Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền định: phương thuốc giúp cơ thể thích ứng với toàn cầu hoá.

22/04/201319:45(Xem: 5067)
Thiền định: phương thuốc giúp cơ thể thích ứng với toàn cầu hoá.

Thiền định : phương thuốc tân tiến
giúp cơ thể thích ứng với trạng thái toàn cầu hoá.

Tác giả: Bác sĩ Thierry Janssen
Người dịch: Hoang Phong

Vài lời của người dịch :

Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lý và tâm lý, một trạng thái căng thẳng thần kinh, gây ra lo âu, sợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể. Một nhân vật nêu lên trong bài viết này cho biết chữ stress không có trong ngôn ngữ Tây tạng, người dịch cũng nghĩ rằng không có trong ngôn ngữ Việt Nam. Tuy thế, triệu chứng khủng hoảng của trạng thái căng thẳng thần kinh xảy ra thuờng xuyên chung quanh ta, nhưng vì ngôn ngữ không đủ khả năng thích ứng kịp thời với hậu quả của những biến đổi trong xã hội ngày nay để nhanh chóng sáng chế ra những ngôn từ thích nghi dùng mô tả những triệu chứng ấy mà thôi. Hơn nữa những triệu chứng này bắt nguồn từ tâm thức nên lại càng khó cho ta nhận biết hơn nữa. Những phương tiện truyền thông liên tục nêu lên những biến cố chính trị, chiến tranh, thiên tai, những xung đột trên mọi lãnh vực, từ tín ngưỡng, chủng tộc, tranh giành lãnh thổ ; đồng thời ảnh hưởng của các trào lưu văn hoá, từ âm nhạc đến văn chương, lối sống, cách ăn mặc kể cả những ứng dụng máy móc trong cuộc sống xã hội cũng đang lan tràn một cách rộng rãi. Nói chung là hiện tượng toàn cầu hoá đã phát triển quá nhanh, chi phối con người và làm cho con người không thích ứng kịp thời. Thiền định có thể là một phương pháp giúp con người lấy lại thăng bằng từ tâm linh đến thể xác. Gần đây, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Washington (Hoa kỳ) giữa các nhà khoa học và các nhà sư Phật giáo về vấn đề tâm linh và thiền định. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma được mời thuyết trình trong hội nghị này. Viện Tâm linh và Sự sống (Mind and Life Institute) tổ chức thừng xuyên những cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học nổi tiếng cùng với Đức Đạt-Lại Lạt-Ma, cũng như với các nhà sư danh tiếng khác trên thế giới để trao đổi những hiểu biết giữa khoa học và Phật giáo. Phúc trình và kết quả những lần họp như thế đều được xuất bản thành sách. Dưới đây là nội dung hội nghị được tổ chức vào cuối năm 2005 và đã được Bác sĩ Thierry Janssen tóm lược. Bác sĩ Thierry Janssen vừa là một bác sĩ giải phẩu vừa là một bác sĩ điều trị tâm thần nổi tiếng, ông đã từng xuất bản nhiều sách về tâm linh. Tôi xin lược dịch bài viết của ông dưới đây :

Nhiều khoa học gia lừng danh thế giới họp nhau để gặp gỡ Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và một số các nhân vật khác về tâm linh trong ba ngày từ ngày 8 đến 10 tháng 11 năm 2005. Hội nghị do Viện Tâm Linh và Sự sống (Mind and Life Institute) tổ chức tại Washington, chủ đề chính thức là « sự mềm dẽo của não bộ ». Hội nghị này được tổ chức vài ngày trước khi khai mạc Hội nghị thường niên của Hiệp hội Thần kinh học, và chính trong dịp đại hội của Hiệp hội Thần kinh học, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cũng đã được mới đọc diễn văn khai mạc.

image002


Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đang thuyêt trình trong hội nghị tại Washington DR

Sự hiệp lực giữa khoa học và Phật giáo

Viện Tâm linh và Sự sống có thể là một tấm gương tiêu biểu nhất cho sự hợp tác và hỗ trợ giữa những ngành học rất khác nhau và sự hiểu biết đa dạng. Khởi sự gồm có hai người : người thứ nhất là Adam Engle, một người Mỹ vừa là luật gia vừa là nhà kinh doanh và người thứ hai là Francisco Varela, gốc nước Chi-li, một nhà sinh học về thần kinh, tốt nghiệp trường Harvard, giữ chức vụ điều hành và khảo cứu gia của Trung tâm Khảo cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS : Centre National de la Recherche Scientifique) tại Paris. Không có gì giúp ta có thể tiên đoán trước sự gặp gỡ sau này của hai người vừa kể trên đây, ngoài sự kiện cả hai đều quy y Phật giáo, và cả hai đã nghe nói Đức Đạt-Lai Lạt-Ma là người rất quan tâm đến nền khoa học Tây phương. Lại có thêm một người nữa, một người thứ ba thuộc nữ giới, đó là bà Joan Halifax, giảng dạy về Thiền học Phật giáo và chuyên gia về pháp thuật, bà này nẩy ra ý định rất hay là tổ chức cho hai người trên đây gặp nhau vào năm 1985. Sau cuộc gặp gỡ đó của hai người, Viện Tâm Linh và Sự sống được thành lập. Với chủ đích : thiết lập đối thoại giữa khoa học và Phật giáo. Hai nền văn hoá đó sẽ ra sức, tùy theo những phương pháp cá biệt của mỗi ngành, để tìm hiểu bản chất của thực tại, nhắm vào mục tiêu cải thiện hoàn cảnh con người. Dự án trên đây là một dự án khá tham vọng. Vì thực tế, không có gì khó hơn là thiết lập đối thoại mang tính cách xây dựng giữa hai nền văn hoá khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy chỉ hai năm sau đó, cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức tại Dharamsala (Ấn độ) nơi tư thất của nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây tạng là Đức Đạt-Lai Lat-Ma và những nhà khoa học. Tiếp theo đó, khoảng một chục cuộc hội họp nhỏ hơn đã được tổ chức đều đặn cho đến năm 2003, khi trường Đại học danh tiếng là Massachusetts Institute of Technology (MIT) mời ông Engel đứng ra tổ chức một hội nghị ở Boston với một cử tọa rộng lớn hơn nữa. Vào lúc ấy thì ông Francisco Varela đã qua đời vào tháng 5 năm 2001. [Ghi chú thêm của người dịch : Đức Đạt-Lại Lạt-Ma được thông báo ông Francisco Varela ngã bịnh và hình như Ngài đã linh cảm thấy trước sự ra đi của ông này và Ngài đã cho thu băng video hình ảnh và những lời dặn dò của Ngài để cấp tốc gởi sang Paris cho ông Francisco Varela nghe trước khi ông từ trần]. Nếu còn sống có lẽ ông sẽ phải hân hoan lắm khi thấy kết quả đối thoại do Viện Tâm linh và Sự sống đem đến đang thu hút sự quan tâm cao độ của tất cả cộng đồng khoa học.

