Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Diệu Dụng Của Thiền

31/10/201418:35(Xem: 6895)
Sự Diệu Dụng Của Thiền

toa-thien

 

 Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn nầy chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao?

Y giới, nhất là qua sự thí nghiệm của BS Herbert Benson, Đại học Harvard

Mỹ, cho thấy, có từ 60-90 % bệnh tật sinh ra là do căng thẳng, mà Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng nên Thiền có khả năng trị bệnh.

1. Tại sao con người bị căng thẳng?

- Vì giận hờn, lo âu, sợ hải, buồn phiền ...Lúc giận, lo, sợ…tim đập nhanh hơn, phổi thở nhiều hơn, lượng đường trong máu gia tăng, áp huyết lên cao, bao tử ăn không tiêu. Vì sao có các triệu chứng nầy?

- Lúc căng thẳng, cơ thể tiết ra hai chất hóa học cực mạnh (có tên là Norepinephrine & Epinephrine) để cân bằng sự vận hành của cơ thể vật lý. Nếu tình trạng căng thẳng cứ kéo dài nhiều năm tháng, thì bệnh tật sẽ sinh ra là điều khó tránh khỏi.

Bình thường, nhịp đập của tim là 80 lần một phút. Lúc căng thẳng, mỗi phút tim đập, có lúc, trên 100 lần.

Thí dụ, để chữa trị chứng tim đập quá nhanh. Bệnh nhân đến phòng mạch, bác sĩ cho thuốc để nhịp đập của tim được trở lại bình thường. Nhưng thuốc phải tốn tiền, có thể bị phản ứng phụ. Nếu quen thuốc, BS sẽ cho thuốc khác. Cứ thế, người bệnh bị nô lệ thuốc lâu dài nếu tình trạng căng thẳng vẫn tiếp diễn. Trường hợp nầy, chữa bằng thuốc là chữa cái ngọn chứ không phải chữa cái gốc. Căng thẳng là gốc của bệnh tật, vẫn còn tồn tục.

Do vậy, nếu áp dụng Thiền vào trị liệu. Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng. Do đó, cơ thể có cơ hội trở lại bình thường mà không cần đến thuốc, bệnh tật sẽ được ổn định.

2. Làm thế nào để biết Thiền có thể làm giảm căng thẳng?

- Máy cọng hưởng từ (fMRI) được sử dụng để chụp hình não bộ lúc người thực hành Thiền, như hình dưới đây:

                  
dieudung-thien-01

Lúc Thiền, định được tâm, vùng liên hệ đến sự tập trung chú ý (Self-awareness), phía trên bộ não, tăng trưởng làm cho con người dễ tập trung thay vì nghĩ lung tung. Vùng thứ hai liên hệ đến an lạc vui vẻ, yêu đời (Compassion) cũng được gia tăng, con người cảm thấy nhẹ nhàng an lạc thay vì chán nản giận hờn lo âu, cau có. Và đặc biệt hơn là, vùng thứ ba liên hệ đến căng thẳng (Stress) bị teo nhỏ lại. Lúc con người không bị cẳng thẳng hay có rất ít căng thẳng thì sẽ không có hoặc có rất ít bệnh tật.

Chúng ta cũng cần biết thêm, các cơ phận của con người được cấu tạo bởi các tế bào quấn lại với nhau gọi là nhiễm sắc thể (chromosomes) phần màu xám (xem hình bên dưới). Hai đầu được bọc bởi chất Telomeres để bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi bị hư hại. Nếu con người bị căng thẳng, phần Telomeres sẽ ngắn dần. Điều nầy báo hiệu tuổi già bắt đầu và bệnh sắp xẩy ra. Thiền có khả năng làm cho chất telomerase tăng trưởng,

                                         

 dieudung-thien-02

chất nầy góp phần tái tạo để chất Telomeres dài trở lại.

 Trong bài “Làm sao mà Thiền có thể thay đổi bộ não.”* Máy chụp cọng hưởng từ (fMRI) cũng cho thấy, thiền thay đổi não bộ làm gia tăng chất xám trong vùng hải mã (the hippocampus) là vùng quan trọng làm cải tiến việc học và gia tăng trí nhớ (learning and memory).


dieudung-thien-03

3. Thin, làm sao thực hiện?

- Nên kiếm các Tăng Ni và phật tử nào am hiểu “Thiền sức khỏe”để nhờ hướng dẫn. Hoặc có thể theo 3 động tác chính sau đây:

  1. Kiếm một chỗ ngồi thoải mái. Ngồi bán già hay kiết già thì tốt nhất. Nhưng ngồi hay nằm trên ghế, trên giường cũng được.
  2. Ý nghĩ dõi theo sự hít vào và thở ra.
  3. Nếu tâm chạy tán loạn, thì nhẹ nhàng đem tâm trở về với hơi thở.

Nếu mỗi ngày Thiền được vài chục phút thì bệnh tật sẽ giảm thiểu, người cảm thấy an lạc, hạnh phúc và yêu đời, sắc đẹp cũng được gia tăng vì, Thiền làm cho cơ thể tiết ra các dưỡng chất lành mạnh như nitric oxide, chất endorphins, chất dopamine…Các hóa chất nầy nuôi dưỡng các tế bào da làm cho da đỏ ửng hồng, khuôn mặt hiền, dễ thương, phúc hậu, thay vì buồn, nổi mụn và bị nám. Thiền làm gia tăng bạch huyết cầu, hệ miễn nhiễm mạnh có khả năng chống bệnh tật. Thiền còn giúp những người có bệnh hiếm muộn dễ có con, và góp phần trị các chứng bệnh của thời đại, chợ chưa đi mà tiền đã hết…

An vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ ốm đau. Phải chăng đó là “triết lý” sống của kiếp nhân sanh ?

Chế độ ăn uống; nhiều rau, củ, quả, và đi bộ mỗi ngày vài chục phút, rất cần cho một cơ thể cường tráng ít bệnh tật. Thiền là một phương thuốc ngoại hạng của nhân thế mà không phải tốn tiền không cần xin phép hoặc tranh giành với ai.

Thiền có khả năng góp phần vào việc cải tiến xã hội, chữa trị bệnh tật, làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống thọ và sống có hạnh phúc hơn mà không tốn cắc bạc nào. Tốn chăng, cần một cái gối để ngồi. Quá chừng rẻ.

Nếu Thiền vào bệnh viện, bệnh nhân sẽ chóng lành, ngân sách chi tiêu y tế quốc gia sẽ giảm. Thiền vào học đường, học sinh, sinh viên và giáo chức sẽ thông minh, mạnh khỏe và an lạc hơn. Thiền vào xí nghiệp, lợi nhuận của chủ và thợ gia tăng, chi phí bảo hiểm sức khỏe giảm.

Tổng quát, Thiền là thức ăn, là ngưồn sống, là dưỡng chất của con người trong tất cả các lứa tuổi và các ngành nghề của thế giới hiện nay. Tại Mỹ, 50 % dân chúng thay lối chữa trị củ bằng Thiền và Yoga. Việt Nam chúng ta, Thiền dường như vẫn còn ngủ chưa chịu vỗ cánh tung bay vào xã hội để phỗ độ quần sanh.

                                      Hồng Quang

                                        25.10.2014

 

 

                  GHI CHủ

                         *How Meditation May Change the Brain

                                          By SINDYA N. BHANOO

                 JANUARY 28, 2011 10:29 AMJanuary 28, 2011 10:29 am

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2010(Xem: 5726)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 8249)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
27/10/2010(Xem: 11469)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 4581)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 6193)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 5245)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 5035)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 7418)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 8825)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 7627)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]