Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vào Trong Huyễn Mộng

12/06/201106:57(Xem: 3790)
Vào Trong Huyễn Mộng
phong canh dep
VÀO TRONG HUYỄN MỘNG
Cư sĩ Liên Hoa

Đêm qua, trăng đến muộn
vạn vì sao lao xao
đời người, tâm nở muộn
cơn gió làm lao đao
ai người vào huyễn mộng
hãy ôm lấy mảnh tâm
dù qua bao sóng gió
phong sương chẳng bạc màu

Chiếc áo thời gian đã bào mòn theo năm tháng, với những cơn gió nồng nàn của thăng trầm vinh nhục. chúng ta sẽ ra sao trên cuộc đời nầy, chân bước vào sương khuya ư, để nghe tiếng gió reo, nghe lời thơ cao vút tận trên nền sỏi đá, nghe lại tâm mình trong những lúc cô liêu, có con hạc trắng bay về đâu trên cành hư không, cất lên tiếng gọi, gọi đời sống, gọi con người, gọi tấm lòng, mời gọi đi vào huyễn mộng. Trong hoang vắng của ngày đêm, tâm tình chân chất như có mặt hôm nay, để ta bay bỗng, trên chót vót của đỉnh núi, nằm nghiêng mình nghe sương khuya rơi rụng, những hoang lạnh, những mộng tưởng, những hoang vu hiu hắt đời người, có từng cơn gió kỳ bí, từng hạt bụi thời gian mỏng manh vân du trong vũ trụ, từng hạt vi trần cất lên lời ca tiếng hát, để cho ta bắt lại mầu nhiệm của thưở đã từng nuôi dưỡng mộng đẹp để sống, hát cho cuộc đời mở đầu những bình minh xuân sắc..

Là trăng rơi hay đời là mộng huyễn
là sương chiều, có gió thoảng ngày qua
hỡi trần gian, thơm cỏ lúa vàng màu
tâm cũng đã chất ngất đời hư ảo
vầng trăng tâm chừng bao lần rung khẽ
Khi trăng tàn, ngồi nhìn suốt đêm thâu
bóc mảnh tâm để phô diễn sơn hà
cho ngàn cánh trăng vàng bay rạng rỡ
Hãy cười vang cho ươm nụ sơn khê
lòng lắng đọng bên gánh đường tâm tĩnh
chờ đến lúc càn khôn thôi mộng mị
ta nằm im, nghe gió gọi bao lòng
tìm ánh trăng tâm, lúc rủ áo ra đi
trên vạn nẽo đường xa, gió động
vạn ánh nắng nằm phơi bờ cát mịn
chở vào tâm bao ước nguyện trần sa …

Mảnh trăng vàng vẫn còn đó, dù là ngày đêm, dù là sóng cồn biển rộng. Người lữ khách vẫn đi trên vạn dậm nẻo đường, có gió mát soi đường, có lời ca ngút ngàn trong sâu thẳm của tâm. Một hạt cát, mỗi vì sao, từng cơn gió bụi như mang nụ cười hồn nhiên trong nhật nguyệt, để chúng ta cùng thắp nén hương quay về chánh niệm, bắt gặp vùng trời “ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, vì ngàn trùng vẫn trôi qua, vì pháp giới vẫn là dòng sông êm ả, đưa dẫn bao tâm con người trên bến bờ sanh tử. Lục Tổ nói rằng “ nào ngờ bản tánh vốn thanh tịnh”, sao bao người ngờ ngợ vẫn ra đi tìm, mong tìm dòng suối ngọt bờ môi, nếm mùi hương hoang tưởng. Sóng có là nước hay nước là sóng, nằm trong cuộc ba sinh, hỏi tử sanh bao lối, có thấy chăng dòng hạt kim cương huyền diệu của năm uẩn thưở nào từng bị bóc vỏ giả huyễn hơp duyên, để nêu rõ chân tình, tìm thấy tường tận “bản lai diện mục”

từ thưở nào ta hỏi
phong trần xưa gió lộng
bến bờ muôn năm trước
chở từng hạt vô sinh
ai vóc màu sương gió
để ngàn gió lộng ngôn
trong miền riêng nhìn lại
chân không chợt mỉm cười…

