thế Tôn là bậc tuệ tri mọi pháp, bậc y vương, thầy của trời người trong tam giới. Vì thế, Đấng Thiện Thệ trong 45 năm thuyết pháp đã để lại cho thế gian một kho tàng pháp bảo, là những diệu dược tùy theo bệnh (tham sân si) của chúng sanh mà kê toa thích ứng nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, niết bàn. Riêng trong tạng Pali, ngoài tứ niệm xứ, minh sát tuệ, Thế Tôn từ mẫn với trí tuệ toàn giác (tuệ tri mọi pháp) đã 'có nhiều phác đồ điều trị khác nhau trên nền tảng của đạo đế: Bát Chánh Đạo' diệu dụng mà theo đó tùy theo căn cơ (tùy pháp, hành pháp), sẽ đến bờ giải thoát, hoặc bậc hữu học vv.

Thế Tôn đã nhìn thấu sự việc ba thời: quá hiện vị lai nên biết trước tương lai trong thời mạt pháp, giáo pháp của Ngài sẽ có những kiến giải sai lệch (theo cái thấy hạn hẹp, chấp trước) nên trước thời khắc nhập vô dư niết bàn, Như Lai từ mẫn ân cần để lại di giáo tối thượng, "Pháp và Luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào bất kể điều gì khác" (Trường Bộ Kinh Nikàya, Đại Bát Niết Bàn).

Hơn nữa chân ngôn của Như Lai để lại trong "Khởi Thế Nhân Bổn" (Trường Bộ Kinh Nikàya) như Tiếng Hống của Sư Tử làm cho đại địa rúng động, khiến mười ngàn thế giới chấn động: "Đệ tử của Như Lai sinh ra từ miệng Như Lai, do pháp sinh ra, do pháp tạo ra, là con cháu thừa tự pháp. Những đệ tử nào sinh ra từ miệng của Như Lai, do pháp sinh ra, do pháp tạo ra sẽ không bị phá hoại bởi Sa-môn (Tỷ Kheo, Tỷ Kheo ni), Bà-la-môn, Ma vương, Phạm Thiện, chư thiên, và bất kể ai trên đời".

Giáo pháp của Ngài (chỉ riêng tạng Pali) giúp chúng sanh sống được an lạc, tương lai được an lạc, đặc biệt giúp chúng sanh được giải thoát, niết bàn. Vì thế, đối với tám loại thiền: Hiện tại lạc trú: sơ thiền đến tứ thiền; và Tịch Tịnh Trú: Không vô biên xứ đến phi phi tưởng xứ trong giáo Pháp của Ngài, là phương tiện để giúp hành giả tăng thượng tâm, đặc biệt với tứ vô ngại giải đạo, khi các hành giả thành tựu một trong 8 loại thiền này, ngài 'gia thêm' vào phác đồ điều trị bằng loại thuốc bất tử 'quán vô thường, khổ và vô ngã' của những pháp hữu vi này để rồi ly tham, đoạn diệt, giải thoát, niết bàn. Quý đạo hữu có thể thấu rõ điều này trong kinh “Đoạn Giảm” số 8 Trung Bộ Kinh với đoạn trích dẫn về cách xả ly những sở kiến để được giải thoát hoàn toàn như sau:

Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận—chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy.

(Trung Bộ Kinh. 8 Đoạn Giảm, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Tuy nhiên, trong thời mạt pháp, việc tập trung phát triển các loại thiền này có thể nói là rất khó vì căn cơ chúng sanh rất hạ liệt, và nếu thành tựu rất mất nhiều thời gian và công phu. Trong 8 tầng thiền trên, có thể nói, sơ thiền là dễ dàng nhất, vì chỉ cần hướng tâm đến một đối tượng tịnh tướng (Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí (bố thí), Niệm Thiên như Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 6 Sáu Pháp vv), khi hành giả chánh niệm, tỉnh giác và tinh cần, có thể vào được sơ thiền. Chỉ sơ thiền là đủ, vì khi thành tựu, hành giả quán tánh ly tham, đoạn diệt, thì sẽ đoạn tận mọi kiết sử, thành tựu chánh trí giải thoát.

(Sơ Thiền, Ly Dục, Ly Bất Thiện Pháp, Đúng Sai Tự Minh Định, Tâm Tịnh).

 

Tương tự như vậy, những hành giả nào có hạt giống từ bi phát triển mạnh, nên trưởng dưỡng cho đến thành tựu và từ đây quán tánh ly tham, đoạn diệt tâm hỷ lạc do thành tựu từ tâm giải thoát, hoặc bi tâm giải thoát, thì gánh nặng sẽ được đặt xuống, cứu cánh giải thoát...

(Trung Bộ Kinh, 52 Bát Thành, Hòa Thượng Thích Minh Châu)


Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Tây Phương Tịnh Độ

Tâm Tịnh


                              

               

                   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 3083)
Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh Pháp Cú, “Đừng làm ác, hãy làm thiện, giữ tâm trong sạch. Đó là lời chư Phật.” Nơi đây, hãy suy nghĩ về một câu hỏi xa hơn: có phải rằng Niết Bàn, cảnh giới mà Phật gọi là không tham sân si, không sanh diệt, không trở thành, không tạo tác... cũng là cảnh giới xa rời thiện ác? Từ đây, câu hỏi sẽ khảo sát trong bài này sẽ là, có phải Đức Phật cũng dạy pháp vượt qua thiện ác?
07/08/2011(Xem: 4956)
Chúng ta ở đây; chúng ta hiện hữu và chúng ta có quyền để tồn tại. Ngay cả những thứ không phải hữu tình chúng sinh như bông hoa cũng có quyền để tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực được sử dụng để chống lại chúng, thế thì, trên một trình độ hóa học, bông hoa tự chuẩn bị để sống còn. Nhưng [hơn thế nữa], chúng ta những con người kể cả bao gồm những côn trùng, thậm chí những con ký sinh trùng amip, những động sinh vật nhỏ nhất cũng được xem là những chúng sinh... Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọng và hạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
12/06/2011(Xem: 3854)
Đêm qua, trăng đến muộn vạn vì sao lao xao đời người, tâm nở muộn cơn gió làm lao đao ai người vào huyễn mộng hãy ôm lấy mảnh tâm dù qua bao sóng gió phong sương chẳng bạc màu
08/06/2011(Xem: 5314)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoát và hạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
07/05/2011(Xem: 4025)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
29/04/2011(Xem: 6862)
Quyển CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT là một quyển Luận sắp vào chương trìnhhọc tại Tu Viện CHƠN KHÔNG. Quyển Luận này về hình lượngrất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Mộthành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
07/04/2011(Xem: 3577)
Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày tóm tắt nội dung của bài kinh Ganaka Moggallana và trình bày con đường tu tập tuần tự của một vị xuất gia để làm nỗi bậc lên quan điểm của Đức Phật đối với sự chứng ngộ.
02/02/2011(Xem: 6563)
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."
30/01/2011(Xem: 14465)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
20/01/2011(Xem: 3822)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Đây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu. Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567