Cách hai mươi năm trước đây, mấy ai có thể ngờ được lần hội nghị thứ mười ba của Viện Tâm linh và Sự sống, nêu lên những đối thoại giữa khoa học và tâm linh lại được hai thể chế uy tín như Đại học Johns Hopskin ở Baltimore và Đại học Georgetown ở Washington đứng ra hỗ trợ ? Trong buổi khai mạc Ông Edward Miller, khoa trưởng phân khoa y học Johns Hopskin đã đứng lên phát biểu như sau : « Sứ mạng của chúng ta là đề cập đến những lãnh vực chưa được khám phá và tìm hiểu những gì chưa có thể hiểu nổi. Chúng ta nên đón nhận những thắc mắc mới để đem đến những giải đáp mới ». Chủ đề nêu lên trong lần hội họp này là cơ sở khoa học và hiệu quả trị liệu do thiền định mang đến. Đây là những thắc mắc mà các nhà nghiên cứu Tây phương đã nêu lên từ lâu. Nhưng từ khi ngành Thần kinh học thành công với một số tiến bộ mới nhất gần đây, người ta mới bắt đầu tìm thấy những câu giải đáp. Đó cũng là những gì mà hai nhà khoa học Jon Kabat-Zinn và Richard Davidson, phụ trách chương trình khoa học cho những buổi họp đang diễn ra, đã chứng minh qua suốt quá trình thực hiện lâu dài của họ.

Một phương cách chống lại sự căng thẳng thần kinh (stress)

Từ những năm đầu thập niên 1970, nhà sinh học Jon Kabat-Zinn đã chú tâm đến những phản ứng liên quan giữa thân xác và tâm thức. Sau đó, ông nhanh chóng nhận thấy muốn nghiên cứu về về sự tương tác giữa thân xác và tâm thức phải nhờ đến các kỹ thuật thiền định dựa vào khái niệm « tâm linh tỉnh thức » (pleine conscience – mindfulness). Đó là cách làm cho tâm thức an bình để buông xả thân xác. Loại bỏ mọi ý nghĩa phụ thuộc có tính cách tôn giáo, hoặc ngoại lai có tính cách đông phương, ông đề nghị một danh từ hoàn toàn mang tính cách khoa học cho phương pháp do ông đề xướng : giảm căng thẳng thần kinh bằng tâm linh tỉnh thức (mindfulness-based stress reduction : MBSR). Ông Kabat-Zinn giải thích « đây là cách đưa thiền định vào việc trị liệu của y khoa ». Phương cách này trước hết là giúp phát huy sự chú tâm vào hiện tại, từng giây phút một và từng giây phút một. Đó là phương cách thiền định đã được « đơn giản hoá » mà ông giãng dạy trong Khoa bịnh lý chữa trị căng thẳng thần kinh (stress) tại Đại học Massachusetts. Chương trình giảng huấn của ông khá đơn giản : một buổi thiền định kéo dài hai tiếng rưỡi, mỗi tuần một lần trong tám tuần liền, thêm vào đó mỗi buổi một giờ thực tập tại nhà. Từ 25 năm nay đã có hơn mười lăm ngàn người nhờ vào cách trị liệu này để chữa trị các chứng bịnh rất đa dạng như các bịnh về tim mạch, sida, đau nhức kinh niên, xáo trộn tiêu hoá của bao tử và đường ruột, nhức đầu, áp huyết cao, mất ngủ, lo âu và hoảng sợ. Cách trị liệu bằng thiền định này, tức là MBSR, đã đem đến nhiều kết quả mỹ mãn, vì thế đã được đem ra giảng dạy cho sinh viên tại 29 trường Đại học y khoa trên khắp nước Mỹ. Ông Jon Kabat-Zinn đã giải thích với Đức Đạt-Lai Lạt-Ma như sau : « Điều này đã làm thay đổi mối tương quan giữa bác sĩ và bịnh nhân ». Nhiều công cuộc nghiên cứu về y khoa càng ngày càng chứng minh mạnh mẽ hơn về lợi ích của phép trị liệu trên đây. Trong số những nghiên cứu được đem ra phúc trình trong buổi hội nghị về Tâm linh và Sự sống, có thể kể ra trường hợp bịnh vẩy nến (psoriasis) [Ghi chú thêm của người dịch : đây là bịnh mãn tính ngoài da, da bị những mảng đỏ và tróc ra thành những vẩy trắng], cách trị liệu bịnh này bằng tia sáng cực tím sẽ mang đến nhiều hiệu quả rõ rệt hơn nếu phối hợp với phương pháp thiền định MBSR. Ông Kabat-Zinn kết luận rằng : « Thiền định, nhờ vào tác động của nó trên sự căng thẳng thần kinh, có thể giữ một vai trò thiết yếu để ngăn ngừa và trị liệu rất nhiều những bịnh tật liên hệ khác ». Quan điểm này cũng đã được nhiều người tán đồng, chẳng hạn như ông Robert Salpolky, giáo sư sinh học và thần kinh học của Đại học Stanford (Hoa kỳ), ông John Sheridan, giáo sư miễn dịch học Đại học Ohio State University (Hoa kỳ) và bà Esther Sternberg, giám đốc chương trình khảo cứu về miễn dịch học của Viện Y tế Quốc gia National Institute of Health (Hoa kỳ), (tương đương với tổ chức INSERM của nước Pháp).

