Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mấy điểm trọng yếu người niệm Phật nên biết.

22/04/201311:29(Xem: 4587)
Mấy điểm trọng yếu người niệm Phật nên biết.

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

HÀ NỘI - PL. 2547 - DL. 2003

Mấy điểm trọng yếu

người niệm Phật nên biết

Tác giả:Tâm Ngộ

Người dịch: Thích Nguyên Anh

--- o0o ---

Này chư đạo hữu: Tôi thường nghe Hòa thượng Tinh Vân nói, Phật tử ở đây rất tín ngưỡng Phật giáo và nghe giảng Phật pháp rất nhiệt thành, khác hẳn với những Phật tử ở những nơi khác, vì cảm thấy rất hiếm có và vô cùng vui sướng! Cho nên lần này chúng tôi có chủ ý cùng các vị pháp sư đến đây tham quan cho biết.

Tối nay được Hòa thượng Tinh Vân giới thiệu diện kiến cùng quý vị, đồng thời nói một ít Phật pháp, tôi cảm thấy rất vinh hạnh!

Lý luận Phật giáo rất tinh mật thâm áo, pháp môn tu hành cũng rất nhiều, nhưng vì quý vị thường là niệm Phật, đồng thời ở đây là hội niệm Phật, cho nên hôm nay tôi không nói những lý luận và pháp môn khác, chỉ nói chuyện cùng quý vị với đề tài “MẤY ÐIỂM TRỌNG YẾU MÀ NGƯỜI NIỆM PHẬT NÊN BIẾT”, tôi nghĩ quý vị nhất định sẽ muốn biết vấn đề này.

I. SỰ THÙ THẮNG CỦA PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Phật giáo có rất nhiều pháp môn tu hành, tham thiền, tu quán, rồi trì chú v.v... nhưng trong những pháp môn này, muốn tìm một pháp môn thù thắng nhất và dễ thực hành nhất thì chỉ có pháp môn niệm Phật mà thôi.

Tại sao nói pháp môn niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất và dễ thực hành nhất? Ðây, chúng ta sẽ có hai lý do để chứng minh.

1.- Niệm Phật là con đường dễ đi

Trong Phật giáo pháp môn tu hành tuy rất nhiều, nhưng tổng quát lại chỉ có hai con đường: con đường dễ đi và con đường khó đi. Nói là đường, chính là phương pháp tu hành, bởi vì phương pháp này có thể làm cho người ta giải thoát khỏi phiền não trói buộc và đau đớn bức bách mà đạt đến cảnh giới an vui tự do, giống như nhờ con đường mà mọi người đi được từ chỗ này đến chỗ kia vậy, cho nên gọi là con đường. Gọi là con đường dễ đi và con đường khó đi, chính là phương pháp dễ hành và phương pháp khó hành. Con đường khó đi như tham thiền và tu quán đã nói ở trên, con đường dễ đi là niệm Phật. Bởi vì tham thiền và tu quán là hoàn toàn dựa vào sức mạnh của tự lực, mà sức mạnh tự lực của chính mình thì còn rất yếu, nếu muốn lấy sức mạnh yếu kém của mình để giải thoát những sự trói buộc của phiền não và rất nhiều sự bức bách đau đớn của thế gian thô trọng, vậy thì khó lắm! Khó lắm! Cho nên những pháp môn dựa vào sức tự lực gọi là con đường khó đi.

Pháp môn niệm Phật là pháp môn dựa vào tha lực, tha lực chính là Phật lực, Phật lực thì bất khả tư nghì, chúng ta nếu dựa vào Phật lực để cầu giải thoát thì dễ hơn. Ví như chúng ta muốn đến một nơi rất xa, nếu đi bộ thì cực mà lại lâu tới nơi; nếu đi thuyền hoặc máy bay thì khỏe lại nhanh đến. Cầu giải thoát bằng pháp môn niệm Phật thì như đi thuyền hay máy bay vậy, có thể thu được hiệu quả gấp bội lần. Cho nên pháp môn niệm Phật gọi là con đường dễ đi.

Bây giờ, lấy sự thật dưới đây để làm ví dụ chứng minh.

Ngày xưa có một người thợ rèn họ Hoàng, mọi người quen gọi ông ta là Hoàng thợ rèn. Vì cuộc sống, Hoàng thợ rèn phải vất vả từ sáng sớm đến tối mịt, vì thế ông chán ngán thân người, làm người khổ, chẳng có ý vị gì.

Một hôm nọ, có một người xuất gia đi ngang qua lò rèn ông ta, Hoàng thấy như bắt gặp được vị cứu tinh, vội vàng bỏ búa xuống chạy ra mời vào.

- “Thưa sư phụ! Con vì ba bữa cơm mà cực khổ quá, cả ngày đứng bên lò lửa, thật là chịu hết thấu! Xin sư phụ từ bi, dạy con một phương pháp giải thoát khổ đau!” Hoàng thợ rèn thỉnh cầu một cách khẩn thiết.

Nhưng vị tăng nhân không dạy ông ta phương pháp giải thoát khổ đau nào, chỉ bảo ông ta niệm Phật. Ngài nói:

- “Ông muốn tôi dạy cho phương pháp giải thoát khổ đau, dễ thôi, chỉ cần niệm Phật làđược. Chẳng phải ông cả ngày đứng bên lò lửa đập sắt sao? Thế này nhé, lúc đạâp sắt, giơ búa lên ông niệm một câu “A Di Ðà Phật”, nện búa xuống lại niệm một câu “A Di Ðà Phật”, hômnay trở đi ông cứ làm không ngừng như vậy cho tôi, chắc chắn nỗi thống khổ của ông sẽ được giải thoát.”

Hoàng thợ rèn nghe xong vui mừng khôn xiết, y giáo phụng hành ngay. Ông vừa đập sắt vừa niệm Phật không ngừng nghỉ, cả ngày đều như vậy. Mọi người thấy thế đều bảo ông ta ngu ngốc, đập sắt cả ngày đã mệt lắm rồi, nay lại thêm niệm Phật nữa, làm gì thế cho thêm cực, bèn khuyên:

- “Ông đập sắt chẳng phải là đã quá cực rồi sao? Sao lại phải niệm Phật để cho cực thêm? Thấy sức khỏe của ông, tôi nghĩ hay là ông đừng niệm Phật nữa.”

Hoàng thợ rèn cười nói: “Các ông không biết thần diệu của niệm Phật, các ông biết không, lúc chưa biết niệm Phật, làm việc tôi luôn cảm thấy quá nhọc nhằn, nhưng sau khi niệm Phật, thì tôi không thấy mệt nhọc nữa, ngược lại còn cảm thấy sung sướng!”

Vậy thì vì lý do gì? Bởi vì Hoàng thợ rèn lúc chưa biết niệm Phật, khi đập sắt ông ta luôn nghĩ đến đập sắt, cho nên mới thấy mệt. Hôm nay biết niệm Phật rồi, tuy vẫn làm công việc cũ, nhưng tận cùng đáy lòng ông luôn nghĩ đến Phật, đặt hết niềm hy vọng trên cõi Tây phương, vì thế tinh thần vô cùng phấn khởi, cho nên quên hết nhọc nhằn.

Sau này Hoàng thợ rèn vãng sinh bên lò lửa! Khi lâm chung ông ta nói kệ rằng: “Bon bon beng beng, luyện lâu thành thép, bình yên đã tới, tôi về Tây phương.” Nói xong nhắm mắt thị tịch.

2.- Pháp môn niệm Phật phổ biến cho cả ba căn

Trong Phật pháp nói chúng sinh có ba loại căn cơ: Thượng căn, trung căn và hạ căn. Pháp môn tham thiền, tu quán dựa vào tự lực, chỉ thích hợp cho bậc thượng căn và trung căn, bậc hạ căn thì không cách gì tu trì được; chỉ có pháp môn niệm Phật mới là pháp môn phổ thông cho tất cả, thượng căn tu được, trung căn cũng tu được, hạ căn cũng được, tất cả đều tu được hết. Bậc thượng căn như Bồ tát Ðại Thế Chí mà cũng chứng Viên giác từ pháp môn niệm Phật; những bậc trung căn như rất nhiều đại đức niệm Phật xưa nay; hạng hạ căn là những người tầm thường, cho đến những kẻ đại ngu tối đều có thể niệm Phật vãng sinh, như Hoàng thợ rèn đã nói trên đây là một ví dụ. Do đó, nên nói pháp môn niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất. Ðây là điểm thứ nhất mà người niệm Phật nên biết.

