Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền ngay lập tức.

22/04/201319:44(Xem: 4989)
Thiền ngay lập tức.

THIỀN NGAY LẬP TỨC

Dickwelle Mahinda Thera – Tây Đức

Mỹ Thanhdịch Việt

Theo kinh Dhammapada(Pháp Cú) và lời chú giải, sự hiện hữu cuối cùng của con người là đạt đến tầng cuối cùng ( A-la-hán hay Thanh Văn), với một đối tượng giản dị làm đề tài cho thiền định, để nhận biết sự vật như nó là. Họ có thể hiểu về ba đặc điểm của tất cả mọi vật hiện hữu, tính chất vô thường, đau khổ, và vô ngã. (Anicca, Dukkha, và Anatta), nhổ tận gốc rễ nguyên nhân của đau khổ, đó là ham muốn. Có rất nhiều vị Tỳ khưu , Tỳ khưu ni, và cư sĩ đã từng đối diện với các đề tài thiền định khác nhau, và họ thực tập ngay tức thời. Một trong những đề tài ấy như sau :

Một vị tu sĩ nhận một đề tài thiền quán từ nơi Đức Phật, và rồi đi vào rừng để thực tập. Nhưng khi vị ấy không thể nào tiến triển tốt trong việc thực hành thiền (Jhana). Vị ấy quyết định trở về gặp thầy của mình. Trên đường đến gặp đức Phật, vị ấy thấy một ảo giác. Vị ấy tự nghĩ, « Như là khi mùa nóng bắt đầu, ta thấy những ảo giác hiện diện từ nơi xa, nhưng khi ta đến gần thì chúng tự dưng biết mất, như vậy tính chất của sự hiện hữu chỉ là sanh và diệt » . Như thế, vị ấy đã thực hành thiền xuyên qua một ảo giác. Sau khi tắm trong dòng sông, vị ấy ngồi bên bờ sông, dưới bóng cây, gần một thác nước. Vị ấy thấy bong bóng nổi lên và vỡ tan. Vị ấy tự nghĩ, « Đây là sự hiện hữu có mặt và mất đi. » Và như vậy, vị ấy đã biết sử dụng đề tài thiền quán. Sau đó, đức Phật mới nói bài kệ như sau :

Phenupamam kaayamimam viditvaa

Mariicidhammam abhisambudhaano

Chetvaana maarassa papupphakaani

Adassanam maccuraajassa gacche

Ý nghĩa của bài kệ trên là :

Người nào biết rõ thân mình như bọt nước, người ấy hiểu rõ thực chất của ảo giác là gì, người ấy có thể tiêu diệt những cuống hoa ham muốn và rời xa thần chết.

Vào câu cuối của bài kệ, vị tu sĩ chứng ngộ, trở thành một vị A-la-hán (Dhammapada Puspha Vagga)

Con một người thợ bạc trở thành tăng sĩ dưới sự hướng dẫn của Đại Đức Sariputta Maha Thera. Thầy Sariputta ra đề cho vị tăng sĩ thiền định, ấy là sự ô uế của thân thể. Vị tăng sĩ suy ngẫm về đề tài rất lâu, nhưng không thấy tiến bộ chút nào, dù chỉ là một thoáng sơ thiền (Jhana). Sau đó, Thầy Sariputta đưa vị tăng sĩ ấy đi gặp đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nhìn thấy trong vòng năm trăm kiếp sống, vị tăng sĩ ấy luôn sanh ra trong gia đình thợ bạc nầy. Đức Phật thấy rằng thiền định về sự ô uế của thân thể không thích hợp cho vị nầy, và đức Phật tạo ra một hoa sen bằng vàng, và bảo thầy hãy nhiếp tâm thiền về đề tài nầy. Lập lại những chữ « Máu - đỏ, máu – đỏ (Lohitakan, lohitakan) ». Khi vị tu sĩ thiền quán về đoá hoa sen bằng vàng, đức Phật làm phép cho hoa sen ấy bị héo đi. Vị tu sĩ trẻ nghĩ, « nếu mọi vật không bám víu vào thế gian mà vẫn bị phân rã và tàn hoại, vậy thì con người nếu bám víu vào thế gian sẽ cũng phân rã và tàn hoại. » Như thế, vị ấy đã giác ngộ rốt ráo những đặc tính của tất cả sự vật, đó là, sự vô thường, đau khổ và vô ngã (Anicca, Dukkha, and Anatta, và chứng quả A-la-hán. ~, Vagga 9 )

Vị A-la-hán Maha Panthaka Thera đuổi người em tu sĩ của mình khỏi tu viện, bởi vì em của ngài không thể nhớ thuộc lòng nổi một bài kệ. Đức Phật liền hiện ra trước người em, đưa cho ông một miếng vải và bảo ông hãy suy ngẫm về đề tài nầy, lặp đi lặp lại những chữ « phủi bụi trừ dơ » (Rajoharanam). Khi ông nầy quay mặt về hướng đông dùng miếng vải để lau chùi thì miếng vải bị dơ vì mồ hôi trên trán của ông.

