Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam

22/04/201319:39(Xem: 4809)
Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam

Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam

TK. Ta Bà Ha

Vâng ! Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Ở đây chúng tôi không dám luận bàn về tôn chỉ của hai phái, chỉ cung cấp một vài cứ liệu minh chứng cho sự hiện diện đó trong thực tế lịch sử.

Cứ liệu thứ 1 : Tam pháp ấn của Thiền phái Trúc Lâm

Ai cũng biết Phật giáo Việt Nam rực rỡ ở thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Một tư tưởng Thiền học đặc thù và tiêu biểu cho dòng Thiền Việt Nam gắn bó với dân gian, tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ đất nước, phóng khoáng trong tư tưởng qua hành trạng của Trúc Lâm Tam Tổ : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

Điểm nổi bật của Thiền phái Trúc Lâm là "Phật pháp bất ly thế gian giác", tổng hợp được vạn pháp qui tâm nên dung hợp được cả ba pháp môn Thiền - Mật - Tịnh làm tôn chỉ trong đời sống Thiền gia.

Để dẫn chứng, chúng ta có thể thấy cách thờ cúng ở tất cả các chùa mang dấu tích của Thiền Trúc Lâm ở miền Bắc đều có thờ Tam thế Phật (Thích Ca - Di Đà - Di Lặc) biểu tượng của Tịnh Độ, có thờ Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (hóa thân Chuẩn Đề) biểu tượng của Mật Tông, và khi gặp nhau trong mọi hoàn cảnh, câu Nam mô A Di Đà Phật là đầu cửa miệng lúc hào hỏi, là truyền thống xưa nay của nhân dân miền Bắc khi gặp nhau ở cửa chùa.

Cứ liệu thứ 2 : Thiền Sư Chuyết Công với tượng Di Đà, chùa Phật Tích, Bắc Ninh.

Thiền Sư Chuyết Công (1590 - 1644) người Phúc Kiến, là vị Tổ truyền dòng Thiền Lâm Tế từ Trung Quốc sang Việt Nam. Chùa Phật Tích là nơi Ngài Chuyết Công hoằng dương đạo pháp, truyền thừa Tông phái, cũng như nổi danh ở trụ xứ này. Và tại đây cũng nổi tiếng với tượng Phật Di Đà bằng đá, một nét nghệ thuật hoàn chỉnh còn lại sau bao điêu tàn của thời gian thế cuộc. Tượng Di Đà này đã được phục chế phiên bản để trưng bày nơi viện Bảo Tàng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, như minh chứng cho một nền nghệ thuật điêu khắc đặc sắc của Việt Nam, một thời kỳ vàng son của Phật giáo thời Trịnh - Lê, và minh chứng cho sự phát triển của Tịnh độ vào thời bấy giờ, phát xuất từ một Thiền Sư dòng Lâm Tế. Thế thì đó là sự truyền bá Thiền Tịnh song hành có phải chăng ?

Cứ liệu thứ 3 : Thiền Sư Chân Nguyên (1647 - 1726) và chùa Cửu Phẩm, Hải Dương. Dân gian quen gọi là chùa Cửu Phẩm vì trong chùa có một đài cửu phẩm do Thiền sư Chân Nguyên tạo dựng còn nguyên vẹn duy nhất ở miền Bắc ngày nay.

Ai cũng biết, cửu phẩm liên hoa là biểu trưng quả vị của Tịnh độ ở cõi Cực Lạc thế giới, thế mà do một vị Thiền Sư danh đức đương thời tạo dựng, để tiếp nối phổ hệ truyền thừa từ Thiền phái Trúc Lâm. Thế là dù Lâm Tế hay Tào Động, sang đất Việt Nam đều qui ngưỡng Trúc Lâm mà nối pháp vậy. Đài cửu phẩm ở Thanh Hà, Hải Dương chính là kiểu mẫu được lấy từ đài cửu phẩm ở chùa Bút Tháp do Tổ Huyền Quang đã dựng trước kia.

Từ những cứ liệu trên, ta có thể thấy rằng Thiền chính thống của Việt Nam gồm Thiền - Tịnh song hành, là hai trong ba yếu tố của Thiền phái Trúc Lâm còn được duy trì cho đến ngày nay.

Với câu A Di Đà Phật, ngày nay còn các câu chào hỏi nhau ở miền Bắc khi đến cửa chùa. Cụ thể là nơi lễ hội chùa Hương hàng năm, ta có thể thấy lớp lớp dòng người lên xuống vào hội đều rơm rã câu A Di Đà Phật, Tăng hay tục, Việt Nam hay ngoại quốc, Thiền hay Mật - Tịnh, tôn giáo hay không tôn giáo... cũng đều với câu chào nhau như thế. Và nếu không như thế hoặc khác đi thì ta là người lạ lẫm và lạc lỏng trong biển người thuần nhất câu A Di Đà Phật, đã là một tục lệ gắn chặt vào đời sống linh hoạt của lễ hội xưa nay.

Từ những cứ liệu logic đó, chúng tôi muốn nói rằng, Thiền của Việt Nam, tôn chỉ và hành trạng là sự dung hợp chứ không hề mang tính cố chấp một chiều chỉ biết có Thiền mà bác tất cả, hay bê nguyên xi cái của Thiền Tông Trung Quốc mà nhận làm Thiền của mình. A Di Đà Phật là tự tánh, là thoại đầu là một phần không thể tách rời của Thiền Việt Nam chính thống.

Để kết luận về tính thực tế lịch sử này qua các cứ liệu được nêu, chúng tôi xin trích dẫn bài kệ thơ của nhà Thiền đã gồm đủ ý trên :

" Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Có không bóng nguyệt lòng sông
Nào ai hay đó có, không làm gì !".
Mùa Hạ năm 2000
TK. Ta Bà Ha

---o0o---


Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3604)
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát? Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy. 2. Vipassana nghĩa là gì? Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
08/10/2010(Xem: 3602)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
06/10/2010(Xem: 3360)
Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v… Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi ngư
28/09/2010(Xem: 6468)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
28/09/2010(Xem: 6437)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
21/09/2010(Xem: 7164)
Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
16/09/2010(Xem: 6300)
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – năm nay đã 86 tuổi – được giới thiệu trước công chúng tại quảng trường Copley vào chiều Chủ nhật, Thầy bắt đầu bằng hành động ngồi yên và không nói gì trong suốt 25 phút.
16/09/2010(Xem: 9270)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
04/09/2010(Xem: 5408)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
28/08/2010(Xem: 4673)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa. Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói: - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567