II. NHÂN DUYÊN CỦA PHẬT A DI ÐÀ VỚI THẾ GIỚI TA BÀ

Ðây là điểm thứ hai mà người niệm Phật nên biết. Bởi vì danh hiệu Phật mà chúng ta niệm hiện nay là danh hiệu Phật A Di Ðà, cho nên cần phải biết nhân duyên tất yếu của Phật A Di Ðà với thế giới Ta bà, nhân duyên này có thể chứng minh bằng hai điểm sau:

1.- Ðức Phật A Di Ðà vì sự đau khổ của chúng sinh mà phát nguyện thành tựu thế giới Cực lạc

Mục đích mà chúng ta niệm Phật A Di Ðàmuốn vãng sinh thế giới Cực lạc, mà thế giớiCực lạc thành tựu là do đại nguyện của Phật ADi Ðà. Phật A Di Ðà vì sao phải phát nguyện thành tựu thế giới Cực lạc? Vì Phật A Di Ðà lúc chưathành Phật, thấy chúng sinh trong cõi Ta bà ngày đêm bị bức bách đủ mọi sự thống khổ, nhưđau khổ vì bệnh tật, vất vả vì phải làm ăn, chođến những đau khổ vì cuộc sống thiếu thốn; rồi đau khổ vì sự tranh chấp, đau khổ vì nạn nướccuốn trôi, lửa thiêu đốt... Vì thế, Ngài bèn phát48 đại nguyện để thành tựu thế giới Cực lạc, chonhững ai muốn lìa khổ đắc lạc, chỉ cần nhất tâm niệm danh hiệu Ngài, phát nguyện vãng sinh thế giới Cực lạccủa Ngài, Ngài sẽ lập tức tiếp dẫn họ vãng sinh thế giới Cực lạc. Ðây giống như ngài Tôn Trung Sơn, vì thấy sự thối nát của chính phủ Mãn Thanh,dẫn đến nước nhà bị các nước chủ nghĩa đế quốc sự xâm lược về kinh tế, chính trị, gây nên sự thống khổ thiếu thốn cho nhân dân Trung Quốc, bèn lập chí cách mạng, phải lật đổ chính phủ MãnThanh, chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, xây dựng một đất nước chủ nghĩa Tam Dân (dân tộc, dân quyền, dân sinh) giàu mạnh yên vui, làm cho toàn dân đạt được mục đích bình đẳng địa vị quốc tế, bình đẳng địa vị chính trị, bình đẳng địa vị kinh tế, giải quyết sự thống khổ trong cuộc sống cho nhân dân, đồng thời làm cho nhân dân được an vui trong cuộc sống.

Sao gọi là thế giới Cực lạc? Ðiều này trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật Thích Ca đã có nói rõ, Phật nói tất cả chúng sinh sinh lên nước ấy, chỉ hưởng thọ mọi sự sung sướng, không có các khổ, cho nên gọi là thế giới Cực lạc. Thế giới Cực lạc này, Ðức Phật A Di Ðà đã vì sự đau khổ của chúng sinh mà phát nguyện thành tựu, như vậy chỉ cần chúng ta chịu phát nguyện vãng sinh, nhất tâm niệm Phật, thì nhất định được vãng sinh. Cho nên chư vị niệm Phật, chỉ cần tâm thành nguyện thiết thì chắc chắc được vãng sinh Cực lạc, chắc chắc được thấy Phật A Di Ðà.

2.- Phật A Di Ðà luôn nhớ chúng ta.

Trong kinh nói Phật A Di Ðà luôn nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nhưng vì chúng sinh không nhớ Phật, nên Phật tuy thường nhớ chúng ta, mong chúng ta cùng đến bên Ngài, mà kết quả chúng ta vẫn mãi chịu khổ nơi thế giới Ta bà. Giống như người mẹ luôn nhớ đứa con lưu lạc nơi tha hương, mong nó sớm trở lại bên mình, nhưng vì con không nhớ mẹ, không muốn về nhà, để đến nỗi của cải nhà đầy không ai hưởng, mà nó vẫn lưu lạc chịu khổ nơi đất khách quê người. Nếu đứa con một khi nhớ mẹ, như khi mẹ nhớ con, thì không lâu nó sẽ được ở bên mẹ thọ hưởng niềm vui gia đình. Chúng sinh nếu một khi nhớ Phật, giống lúc Phật nhớ chúng sinh, thì cũng không lâu được ở bên Phật, thọ hưởng niềm vui Phật pháp. Kinh Lăng Nghiêm, chương Ðại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông nói: “Nếu tâm chúng sinh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai, nhất định thấy Phật”. Cho nên chúng ta nếu muốn thấy Phật, cần phải thời thời nhớ Phật niệm Phật.

Hơn nữa, nếu chúng ta chỉ để Phật nhớ chúng ta, còn chúng ta lại không nhớ Phật, vậy thì không những không thể vãng sinh thế giới Cực lạc, mà ngay cả Phật có hóa thân đến trước mặt chúng ta, chúng ta cũng không thể biết, rõ ràng đã thấy Phật, mà cũng như không thấy.

Ngày xưa, ở chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai, tỉnh Triết Giang, có thiền sư hiệu Phong Can, ngài là hóa thân của Phật A Di Ðà. Thỉnh thoảng ngài thường cỡi cọp về chùa, mọi người không ai biết ngài là người thế nào. Một ngày nọ, ngài rủ Hàn Sơn, Thập Ðắc đi triều bái Ngũ Ðài Sơn, ngài nói:

- “Ai cùng đi với ta, thì mới là bạn ta; còn ai không đi cùng, thì chẳng phải là bạn”

- “Hòa thượng triều bái Ngũ Ðài Sơn làm gì?”. Hàn Sơn hỏi.

- “Lễ Văn Thù!”. Phong Can đáp.

- “Hòa thượng không phải là bạn tôi, tôi không đi với Hòa thượng”. Hàn Sơn nói.

Thế là thiền sư Phong Can đi một mình. Lúc ngài từ Thiên Thai đến Hàng Châu, ngài gặp nhân sĩ họ Lư, tên Khâu Dận, ông ta đợi làm quan đã mấy năm, của cải trong nhà đã tiêu pha gần hết, cuộc sống đang đến hồi nguy cấp, thì được tỉnh phủ phái đến Ðài Châu làm Tri phủ, nhưng không may cho ông, đang lúc chuẩn bị lên đường nhậm chức thì ông bị bệnh đau đầu, uống bao nhiêu thuốc thang cũng không hiệu quả. Thiền sư Phong Can có chủ ý muốn đến nhà ông ta thăm bệnh, nhưng những người canh cửa quyết không cho ngài vào, ngài nói với họ:

- “Tôi đến đây là có chủ ý muốn cứu chủ các ông, sao các ông không chịu cho tôi vào thăm bệnh?”

Những người canh cửa nghe ngài nói đến cứu mạng chủ mình, bèn chạy vào báo cáo, Lư Khưu Dận bèn ra lịnh thỉnh ngài vào, Phong Can vừa thấy Lư Khưu Dận hỏi ngay:

- “Ông bị bệnh gì?”

- “Ðầu tôi đau như muốn bể!”. Lư Khưu Dận đáp.

- “Ông cho người mang một ly nước đến, tôi sẽ chữa cho ông.” Thiền sư Phong Can nói với Lư Khưu Dận.

Sau khi nước được mang đến, Thiền sư Phong Can bèn trì chú cho ông ta. Trì chú xong, ngài đổ một ít nước ra lòng bàn tay, thoa nhè nhẹ trên trán Lư Khưu Dận ba lần, kể cũng kỳ lạ, bệnh đau đầu của Lư Khưu Dận lành như vậy đấy. Thật là cảm tạ vô cùng!

- “Xin hỏi đại sư pháp hiệu gì, ở chùa nào?”. Lư Khưu Dận kiền thành hỏi Thiền sư Phong Can.

- “Tôi tên Phong Can, ở chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai, huyện Ðài Châu.”

- “Trong chùa có bao nhiêu người đạo hạnh như đại sư?”. Lư Khưu Dận lại hỏi.

- “Tôi chẳng có đạo hạnh gì cả, trong chùa có hai vị là hóa thân Bồ tát, như Hàn Sơn hóa thân của Văn Thù, Thập Ðắc hóa thân của Phổ Hiền. Họ đang ở trong chùa Quốc Thanh”.

Lư Khưu Dận nghe xong rất vui, bèn mang rất nhiều lễ vật lễ tạ Thiền sư Phong Can.Phong Can dứt khoát không nhận, đứng dậy đi ngay.

Sau khi Lư Khưu Dận đến Ðài Châu nhậm chức được ba ngày, bèn đến chùa Quốc Thanh tiến hương, ông hỏi vị thầy tri khách:

- “Hai vị đại sư Hàn Sơn, Thập Ðắc ở đâu? Phiền pháp sư dẫn chúng tôi đi bái kiến!”

Thầy tri khách nói: “Hai người ấy là Hòa thượng điên, đại quan có gì phải dặn dò?”

- “Tôi muốn lễ bái hai vị đại sĩ!”. Lư Khưu Dận nói một cách trang trọng.

- “Tôi sẽ cho người gọi họ đến.” Thầy tri khách nói.

- “Không được! Không được! Tôi phải đích thân đi bái kiến”. Lư Khưu Dận nói.

Thầy tri khách không còn cách nào khác, đành phải dẫn Lư Khưu Dận đi. Lúc đến nhà trù (nhà bếp), Hàn Sơn, Thập Ðắc đang ngồi sưởi ấm bên lò lửa, hai người vừa nói chuyện vừa cười, không ai biết họ đang nói gì. Thầy tri khách thấy họ bèn gọi lớn:

- “Hàn Sơn, Thập Ðắc đứng dậy mau, đại quan ở đây có lời muốn nói với hai ông!”