Bàn tay nào chạy trốn, trái tim nào hoang vu, gió nào rung bờ cát tâm cho lay động, dù là Chân tâm vẫn hằng trụ, vô khứ vô lai, vô tận cùng của sự im lặng, nhưng tất cả tất cả là cuộc trùng phùng của nguyện lớn, xé bỏ bờ tâm vọng tưởng, bắt lại ngàn lời thơ của sớm chiều trong sáu chữ Đại minh. Viên ngọc của hoa sen vẫn còn đó, vẫn diệu hiền nở sáng trong tâm, dù người có quên bến về, dù người có mang lời nguyện lớn, dù có tĩnh lặng bên dòng đời nghe tâm bao lần lao xao hay chập chùng sóng gió, dù người có soải mình trên dòng sông định mệnh, lắng nghe hơi thở hắt hiu lúc xuân về, có hoa nở đẹp hay các mùa thay da thịt, cho đất trời thêm xinh đẹp, có tiếng chim vỗ cánh bay xa, vút tận trời không, đoá sen đó vẫn hằng an trú trong tâm.

chiếc y sờn năm tháng
theo người vào gió bụi
hồn nhiên đùa nhật nguyệt
từng lớp ánh trăng vàng
vai mang lượng pháp giới
nghe lại bờ tâm xưa
đời vui buồn có mặt
vẫn trọn tấm lòng son
đường xưa, mây trắng xoá
dòng đời, đá trổ hoa
người vào trong huyễn mộng
tìm lại mảnh trăng xưa ..

Ai đã từng ngồi im lặng suốt miên trường, để hỏi đời là gì, sống là gì, lý tưởng cưu mang là gì và ai là người vấp chân ngả gục trên lưng đồi sương gió, mịt mùng bụi thời gian. Tư tưởng có thể bay nhảy trên vùng đồi hư tịch, im lặng của vô cùng, của dòng sống miên man tràn ngập, dâng tràn trong tâm thức, dù là huyễn mộng.

Chúng ta có thể nắm bắt tư tưởng, xoay chuyển cuộc đời, biến mình theo từng giọt mưa, hạt nắng, kiêu sa trong mộng mị, ngập ngừng trong chiều sâu của mỗi niệm, từng sát na, để thấy, để tập, để tự thắng mình như lời của Huệ Năng “Bồ đề bổn vô thọ
Tâm phi minh kính đài. Bản lai vô nhất vật. Hà xứ nhá trần ai”, nhưng bước chân của người lãng tử vẫn cần lắng lại tâm, chậm rãi nghe như hơi thở của Thần Tú, với: “Thân thị bồ đề thọ. Tâm như minh kính đài. Thời thời thường phất thức. Vật sử nhá trần ai”, người mang nổi tịch liêu, cô đơn trên vùng trời của tâm. Tâm có thể bay cao, vẫy vùng trên dòng sóng của thức, biến chuyển, luân lưu, tuôn chảy, trào dâng, cựa mình, lay động, biến vũ trụ trong hạt trần sa, biến hạt vi trần là cả ba ngàn cõi mộng, vi diệu…”Bờ thẳm buông tay, tự nhận đảm đang, Chết rồi sống lại, dối người chẳng được.(Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương, Tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc.) của Tổ Liễu quán. Đây là hố thẳm vực sâu của tâm thức, có thể là bóng cây qua cửa, là sương đậu đầu cành, là huyễn mộng trong huyễn mộng, là sự sống sau khi trải qua cơn chết để hồi sinh, là hiện tại nhiệm mầu, là một trong tất cả hay tất cả là một, như như, như thị, vô ngã, bất sanh bất diệt. Nhưng, đi tìm tâm vẫn là những bước chân trong chánh niệm, để khai mở nguồn sống vi diệu của đời người, của sinh mệnh kỳ bí của mỗi người, trên từng bước chân, để cảm nghiệm, trải nghiệm, sống thực trong “thời thời thường phủi bụi, chớ để vướng trần ai”… để trở về với những căn bản vũng chắc thường tình của Giới, của Định, của Tuệ… Có cần gì phải gấp để đánh mất mình trong hình nhi thượng học hay siêu thực hoặc lao vào chân trời viễn mộng, một chút ánh trăng cũng là ánh trăng, một hạt vi trần cũng là pháp giới … để nếu không, chúng ta sẽ bay cao quá, siêu vượt trong thế giới của tâm, chập chùng trong mộng mị chưa nắm bắt được, trong khi thực chưa đủ tầm vóc đón nhận những chiều sâu vô biên của Chân tâm và một ngày nào đó, cơn sóng vô tình sẽ đưa ta chạm mặt với tất cả dòng sinh mệnh với những băn khoăn, do dự?

