Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện về chàng thanh niên Pháp bỏ nhà sang Việt Nam đi tu

12/11/201404:53(Xem: 16308)
Câu chuyện về chàng thanh niên Pháp bỏ nhà sang Việt Nam đi tu
thich-truc-thai-hoi-02


CÂU CHUYỆN VỀ CHÀNG THANH NIÊN PHÁP
BỎ NHÀ SANG VIỆT NAM ĐI TU



Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.

* Quyết học tiếng Việt để… đi tu


Quy định đối với các chư tăng đang tu hành ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt khá nghiêm ngặt, truyền hình và internet hoàn toàn bị cấm tuyệt. Toàn bộ khu thiền viện hơn một chục ha với trên 150 chư tăng chỉ có duy nhất một chiếc điện thoại để bàn dùng làm đầu mối liên lạc với bên ngoài.

Phải nhiều lần gọi điện xin phép, cuối cùng chúng tôi mới được thượng tọa Thích Thông Phương - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt cho phép tiếp xúc với chàng thanh niên nói trên.

Tục danh của anh là James Christopher, nhà ở thủ đô Paris, Pháp. Thế nhưng, đã từ lâu rồi, kể từ ngày đặt chân đến Thiền viện Trúc Lâm cách đây 4 năm, anh dường như đã quên mất “tên cúng cơm” của mình.

Với một khả năng tiếng Việt khá tốt, anh bảo bây giờ anh đã là một sa-di, pháp danh là Thích Trúc Thái Hội và đề nghị chúng tôi hãy xưng hô bằng cái tên Việt Nam ấy.

Nói về căn duyên dẫn đến việc xuất gia, sư Thích Trúc Thái Hội cho biết, mặc dù sống ở Phương Tây, nơi có đa số người dân theo đạo Thiên chúa giáo song ngay từ nhỏ Thái Hội lại có tư tưởng hướng về Phật giáo. Và sự bí ẩn của một tôn giáo đến từ Phương Đông cứ ngày một lớn dần trong tâm tưởng của Thái Hội. Để giải tỏa “cơn khát” thông tin về Phật giáo, sau giờ học anh lên mạng tìm hiểu và trong một lần tình cờ Thái Hội biết đến thiền phái Trúc Lâm. Cũng từ đó ý nghĩ phải tìm về nơi phát xuất của Thiền phái này cứ cuốn hút Thái Hội, tuy nhiên anh vẫn chưa thể thực hiện ngay tức thì. Một phần vì điều kiện kinh tế không cho phép, một phần là do gia đình phản đối bởi anh là con trai duy nhất trong gia đình.

Sau nhiều năm gác lại dự định để học tập và làm việc, đến năm 2007, Thái Hội quyết định thực hiện ước mơ của mình, khi này anh đã là giám đốc điều hành của một công ty máy tính ở Pháp với tiền lương trên 100 ngàn đô la/năm.

Để thực hiện ước mơ này, sau giờ làm việc Thái Hội âm thầm đến một trung tâm đào tạo ngoại ngữ để học tiếng Việt. Thấy anh học một ngoại ngữ tương đối lạ, nhiều người bạn tra hỏi thì anh nửa thật nửa đùa : “Tớ học để qua Việt Nam đi…tu”. Nghe xong, mọi người cười xòa bởi tính anh hay bông đùa, thật giả lẫn lộn nên chẳng ai tin!

* “Tu ở Việt Nam bao giờ chết mới thôi”

Ngày tiễn Thái Hội ra sân bay để đến một vùng đất xa lạ mà anh chưa một lần đặt chân đến, người mẹ khóc như mưa. Để trấn an, Thái Hội hứa chỉ qua Việt Nam tu tập một thời gian rồi về!

Vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thái Hội lập tức hỏi thăm đường về Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Thấy một người nước ngoài với dáng người vạm vỡ gần 100kg, râu tóc xồm xoàm nên sư thầy cũng ngán ngại. Tuy nhiên, với quan điểm sẵn sàng thu nạp bất kỳ ai có tâm hướng Phật, cộng với việc Thái Hội giỏi tiếng Việt nên cuối cùng sư thầy đã bị thuyết phục và chấp nhận cho anh tham gia đạo tràng.

Một ngày cuối năm 2012, tức gần hai năm sau ngày trở thành Phật tử của đạo tràng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thái Hội đã xin phép thầy cho mình được xuống tóc quy y, trở thành một thầy tu thật sự. Sau nhiều ngày thuyết giảng về những quy định tương đối ngặt nghèo đối với chúng tăng mà vẫn không nhận được sự thay đổi ý định từ Thái Hội, cuối cùng thượng tọa Thích Thông Phương đã trực tiếp ra tay quy y, thu nạp Thái Hội làm môn đồ.


thich-truc-thai-hoi
Nhớ lại những ngày mới sang Việt Nam gia nhập đạo tràng, sư Thích Trúc Thái Hội chia sẻ: “Lúc ở bên Pháp, là giám đốc nên sư ngủ dậy rất muộn. Thế nhưng khi qua đây tham gia đạo tràng mình buộc phải theo quy định của nhà chùa phải thức dậy từ lúc 3 giờ sáng để tụng kinh và sau đó là thiền nên cũng hơi mệt mỏi. Tuy nhiên, do quyết tâm trong mình vào thời điểm đó rất lớn nên cuối cùng mình đã vượt qua. Lâu dần thành quen và bây giờ thì với sư chuyện ngày tụng kinh 3 lần, thiền 6-7 tiếng đồng hồ không còn là việc khó nữa”.

Ngoài việc thay đổi giờ giấc, việc chuyển từ chế độ ăn mặn sang ăn chay đối với sư Thái Hội cũng là một công việc vô cùng khó khăn. “Từ nhỏ mình đã quen ăn bánh mỳ, bơ… nhưng khi qua đây chỉ được ăn cơm, rau và đậu hủ nên mình bị kiệt sức một thời gian. Chỉ trong vòng 1 tháng, mình đã giảm từ 90kg xuống còn 70kg. Ban đầu cũng mệt nhưng giờ thì sư cảm thấy vóc dáng này là chuẩn mà mình cảm thấy khỏe hơn lúc trước…”, sư Thái Hội cho biết thêm.

Khi nói về gia đình mình bên Pháp, sư Thái Hội cho biết từ ngày qua Việt Nam đến nay, sư đã được sư thầy cho về thăm nhà 4 lần. Lần về mới nhất cách đây 4 tháng, thấy mẹ vẫn khỏe sư vui lắm. Sư Thái Hội bảo, cũng muốn về thăm mẹ thường xuyên hơn nhưng vé máy bay từ Việt Nam về Pháp đắt quá, sư không đủ tiền!

Khi được hỏi đi tu thì lấy đâu ra nhiều tiền để về thăm quê, sư Thái Hội cho biết đó là trích ra từ phần lãi có được từ số tiền dành dụm khi còn đi làm, phần còn lại dành cho mẹ dưỡng già.

Trước khi chia tay với chúng tôi, sư Thích Trúc Thái Hội cho biết từ lâu đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình và “sẽ tu ở đây cho đến khi nào chết mới thôi”. Đồng thời, sư cũng không quên nhờ chúng tôi cho xin mấy tấm ảnh gửi về cho mẹ, bởi theo quan niệm của vị sa-di này, hiếu kính cha mẹ cũng là một trong những bổn phận của người tu sĩ chân chính. Và đó cũng chính là mong muốn của sư khi chia tay nước Pháp để đến Thiền viện Trúc Lâm tu hành.

Source:
thienphatgiao.wordpress.com


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2010(Xem: 5726)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 8249)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
27/10/2010(Xem: 11469)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 4581)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 6193)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 5245)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 5035)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 7417)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 8825)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 7627)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]