Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trường Tuyển Người Làm Phật (T. Nguyên Siêu)

07/09/201113:55(Xem: 2718)
Trường Tuyển Người Làm Phật (T. Nguyên Siêu)


chuathienminh_httanhthiet
TRƯỜNG TUYỂN NGƯỜI LÀM PHẬT

ĐẠI GIỚI ĐÀN QUẢNG ĐỨC – 2011
CHÙA THIỆN MINH LYON- PHÁP QUỐC

Ngày Về Nguồn Lần Thứ V – Hiệp Kỵ Chư Vị Tổ Sư
.

Trời đầu thu Lyon, Pháp quốc, nắng vàng ấm, gió nhẹ lay qua cành cây kẻ lá trên đồi xanh cỏ thắm. Mặc dù trời đã vào thu, nhưng đặc biệt thời tiết nơi đây không lạnh, lá cây không vàng, cỏ vẫn xanh và mây trời vẫn trắng, trôi bềnh bồng thơ mộng.

Chùa Thiện Minh tọa lạc trên ngọn đồi cao, từ trên nhìn xuống thấy được gần như toàn cảnh thành phố Lyon – thành phố lớn thứ nhì của Pháp quốc. Một ngôi chùa mang tên một vị tôn túc bậc cao tăng của PGVN thời cận đại. chùa Thiện Minh sáng nay 7-9-2011 bổng mang một màu sắc mới, màu sắc hoàng y, màu của chốn nhà thiền Việt Nam muôn thuở. Ngày mà 120 chư Tăng Ni câu hội về đây, từ các châu lục, quốc gia trên thế giới. ngày về nguồn lần thứ V – Hiệp Kỵ Chư Vị Tổ Sư. Ngày tổ chức Đại Giới Đàn Quảng Đức cho các giới tử phát nguyện thọ giới tỳ kheo, tỳ kheo ni, … ngày mà Đại Tăng trên thế giới vân tập về đạo tràng chùa Thiện Minh thể hiện tinh thần hòa hiệp như nước với sữa làm phát khởi tánh đức từ bi, lòng khoan dung và niềm hỷ lạc.

Bước lên tam cấp – 108 bậc, trước chánh điện, khách thập phương nhìn thấy mái chùa cong cong, mang sắc thái văn hóa Á Châu Phật giáo. Nền văn hóa cổ kính Phật giáo muôn đời của dân tộc. Từ đó, khách hành hương người tham dự Ngày Về Nguồn – Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ V thấy ba tấm bảng lớn bố cáo hội đồng thập sư và chương trình, nhân sự của ban tổ chức:

Hội Đồng Chứng Minh

HT Thích Tâm Châu, HT Thích Chơn Điền, HT Thích Nguyên Lai, HT Thích Tịnh Hạnh, HT Thích Chơn Thành.

Hội Đồng Thập Sư

Đàn đầu : HT Thích Thắng Hoan

Yết ma : HT Thích Như Huệ

Đệ nhất giáo thọ : HT Thích Minh Tâm

Đệ nhị giáo thọ : HT Thích Bảo Lạc

Tuyên luật sư: HT Thích Như Điển

Đệ nhất tôn chứng : HT Thích Trí Tuệ

Đệ nhị tôn chứng : HT Thích Tín Nghĩa

Đệ tam tôn chứng: HT Thích Nguyên An

Đệ Tứ tôn chứng: HT Thích Quảng Bình

Đệ ngũ tôn chứng: HT Thích Nguyên Trí

Đệ lục tôn chứng: TT Thích Quảng Ba

Đệ thất tôn chứng: TT Thích Minh Giác

NVC_6059

Ảnh:Cung An Chức Sự - Đại Giới Đàn Quảng Đức 2011, Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp Quốc

Ban giám khảo:TT Thích Trường Sanh

TT Thích Tâm Hòa

TT Thích Quảng Ba (đặc trách giới tử ngoại quốc)

Tôn chứng giới đàn Ni:Ni Trưởng Như Tuấn, Ni Trưởng Diệu Tâm, Ni Sư Như Thủy, Ni Sư Như Tường, Ni Sư Minh Hiếu.

Dẫn thỉnh sư:TT Thích Tịnh Quang, TT Thích Trường Phước.

