Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nền tảng cho thực hành Bồ-đề tâm

24/10/201216:16(Xem: 7030)
Nền tảng cho thực hành Bồ-đề tâm
phat thanh dao


NỀN TẢNG
CHO THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM
Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche



thuchanhbodetam-DilgoKhyentseRinpocheTrước tiên hãy nghiên cứu các pháp tu khởi đầu.

Như là pháp tu khởi đầu cho giáo lý này, chúng ta cần xem xét ba điều: thân người quý giá, vô thường và vấn đề của luân hồi.

Thân người

Hiện tại, chúng ta sở hữu một thân người quý giá với mười tám đặc điểm vô cùng khó khăn mới có thể đạt được. Nếu các giáo lý của Đức Phật được thực hành chính xác, điều đó sẽ như câu thành ngữ sau:

Được sử dụng đúng, thân người như con tàu đi tới bến bờ giải thoát,

Nếu không, nó mãi neo đậu trong luân hồi.

Thân này là tác nhân của mọi điều tốt xấu.

Từ quan điểm của một kẻ tìm kiếm giác ngộ, sẽ tốt hơn nhiều nếu là một con người so với việc sinh ra trong cõi giới của các vị trời, nơi mà chúng sinh sống bằng cam lồ và mọi ước muốn đều đạt được nhờ cây như ý; nơi không có mệt nhọc hay khó khăn, cũng không có bệnh tật hay tuổi già. Là con người, sở hữu tám tự do và mười thuận duyên, chứ không phải các vị trời, mà mọi vị Phật trong một nghìn vị Phật của thời đại này đã và sẽ thành tựu Phật quả. Hơn thế nữa, thân người này không đạt được nhờ sức mạnh hay sự tình cờ; đó là kết quả của các thiện hạnh. Và bởi chúng sinh rất hiếm khi hoàn thành những thiện hạnh, thân người quý giá thực sự rất khó để đạt được. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta đã sinh ra trong hoàn cảnh như vậy; chúng ta đã gặp được Phật Pháp, đã bước vào con đường và hiện nay đang thọ nhận giáo lý. Nhưng nếu chúng ta không thể thực hành chúng, chỉ đơn giản lắng nghe giáo lý sẽ không giải thoát chúng ta khỏi luân hồi, và sẽ không giúp nhiều khi chúng ta đối mặt với khó khăn của sinh, lão, bệnh và tử. Nếu chúng ta không làm theo đơn của thầy thuốc khi bệnh, thậm chí dù ông ta có ngồi cạnh chúng ta, cơn đau cũng không biến mất.

Vô thường

Như chúng ta vừa nói, nếu thờ ơ với thực hành giáo lý, chúng sẽ không đem lại ích lợi cho ta. Hơn nữa, cuộc đời của chúng ta vô cùng mỏng manh và vô thường, và bởi cái chết và những nguyên nhân của nó là không chắc chắn, chúng ta có thể chết bất kỳ lúc nào. Chúng ta thường nghĩ, “Ồ, tôi sẽ thực hành khi già hơn, còn hiện tại, khi còn trẻ, tôi sẽ sống cuộc đời bình thường, kiếm tiền, đánh bại các đối thủ, giúp đỡ bạn bè và tương tự.” Nhưng sự thật là chúng ta có thể không sống lâu. Hãy nghĩ về những người sinh ra cùng thời với bạn. Một số có thể chết khi còn nhỏ, số khác khi trưởng thành, khi làm việc hay nhiều kiểu khác. Cuộc đời của chúng ta cũng có thể không dài lâu.

Thêm vào đó, thân người, so với thân động vật, dường như là rất khó có thể đạt được. Nếu bạn xem một cục đất vào mùa hè, bạn sẽ thấy nhiều sinh vật hơn so với dân số nước Pháp! Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng, chỉ xét riêng về số lượng, thân người đã vô cùng khó khăn để đạt được. Bởi vậy, chúng ta cần quyết định rằng bản thân sẽ thực hành Pháp thay vì lãng phí cuộc đời trong những hoạt động vô nghĩa.