Hàn Sơn, Thập Ðắc nghe tiếng gọi bèn đứng lên, Lư Khưu Dận vừa thấy họ lập tức chạy đến đảnh lễ. Hàn Sơn, Thập Ðắc thấy tình hình không ổn bèn quay đầu bỏ chạy. Lư Khưu Dận đương nhiên không chịu để cơ hội hiếm có này mất đi một cách dễ dàng, bèn lập tức chạy đuổi theo, đến động Hàn Sơn thì hai vị đại sĩ chạy nhanh vào động, Hàn Sơn ngoái đầu lại nói:

- “Giặc! Giặc! Giặc! Lão Phong Can lắm chuyện! Ông không đi mà lễ bái Di Ðà, đến đây bái tôi làm gì?”. Nói xong bèn biến nhanh vào động.

Lư Khưu Dận chạy vào động, nhưng không thấy tung tích hai vị đại sĩ đâu. Hàn Sơn, Thập Ðắc từ đó không xuất hiện nữa, và Thiền sư Phong Can cũng từ đó không trở về lại chùa Quốc Thanh nữa. Ðây chính là Thánh nhân ứng hóa giữa nhân gian, một lần bị tiết lộ là quý ngài ẩn thân luôn.

Thiền sư Phong Can là hóa thân của Phật A Di Ðà, ngài lúc nào cũng ở bên mọi người nhưng không một ai biết, đây chẳng phải ngày ngày gặp Phật mà coi như chẳng thấy sao? Ðây chính là trong lòng không nhớ Phật niệm Phật.

III. NGHĨA RỘNG CỦA A DI ÐÀ

Ðây là điểm thứ ba mà người niệm Phật nên biết. Hiện tại mọi người đã rất nhiệt thành niệm Phật A Di Ðà, vậy thì đối với ý nghĩa của ba chữ “A Di Ðà”, chúng ta cần phải biết rõ. Nhưng nghĩa của ba chữ này rất rộng, chúng ta vì không có nhiều thời gian nên không thể nói tường tận, bây giờ chỉ khái lược đại khái ba điểm sau.

1.- Vô lượng quang và Vô lượng thọ

A Di Ðà là tiếng Ấn Ðộ, nghĩa chủ yếu của nó là có vô lượng quang và vô lượng thọ. Quang, là biểu thị cho trí tuệ, Vô lượng quang, chính là biểu thị sự quảng đại của trí tuệ không thể nghĩ bàn, đây là nói về phương diện không gian. Thọ, là biểu thị sinh mệnh dài lâu, vô lượng thọ là biểu thị sự trường cửu của sinh mệnh không thể nghĩ bàn, đây là nói về phương diện thời gian. Bây giờ chúng ta lấy lời Kinh A Di Ðà để chứng minh. Trong Kinh A Di Ðà, Phật Thích Ca nói: “Phật ấy vì cớ sao mà có tên là A Di Ðà? Bởi vì ánh sáng của Phật ấy chiếu thấu suốt khắp mười phương, cho nên có tên là A Di Ðà”. Ðây là lần thứ nhất Ðức Phật Thích Ca tự hỏi tự trả lời về nghĩa ba chữ A Di Ðà, tự hỏi tự đáp lần thứ hai là: “Phật ấy vì duyên cớ gì có tên là A Di Ðà? Bởi vì tuổi thọ của Phật ấy vô lượng vô biên bất khả tư nghì, cho nên có danh hiệu là A Di Ðà”. Do đó chúng ta có thể biết: gọi là A Di Ðà, chính là nói rõ Ðức Phật này, trí tuệ của Ngài rộng lớn không thể nghĩ bàn, thọ mạng cũng bất khả tư nghì.

Ánh sáng chiếu xuyên đêm tối, trí tuệ dứt sạch ngu si, đêm tối sẽ làm cho chúng ta không thấy được cảnh tượng trước mắt, làm cho người ta va tường chạm vách, rơi hố sụp hầm, nguy hiểm cho sinh mạng; ngu si làm cho con người không hiểu rõ chân lý vũ trụ nhân sinh, làm cho người ta suy nghĩ sai lầm, hành động ngu muội, tạo nên quả báo đau khổ. Cho nên đêm tối và ngu si, thì ai cũng chán và muốn phá trừ. Ánh sáng sẽ làm cho người ta thấy rõ ràng ảnh tượng trước mắt, làm cho người ta đi đúng đường, đạt được mục đích muốn đạt; trí tuệ làm cho người ta thấu rõ được chân lý nhân sinh, làm cho người ta suy nghĩ đúng đắn, hành động hợp lý, hoàn thành nhân cách cao nhất, đạt được cảnh giới tự do, an vui, giải thoát tự tại. Cho nên ánh sáng và trí tuệ là điều mà ai cũng muốn truy cầu. Trong lòng mỗi người chúng ta đều có đêm tối và ngu si, mục đích đầu tiên của niệm Phật chính là vì phá trừ đêm tối và ngu si để thu được ánh sáng và trí tuệ.

Thọ mạng lâu dài, cũng là điều mà ai cũng mong muốn, thế nhưng thọ mạng của con người đều rất ngắn ngủi, tuổi thọ cao nhất không quá trăm năm, đây là điều đáng tiếc lớn nhất của đời người! Nhưng nếu chúng ta muốn bù đắp điều đáng tiếc lớn này, chỉ có thành tâm niệm Phật, bởi vì khi thành tâm niệm Phật chúng ta được vãng sinh Cực lạc, thọ mạng của chúng ta cũng vô lượng vô biên bất khả tư nghì như Ðức A Di Ðà vậy.

Nhưng điều mà ở đây chúng ta càng phải biết là: Ðức Phật mà chúng ta đang niệm đây đương nhiên là ở thế giới Tây Phương Cực lạc, nhưng trong bản thân của mỗi người chúng ta đây cũng đầy đủ đức tướng A Di Ðà, A Di Ðà này là gì? Chính là chân tâm của chúng ta. Niệm Phật, là dùng danh hiệu của Phật để thức tỉnh A Di Ðà Phật của tự tâm chúng ta, A Di Ðà Phật của tự tâm chúng ta một khi hiện tiền, thì chúng ta tức khắc đồng Phật A Di Ðà không khác: ánh sáng chiếu thấu suốt khắp mười phương; thọ mạng vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Phật pháp chú trọng tất cả do tâm tạo, nói tâm chính là Phật, tâm làm Phật là lý này vậy.

2.- Ðầy đủ vạn đức.

Chúng ta phải biết: Phàm là danh hiệucủa chư Phật, đều y nơi đức mà lập. Ðức có rấtnhiều, nhưng trong Phật giáo tổng quát có hai loại là: Trí đức và phước đức. Trí đức là do tu mà được, phước đức nhờ lợi tha mà thành. Vô lượng quang của A Di Ðà, tức đầy đủ trí đức; vô lượng thọ của A Di Ðà, tức hàm đủ phước đức, cho nên một câu A Di Ðà tức đầy đủ muôn đức. Niệm A Di Ðà tức bằng với tu hành vạn đức. Cho nên danh hiệu A Di Ðà Phật này, các bậc đại đức xưa nay đều khen ngợi là hồng danh vạn đức.

3.- Niệm A Di Ðà Phật tức đồng với niệm tất cả Phật

A Di Ðà Phật cố nhiên là đức hiệu của một vị Phật, nhưng ý nghĩa của A Di Ðà thì lại thông với tất cả Phật. Bởi vì bản thể của tất cả Phật đều là vô lượng quang, vô lượng thọ, tất cả Phật đều là từ trong nhân địa tu hành trang nghiêm vạn đức bằng tự lợi lợi tha, cho nên tất cả Phật đều có thể gọi là A Di Ðà, và một A Di Ðà Phật cũng có thể đại diện cho tất cả Phật. Trong pháp quán tướng đẹp sáng ngời của Phật A Di Ðà, pháp quán thứ chín trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Kiến thị sự giả, tức kiến thập phương chư Phật.” Lại nói:“Tác thị quán giả, danh quán nhất thiết thân Phật.” Kiến thị sự giả, chính là thấy Phật A Di Ðà. Tác thị quán giả, chính làquán Phật A Di Ðà. Ðây chính là nói: ThấyPhật A Di Ðà, tức là thấy mười phương chưPhật, quán Phật A Di Ðà, tức là quán tất cả Phật. Ðã thấy Phật A Di Ðà, quán Phật A Di Ðà, tức là thấy mười phương chư Phật, quán mười phương chư Phật, vậy thì niệm Phật A Di Ðà, đương nhiên là cũng như niệm tất cả Phật. Cho nên công đức niệm Phật A Di Ðà là không thể nghĩ bàn vậy.