Ban Giám Đàn:TT Thích Quảng Hiền, TT Thích Thiện Hiền

Ban quản giới tử:TT Thích Đồng Văn, TT Thích Phổ Hương

Ban kiến đàn:HT Thích Tánh Thiệt

Đại Giới Đàn Quảng Đức hôm nay là thừa tiếp con đường mà chư vị Lịch Đại Tổ Sư hơn hai ngàn năm qua của dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam đã thể hiện. Là truyền thừa tinh thần tổ ấn trùng quang, truyền đăng tục diệm. Đây chính là niềm hoài bảo muôn đời của các bậc Thầy Tổ, Ân Sư, Giáo Thọ Sư… mà hôm nay quang cảnh, không khí của chùa Thiện Minh làm rực sáng con đường hoằng pháp lợi sanh nơi hải ngoại. con đường hoằng pháp đã nuôi lớn hạt giống Phật, hạt giống giải thoát, giác ngộ cho mọi loài chúng sanh.

Chiều hôm nay ngày 8/9/2011, đúng 14 giờ là lễ cung an chức sự cho giới đàn và cũng là Khai Mạc Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn Lần Thứ Vtại chánh điện chùa Thiện Minh.

120 Chư tôn đức tăng ni được cung thỉnh về chánh điện. ban thỉnh sư trang nghiêm Bê, Tích, Lộng, hương trầm, khay lễ chỉnh tề trong tiếng trống Bát Nhã vang lên từng hồi trầm hùng, kiền thỉnh chúng tăng đăng lâm pháp hội, ấy là chương trình lễ khai mạc.

Đại tăng trang nghiêm, đại hùng bảo điện, hương trầm quyện tỏa, quả hoa sắc thắm làm tươi nhuận lòng người chứng minh và tham dự buổi lễ. Sau thời niêm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo của chư tôn Hòa Thượng là lời chào mừng của Hòa Thượng trưởng ban – Thích Tánh Thiệt.

Hòa Thượng nói: “đạo tràng chùa Thiện Minh trong mấy ngày nay bổng chốc trở thành chốn tòng lâm phạm vũ huy hoàng bởi sự hiện diện của tứ chúng khắp năm châu, trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh… Nhìn khung cảnh thiền môn nghiêm tịnh như mấy ngày hôm nay, chúng con cũng thật sự xúc cảm, tâm tư tràn ngập niềm pháp hỷ, khi thấy rằng chánh pháp của Như Lai còn tồn tại và chúng con còn được thấm nhuần trong biển chúng thanh tịnh này.” Đây là lời nói chân tình của HT trụ trì sau bao năm thành lập ngôi Tam bảo trên ngọn đồi của thành phố Lyon - Pháp quốc. Suốt chiều dài thời gian đó, ngôi chùa Thiện Minh đã có được bao nhiêu lần chúng Tăng câu hội một cách đông đảo như ngày hôm nay? Đông đảo chúng Tăng đã làm rung động lòng người Phật tử, làm sự ngạc nhiên và chăm chú của người dân bản xứ. Rõ thật đức chúng như hải, làm nô nức lòng người Phật tử bốn phương, khách hành hương chiêm bái thành kính dâng lên lòng thành cũng như tứ sự cúng dường hiện tiền Tăng – những bậc chúng trung tôn, tự giác, giác tha, giải thoát. Giải thoát như lời diễn văn khai mạc của HT Thích Minh Tâm trước biển thanh tịnh của chúng Tăng hiện hữu: “Từ khả năng và hoàn cảnh riêng biệt của mỗi cá nhân, chúng ta đã nỗ lực khá nhiều để vực dậy những gì cao đẹp bị đốn ngã, nhẫn nại dọn dẹp những rác rưới do ngoại đạo, ác đảng vung vải trên đất lành của chúng ta. Nhưng ngần ấy chưa đủ, và có thể nói rằng không biết nói đến bao mới gọi là đủ. Bao lâu thế gian này còn phiền não và thống khổ thì trách nhiệm của chúng ta vẫn còn. Điều cần làm trước mắt là tất cả chúng ta phải tri nhận con đường mà đức Phật và Lịch Đại Tổ Sư đã kinh qua: vận dụng sức mạnh của Tăng đoàn để hoà giải những dị biệt, vượt qua những chướng ngại, đồng tâm đồng lực trong sứ mạng thắp sáng ngọn đèn tuệ giác mà soi chiếu cho nhân loại và chúng sinh.”