Sử dụng thân người để thành tựu Phật Pháp giống như vượt qua đại dương trong cuộc tìm kiếm ngọc báu và sau đó trở về nhà với mọi thứ quý giá; khó khăn của hành trình sẽ được đền đáp xứng đáng. Thật là xấu hổ nếu trở về tay trắng! Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp. Nhưng nếu chỉ bận tâm với các hoạt động thế tục: buôn bán, trồng trọt, đánh bại kẻ thù, giúp đỡ bạn bè, mong chờ vị trí chủ chốt hay tương tự – và chúng ta chết trước khi dành thời gian cho thực hành tâm linh, điều đó sẽ giống như trở về tay trắng từ hòn đảo ngọc báu. Thật là một lãng phí lớn lao! Vì thế, chúng ta nên tự nhủ rằng, “Tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Khi có cơ hội quý giá, tôi sẽ thực hành Pháp.” Dĩ nhiên, tốt nhất là nên thực hành trong suốt cuộc đời, nhưng ít nhất, chúng ta cần quy y thích hợp, bởi đây là tinh túy của Phật Pháp và nó khép lại cánh cửa dẫn tới các cõi thấp hơn. Nó là phương pháp đối trị phổ biến có thể được áp dụng với mọi kiểu khó khăn và bởi thế, thực hành nó là điều rất quan trọng.

Mặc dù tạm thời bạn không hiểu tôi, bởi sự khác biệt về ngôn ngữ, nhưng bạn đều biết rằng tôi đang ban cho bạn vài chỉ dẫn. Sau khi tôi đi, mọi thứ sẽ được dịch cho các bạn và có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng, “Vị lạt ma đó đã dạy chúng ta điều gì đó quan trọng; tôi cần đưa nó vào thực hành.” Nếu bạn thực sự làm vậy, trong các đời ngày này qua ngày khác, thì những giảng giải của tôi sẽ đem lại nhiều lợi lạc. Do đó, hãy thấu triệt nó.

Những lỗi lầm của luân hồi

Trải nghiệm hạnh phúc và khổ đau xảy đến như là kết quả của các thiện và ác hạnh; vì thế chúng ta cần tránh điều xấu và vun bồi điều tốt càng nhiều càng tốt.

Thậm chí loài côn trùng nhỏ bé nhất trong cỏ cây cũng mong muốn hạnh phúc. Nhưng nó không biết cách tích tập những nguyên nhân của hạnh phúc, tức là các thiện hạnh, cũng không biết cách tránh những nguyên nhân của khổ đau, các ác hạnh. Khi loài vật giết hại và ăn thịt lẫn nhau, chúng phạm phải ác hạnh theo bản năng. Chúng mong muốn hạnh phúc, nhưng tất cả những gì chúng làm là tạo ra nguồn gốc của cơ cực và trải qua không gì khác ngoài đau khổ. Đó là sự vô minh và ảo tưởng của chúng. Nhưng nếu chân lý thực sự được giới thiệu với chúng, thì không cần để ý tới các đời, chúng sẽ thành tựu mọi thiện hạnh, điều mà chúng nhận ra là nguồn gốc của hạnh phúc. Tinh túy của giáo lý Phật Đà là hiểu rõ ràng hành vi nào cần phải thực hiện và hành vi nào phải từ bỏ.

Từ bỏ điều ác,

Làm nhiều điều thiện,

Điều phục tâm mình:

Đó là giáo lý Phật Đà.

Bây giờ, chúng ta đều chìm trong trạng thái vô minh, và bởi vậy, chúng ta cần nhận ra mọi hành động xấu đã phạm phải trong rất nhiều đời cho đến nay. Và từ nay trở đi, chúng ta cần từ bỏ những hành động như vậy dù lớn hay nhỏ, giống như việc chúng ta nhổ gai khỏi mắt. Chúng ta cần không ngừng quán xét điều đang làm: bất cứ hành động xấu ác nào cũng cần được sám hối lập tức, và mọi hành động tốt lành cần được hồi hướng cho tha nhân. Cố gắng hết sức, chúng ta nên từ bỏ việc xấu và tích lũy việc lành.



Trích: Dũng khí Giác ngộ, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche.

Việt dịch: Pema Jyana.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2010(Xem: 5734)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 8288)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
27/10/2010(Xem: 11655)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 4603)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 6216)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 5262)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 5063)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 7463)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 8864)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 7661)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]