Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam

22/04/201319:39(Xem: 4800)
Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam

Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam

TK. Ta Bà Ha

Vâng ! Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Ở đây chúng tôi không dám luận bàn về tôn chỉ của hai phái, chỉ cung cấp một vài cứ liệu minh chứng cho sự hiện diện đó trong thực tế lịch sử.

Cứ liệu thứ 1 : Tam pháp ấn của Thiền phái Trúc Lâm

Ai cũng biết Phật giáo Việt Nam rực rỡ ở thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Một tư tưởng Thiền học đặc thù và tiêu biểu cho dòng Thiền Việt Nam gắn bó với dân gian, tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ đất nước, phóng khoáng trong tư tưởng qua hành trạng của Trúc Lâm Tam Tổ : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

Điểm nổi bật của Thiền phái Trúc Lâm là "Phật pháp bất ly thế gian giác", tổng hợp được vạn pháp qui tâm nên dung hợp được cả ba pháp môn Thiền - Mật - Tịnh làm tôn chỉ trong đời sống Thiền gia.

Để dẫn chứng, chúng ta có thể thấy cách thờ cúng ở tất cả các chùa mang dấu tích của Thiền Trúc Lâm ở miền Bắc đều có thờ Tam thế Phật (Thích Ca - Di Đà - Di Lặc) biểu tượng của Tịnh Độ, có thờ Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (hóa thân Chuẩn Đề) biểu tượng của Mật Tông, và khi gặp nhau trong mọi hoàn cảnh, câu Nam mô A Di Đà Phật là đầu cửa miệng lúc hào hỏi, là truyền thống xưa nay của nhân dân miền Bắc khi gặp nhau ở cửa chùa.

Cứ liệu thứ 2 : Thiền Sư Chuyết Công với tượng Di Đà, chùa Phật Tích, Bắc Ninh.

Thiền Sư Chuyết Công (1590 - 1644) người Phúc Kiến, là vị Tổ truyền dòng Thiền Lâm Tế từ Trung Quốc sang Việt Nam. Chùa Phật Tích là nơi Ngài Chuyết Công hoằng dương đạo pháp, truyền thừa Tông phái, cũng như nổi danh ở trụ xứ này. Và tại đây cũng nổi tiếng với tượng Phật Di Đà bằng đá, một nét nghệ thuật hoàn chỉnh còn lại sau bao điêu tàn của thời gian thế cuộc. Tượng Di Đà này đã được phục chế phiên bản để trưng bày nơi viện Bảo Tàng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, như minh chứng cho một nền nghệ thuật điêu khắc đặc sắc của Việt Nam, một thời kỳ vàng son của Phật giáo thời Trịnh - Lê, và minh chứng cho sự phát triển của Tịnh độ vào thời bấy giờ, phát xuất từ một Thiền Sư dòng Lâm Tế. Thế thì đó là sự truyền bá Thiền Tịnh song hành có phải chăng ?

Cứ liệu thứ 3 : Thiền Sư Chân Nguyên (1647 - 1726) và chùa Cửu Phẩm, Hải Dương. Dân gian quen gọi là chùa Cửu Phẩm vì trong chùa có một đài cửu phẩm do Thiền sư Chân Nguyên tạo dựng còn nguyên vẹn duy nhất ở miền Bắc ngày nay.

Ai cũng biết, cửu phẩm liên hoa là biểu trưng quả vị của Tịnh độ ở cõi Cực Lạc thế giới, thế mà do một vị Thiền Sư danh đức đương thời tạo dựng, để tiếp nối phổ hệ truyền thừa từ Thiền phái Trúc Lâm. Thế là dù Lâm Tế hay Tào Động, sang đất Việt Nam đều qui ngưỡng Trúc Lâm mà nối pháp vậy. Đài cửu phẩm ở Thanh Hà, Hải Dương chính là kiểu mẫu được lấy từ đài cửu phẩm ở chùa Bút Tháp do Tổ Huyền Quang đã dựng trước kia.

Từ những cứ liệu trên, ta có thể thấy rằng Thiền chính thống của Việt Nam gồm Thiền - Tịnh song hành, là hai trong ba yếu tố của Thiền phái Trúc Lâm còn được duy trì cho đến ngày nay.

Với câu A Di Đà Phật, ngày nay còn các câu chào hỏi nhau ở miền Bắc khi đến cửa chùa. Cụ thể là nơi lễ hội chùa Hương hàng năm, ta có thể thấy lớp lớp dòng người lên xuống vào hội đều rơm rã câu A Di Đà Phật, Tăng hay tục, Việt Nam hay ngoại quốc, Thiền hay Mật - Tịnh, tôn giáo hay không tôn giáo... cũng đều với câu chào nhau như thế. Và nếu không như thế hoặc khác đi thì ta là người lạ lẫm và lạc lỏng trong biển người thuần nhất câu A Di Đà Phật, đã là một tục lệ gắn chặt vào đời sống linh hoạt của lễ hội xưa nay.

Từ những cứ liệu logic đó, chúng tôi muốn nói rằng, Thiền của Việt Nam, tôn chỉ và hành trạng là sự dung hợp chứ không hề mang tính cố chấp một chiều chỉ biết có Thiền mà bác tất cả, hay bê nguyên xi cái của Thiền Tông Trung Quốc mà nhận làm Thiền của mình. A Di Đà Phật là tự tánh, là thoại đầu là một phần không thể tách rời của Thiền Việt Nam chính thống.

Để kết luận về tính thực tế lịch sử này qua các cứ liệu được nêu, chúng tôi xin trích dẫn bài kệ thơ của nhà Thiền đã gồm đủ ý trên :

" Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Có không bóng nguyệt lòng sông
Nào ai hay đó có, không làm gì !".
Mùa Hạ năm 2000
TK. Ta Bà Ha

---o0o---


Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9059)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
19/10/2010(Xem: 3727)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát
18/10/2010(Xem: 5450)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả. Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền. Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân tâm Phật tánh.
16/10/2010(Xem: 4636)
Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy
12/10/2010(Xem: 4213)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
12/10/2010(Xem: 6583)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen, 1200-1253) là khai tổ tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1224 sư sang Trung Hoa học đạo với thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (1163-1228) là tổ tông Tào Động đời thứ 15. Sau khi được thầy ấn chứng, sư trở về Nhật Bản vào năm 1228.
12/10/2010(Xem: 7555)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
12/10/2010(Xem: 6878)
Quyển sách này rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (Người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách.
10/10/2010(Xem: 7107)
Quyển sách này trích dịch từ “Lai Quả Thiền Sư Ngữ Lục”. Ngài Lai Quả 24 tuổi xuất gia, 28 tuổi kiến tánh, tịch năm 1953 thọ 73 tuổi. Ngài trụ trì chùa Cao Mân hơn 30 năm, chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, phàm có gì chướng ngại sự tham thiền, ngài đều bãi bỏ.
08/10/2010(Xem: 12308)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567