Lắng lòng để nghe lời diễn văn của bậc Trưởng thượng gởi gấm mọi tâm tình, mọi ý thức thời đại của thế hệ trẻ Tăng Ni hôm nay, cho một tương lai của PGVN nơi hải ngoại này. Hàng trăm ý thức lắng lòng, hàng ngàn đôi tay chấp cao ngưỡng vọng lên đấng Từ Bi, Đại Hùng xót thương gia hộ.

Năm thứ nhất của Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư được tổ chức tại chùa Pháp Vân – trung tâm văn hóa PGVN tại Mississauga – Canada cho đến năm nay lần thứ V tại chùa Thiện Minh tổ chức vô cùng trang nghiêm, trọng thể. Trọng thể như một nội dung chứa nhiều ý nghĩa thâm trầm, của giá trị thực hữu Tăng bảo được thể hiện chân thật như buổi lễ hôm nay: “Tăng già hòa hợp”là tiêu chí của tất cả những người con Phật còn ưu tư thao thức với tiền đồ đạo pháp. Tiêu chí này khi được áp dụng vào hành động thực tế, tất nhiên sẽ bị ngoại đạo, ác đảng và những người vong thân, lìa cội, ra sức công kích, hủy bán. Nhưng học theo Phật, chúng ta không tranh cải với thế gian. Chúng ta chỉ cần biểu hiện con đường quang minh của mình. Con đường ấy, nhìn lui về quá khứ, không quên ân đức sâu dày của tiền nhân, hướng về tương lai, không thể lãng quên sứ mạng dẫn dắt đàn hậu học. Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, tổ chức giới đàn Quảng Đức, chính là biểu hiện tối thiểu mà chúng ta có thể làm được để hướng tâm về việc trang nghiêm bản thể Tăng đoàn”.

Từ nhiều thập kỷ về trước, con đường hoằng pháp được khởi sáng, được lan rộng, tất cả đều nhờ vào bản thể Tăng già trang nghiêm, tịnh khiết. Sự trang nghiêm bản thể Tăng già như lời đạo từ của Trưởng lão tỳ kheo đại diện Tăng đoàn: “Từ khi đức Thế Tôn thiết lập Tăng đoàn xuất gia đến nay, đã trên hai mươi lăm thế kỷ, cộng đồng Tăng già dù ở trong thời đại hay quốc độ nào cũng đều lấy bản thể thanh tịnh và hòa hợp làm nội lực duy trì và phát triển, hầu thực hiện sứ mệnh hoằng dương Chánh pháp, chuyển mê khai ngộ và giải khổ quần sanh”. Có ai trong chúng ta thường du hành để hoằng dương, để hóa độ cùng với chư bậc Tôn túc rày đây mai đó, thì mới thấy được hình ảnh thân thương, quý kính của quý Ôn, mới thấy được tấm lòng tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức của quý Ôn. Nhìn vào thân tướng của quý Ngài thì thấy già nua nhưng tâm thể chẳng lung lay trước sự biến thiên, vô thường của nhân thế. Dù đời có thăng, có trầm nhưng sứ mệnh độ sanh của chư Tăng chẳng mòn mỏi, chẳng lãng quên như ý nghĩa “ song song với sứ mệnh đó là việc nổ lực không ngừng, đối với công cuộc đào tạo Tăng Ni tài đức, để nối tiếp trọng trách hoằng dương đạo pháp, thừa đương Phật sự, cho thế hệ Thầy Tổ. Đây chính là nội dung và mục tiêu của Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồnmà mỗi năm cộng đồng Tăng già Việt Nam hải ngoại đều tổ chức năm năm qua”.

Tất cả những ý niệm, tâm thành, đạo lực đã tạo thành sức mạnh của Tăng già, của sức sống truyền trì mạng mạch Phật pháp suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ qua bao nhiêu giới đàn tuyển người làm Phật mà sáng nay hội đồng thập sư đã đăng đàn truyền trao giới pháp cho 10 giới tử thọ Tỳ kheo, 5 Tỳ kheo ni, 3 Sa di, 1 Sa di ni, 6 Thức xoa ma na, có đông đủ y, bát… pháp khí của người học làm Phật. Giới trường thọ giới được tổ chức trong chánh điện, trên là chư Phật chứng minh, dưới là hội đồng thập sư cùng chư vị kiến đàn truyền trao giới pháp cho các giới tử.