IV. BA MÓN TƯ LƯƠNG CỦA TỊNH ÐỘ

Ðây là điểm thứ tư mà người niệm Phậtnên biết. Chúng ta niệm Phật không phải là vì đểtiêu khiển thời gian, cũng không phải là để cầu bìnhan, hay là để cầu phù hộ độ trì ăn nên làm ra,nếu như vậy, thì đã làm mất đi ý nghĩa chân chínhcủa niệm Phật. Chúng ta niệm Phật là để cầu tịnhhóa thân tâm, vãng sinh Tịnh độ; Tịnh độ là mụcđích lý tưởng của người niệm Phật chúng ta. NhưngTịnh độ mà trong Phật giáo nói có rất nhiều,nhưng hôm nay chỉ nói Tịnh độ mà mọi ngườiniệm Phật A Di Ðà phát nguyện vãng sinh, đóchính là thế giới Tây phương Cực lạc thành tựunhờ đại nguyện của Phật A Di Ðà. Thế giới Cựclạc vì sao lại gọi là Tịnh độ? Ðộ tức là cõi, Tịnh độ chính là thế giới thanh tịnh. Bởi vì bất cứngười nào sinh lên thế giới Cực lạc, thân tâm họ cũng đều thanh tịnh: Thân, không có nhữnghành vi sát, đạo, dâm, vọng; Tâm, không có các ýniệm tham, sân, si, mạn, nghi... cả ngày đều hànhPhật pháp, nghĩ Phật pháp, lìa tất cả những lỗi tạp nhiễm, đầy đủ tất cả công đức thanh tịnh; không có sự nhiễu loạn của phiền não, không có sự losợ vì sống chết, đây là tịnh hóa nhân sinh. Thứ hai,nói về tịnh hóa thế giới: trong thế giới Cực lạc,không có sự gồ ghề cao thấp của núi đồi, khevực; cũng không có sông dài biển rộng, gió to sóngdữ; một dãy bình nguyên vô tận, cát vàng trải làmđất, lầu các bằng bảy thứ báu kim ngân, lưu ly,pha lê, xa cừ... từng dãy lan can, từng hàng câybáu; đáy ao toàn bằng vàng, đầy nước tám côngđức, la võng ánh triệt lẫn nhau, ngày đêm sáuthời, tiếng chim kêu, tiếng gió thổi đều là những thời thuyết pháp, thật là một cõi nghiêm tịnh vàmỹ diệu không gì so sánh! Do tịnh hóa nhânsinh và tịnh hóa thế giới, cho nên gọi là Tịnh độ.

Thế giới Cực lạc quả thật là thế giới lý tưởng nhất, nếu như chúng ta được sinh về thế giới Cực lạc, thì muốn gì được nấy, không thiếu thứ gì, thật là cực kỳ sung sướng! Nhưng thế giới Cực lạc và thế giới Ta bà đau khổ bức bách chúng ta đây cách nhau quá xa, theo trong Kinh A Di Ðà nói, từ thế giới chúng ta đây đến thế giới Cực lạc, phải trải qua mười vạn ức cõi Phật (100.000 ức), cho nên chúng ta nếu muốn cầu sinh thế giới Cực lạc, cần phải trang bị một số tư lương phong phú tương đương mới khả dĩ. Không thì, đoạn đường dài vô tận như vậy thật không dễ dàng đạt đến. Vậy thì tư lương phong phú này là gì? Thông thường có ba loại sau:

1.- Tín tâm bền chắc

Tin là mẹ của mọi sự thành công, chúng ta bất luận làm một công việc gì, cũng không thể thiếu niềm tin, nhất là tu học Phật pháp. Vì sao? Vì Phật pháp là cảnh giới của Phật, cảnh giới của Phật tâm lượng của chúng ta không thể đo lường đạt đến, chỉ có dùng niềm tin để tiếp thọ, cho nên nói biển lớn Phật pháp chỉ có niềm tin mới vào được. Chúng ta học Phật pháp niệmPhật, thứ nhất phải có đủ niềm tin, tin là nguồn củađạo, là mẹ của công đức, không đủ niềm tin, thìtất không thể thu được lợi ích Phật pháp. Gầnđây có một số người cuồng vọng, cho rằng mình có đầymột bụng trí tuệ, còn hơn cả Phật, nói Phậtchẳng khác gì người thường tình, Bồ tát chẳng quacũng chỉ là phàm phu, nào là cảnh giới mà trong Phật pháp cho rằng trí tuệ rơm rạ của những kẻthường tình không thể trắc lượng là phi hữu, chẳng có một chút tín tâm, thấy biết tà vạy, những người tự cho rằng mình có một túi đầy trí tuệ thật ra là những kẻ mít đặc, ngu si vô cùng, không còn một chút thiện căn, hạt giống tội lỗi gieo khắp, tương lai nhận lấy tội báo nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi! Tôi vạn phần mong mỏi các đồng đạo phải xây dựng niềm tin cho chắc chắn, đừng để những tà thuyết ấy mê hoặc, như vậy mới đạt được mục đích mà quý vị mong cầu.

Nhưng niềm tin vững chắc mà ở đây muốn nói là phải tin những gì? Thứ nhất, tin lòng mình. Nhưng tâm này hoàn toàn không phải chỉcho cái tâm ý thức vọng tưởng tạp loạn củachúng ta hiện nay, mà là chỉ cho cái tâm chânnhư của thật thể khởi theo sở y. Tâm này tồn tạiba đời, biến khắp mười phương, không bị hạnchế bởi thời gian không gian; núi sông đại địa,chư Phật chúng sinh, đều là tâm này hiện, tâmnày tạo tác. Trong Kinh Phật đã nói mỗi chúngta đều có tâm này, đều có thể nương nơi tâm này mà thành Phật. Hiện tại chúng ta tuy chưa có trí tuệ để thể hội nó, nhưng chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng chúngta có tâm như vậy, y tâm này mà tu hành nhấtđịnh sẽ thành Phật! Ðây chính là tin chínhmình.

Thứ hai, tin lời dạy của chư Phật. Pháp môn niệm Phật chính Ðức Thích Ca nói ra, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử,Ngài là người nhất thiết trí thân chứng thật tướng các pháp, chắc chắn Phật không lừa dối chúng sinh, giáo pháp mà Phật nói tuyệt đối không sai! Chúng ta phải triệt để tin giáo pháp của Phật, Phật nói có thế giới Cực lạc, niệm Phật có thể vãng sinh, thì chúng ta tuyệt đối thực hành theo lời Phật dạy. Ðồng thời tin thế giới Cực lạc thành tựu là do đại nguyện của Phật A Di Ðà, lại chư Phật sáu phương xuất ra tướng lưỡi dài rộng cùng tán thán, Phật A Di Ðà tuyệt không có nguyện dối! Chư Phật sáu phương há có hai lời sao? Phải hạ quyết tâm niệm Phật cầu vãng sinh như thế: Ðây là tin lời dạy của chư Phật.

Thứ ba, tin nhân niệm Phật. Ðây là tin niệm Phật chắc chắn vãng sinh. Vào thời quá khứ xa xưa có một bác tiều phu, một hôm lúc đang kiếm củi trên núi, bỗng nhiên thấy một mãnh hổ từ xa lao tới, bác ta sợ quá, muốn chạy mà không dám chạy, muốn trốn mà không có chỗ trốn, đang lúc ngàn cân treo sợi tóc này, bác bỗng ngoái đầu lại thấy một gốc cây, bèn vội vàng tót lên tận ngọn. Con hổ cũng không vừa, thấy bác tiều ở tít trên ngọn cây, nó bèn ra sức gặm gốc cây. Bác tiều ở trên ngọn thấy gốc câybị gặm sắp đổ, thất kinh, tự nhiên buộc miệngthốt ra ba tiếng “Nammô Phật”. Kể cũng kỳ lạ, mãnh hổ nghe tiếng Nammô Phật bỗng nhiên sợ thót giật chạy. Nhờ thiện căn của câu “Nammô Phật” vào thời quá khứ, sau bác tiều phu được PhậtThích Ca độ xuất gia, chứng A la hán. Câu Nammô Phật niệm một cách vô tình mà còn có thểlàm nhân duyên đắc đạo, huống hồ gì là cố ý niệm hay chuyên tâm? Cho nên chúng ta phảitriệt để tin tưởng niệm Phật nhất định đượcvãng sinh.

Thứ tư, tin quả niệm Phật. Quả niệm Phật là gì? Chưthượng thiện nhân vãng sinh Tây phương Cực lạc thế giới, là quả niệm Phật, bởi vì họ đều nhờ nhân niệm Phật mà được vãng sinh. Gọi là tin quả niệm Phật, chính là tin sâu chư thượng thiện nhân, đều nhờ nhân niệm Phật mà được vãng sinh. Hiện tại chúng ta niệm Phật, tương lai nhất định sẽ đạt được quả vãng sinh.