Đó là trở về với Chánh Niệm, đưa về nằm an nhiên tự tại với hơi thở trong veo, thanh tịnh, làm cho chúng ta có cái nhìn khác về cuộc đời, khi dẫm chân trên mặt đất của tâm địa, ngay hiện tại, bây giờ với cái tâm trong, nghe tiếng sáo cất lên trong nắng sớm chiều hôm, được mất khen chê, sống chết… chỉ là chuyện thế gian tương đối, thường tình, hằng diễn.

Có phải chăng ai người bước chân trên mảnh đất của tâm, một lần đến, đã cảm nhận, nhận thức được điều kỳ diệu của chân ngôn, thấy được bức màn của sanh tử, để vượt qua, vuợt qua theo nhân duyên “ngộ thì đốn, tu thì tiệm”. Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc trong cõi đời, mà đã bao năm trong cuộc vong thân, mình quên lãng trong một góc đời của tâm, để mây phủ đầy rong rêu, để bụi bám dày đặc, để ánh trăng tâm nằm ẩn khuất sau những vọng động thường tình …. Thế giới kỳ diệu của huyễn mộng đã có mặt để ta nhìn lại vầng trăng, đúng không?

Này em,
rồi một ngày nào đó
ta bỏ ra đi như cuộc lữ hành muôn thưở
trong dòng đời sanh tử
sanh già bệnh chết
như lẽ vô thường của đời sống
nhưng bên ta, em à
có gánh nhẹ cõi tâm kinh
tự tại, nhẹ nhàng
khi quán lại tâm mình
có lời sáu chữ vẫn rền vang trong các cõi
ngọc đại bi vẫn êm dịu vô cùng
để trở về, trở về
không còn lưu dấu vết
nếu,
em muốn đến cùng ta
trong dòng sóng vô thường
hãy niệm đến lòng từ
hãy gọi đến tình người
hãy tìm lại tâm tình
trong suối ngọt chân tâm
bỏ phấn son giả huyễn
mở trái tim sen
để hương sen ngào ngạt
chất ngất lời từ ái
để nhìn rõ mặt nhau
gương mặt của đức Phật hiền
có trong em,
có trong ta
cuộc đời phải chăng xinh đẹp
êm ái, nhẹ nhàng
trong tình nhân loại bao la
hạnh phúc của người
là hạnh phúc của mình
người con Phật vẫn lắng nghe lời Phật dạy
làm cho cuộc sống màu mỡ, tươi vui
khổ đau không còn có mặt
để nụ cười rạng rỡ trẻ thơ nuôi lớn con người
nước mắt cạn vơi
an bình toả sáng
lòng người nở nhụy hoa sen
có phải đời người
cùng nhau thân phận
biết khổ đau
mong từng hạnh phúc
cùng có nhau trong vũ trụ
mịn màng như từng hạt cát
lăn vào gió bụi
mang hơi ấm tình người
sáng tỏ đời nhau
trong từng hạt bụi
cả pháp giới cùng nhau hiện hữu
tay nắm lấy bàn tay
gói tâm mình trong hành lý Hoa Nghiêm
để cho nhau tâm tình chân chất
nọ lòng từ chia sẻ
kia đưốc tuệ soi đường
cho hạnh phúc luôn ngời ngời rạng sáng
đưa con người vượt thoát khỏi khổ đau
đức Phật mỉm cười
theo từng bước chân của mỗi sinh linh
chỉ rõ nẻo về
có vầng trăng, ôi sao thật đẹp
sáng rực trong tâm
em cùng ta hãy bắt lấy
để trăng soi rõ bờ mê
thấy lối đi về
trong dòng đời huyễn mộng.....

Ghi lại những tâm tình

Sau thời thiền tọa, nhìn thấy hình ảnh Phật cười..

Thành phố Hương Thông ( Houston)
Sáng ngày 10.06.2011
www.lien-hoa.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3589)
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát? Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy. 2. Vipassana nghĩa là gì? Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
08/10/2010(Xem: 3591)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
06/10/2010(Xem: 3345)
Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v… Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi ngư
28/09/2010(Xem: 6435)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
28/09/2010(Xem: 6409)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
21/09/2010(Xem: 7128)
Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
16/09/2010(Xem: 6273)
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – năm nay đã 86 tuổi – được giới thiệu trước công chúng tại quảng trường Copley vào chiều Chủ nhật, Thầy bắt đầu bằng hành động ngồi yên và không nói gì trong suốt 25 phút.
16/09/2010(Xem: 9242)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
04/09/2010(Xem: 5394)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
28/08/2010(Xem: 4654)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa. Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói: - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567