Núi rừng trầm mặc của sáng hôm nay như lắng động tâm tư đồng hòa tan nhịp thở, cúi đầu đón nhận từ giọt sương mai còn đọng trên lá hoa. Những giọt sương của đất trời mù khơi khói sóng đã hòa quyện vào từng bước chân, từng tâm thức của mỗi giới tử đang học hạnh tu trì giữa cuộc vô thường, phiêu bồng, sanh tử.

Học hạnh Phật, để làm Phật. Hạnh Phật đó chính là lời Phật dạy ở trong giới luật mà hàng để tử của Phật lấy đó làm thầy để tu trì tịnh giới, tăng tiến phẩm hạnh.

Từ trong giảng đường cho đến lễ đài Hiệp Kỵ Tổ Sư, khách thập phương dừng chân đứng lại, trang nghiêm, lắng lòng để đọc:

“Giới luật là thọ mạng của Phật pháp,

Giới luật còn thì Phật pháp còn”

Hay:

“Phật pháp bình đẳng giáo hóa,

Tăng già phát nguyện độ sinh”.

Bao nhiêu thập niên trôi qua nơi núi đồi phố thị Lyon – Pháp quốc, ngôi chùa Thiện Minh nếp mình dưới những rặng thông già, lũy tre xanh và lặng lẽ với thời gian, theo lời kinh chiều, tiếng kệ sớm đưa người vào con đường thánh đạo, chân tâm. Nơi đây đã đánh dấu một chặng đường lịch sử hoằng pháp và in vết tích đạo vàng của chư Phật, chư Tổ từ ngàn xưa.

Hiện tiền Tăng bảo thành kính chấp tay nguyện cầu cho đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Lyon, Pháp Quốc 9-9-2011

Tỳ Kheo Thích Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2024(Xem: 2943)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
24/03/2024(Xem: 2938)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
21/03/2024(Xem: 1395)
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé! Sáng nay thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2024 bầu trời Santa Ana không mưa trong sáng, đang vui nhộn đón những bước chân của chư tăng ni đang thiền hành, bách bộ trong khuôn viên chùa Bảo Quang để chờ xe bus đến dự lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di tại Huong Sen Buddhist Temple 19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570 do Ni Sư Thích Nữ giới Hương trụ trì và là trưởng ban tổ chức Đại lễ năm nay.
16/01/2024(Xem: 3565)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
16/01/2024(Xem: 2879)
Như ta đã biết, Phật Giáo từ Ấn Độ, 2 thế kỷ trước Tây Lịch, từ các trung tâm Phật Giáo rất lớn và rất hưng thịnh tại miền duyên hải Đông Nam Ấn Độ như Amaravati và Nagarjunakonda v.v...đã trở thành những trung tâm Phật Giáo Đại Thừa rất hưng thịnh. Chính từ phong trào Phật Giáo Đại Thừa hưng thịnh tại Ấn Độ các vị tăng sĩ đã lên các thương thuyền truyền bá Đạo Phật ra nước ngoài, trong đó có cả đến Việt Nam. Trong thời kỳ đó trung tâm Phật Giáo Luy Lâu tại Việt Nam được thành lập. Cũng chính tại đây ngài Khương Tăng Hội đã đến tu tập, và hành đạo sau đó.
15/06/2023(Xem: 20676)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/05/2022(Xem: 6374)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp. Trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất. Phái Nam Nhạc sau này hình thành hai tông: Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Phái Thanh Nguyên khai sanh ba Tông: Vân Môn, Pháp Nhãn và Tào Động. Mỗi Tông đều có phương pháp riêng tiếp dẫn hậu học, gọi chung là Ngũ gia Tông phái.
26/07/2021(Xem: 7993)
Niêm hoa ngộ chỉ, Tổ đạo sơ hưng, miên diên tứ thất diễn chơn thừa, lục đại viễn truyền đăng, dịch diệp tương thừa, chánh pháp vĩnh xương minh. Niêm hoa ngộ yếu chỉ, Đạo tổ bèn hưng long, liên tiếp 28 đời, diễn thuyết cổ xe chơn thật, sáu đời tổ sư mãi trao đèn, các cánh hoa tiếp nối, Chánh pháp mãi sáng ngời.
26/06/2021(Xem: 11679)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
01/06/2021(Xem: 31674)
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021) Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021) Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021) Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]