Đem các nhà sư vào phòng thí nghiệm

Ông Richard Davidson là một người bạn từ lâu của ông Kabat-Zinn, nhưng ông lại dùng một lối nghiên cứu rốt ráo hơn là lối trị liệu theo kinh nghiệm của ông Kabat-Zinn. Chẳng qua vì ông là một giáo sư về tâm lý học và tâm thần học tại Viện Đại học Wisconsin (Hoa kỳ), đồng thời ông cũng là giám đốc một phòng thí nghiệm siêu tân tiến trang bị máy móc ghi nhận tín hiệu điện lực và hình ảnh bằng cộng hưởng từ (MRI), những trang bị này đã giúp ông ghi nhận trực tiếp những sinh hoạt của não bộ. Vì thế ông đã chứng minh cho thấy việc thiền định đều đặn làm gia tăng sức hoạt động thuộc vùng phía trước của não bộ bên trái (phần này gọi là võ não thuộc phần trán phía trước : cortex préfrontal), vùng não này liên hệ đến sự quản lý những xúc cảm tích cực, và do đó đã tạo ra sức đề kháng hiệu quả hơn về miễn dịch. Sau hai tháng, một cuộc thử nghiệm về chủng ngừa cho thấy chất kháng thể tiết ra trong cơ thể của những người thực thi thiền định đều đặn cao hơn hẳn đối với những người không thiền định.

Trong một cuộc thí nghiệm khác, với sự tham dự của một nhà sư người Pháp là ông Mathieu Ricard [Ghi chú thêm của người dịch : ông M. Ricard là tiến sĩ khoa học, con của một triết gia, nhà văn, bình luận gia, thuộc hàn lâm viện của Pháp, chính ông này đã chọn một tên khác là J.F.Revel vì không muốn cả hai cha con cùng nổi danh dưới một tên như nhau. Hai người có viết chung một quyển sách tựa đề là « một nhà sư và một triết gia với Đạo Phật ngày nay». Ông M. Ricard tu theo Phật giáo Tây tạng và là thông dịch viên tiếng Pháp chính thức của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Mẹ ông và chị ông cũng quy y Phật giáo], ông Richard Davidson và ông Antoine Lutz (một người Pháp, cựu đệ tử của Ông Francisco Varela), cho thấy sự sinh hoạt não bộ của những người tu hành đã thực thi hơn mười ngàn giờ thiền định phát ra những làn sóng gamma nhiều hơn gấp bội so với những người không quen thiền định. Ông Wolf Singer, giám đốc viện Max Planck tại Frankfurt (Đức quốc), cũng có tham dự trong hôi nghị, giải thích vai trò của những làn sóng gamma là làm gia tăng sự điều hành và phối hợp mọi sinh hoạt của não bộ, giúp nhiều khu vực của não đồng bộ hoá sự sinh hoạt, và đồng thời cũng nâng cao cấp bậc tâm linh của những người tu tập thiền định. Đương nhiên, người ta cũng có thể bắt bẻ rằng nguồn gốc những khả năng đặc biệt này đã có sẳn từ trước trong những cá thể trên đây và đã góp phần thúc đẩy họ đi tu, nhưng tuyệt nhiên không phải là những gì mà họ đã đạt được bằng sức mạnh thiền định kiên trì sau khi đã đi tu rồi. Để trả lời cho giả thuyết này, hai ông Lutz và Davidson đem ra so sánh những « thành quả » của những nhà sư đã thiền định suốt bốn mươi ngàn giờ và những nhà sư chỉ thiền định được mười ngàn giờ. Kết quả hết sức hùng hồn : các nhà sư càng thiền định được nhiều giờ, số lượng làn sóng gamma của họ phát ra càng cao, và hiện tượng này không lệ thuộc gì với tuổi tác của họ. Ông Wolf Singer kết luận như sau : « vì thế hình như sự tập luyện tâm linh có thể đưa đến một dạng thể tinh thần cởi mở hơn và một thể dạng tâm thức trong sáng hơn ».

image003


Hai ông Richard Davidson và Ricard Mathieu trước máy chụp hình bằng cộng hưởng từ tính trong phòng thí nghiêm.

Mặt khác, những hình ảnh do cộng hưởng từ tính ghi nhận sự vận hành của các chức năng của bộ óc cho thấy các nhà sư sành sõi trong việc thiền định, sức hoạt động của võ não trán thuộc phần bên trái, liên quan đến những xúc cảm tích cực, gia tăng một cách rõ rệt. Hơn nữa, khi các các hình ảnh chụp các cảnh tượng đau đớn đưa cho các nhà sư đang được thí nghiệm xem, tức khắc những vùng não bộ tương ứng với những vận hành đau đớn đã được các nhà khoa học biết trước liền bị kích động. Sự kiện này xảy ra giống như thiền định đã kích thích các nhà sư chuyển sang hành động để cứu giúp những người đang bị đau đớn. Ông Mathieu Ricard bình luận việc này như sau : « rút lui khỏi thế giới này để thiền định chắc chắn là cách chuẩn bị để trở nên công minh hơn khi quay trở về với thế giới chung quanh ».