Đức Phật hiện ra trước ông trong một linh ảnh, và nói « Bụi dơ là sự ganh ghét, si mê, hãy chùi sạch đi. » Cullaphanthaka liền chứng quả A-la-hán tức thời. (Appamada Vagga 3).

Truyện kể rằng có năm trăm vị tu sĩ nhận được đề tài thiền quán từ nơi đức Phật, họ liền lui vào rừng để tham thiền, nhập định. Trong khi những vị tu sĩ nầy đang thiền quán, họ thấy hoa lài rơi xuống. Họ liền dùng đề tài nầy để thiền quán và họ nghĩ, « Như thế, không biết chúng ta có thoát khỏi sự kềm chế của Tham, sân, si hay không.. » Và cuối cùng thì họ đều chứng quả A-la-hán (Bhikkhu Vagga 8).

Kisa Gotami sau khi trở thành nữ tu. Ngày nọ bà nhìn thấy ánh nến lung linh và bà nghĩ đến sự vô thường của cuộc sống. Đức Phật cho bà thấy hình dung của Phật ngay trước mặt, và nói kệ, nhờ đó bà chứng quả A-la-hán (Sahassa Vagga 13).

Một phụ nữ bị bệnh và chết đi. Gia đình và bạn bè đưa thi thể của bà tới khu đất để thiêu xác. Đức Phật thấy xác chết thích hợp cho đề tài thiền quán và chỉ cho Thầy Maha Kala xem. Thầy Maha Thera đến và quan sát xác chết. Khi người ta đốt xác, xác ấy giống như con bò có vằn. Đôi chân thò ra lòng thòng. Đôi tay cuộn lại phía sau. Cái trán mất da. Thầy Maha Thera suy ngẫm về sự chết và mục nát, rồi thầy chứng quả A-la-hán, đạt lục thông. (Yamaka Vagga 6).

Một tu sĩ vào rừng để thiền định nhưng thầy đã thất bại trong thiền tập. Thầy nhất định gặp đức Phật để xin một đề tài thiền quán thích hợp hơn. Thầy sửa soạn lên đường gặp đức Phật. Trên đường thầy gặp đám cháy rừng. Thầy leo lên một ngọn đồi trọc và nhìn ngọn lửa, chú tâm suy nghĩ, « Khi ngọn lửa lan tràn, thiêu đốt tất cả những chướng ngại vật, lớn cũng như nhỏ, như vậy ta cũng phải tiến bước, dẹp bỏ hết chướng ngại vật, lớn và nhỏ bằng ngọn lửa Trí tuệ của con đường chánh pháp. » Vừa nghĩ tức thì vị ấy đạt quả vị A-la-hán (Appamada Vagga 8)

Patacara là con gái của một thương gia giàu có ở Savatthi. Patacara trốn đi xây tổ uyên ương cùng với người giúp việc cho gia đình cô. Hai vợ chồng sinh sống trong một làng nọ. Sau cái chết của hai người con trai, chồng, cha mẹ, bà Patacara trở nên điên loạn. Sau khi thiền quán về một bài kệ của đức Phật, bà Patacara đạt quả vị Dự Lưu. Sau đó, bà xuất gia và trở thành một vị ni.

Ngày nọ bà đang rửa chân. Khi bà dội nước, bà làm đổ một ít nước trên đất. Nước chảy thành một đường nhỏ và biến mất. Lần thứ hai, nước chảy xa hơn một chút … Lần thứ ba nước chảy xa hơn một chút nữa. Sau đó, bà thiền quán về đề tài nầy, suy ngẫm về ba lần nước chảy, bà ngẫm như sau : « Lần đầu làm đổ nước, nước chảy chút xíu rồi biến mất, cũng như đối với chúng sanh ở thế gian nầy, chết khi tuổi còn trẻ. Lần thứ hai, nước chảy xa hơn một chút, cũng như chúng sanh ở thế gian nầy chết trong khi tuổi đang xuân. Lần thứ ba, nước chảy xa hơn một chút, cũng như chúng sanh ở thế gian nầy, chết khi về già. »

Đức Phật liền hiện ra trước mặt bà trong một linh ảnh, và nói như sau, « Tốt nhất là sống trong từng giây phút của một ngày, nhận thấy sự hiện hữu và hoại diệt của đời sống, còn hơn là sống cả trăm năm mà chẳng thấy gì.»

Ngay sau câu cuối của đức Phật, bà Patacara đạt quả vị A-la-hán với những phép thần thông. (Sahassa Vagga 12).

----o0o---

Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2010(Xem: 5726)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 8250)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
27/10/2010(Xem: 11471)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 4581)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 6194)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 5245)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 5035)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 7418)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 8826)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 7628)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]