2.- Thệ nguyện khẩn thiết

Nguyện, chính là chí nguyện. Chúng ta tin pháp môn niệm Phật, phát tâm niệm Phật, cần phải phát thệ nguyện khẩn thiết để cầu vãng sinh thế giới Cực lạc. Nếu chỉ tín hoặc niệm, mà không phát nguyện vãng sinh, thì cho dù tín một cách chân thành, niệm siêng năng cách mấy, khi lâm chung cũng không thể được Phật tiếp dẫn vãng sinh, đây không phải là Phật không đến tiếp dẫn, mà là vì chính quý vị không có tâm nguyện. Ví dụ như tôi rất mong muốn nhữngngười trên đường vào chùa Lôi Âm chúng tôi nghe giảng pháp, nếu trong đó có người muốn đi thì tôi vừa bảo là họ hoan hỷ đi theo tôi ngay; còn đối với những người không muốn đi, bảo họ đi họ đã không đi, thậm chí còn mắng lại là đồ vô duyên nữa. Phật cũng thế, quý vị muốn đi Phật mới tiếp dẫn quý vị, quý vị không muốn đi Phật không thể miễn cưỡng tiếp dẫn quý vị đi. Cho nên những người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ thì không thể không phát thệ nguyện khẩn thiết, người xưa nói “nguyện bất thiết bất sinh Tịnh Ðộ”, lời nói này quả chân thật không hư dối!

Có người nói với tôi, tôi niệm Phật cũngđã từng phát nguyện, nhưng nguyện được mấy ngàyrồi quên mất, không thể giữ lâu dài, lại càngkhông thể khẩn thiết, thầy có cách gì giúp tôigiữ tâm nguyện lâu dài và được khẩn thiết chăng? Lúc ấy tôi nói với họ: Quý Phật tử muốn giữtâm nguyện lâu dài và khẩn thiết, tất nhiên là có cách: thứ nhất, đối với thế giới hiện thực cần phải cótâm lý chán lìa triệt để; thứ hai, đối với thế giới lý tưởng cần phải có nguyện vọng vui cầu tích cực. Nhưng phải như thế nào mới có thể đối với thế giới hiện thực sinh khởi tâm lý chán lìa triệt để? Ðây phải thường phải quan sát đời người hiện thật vô thường, khổ, bất tịnh; thế giới hiện thực là ác trược, nguy hiểm, không có chỗ nào đáng lưu luyến. Thường tư duy quán tưởng như thế, thì đối với tự nhiên giới sẽ sinh tâm lý chán lìa. Lại phải thế nào mới có thể đối với lý tưởng giới khởi nguyện vọng vui cầu tích cực? Ðây phải thường quán tưởng thế giới Tây phương Cực lạc, là “Pháp Tạng Bồ tát (tên của Phật A Di Ðà) nhờ đại nguyện lực mà thành tựu thiện căn xuất thế”, là “Phật A Di Ðà nhờ lực khéo trụ trì mà đáng bậc Pháp vương”,đầy đủ vô lượng trang nghiêm mỹ diệu; Phật ADi Ðà và thân tướng của các Bồ tát thành tựu nhờ vôlượng công đức, ánh sáng vô lượng, trang nghiêm không gì sánh bằng. Thường tác quán như vậythì đối với thế giới Tịnh độ của lý tưởng giới tự nhiên sẽ khởi nguyện vọng tích cực vui cầu.Triệt để chán lìa thế giới hiện thực, tích cực vui cầu thếgiới lý tưởng, thì tâm nguyện tự nhiên sẽ khẩnthiết. Có tâm nguyện khẩn thiết rồi, thì ngàyvãng sinh là chắc chắn!

3.- Thực tiễn thỏa đáng

Chúng ta học Phật, cầu vãng sinh Tịnh độ, trước hết tất nhiên là phải có tín, thứ đến là nguyện, và cuối cùng càng cần thiết hơn là phải có hạnh, hạnh chính là thực tiễn. Nếu như không cóhạnh, tuy vẫn có tín có nguyện, nhưng tín ấy nguyện ấy chỉ là hư nguyện hư tín mà thôi, chẳng giúp ích được gì. Cho nên tín nguyện hạnhnhư đỉnh ba chân, thiếu một không thể được. Chúng ta muốn cầu sinh Tịnh độ, cần phải lấy tín nguyện để dẫn đường cho hạnh, lấy hạnh để thực hành tín nguyện, như vậy, mới có thể đạt được kết quả như dự tính.

Nhưng, hạnh muốn nói ở đây là hạnh gì? Chính là niệm Phật. Nhưng niệm Phật có rất nhiều cách niệm khác nhau, có thật tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật, rồi trì danh niệm Phật... và... nhưng trong rất nhiều cách niệm này, chỉ có trì danh niệm Phật là thỏa đáng nhất! Bởi vì trì danh niệm Phật đã dễ học lại dễ hành, lại đạt được kết quả cao, chỉ một câu A Di Ðà Phật niệm rõ ràng, thông suốt là được.

Có người nghi hỏi: Một câu A Di Ðà Phật chỉ có bốn chữ, có thể lìa Ta bà sinh Tịnh độ được sao? Cứu cánh mấu chốt này ở chỗ nào?

Ðây thật là một vấn đề, nhưng giải đáp lại rất đơn giản.

Thứ nhất, chúng ta sở dĩ cứ chịu khổ mãi ở trong thế giới Ta bà này, là bởi trong lòng chúng ta có quá nhiều phiền não, phiền não như đêm tối; A Di Ðà Phật là vạn đức hồng danh, như ánh sáng. Ánh sáng chiếu vào đêm tối, đêm tối tất bị tiêu diệt; danh hiệu Phật đi vào phiền não, phiền não tất sẽ không còn.

Thứ hai, chúng ta sở dĩ không thể giải thoát sinh tử là do sự chiêu cảm của ác nghiệp, ác nghiệp như độc của mũi tên, A Di Ðà Phật là vạn đức hồng danh, thí như trống trừ độc; trống trừ độc vừa vang lên, độc tức khắc tiêu trừ, vừa niệm một niệm A Di Ðà Phật, ác nghiệp tiêu ngay lập tức. Ðiều đang nói đây vẫn còn là phương diện tiêu cực, nếu nói phương diện tích cực, niệm danh hiệu A Di Ðà Phật, còn có thể tăng trưởng vô lượng công đức. Niệm danh hiệu A Di Ðà Phật, một mặt đã trừ được phiền não, tiêu nghiệp chướng, thì Ta bà đau khổ tất sẽ được lìa; mặt khác lại có thể tăng trưởng công đức, được Phật tiếp dẫn, thì Cực lạc an vui chắc chắn được sinh. Cho nên nói một câu danh hiệu A Di Ðà, tức khắc được lìa Ta bà sinh Tịnh Ðộ.

Nếu chư vị có thể đem đạo lý vừa nói trên đây, suy nghĩ cho sâu sắc, đồng thời thiết thực thực hành được đầy đủ ba món tư lương Tín Nguyện Hạnh thì Tịnh độ Cực lạc chắc chắn sẽ có chỗ cho quý vị.

LƯỢC THUYẾT PHÁP MÔN VÃNG SINH AN LẠC ÐỘ

TÍN

Pháp môn niệm Phật vãng sinh Tịnh Ðộ, không ra ngoài ba điểm trọng yếu Tín, Nguyện, Hạnh.

Tín, có nghĩa là sau khi dứt hết mọi nghi ngờ, hiểu rõ rốt ráo, chí tâm quyết đạt đến mục đích. Tín có ba: Tín tự tâm, tín Phật độ, tín pháp môn.

Tín tự tâm

1.-Tin bản tâm của chính mình xưa nay không hề sinh diệt, không có khởi đầu không có kết thúc, liên tục mà hằng hữu, tùy duyên mà chuyển biến. Sinh ra rồi chết đi, tuy nhiên chết mà không đoạn mất; chết đi rồi lại sinh ra, tuy sinh ra nhưng chẳng phải thường; chiêu quả mà có nhân, rồi nhân chín mùi thành quả, chứ chẳng phải tình cờ một đời, cho nên phải cầu niềm vui chân thật vĩnh viễn. Vì nghiệp mà thọ thân này, rồi thân này lại đi tạo nghiệp, vì không thể một đời liễu được sinh tử, cho nên cần phải suy nghĩ cho thấu đáo. Nổi lên chìm xuống trong biển khổ sinh tử, mơ hồ trong sáu thú, biết rồi trôi nổi về đâu! Mờ mịt trong tam đồ, rồi bị chưng nấu, bị giam cầm, mổ giết, đáng sợ biết bao! Thân người khó được nay đã được, Phật pháp khó nghe nay được nghe, hãy nhanh lên: “Một tấc thời gian một tấc vàng, tấc vàng khó đổi tấc thời gian”. “Con rùa mù gặp được bọng cây, danh hiệu Phật hãy nhanh trì niệm”. Cho nên nói: “Thân này nếu không đời này độ, lại đợi đời nào mới độ thân”.

2.-Tin bản tâm của chính mình vốn là chân tánh, tức Phật tánh, cho nên chính mình vốn đầy đủ Phật tánh, xưa nay vốn đủ trí tuệ đức tướng Như lai. Nếu được thiện tri thức dẫn đường, quy y Tam bảo Phật Pháp Tăng, siêng năng tu tập tất sẽ chứng đắc. Cho nên nói: “Khuyên anh nỗ lực đầu sông vượt, chắc chắn trên thuyền ngập ánh trăng.”