Huấn luyện não bộ

Khái niệm chính nêu lên trong những ngày hội thảo của tổ chức Tâm linh và Sự sống là khái niệm về sự mềm dẽo của não bộ. Khám phá này tương đối mới mẻ : tùy thuộc vào sự vận dụng mà mạng lưới liên kết các tế bào thần kinh sẽ bị thoái hoá hay ngược lại được phát sinh thêm và củng cố chặt chẻ hơn. Và cũng như ông Richard Davidson đã ghi nhận, kết quả từ thiền định hình như đã chứng minh cho thấy các tín hiệu hoàn toàn mang tính cách tinh thần đủ sức gây ra hiện tượng hủy hoại hay củng cố mạng lưới liên kết giữa các tế bào thần kinh đã nói đến trên đây. Một số những biến đổi có thể hiển hiện trong vòng vài phút hay vài giờ thiền định. Một số những biến chuyển khác, sâu xa hơn, đòi hỏi thời gian lâu hơn. Vì thế, kỷ cương và thực tập – những thành phần thiêt yếu của mọi phương thức thuộc về tinh thần – không những chỉ ảnh hưởng đền tư duy mà còn gây ra những cải biến thật sự giúp vào việc hoàn chỉnh sự sắp xếp các tế bào não, và nhất định hậu quả của việc cải thiện đó sẽ lan rộng vào sự vận hành của thân xác. Khám phá trên đây đã đem đến niềm hân hoan cho Đức Đạt-Lăi Lạt-Ma, và cả những người khác nữa như ông Thomas Keating (tu sĩ người Mỹ dòng Xi-tô), ông Ajahn Amaro (nhà tâm lý học và nhà sư Phật giáo người Anh), bà Jan Chozen Bays (bác sĩ nhi đồng và ni sư Phật giáo người Mỹ), bà Joan Halifax [Ghi chú thêm của người dịch : Joan Halifax là một ni sư Phật giáo nổi tiếng, tiến sĩ về nhân chủng học, giảng dạy về Thiền học Phật giáo] và tất cả những nhân vật nổi danh khác về tâm linh trên thề giới đang ngồi rải rác chung với hai ngàn năm trăm người tham dự suốt trong ba ngày thuyết trình.

Ông Jack Kornfield, một nhà tâm lý học và cũng là một nhà sư Phật giáo, tác giả của quyển sách rất dễ thương Sau cơn nhập định là sự tẩy giặt(nhà xuất bản La Table Ronde, 2001), đang ngồi cạnh Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, đã lưu ý rằng có hàng ngàn phương cách thực thi « tâm linh tỉnh thức ». Một trong những phương cách ấy là cách chữa trị bằng sức mạnh nhận thức dựa vào tâm linh tỉnh thức (mindfulness-based cognitive therapy : MBCT), đây là phương cách đặc biệt thích ứng với nền y khoa Tây phương. Đó là cách quan sát những giác cảm trên thân xác và những tư duy trong tâm thức, từng khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, nhưng không bám níu vào đó. Phương pháp này, xuất phát từ phương pháp thiền định MBSR của ông Jon Kabat-Zinn, một phương pháp đang đọ sức ráo riết với các phương pháp chữa trị khác bằng nhận thức và bằng hành vi thân xác xử dụng vào việc chữa trị bịnh suy nhược thần kinh và những tái phát dai dẳng của bịnh này. Kết quả do ông Zindel Segal, giáo sư tâm thần học tại Đại học Toronto (Gia nã đại), đưa ra thật hết sức hùng biện : cách dùng giả dược để làm đối chứng thí nghiệm (placebo) cho thấy có 19% kết quả trong việc chữa trị sự tái phát của bịnh suy nhược thần kinh, trong khi đó cách thiền định MBCT cải thiện hẳn kỷ lục này và cho thấy 60% trường hợp được chữa khỏi, như thế kết quả xấp xỉ gần bằng con số 75% so với cách chữa trị cổ điển bằng sức mạnh nhận thức, với cách trị cổ điển này người bịnh tập thay đổi những định kiến và cách phản ứng của họ trước những biến cố trong cuộc sống. Dù sao, các kết quả do bà Helen Mayberg, giáo sư tâm thần học và thần kinh học thuộc Đại học Emory University, thuộc tiểu ban Atlanta (Hoa kỳ) có vẽ đã chứng minh cho thấy, trên cấp bậc não bộ, phương cách tác động của thiền định và hậu quả phát sinh từ phương pháp thiền MBCT không giống với cách tác động do phương pháp điều trị cổ điển bằng nhận thức. Hình ảnh ghi nhận được bằng máy chụp cắt lớp do phát xạ positron (PETScan) cho thấy rằng dạng thể « tâm linh tỉnh thức » tác động trực tiếp vào trạng thái duy trì sự thăng bằng giữa những khu vực của não liên quan đến sự vận hành thân xác và những khu vực tác tạo ra tư duy. Thiền định và phương pháp MBCT chứng tỏ cho thấy đây là một phương pháp y khoa trị liệu đích thực, hiệu quả trên thể xác và cả phần tâm thức nữa.

Làm thế nào để hội nhập được sự khổ đau gây ra bởi truyền thông ?

Như đã trình bày trên đây, tuy là một cách tu tập tâm linh xưa cả hàng nghìn năm nhưng thiền định đang trở thành một phương thuốc chữa trị những khổ đau cho xã hội hiện đại. Chẳng những thiền định không phải là một phương pháp lỗi thời, mà còn có thể đơn giản được xem như một phương pháp vượt xa hơn và đi trước thời đại của chúng ta. Bà Esther Sternberg lưu ý như sau : « không có chữ nào trong ngôn ngữ Tây tạng có thể dùng để dịch chữ stress». Tuy thế, nhất định là stress, sự căng thẳng thần kinh, là cội nguồn của vô số những khổ đau gây ra cho chúng ta từ tâm thần đến thể xác. Đó là sự sợ hãi, lo âu, căng thằng, đớn đau, nóng nảy và hung bạo. Ông John Teasdale, một nhà tâm lý học và khảo cứu gia thuộc Đại học Cambridge (Anh quốc) đã công nhân rằng « thật hết sức hữu ích nếu biết tập cho mọi người cách điều hòa sự chú tâm của họ, làm tan biến sự sợ hãi và khai triển cho họ một thái độ trung hoà trước những biến cố của sự sống ». Vì thế mà Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã nhắc nhở rằng « mục đích chính của những đối thoại do Viện Tâm linh và Sự sống nêu lên là giúp đỡ nhân loại đang làm mồi cho hung bạo ». Bà Jan Chozen Bays tỏ ra lo lắng vì « sự hung bạo đang được nuôi dưỡng bởi những phương tiện truyền tin », bà nêu lên sự kiện « bộ óc của chúng ta rất có thể không đủ sức để nuốt chửng vô số những khổ đau như thế ». Ngày xưa, ta chỉ cần đối đầu với những khó khăn trong một bộ lạc nhỏ bé. Ngày nay, chính cái khổ đau của cả thế giới mà truyền hình đã đưa lên và bắt buộc ta phải đối đầu ».

Theo ý kiến của rất nhiều chuyên gia đang hiện diện trong hội nghị này tại Washington, sự hiểu biết tường tận về cách thức vận hành trên phương diện thần kinh học của thiền định sẽ giúp chúng ta ứng dụng những nguyên tắc ấy vào việc ngăn ngừa và những phương pháp trị liệu. Ông Ralph Snyderman, giáo sư y khoa và cựu chủ nhiệm Đại học Duke University (Hoa kỳ) nhận thấy rằng « tất cả chúng ta, tuy dùng những phương tiện khác nhau, nhưng đã đạt đến được giai đoạn như ngày hôm nay. Tuy nhiên, tất cả chúng ta vẫn hy vọng có thể tìm được những phương tiện làm bớt đi sự khổ đau. Và đồng thời, tất cả chúng ta cũng đều hiểu rằng kỹ thuật đơn thuần không làm được điều đó ». Chẳng những ta không chối bỏ những gì nền khoa học y khoa đã thực hiện được, nhưng ta phải nhận thấy rằng đã đúng lúc nên ghép thêm vào nền y khoa đó những phương pháp trị liệu phát xuất từ những kinh nghiệm hàng ngàn năm của nhân loại. Bà Jan Chozen Bays thừa hưởng hai nền văn hoá khác nhau, cả khoa học lẫn tâm linh, lợi điểm đó đã giúp cho bà bắc được nhịp cầu cần thiết đưa đến phương thức y khoa « hội nhập » trên đây. Bà nhận định như sau : « nếu như đã chứng minh được việc ẩn cư thiền định có thể chữa trị được chứng bất an tinh thần, thì cũng rất đúng khi cho rằng một liêu thuốc chống bịnh trầm cảm đôi khi cũng cần thiết giúp cho người bịnh thoát ra khỏi vực thẳm để đủ khả năng hoạch định cho mình một chương trình tu tập về thiền ».

Một viên chức của Bộ Giáo dục Hoa kỳ (U.S. Department of Education) đang ngồi cạnh tôi đã quay sang nói với tôi như sau : « Để đối đầu với vấn đề chú tâm và tánh khí hung hãn nơi học đường, có thể phải đem thiền định để giảng dạy cho trẻ em từ các lớp nhỏ ». Có thể đây cũng là những gì mà ông Richard Davidson hằng ước mơ khi ông tuyên bố như sau « một ngày nào đó, ngoài chương trình ‘’thể dục’’, biết đâu con cháu chúng ta sẽ được thừa hưởng thêm sự hướng dẫn về ‘’cách luyện tập tinh thần và tâm linh’’ ». Ai mà biết trước được ?

Dù sao đi nữa, thật hệ trọng phải hiểu rằng vấn đề tâm linh nêu lên ở đây với ý nghĩa đơn thuần của nó, đứng ra bên ngoài những thành kiến tôn giáo. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma xác định một cách rõ ràng : « đây không phải là vấn đề đức tin hay lòng tin, nhưng đúng hơn là một mối quan tâm về đạo đức và luân lý. Chúng ta phải nhận lấy trách nhiệm làm người của chúng ta và xử dụng trí thông minh của chúng ta để tìm hiểu bản chất và sự vận hành của tâm thức chúng ta ». Điều minh xác trên đây có thể trấn an một số khoa học gia còn ngờ vực và chỉ muốn khoa học phải độc lập với mọi hình thức ảnh hưởng tôn giáo. Đúng vậy, trên thực tế sự tranh luận thật sôi động. Bằng cớ đã có một kiến nghị do một số bác sĩ và khảo cứu gia phản đối, chống lại việc Hiệp hội Thần kinh học (Society for Neuroscience) mời Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đọc diễn văn khai mạc Đại hội của họ sắp diễn ra tại Washington, vài ngày sau khi hội nghị của Viện Tâm linh và Sự sống bế mạc. Trong buổi đại hội độc đoán mang nặng tín điều ấy, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đưa ra những lời nhắn nhủ như sau : « nếu như khoa học có thể chứng minh được là sai những điều mà Phật giáo tin tưởng, thì Phật giáo sẽ thay đổi những điều ấy ngay ». Nhưng thực tế lại bắt buộc ta phải nhận thấy rằng ngày nay những kết quả xuất phát từ kinh nghiệm hàng ngàn năm của Phật giáo trùng hợp với những gì do phương pháp khoa học đã đem đến. Và cả hai phía, Phật giáo và khoa học, đều ôm ấp một hoài bảo chung là góp phần giúp sức cho sự tiến hoá của nhân loại, vì thế quả thật hợp lý khi nhìn thấy hai bên chung lưng hợp sức với nhau. Có phải chăng Isacc Newton đã từng viết như sau : « con người dựng lên quá nhiều bức tường, nhưng bắc được quá ít những nhịp cầu » ?