3.-Tin chính mình từ vô thỉ kiếp đến nay, đã từng làm trời, cũng đã từng sinh làm người. Tất cả chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng trong ba đời mười phương thế giới, đã từng phân thân hằng hà sa số nhiều như cát bụi để lợi ích quần sinh, chính mình cũng đã từng nhiều đời gây phước huệ, gieo trồng thiện căn, cho nên đời nay mới được nghe Phật pháp, lại được phát khởi tâm tín nguyện. Tuy vì mê muội không tự giác biết, nhưng phải tin rằng thường được chư Phật hộ niệm, cho nên cần phải phát tâm tinh tấn dõng mãnh, lập chí kiên xác bền chắc. Chư Phật chư Bồ tát đại từ đại bi, đại hùng đại lực trong ba đời mười phương, không có chỗ nào là không cảm ứng, không có căn cơ nào là không nhiếp phục, chính mình quả có tín kính tu tập, chắc chắn chư Phật Bồ tát sẽ cứu độ tiếp dẫn. Hãy xem những người vãng sinh Tịnh độ bất luận là nam nữ tăng tục, cũng đều nhờ lực thiện căn nhiều đời, lực tu tập kính tín hiện kiếp, lực chư Phật Bồ tát cứu độ tiếp dẫn, tất cả đều được vãng sinh Tịnh độ, thành đại Bồ tát; ta cũng như thế, có nguyện tất thành tựu. Cho nên nói: “Ai kia trượng phu ta đây cũng thế, không nên tự khinh khi rồi thoái khuất.”

Tín Phật độ

1.-Tin Phật A Di Ðà trước kia cũng là phàm phu như ta, từ bỏ vương vị theo Phật xuất gia, phát tâm đại Bồ đề, bốn mươi tám đại hoằng thệ nguyện, nhiều đời lập hạnh không thoái chuyển. Nhờ lực hạnh nguyện và lực thiện căn những chúng sinh được giáo hóa thành thục mà thành tựu cõi Tịnh độ trang nghiêm, thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác với những người cùng nguyện hạnh đồng sinh trong ấy, thọ mạng, quang minh vô lượng, cho nên gọi là Cực lạc thế giới A Di Ðà Phật.

2.-Tin từ cõi Ta bà thế giới này, đi thẳng về hướng Tây, qua một trăm ngàn ức cõi Phật, quả thật có một thế giới An lạc, là cõi Tịnh độ Phật A Di Ðà giáo hóa, hai đại Bồ tát Quán Âm, Thế Chí, đến vô lượng vô số Bồ Tát Thánh Hiền Tăng trong biển lớn thanh tịnh thường cùng nhau nhiễu quanh Phật nghe Phật thuyết pháp, hành theo pháp Phật, từ Phật pháp nhân chứng Phật pháp quả, vĩnh viễn lìa khỏi khổ nạn, được đại giải thoát, thần thông diệu dụng, hóa thân khắp mười phương, tu Phật công đức, thu nhiếp những ai hữu duyên đều về Tịnh độ. Hết thảy đều hoa sen hóa sinh, tùy theo tín tâm sâu cạn, nguyện lực lớn nhỏ, hành công viên thiên mà có sự khác nhau về phẩm vị – ba phẩm thượng, ba phẩm trung, ba phẩm hạ: ba phẩm hạ là những phàm phu mang nghiệp vãng sinh; ba phẩm trung là những Thánh chúng đoạn hoặc chứng chân; ba phẩm thượng là những Bồ tát hoằng trí đại bi. Phẩm hạ hạ trở xuống, lại có cấp Nghi Thành (nghi thành là ở trong cõi Tịnh độ Phật A Di Ðà, hành giả dùng tâm nghi hoặc tu thành tựu các công đức), để rộng nhiếp những người tội ác sâu nặng hoặc tín nguyện hèn yếu, khiến cho sau khi được sinh lên nước An lạc, hối ác tu thiện, dứt nghi sinh tín, cũng được hoa nở thấy Phật. Tuy có sự khác nhau về ba bậc chín phẩm, nhưng một lần đã thừa nguyện vãng sinh thì tất cả đều được vĩnh viễn ra khỏi khổ sinh tử, cuối cùng thành tựu quả Phật. Một lần hoa nở thấy Phật đều được y thực như ý, được vô lượng thọ, thân tâm tự do, đi khắp vô lượng cõi nước. Chim hót cây reo đều là tiếng pháp nhiệm mầu, Bồ tát Thánh chúng đều là bạn lành. Hết sức an vui, chí mỹ chí thiện, sạch sẽ trong ngần, chân thường cùng tột cho nên gọi là Phật vô lượng thọ, vô lượng quang, cực an lạc Tịnh độ.

Tín pháp môn

1.-Tin pháp môn niệm A Di Ðà Phật vãng sinh thế giới Cực lạc, chính do kim khẩu Ðức Thích Ca Mâu Ni, là vị giáo chủ của ba ngàn đại thiên thế giới nói ra, có Bồ tát Di Lặc, ngài Xá Lợi Phất và hoàng hậu Vi Ðề Hi lắng nghe; ngài A Nan phụng thừa kết tập lưu truyền; tức nay là Vô Lượng Thọ Kinh, Phật Thuyết A Di Ðà Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh vậy. Ngoài ra những Kinh Luận quán niệm Phật A Di Ðà vãng sinh cõi nước An lạc còn nhiều lắm, nói không thể hết, xin duyệt đọc trong Ðại tạng. Lúc Phật nói Kinh Vô Lượng Thọ, Xá Lợi Phất cùng các vị đại A La Hán, Di Lặc cùng chư vị Bồ tát, với vô lượng không cùng tận chư thiên chư tiên, nhân và phi nhân... đều phát nguyện vãng sinh. Lúc Phật nói Kinh Quán Vô Lượng Thọ, hoàng hậu Vi Ðề Hi y pháp tu trì, lập tức vãng sinh nước An lạc. Lúc Phật nói Kinh A Di Ðà, vô số quốc độ Phật sáu phương Ðông, Tây, Nam, Bắc, phương trên và phương dưới, Phật A Súc cùng vô lượng chư Phật đều khen ngợi Ðức Phật Bổn Sư Thích Ca, ở trong thế giới năm trược này khéo nói pháp môn tối phương tiện thù thắng này. Lịch đại Tổ sư Thánh hiền thiện tín tán dương tu tập được vãng sinh, là việc càng hy hữu, cho nên phải tin pháp môn tối chân tối tôn này.

2.-Tin pháp môn niệm Phật vãng sinh thế giới An lạc này, dưới từ chúng sinh cực ác, trên đến Ðẳng giác Bồ tát đều được tu chứng. Những chúng sinh sinh vào phẩm hạ hạ và hoa sen sắt, tức là những người đã tạo tội ngũ nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp tăng, ác tâm làm thân Phật chảy máu), làm mười điều ác (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời hoa mỹ, nói lời độc ác, tham lam, sânhận, si mê) đáng bị đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh,nhưng khi nghe pháp môn này khởi tín, phátnguyện, tu hành được vãng sinh vậy. Nhữngchúng sinh sinh vào trung phẩm, tức là những ngườisiêng năng trì ngũ giới, làm mười điều thiện,hoặc có tu chút ít thiền định, đáng lẽ sinh vào đường làm người, làm thần, làm trời dục giới, nhưng khi nghe pháp môn này khởi tín, phát nguyện,tu hành được vãng sinh. Xem trong Vãng Sinh Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục, từ những bậc đại Thánh Hiền, cho đến dâm nữ, những kẻ làm nghề đồ tể, chim chuột ếnh nhái đều có vãng sinh, thì có thể biết. Những chúng sinh sinh vào thượng trung phẩm, tức là những Bồ tát từ Hoan hỷ địa cho đến Viễn hành địa. Những chúng sinh sinh vào thượng thượng phẩm, tức là những Bồ tát từ Bất động địa đến Ðẳng giác địa. Xem trong Kinh Hoa Nghiêm Bồ tát Phổ Hiền cũng phát nguyện vãng sinh, thì có thể biết vậy. Cho nên, nên tin pháp môn này quảng đại nhất tối thắng nhất.