Bures-Sur-yvette, 11.03.07

Người dịch : Hoang Phong

--------------

La méditation : une médecine d’avant-garde pour adapter nos organismes à la planétarisation


Par Thierry Janssen

Nos organismes ne sont pas préparés à encaisser la souffrance planétaire que les médias nous envoient quotidiennement et cela nous rend malades. Mais les dernières découvertes scientifiques révèlent que nos cerveaux, incroyablement plastiques, peuvent accroître notre aptitude à la compassion. Et savez-vous ce qui, objectivement, les vivifie le mieux ? La méditation. Un congrès sur ces questions vient de réunir des moines et des scientifiques, à Washington. Envoyé spécial de Nouvelles Clés, le Dr Thierry Janssen, qui a publié en 2006 un livre de synthèse remarquable sur les médecines d’Orient et d’Occident, La Solution intérieure, nous brosse un tableau étonnant de cette nouvelle frontière de la conscience.

Du 8 au 10 novembre 2005, plusieurs scientifiques de renommée internationale rencontraient le dalaï-lama et d’autres personnalités du monde spirituel pour débattre des bases scientifiques et des applications cliniques de la méditation. Organisées par le Mind and Life Institute, ces trois journées - officiellement consacrées au concept révolutionnaire de « plasticité du cerveau » - se déroulaient à Washington, juste avant l’ouverture du Congrès annuel de la Society for Neuroscience où le dalaï-lama était invité à prendre la parole en ouverture.

Synergies entre science et bouddhisme

Il n’existe sans doute pas de meilleur exemple d’interdisciplinarité et de complémentarité que celui du Mind and Life Institute. Au départ, deux hommes : Adam Engle, avocat et homme d’affaire américain, et Francisco Varela, neurobiologiste chilien, diplômé de Harvard et directeur de recherche au CNRS (Centre National de la Recherche Scientifique) à Paris. Rien ne les prédestinait à se rencontrer, si ce n’est le fait que, chacun de son côté, ils s’étaient convertis au bouddhisme et que, tous les deux, ils avaient entendu parler de l’intérêt du dalaï-lama pour la science occidentale. C’est une femme, Joan Halifax, enseignante bouddhiste zen et experte en chamanisme, qui, en 1985, eut la bonne idée de les réunir. Le Mind and Life Institute était né. L’esprit et la vie. Avec un objectif : établir un dialogue entre la science et le bouddhisme. Deux cultures qui, chacune à sa manière, tentent de comprendre la nature de la réalité afin d’améliorer la condition humaine. Un projet ambitieux, donc. Puisque rien n’est plus difficile que réussir un dialogue constructif entre deux cultures. Deux ans plus tard, une première rencontre fut organisée entre le dalaï-lama et des chercheurs, dans les appartements privés du chef spirituel des Tibétains, à Dharamsala. Une dizaine d’autres réunions se déroulèrent en petit comité jusqu’en 2003, lorsque le prestigieux Massachusetts Institute of Technology (MIT), invita Engle à organiser une réunion à Boston, en présence d’un public plus large. Entre temps, Francisco Varela était décédé au mois de mai 2001. Il aurait certainement apprécié de constater à quel point, aujourd’hui, les dialogues du Mind and Life Institute suscitent l’intérêt de la communauté scientifique.

Qui aurait pu imaginer vingt ans plus tôt que, pour leur treizième édition, ces rencontres scientifico-spirituelles seraient parrainées par deux institutions aussi sérieuses que la Johns Hopkins University de Baltimore et la Georgetown University de Washington ? « Notre mission est d’aborder des territoires inexplorés et de comprendre ce qui nous paraît encore incompréhensible. Nous devons rester ouverts à de nouvelles questions pour apporter de nouvelles réponses », résumait fort bien Edward Miller, le doyen de la faculté de médecine de Johns Hopkins, dans son allocution inaugurale. Cette fois, il s’agissait d’évaluer les bases scientifiques et l’efficacité clinique de la méditation. Des questions que les chercheurs occidentaux se posent depuis longtemps. Mais ce n’est que depuis les récents progrès des neurosciences qu’ils commencent à y apporter des réponses. Une évolution que le parcours de Jon Kabat-Zinn et de Richard Davidson, les responsables du programme scientifique de ces journées, illustre parfaitement.

Une manière de vaincre le stress

Depuis le début des années 1970, le biologiste Jon Kabat-Zinn, s’intéresse aux interactions du corps et de l’esprit. Très vite, il comprend l’intérêt de recourir à des techniques méditatives basées sur la notion de la « pleine conscience » (mindfulness). Apaiser l’esprit pour relâcher le corps. Débarrassée de toute connotation religieuse, exotique ou orientale, la méthode qu’il propose prend alors le nom scientifique mindfulness-based stress reduction (MBSR). « Une manière de rassurer les suspicieux. Un moyen d’intégrer la méditation dans la pratique clinique », commente Kabat-Zinn. L’approche consiste avant tout à développer une attention, instant après instant, dans le présent. Une pratique méditative « allégée » qu’il enseigne au sein de la Clinique de réduction du stress de l’université du Massachusetts. Son programme d’apprentissage est simple : une séance de deux heures et demi, une fois par semaine, durant huit semaines, plus une heure par jour d’entraînement chez soi. Depuis vingt cinq ans, plus de quinze mille personnes en ont bénéficié pour aider au traitement de troubles aussi divers que des problèmes cardiaques, le sida, des douleurs chroniques, des dysfonctionnements gastro-intestinaux, des migraines, de l’hypertension artérielle, des troubles du sommeil, de l’anxiété ou de la panique. Forte de ses succès, la MBSR est aujourd’hui enseignée aux étudiants dans vingt neuf facultés de médecine à travers les Etats-Unis. « Cela change les rapports que les médecins entretiennent avec leurs patients », expliquait Jon Kabat-Zinn au dalaï-lama. De plus en plus d’études cliniques démontre l’intérêt de la méthode. L’une d’elle, rapportée au cours des journées du Mind and Life, montre qu’en cas de psoriasis, la photothérapie à base de rayons ultraviolets obtient des résultats nettement supérieurs si elle est associée à la pratique de la MBSR. « Par son action sur le stress, la méditation pourrait jouer un rôle essentielle dans la prévention et la guérison de nombreuses pathologies », concluait Kabat-Zinn. Une opinion que partageaient Robert Sapolsky, professeur de biologie et de neurologie à Stanford, John Sheridan, professeur d’immunologie à l’Ohio State University, et Esther Sternberg, directrice du programme de recherche neuro-immunologique au National Institutes of Health (équivalent de l’INSERM français).