3.-Tin pháp môn niệm Phật vãng sinh thế giới An lạc này, lý tánh của nó tuy không thể cùng tận, công đức của nó tuy bất khả tư nghì, nhưng Phật A Di Ðà lúc trong nhân địa tu hành, đã từng phát đại nguyện nếu có chúng sinh nào trong mười phương thế giới xưng niệm danh hiệu Ngài, Ngài sẽ tức khắc hộ trì tiếp dẫn vãng sinh. Cho nên trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật Thích Ca nói: Niệm danh hiệu Phật, niệm đến nhất tâm bất loạn, tức tự biết được vãng sinh Tịnh độ. Cho nên hễ đã vãng sinh Tịnh độ, thì tiến thẳng đến thành Phật, vĩnh viễn không còn quanh co, không còn thoái chuyển. Chỉ cần niệm niệm nhớ nghĩ sáu chữ “Nam mô A Di Ðà Phật” không chút lơi lỏng, tức được đầy đủ lý tánh vô cùng tận và công đức bất khả tư nghì. Pháp môn Tịnh độ là con đường dễ đi nhất, chỉ cần mỗi sáng thức dậy xưng niệm danh hiệu A Di Ðà Phật trọn mười hơi thở, cũng chắc chắn được vãng sinh vào ngôi bất thoái, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, thẳng đến thành Phật. Cho nên gọi pháp môn này là pháp môn hoành siêu tam giới, một lần đã siêu là thẳng đến quả Phật, không như những người tu chứng từ những pháp môn khác, ban đầu phải từ trì giới hành thiện để ra khỏi ba đường ác, kế đó phải tu tập thiền định để thoát ra Dục giới, lại tu Bát nhã để vượt ra Sắc, Vô sắc giới, đến đây vẫn còn chưa được vào quả vị Bồ Tát Chánh Ðịnh Tụ, trong khoảng thời gian từ sơ hành trì cho đến ra khỏi Vô sắc giới, e rằng còn sợ phải trồi lên hụp xuống! Sao bằng được pháp môn này chỉ từ quy y Tam bảo Phật Pháp Tăng thế giới Ta bà mà quy y sang Phật Pháp Tăng thế giới Cực lạc, tức được đốn siêu tam giới? Cho nên nên tin vào pháp môn này dễ dàng nhất, diệu dụng nhất.

NGUYỆN

Tín tâm đã lập rồi, nhưng nếu không phát nguyện thì cũng như người mắc bệnh, tuy được thuốc hay, biết rằng uống vào sẽ lành bệnh, thân thể cường tráng, thêm lớn tuổi thọ. Giả sử nếu người bệnh không muốn thân thể khỏe mạnh, mặc cho bệnh tật hoành hành, hoặc dối bảo tôi chẳng bệnh tật gì cả, cơ thể tôi hoàn toàn mạnh khỏe, chẳng cần thuốc này, rồi không uống, thì không thể có một thân thể khỏe mạnh, thọ mạng lâu dài. Nay đây cũng thế, nếu không muốn lìa Ta bà, không muốn vãng sinh Cực lạc, thì vẫn không quan hệ gì với pháp môn này. Cho nên lập Tín cần phải có Nguyện trợ giúp. Ðại khái nguyện có ba:

a/ Luôn nghĩ chán Ta bà dơ nhớp, ham thích vãng sinh Tịnh độ an lạc.

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ của cõi Ta bà uế trược này thừa nguyện đại bi cứu khổ, dặn dò khuyên bảo chúng ta nên chán lìa thế giới nhơ uế này, ham thích vãng sinh thế giới Cực lạc.

Chúng ta chỉ có thuận theo lời Phật dạy, y giáo phụng hành, mới được gọi là người quy y Phật pháp, không cô phụ ân Phật vậy. 1/ Chán châu Diêm Phù Ðề này – địa cầu mà chúng ta ở đây tức ở trong châu này – nội, ngoại, cộng tam y câu khổ, nên muốn thoát ly; ham thích Cực lạc Tịnh độ – nội, ngoại, cộng tam y câu lạc, nên muốn vãng sinh. Thế nào gọi là nội, ngoại, cộng tam y câu khổ? Nghĩa là trong thì y vào tự thân mà có đói khát, nóng lạnh, mệt nhọc, dâm dục, các khổ sinh, già, bệnh, chết...; ngoài thì y vào cảnh tự nhiên mà có các khổ mưa gió, sấm chớp, gió bão, chướng khí, khói bụi, cát đá, gai góc, gồ ghề, sóng gió, cọp, sói, rắn rít, muỗi mòng...; cộng tam y câu khổ thì y vào người và cảnh mà có các khổ kiềm chế, mắng chửi, tranh đoạt, tổn hại, dâm loạn, hung dữ, gian hiểm, lừa dối, cưỡng chế, trộm cắp, bắt bớ, đao, tên, gươm, giáo, thuốc độc, lao ngục, cho đến thương yêu mà phải xa lìa, ghét nhau lại phải sống chung, anh em chém giết lẫn nhau, cầu sống không được, muốn chết chẳng xong... cho nên cõi này khó mà nhẫn chịu, thật là biển khổ; con người trong cõi này, lại là mối họa của biển khổ. Ðã vãng sinh thế giới An lạc thì vĩnh viễn thoát khỏi những khổ ách này. Hóa thân như ý, nên nội y chỉ có vui mà không có khổ; thọ cảnh xưng tâm, nên ngoại y chỉ có vui mà không có khổ; thiện hữu câu hội, nên cộng y chỉ có vui mà không có khổ. 2/ Chán thế giới Ta bà này, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, quỷ thần chan chứa, tuy được sinh lên cõi trời đi nữa, cõi trời cao nhất tuổi thọ cũng không quá chín triệu tuổi, cũng còn cái khổ tướng suy, tranh đấu. Cho dù có sinh lên đến cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng đi nữa, tuổi thọ cũng không quá tám vạn đại kiếp. Vẫn còn bị chấp tâm hạn chế, không thể tự tại, khi quả báo hết, cũng bị đọa lại trong tam đồ. Rồi lại bị quay, nướng, cắt cổ, nhổ lông, hoặc làm quỷ, hoặc làm thần, lúc làm trời, lúc làm người, luân hồi bất định, vào ra liên tục, nguy hiểm vô cùng, đáng sợ biết bao! Không chỉ làm người không ham, mà ngay làm trời cũng chẳng đoái – nếu có ý niệm muốn niệm Phật để sinh thiên, nên biết đây là ma niệm, phải diệt trừ ngay. Có ai khuyến niệm Phật cầu đời sau làm người giàu có, hoặc hưởng phước báo cõi trời, nên biết đó là quỷ niệm, chớ nên nghe theo – nên nguyện thoát khỏi ba cõi, cầu sinh thế giới Cực lạc. Cõi An lạc ấy, ngay cả cái tên ba đường ác cũng không có, hễ vãng sinh lên cõi ấy, thì là thiện nhân, hiền nhân, chân Thánh, đại Thánh, chỉ có tiến lên thêm chứ không có thoái chuyển, chỉ có được chứ không có mất, cứu cánh thành Phật, cực kỳ an ổn, vĩnh viễn không còn lo âu. Không chỉ thượng phẩm đáng quý, mà hạ phẩm cũng rất đáng mộ, nên quyết nguyện vãng sinh. 3/ Chán cõi Ta bà nhơ nhớp này, tối tăm cách trở. Cửu Ðịa chư thiên cũng còn bị câu ngại bởi tâm cảnh, không thể thông đạt với nhau; xuống đến dục giới Ngũ Thú Tạp Cư Ðịa, cũng lại chia làm ba cõi, không thể thấy nghe nhau, không thể qua lại với nhau. Một là, cõi trời qua lại thấy nghe chỉ có trời với tiên thần; hai là, cõi người qua lại thấy nghe chỉ có người với súc sinh; ba là, cõi quỷ qua lại thấy nghe chỉ có quỷ với địa ngục. Lại nữa ít biết túc mệnh, chẳng rõ lòng người, không ai chẳng tăm tối hôn mê, nên quyết nguyện vãng sinh; thích thế giới Cực lạchiển hoát khai thông, mắt Thánh thấy suốt lẫn nhau, tai Thánh nghe thông lẫn nhau, biết rõ lòng người, túc mạng thanh tịnh, thân cảnh không chướng ngại nhau, pháp tánh viên dung, ánh sáng chiếu soi khắp chỗ, nên quyết nguyện vãng sinh.

b/ Nguyện sớm vãng sinh nước An lạc, đoạn tận mọi phiền não thành Vô thượng Chánh giác

Ở thế giới Ta bà này, tuy phát tâm thành Phật, nhưng vì ác duyên đầy dẫy, thiện duyên quá ít, nên tu hành rất khó, phần nhiều đều bị thoái thất, mấy ai được thành Phật. Vãng sinh thế giới Cực lạc rồi, tức đầy đủ nhân thành Phật, đầy đủ duyên lành, hoàn toàn không có ác duyên, tu hành rất dễ, nhất định không thoái thất, hết thảy đều được thành Phật. Vì thành Phật, nên nguyện vãng sinh Tịnh độ, đó mới chính là tâm đại trí của Bồ tát. Nếu không nguyện, thì tuy được vãng sinh đi nữa, cũng không sinh vào ngôi thượng phẩm.

c/ Nguyện sớm vãng sinh Tịnh độ, được học vô lượng pháp môn và độ vô biên chúng sinh

Ở thế giới Ta bà này mà muốn một đời thành tựu hạnh Phật Bồ tát, đầy đủ trí tuệ công đức của chư Phật Bồ tát, thông đạt vô lượng pháp môn phương tiện, khéo tùy thuận tất cả căn tánh chúng sinh để hóa độ, khó vô cùng tận! Nhưng nếu hễ vãng sinh Tịnh độ, hoa khai kiến Phật, chứng vô sinh nhẫn, tức thâm đạt ngay thực tướng, thông khắp pháp tánh, phân thân mười phương cõi nước, rộng độ vô lượng chúng sinh. Vì độ sinh, nên nguyện vãng sinh Tịnh độ, đó mới chính là tâm đại bi của Bồ tát. Nếu không nguyện, thì tuy được vãng sinh đi nữa, cũng không sinh vào ngôi thượng phẩm.