Des moines au labo

Ami de Kabat-Zinn depuis longtemps, Richard Davidson a adopté une démarche nettement moins empirique. Et pour cause : professeur de psychologie et de psychiatrie à l’Université du Wisconsin, il est aussi à la tête d’un laboratoire ultramoderne où capteurs électriques et imagerie par résonance magnétique fonctionnelle lui permettent d’enregistrer l’activité du cerveau en temps réel. Ainsi, il a pu montrer que le fait de méditer régulièrement augmentait l’activité de la partie antérieure du cerveau gauche (appelée : cortex préfrontal), laquelle est associée à la gestion des émotions positives et, de là, à une meilleure qualité des défenses immunitaires. Après deux mois, un test de vaccination mettait en évidence une production d’anticorps nettement supérieure chez les sujets ayant pratiqué la méditation de manière régulière par rapport à des personnes n’ayant jamais médité.

Dans une autre étude, à laquelle participait le moine bouddhiste français Matthieu Ricard, Richard Davidson et Antoine Lutz (un autre Français, ancien élève de Francisco Varela) ont montré que, par rapport à l’activité cérébrale de personnes peu habituées à méditer, celle de moines ayant passé plus de dix mille heures en méditation générait beaucoup plus d’ondes gamma. Ondes gamma qui d’après Wolf Singer, directeur de l’Institut Max Planck de Francfort, également présent à Washington, augmentent la cohérence de l’activité cérébrale, permettant ainsi à plusieurs aires du cerveau de synchroniser leur fonctionnement et, donc, d’accroître le niveau de conscience des sujets habitués à méditer. Evidemment, on peut imaginer que ces particularités sont à l’origine de la vocation des moines au lieu d’être une conséquence de leur assiduité à la méditation. Pour répondre à cette hypothèse, Lutz et Davidson ont comparé les « performances » de moines ayant médité durant quarante mille heures à celles de moines n’ayant pratiqué que dix mille heures. Les résultats sont éloquents : plus les moines ont passé du temps à méditer, plus ils manifestent des ondes gamma, et ce indépendamment de leur âge. « Il semble donc qu’un entraînement mental permette d’atteindre un état de conscience plus ouvert et une meilleure clarté de l’esprit », concluait Wolf Singer.

Par ailleurs, des images obtenues par la résonance magnétique fonctionnelle ont montré, chez les moines aguerris, une nette augmentation de l’activité de leur cortex préfrontal gauche, en relation avec les émotions positives. Et, lorsque des photographies représentant la souffrance leurs étaient montrées, les régions cérébrales responsables du mouvement planifié s’activaient immédiatement. Comme si la pratique méditative les incitait à passer à l’action pour aider ceux qui en ont besoin. « Passer du temps à méditer loin du monde prépare sans doute à être plus juste lorsque l’on agit dans le monde », commentait Matthieu Ricard.

Entraîner le cerveau

Le concept central de ces journées du Mind and Life Institute fut donc celui de la plasticité du cerveau. La découverte est relativement récente : en fonction de leur utilisation, les connexions neuronales disparaissent ou, au contraire, se créent ou se renforcent. Et comme le faisait remarquer Richard Davidson, les résultats obtenus avec la méditation semblent prouver que des signaux purement mentaux suffisent à déclencher le phénomène. Certains changements apparaissent en quelques minutes ou quelques heures. D’autres, plus profonds, prennent davantage de temps. Ainsi, la discipline et la pratique - éléments essentiels de toute démarche spirituelle - n’influencent pas seulement la pensée, elles provoquent de véritables remaniements dans l’agencement des cellules du cerveau et, inévitablement, ceux-ci finissent par rejaillir sur le fonctionnement du corps. La démonstration ne pouvait que réjouir le dalaï-lama, Thomas Keating (moine cistercien américain), Ajahn Amaro (psychologue et moine bouddhiste anglais), Jan Chozen Bays (pédiatre et nonne bouddhiste américaine), Joan Halifax et toutes les autres personnalités du monde spirituel éparpillées au milieu des deux mille cinq cent participants à ces trois journées de dialogues.

Comme le faisait remarquer Jack Kornfield, psychologue, moine bouddhiste et auteur du succulent Après l’extase, la lessive (éditions de la Table Ronde, 2001), lui aussi présent aux côtés du dalaï-lama, il y a des milliers de façons de pratiquer la « pleine conscience ». L’une d’entre elle, la mindfulness-based cognitive therapy (MBCT) est particulièrement adaptée à notre culture médicale occidentale. Apprendre à observer sans attachement, instant après instant, les sensations du corps et les pensées de l’esprit. Inspirée de la MBSR de Jon Kabat-Zinn, cette méthode rivalise avec les thérapies cognitives et comportementales utilisées pour traiter la dépression et ses récidives. Les résultats présentés par Zindel Segal, professeur de psychiatrie à l’université de Toronto, sont éloquents : comparée à un traitement placebo qui prévient les récidives de dépression dans 19% des cas, la MBCT améliore ce score à 60%, un bénéfice proche des 75% enregistrés avec les thérapies cognitives classiques où les patients apprennent à changer leurs croyances et leur manière de réagir aux évènements de leur existence. Néanmoins, une étude présentée par Helen Mayberg, professeur de psychiatrie et de neurologie à l’Emory University d’Atlanta, semble indiquer que, au niveau du cerveau, le mode d’action de la méditation et de ses dérivés type MBCT diffère de celui des thérapies cognitives classiques. Des images obtenues par scanner à émission de positrons (PETScan) laissent penser que l’état de « pleine conscience » agit directement sur l’équilibre entre les zones cérébrales en relation avec le fonctionnement du corps et celles orientées vers l’élaboration de la pensée. La méditation et la MBCT apparaissent donc comme de véritables médecines du corps et de l’esprit.