HẠNH

Có tín chân nguyện thiết, nhưng nếu không thực hành tu tập, thì cũng như người bệnh tuy muốn uống linh đơn diệu dược để trị bệnh, hòng thân thể khỏe mạnh, kéo dài mạng sống, nhưng lại không uống theo đơn trị liệu, thì linh đơn diệu dược này cũng chẳng ích gì, không thể có hiệu quả; đây cũng như vậy. Cho nên tín đã lập, nguyện đã đủ, cần phải có thêm hạnh trợ giúp. Ðại khái hạnh cũng có ba:

A/ Thông hạnh

Một là, hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, cứu giúp sinh linh. Hai là, đầy đủ tướng quy Phật, quy Phật pháp, quy Phật pháp tăng, trì giới tu các phước lành. Ba là, có tâm tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, tin nhân biết quả. Ba hạnh này là hạnh thông thường của người tin Phật, và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật cũng hạnh này lấy làm hạnh trọng yếu trên bước đường vãng sinh Cực lạc.

B/ Chánh hạnh

Chánh hạnh, tức là niệm Phật A Di Ðà. Vì cầu vãng sinh Cực lạc, chỉ chuyên nhất niệm một danh hiệu A Di Ðà Phật. Niệm Phật A Di Ðà, có: Giác tánh niệm, Quán tướng niệm, Trì danhniệm. Theo như chư hiền triết cổ kim chứng nghiệm bản thân nói, thì đơn giản nhất, diệu dụng nhất là trì danh niệm Phật. Pháp trì danh niệm Phật lại có ba loại:

Một, niệm định công khóa mỗi ngày

Lại cũng có hai: 1/ Là mỗi buổi sáng thức dậy, sau khi tắm rửa xong, đến trước tượng Phật hoặc kinh Phật, thân trang nghiêm, mặt quay về hướng Tây, xướng quy y Phật lạy một lạy, quy y Pháp lạy một lạy, quy y Tăng lạy một lạy, xướng Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lạy một lạy, Nam mô A Di Ðà Phật lạy một lạy, Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ tát lạy một lạy, xướng Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Ðại Từ Ðại Bi A Di Ðà Phật ba lần, lạy ba lạy; rồi sau đó hoặc quỳ hoặc ngồi, hoặc vẫn đứng tùy ý; hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm bốn chữ A Di Ðà Phật tùy hơi thở dài ngắn, niệm trọn mười hơi. Niệm xong, lại xướng Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Ðại Từ Ðại Bi A Di Ðà Phật lạy một lạy, Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát lạy một lạy, Nam mô Ðại Thế Chí Bồ tát lạy một lạy, rồi tụng kệ phát nguyện rằng: “Nguyện sinh Tây phương Tịnh độ trung, chín phẩm hoa sen là cha mẹ, hoa nở thấy Phật ngộ vô sinh, bất thối Bồ tát là bạn lữ”. Nếu y như đây ngày ngày hành trì không gián đo��n, mạng chung chắc chắn vãng sinh nước Phật. Nếu như những ai phải làm việc ngoài đồng, không thể đối trước tượng Phật lễ bái, thì chắp tay quay mặt về hướng Tây, chỉ niệm A Di Ðà Phật và tụng kệ hồi hướng cũng đủ phép vậy. 2/ Ðịnh công khóa mỗi ngày mấy lần, niệm bao nhiêu giờ, lần chuỗi niệm Phật. Mỗi ngày định khóa niệm mấy trăm, mấy ngàn, mấy vạn tùy ý, nhưng phải tăng dần không để giảm sút. Mỗi thời phải lễ bái xướng tụng như trên, theo đó mỗi ngày hành trì không gián đoạn, lâm chung quyết định vãng sinh.

Hai, hằng thời tùy duyên niệm

Trong tất cả thời, tất cả chỗ, tùy tất cả duyên, làm tất cả việc, đi đứng nằm ngồi, nói nín động tịnh, thấy nghe hiểu biết, sắc thanh vị xúc, tâm suy nghĩ, ý quán sát, tức nhiếp sáu căn bằng danh hiệu Nam mô A Di Ðà Phật. Nếu thấy con vật bị giết mà không thể cứu, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, độ thần thức nó vãng sinh Tịnh độ. Nếu gặp người bệnh mà không thể giúp, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, quên đi đau đớn mà vãng sinh An lạc, đồng thời nên thuyết cho họ nghe về những niềm vui ở cõi Cực lạc và nguyện lực của Phật, khuyên họ chuyên niệm cầu sinh Tây phương. Nếu gặp những kẻ nhàn hạ, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, mong họ tĩnh lặng không móng khởi tạp loạn. Nếu gặp người lao động vất vả, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, mong họ siêng năng, mùa màng bội thu, khiến được yên nghỉ. Nói tóm lại, chỉ là một câu Nam mô A Di Ðà Phật tịnh niệm tương tục mà thôi. Nhưng hạnh này thật không dễ hành, tốt nhất nên kiêm tu niệm định công khóa mỗi ngày nữa, ngoài công khóa đã định mỗi ngày, chính là tu hằng thời tùy duyên niệmnày. Như vậy thật là trăm ngàn ổn thỏa.

Ba, kỳ hạn thủ chứng niệm

Sau khi thôi nghỉ việc đời, bỏ hết gia duyên, hoặc một mình, hoặc cùng thiện hữu tri thức, hoặc ở chùa, hoặc ở tịnh thất, hoặc kỳ hạn một ngày một ngày cho đến bảy ngày, bảy ngày cho đến bốn mươi chín ngày, năm ba tháng cho đến một năm, một vài năm cho đến trọn đời lễ kính Phật pháp, sám hối tội chướng, tụng Kinh Tịnh Ðộ Vãng Sinh và các kinh luật Ðại thừa, lòng lúc nào cũng phát nguyện cầu sinh Cực lạc, ngày đêm sáu thời đi đứng nằm ngồi, không rời câu A Di Ðà Phật, kỳ hạn cho mình phải niệm thành nhất tâm bất loạn, thân chứng niệm Phật Tam muội, hiện tiền tức được thấy rõ ràng Tịnh độ Tây phương an lạc và chư đại Bồ tát câu hội nhất xứ, vậy thì tuy chưa xả báo thân ở cõi Ta bà, nhưng đã chứng được quả Cực lạc rồi vậy. Cho nên những người tu theo hai cách trên, mỗi năm nên tổ chức niệm Phật bảy lần là tốt nhất.

C/ Trợ hạnh

Tùy hỷ tùy sức tu hành bố thí tài, như là ấn tống kinh sách, xây chùa tạo tượng, trai tăng, phóng sinh, xây dựng cầu cống, uỷ lạo giúp người nghèo khó, nuôi dưỡng trẻ mồ côi người già cô độc... Tùy hỷ tùy sức tu hành bố thí pháp, như là hiếu dưỡng cha mẹ, dạy người hiếu thảo với cha mẹ, giúp đỡ nước nhà, dạy người giúp đỡ nước nhà, thọ tam quy, dạy người thọ tam quy, hành trì năm giới, dạy người hành trì năm giới, tự niệm Phật A Di Ðà, dạy người niệm Phật A Di Ðà, mình tụng kinh điển đại thừa, dạy người tụng đọc Kinh điển Ðại thừa, cho đến mở pháp hội lớn, xây dựng đại pháp tràng... Nói tóm lại, phàm là những điều lành, không điều gì là không tự nêu gương, và nhất nhất đều hồi hướng vãng sinh Tây phương Cực lạc, không cầu phước báo trời người thì vạn thiện đồng quy, đồng quy Tịnh độ.

Ngài Thái Hư nói: Là người tu pháp môn này, như bỏ hết chỉ nắm lấy một vật. Tín như con mắt, cần phải nhìn thấy cho rõ ràng, đích xác vật ấy, chính xác là vật đáng lấy, chính xác là vật ta có khả năng lấy, sau đó mới lấy nó. Hành như đôi chân, cho dù từ xa mắt đã thấy mà chân không bước thì không thể lấy, rồi chân bước mà không giương tay ra nắm lấy thì cũng không thể được. Như vậy phải vận hành đồng thời cả mắt, tay, chân mới lấy được vật. Cho nên không chỉ có Tín, mà phải có cả Hạnh Nguyện; có Nguyện, không thể không có Tín Hạnh; có Hạnh, cũng không thể thiếu Tín Nguyện; hoặc là có Tín Nguyện không thể không có Hạnh, có Nguyện Hạnh không thể thiếu Tín, có Tín Hạnh tất phải có Nguyện vậy. Phật thừa diệu giác, gọi là Tín, Nguyện, Hạnh. Xác thật được có được ở đó, chính là pháp môn niệm A Di Ðà Phật vãng sinh Tịnh độ. Nắm chắc điều này, chỉ có ở con người vậy.

--- o0o ---

Vi tính:Diệu Huệ. Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]