Comment intégrer la souffrance médiatisée ?

Ainsi, la méditation, pratique spirituelle millénaire, est en train de devenir un remède pour soigner les maux de nos sociétés modernes. Loin d’être une méthode démodée, elle est peut-être tout simplement en avance sur son temps. « En tibétain, il n’existe pas de mot pour traduire le ‘‘stress’’ », faisait remarquer Esther Sternberg. Or, c’est précisément ce stress qui est à l’origine d’un grand nombre de nos souffrances psychologiques et physiques. Peur, angoisse, tension, douleur, agressivité et violence. « Il y aurait un réel intérêt à apprendre aux gens à réguler leur attention, calmer leurs craintes et développer une attitude neutre par rapport aux évènements de la vie », constatait John Teasdale, psychologue et chercheur à Cambridge. Car « le but principal des dialogues du Mind and Life Institute c’est d’aider l’humanité en proie à la violence », rappelait le dalaï-lama. « Une violence nourrie par les médias », s’inquiétait Jan Chozen Bays en relevant le fait que « nos cerveaux ne sont probablement pas conçus pour ingurgiter tant de souffrance. Jadis, il fallait faire face aux difficultés de sa petite tribu. Aujourd’hui, c’est au malheur du monde entier que la télévision nous oblige de répondre. »

De l’avis des nombreux spécialistes présents à Washington, la compréhension des mécanismes neurologiques de la méditation permettra d’inclure ses principes dans nos attitudes préventives et dans nos stratégies curatives. « Nous avons tous emprunté des chemins différents pour arriver jusqu’ici, constatait Ralph Snyderman, professeur de médecine et ancien président de la Duke University. Cependant, nous souhaitons tous trouver des moyens pour diminuer la souffrance. Et nous savons tous que la technologie n’y suffira pas. » Loin de renier les acquis de la médecine scientifique, il paraît donc opportun de lui adjoindre des méthodes issues de l’expérience séculaire de notre humanité. « S’il est prouvé qu’une retraite méditative peut aider à guérir une dépression, il n’en reste pas moins vrai que, parfois, un médicament anti-dépresseur est nécessaire pour permettre au patient de s’arracher au gouffre et envisager la possibilité d’entreprendre un programme de méditation », faisait remarquer Jan Chozen Bays, dont la double culture, scientifique et spirituelle, lui permet de jeter la passerelle indispensable à cette approche médicale « intégrée ».

« Face aux problèmes d’attention et d’agressivité que nous rencontrons dans nos écoles, il faudrait peut-être y introduire l’enseignement de la méditation dès les petites classes », me disait un fonctionnaire de l’U.S. Department of Education, assis à mes côtés tout au long de ses journées. C’est sans doute ce qu’espère Richard Davidson lorsqu’il déclare qu’« un jour, en plus de leur programme d’‘‘éducation physique’’, nos enfants bénéficieront peut-être d’une initiation à l’‘‘éducation mentale et spirituelle’’. Qui sait ?

En tout cas, il paraît important de préciser que la spiritualité n’est envisagée ici que dans sa conception la plus pure, débarrassée de ses préjugés religieux. « Il ne s’agit pas d’une affaire de foi et de croyance, précisait le dalaï-lama. Mais plutôt d’une préoccupation éthique et morale. Il est de notre responsabilité d’être humain d’utiliser notre intelligence pour comprendre la nature et le fonctionnement de notre esprit. » Cette précision rassurera peut-être les scientifiques suspicieux qui insistent pour que la science reste indépendante de toute forme d’influence religieuse. Car le débat est passionné. Pour preuve, la pétition signée par des médecins et des chercheurs pour protester contre l’invitation faite au dalaï-lama par la Society for Neuroscience afin qu’il prononce le discours inaugural du Congrès qui se tenait à Washington, quelques jours après les rencontres du Mind and Life Institute. « Si la science prouve que certaines croyances du bouddhisme sont fausses, alors le bouddhisme les changera », confiait le dalaï-lama à la docte assemblée. Force est de constater que, à ce jour, les conclusions issues de l’expérience millénaire du bouddhisme rejoignent celles qui découlent de la méthode scientifique. Et, les deux approches nourrissant le même désir d’aider l’évolution de l’humanité, il paraît logique de les voir unir leurs efforts. Isaac Newton n’a-t-il pas écrit « les hommes construisent trop de murs, pas assez de ponts » ?image004

Par Thierry Janssen, médecin, chirurgien et psychothérapeute, est auteur des livres Le Travail d’une vie(Robert Laffont, 2001),Vivre en paix(Robert Laffont, 2003), La Solution intérieureet Vers une nouvelle médecine du corps et de l’esprit(Fayard, 2006).

Nouvelles Clés est une revue trimestrielle en vente en kiosque et sur abonnement.
Article issu du site www.nouvellescles.com - © Tout droit de reproduction interdit

Source de l'article : http://www.nouvellescles.com/article.php3?id_article=951

---o0o---

#124

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2010(Xem: 5726)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 8250)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
27/10/2010(Xem: 11471)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 4581)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 6193)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 5245)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 5035)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 7418)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 8826)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 7628)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]