Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Học Và Pháp Hành Trì Danh Niệm Phật (lời dạy của Hòa Thượng Thích Trí Quang, do Tỳ Kheo Thái Hòa ghi lại)

05/05/202008:47(Xem: 6905)
Pháp Học Và Pháp Hành Trì Danh Niệm Phật (lời dạy của Hòa Thượng Thích Trí Quang, do Tỳ Kheo Thái Hòa ghi lại)



Phat Di Da

ht tri quang 1923-2019
Pháp Học Và Pháp Hành
Trì Danh Niệm Phật

Trí Quang Thượng Nhân dạy.

Hậu học: Tỷ khưu Thích Thái Hòa cung kính ghi.



Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm:

1-     Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.

2-     Pháp hành: Niệm Phật đưa đến nhất tâm gồm có hai loại: Niệm lớn tiếng và niệm không có tiếng. Niệm lớn tiếng là niệm rõ ràng từng chữ: Nam Mô A Di Đà Phật. Miệng niệm chậm rãi và to, tai lắng nghe rõ ràng từng tiếng không lầm lẫn, nhờ vậy mà đưa tới nhât tâm. Niệm thầm hay niệm không ra tiếng, nghĩa là niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, niệm thầm ở trong miệng, nhưng ý thức rất rõ ràng từng chữ Nam Mô A Di Đà Phật, nhờ vậy mà đưa đến nhất tâm. Niệm Phật như vậy, thì Phật A-di-đà luôn luôn ở trên đỉnh đầu. Niệm Phật như vậy, có thể vãng sanh về thế giới Tịnh độ của Ngài hay có thể nhập vào pháp giới tạng thân của Ngài tùy sức hạnh nguyện.


3-     Quan trọng của sáu chữ Nam Mô A-di-đà Phật: Thượng Nhân dạy: Sáu chữ Nam Mô A-di-đà Phật rất quan trọng. Con số sáu một trong những pháp số rất quan trọng trong Phật pháp. Sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật liên hệ đến Lục diệu pháp môn. Nghĩa là liên hệ đến sáu pháp quán chiếu hơi thở rất mầu nhiệm.


4-     Bản thân hành trì: mỗi đêm Thượng Nhân niệm danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật đến 1800 biến, nghĩa là ba lần sáu. Mỗi lần là sáu trăm. Ba lần sáu = một ngàn tám trăm biến miệng niệm Nam mô A-di-đà Phật và tai lắng nghe một cách rõ ràng không có niệm gì khác khởi lên xen tạp.


5-     Tư thế hành trì: Ngồi kiết già, bán già, hay ngồi trên ghế thõng chân xuống mà niệm, tùy theo điều kiện của thân thể. Tuyệt đối không được nằm ngữa mà niệm Phật. Nếu bệnh có thể nằm ngữa, nhưng không duỗi chân mà co dựng hai chân lên. Khi đi vào Toilet, thì nhớ Phật để trên đầu.


6-     Truyền thống gia đình: Thượng Nhân dạy gia đình tôi đã bảy đời tu tập trì danh Niệm Phật với danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật, nay Thượng nhân cũng vậy, làm gì cũng nhớ Phật. Niệm Phật chính là nhớ Phật.


7-     Thượng Nhân dạy: Người tu tập cố gắng sống tinh tấn, tránh bệnh hoạn được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu và phải thường quán chiếu cái khổ của bị sanh để tu tập đạt đến cái tâm phiền não vô sanh; phải quán chiếu cái khổ của lão để đạt đến cái tâm bất lão; phải quán chiếu cái khổ của bệnh, để đạt tới cái tâm sáng suốt vô bệnh; phải quán chiếu cái chết để đạt tới cái tâm bất tử. Người tu không có việc gì quan trọng ngoài “Sống và Chết”. Sống chết là việc lớn.


Tam Anh Luc_HT Thich Tri QuangKính mời vào xem trang tác phẩm của Ôn Trí Quang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2010(Xem: 21222)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
10/11/2010(Xem: 8367)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
07/11/2010(Xem: 11233)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
07/11/2010(Xem: 9449)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 23561)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
04/11/2010(Xem: 4983)
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.
02/11/2010(Xem: 5233)
Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.
02/11/2010(Xem: 5222)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
02/11/2010(Xem: 9178)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
01/11/2010(Xem: 4527)
Mặc dù không thể nói nhiều nhưng tôi muốn nói ít lời này. Tulku Urgyen Rinpoche và tôi cùng quê quán ở miền Đông Tây Tạng, nhưng chúng tôi vẫn có vẻ rất xa cách nhau. Vào thời ấy chúng tôi không có phương tiện để tới với kỹ thuật tân tiến. Bởi không có máy bay, không xe lửa, không xe hơi nên mọi người phải đi bộ hay đi ngựa, vì thế một khoảng cách mà ngày nay chúng ta thấy dễ dàng vượt qua bằng phương tiện vận chuyển hiện đại thì vào thời đó nó có vẻ rất dài. Mặc dù dĩ nhiên là chúng tôi có nghe nói về nhau, nhưng mãi tới khi lần đầu tiên tôi tới Thung lũng Kathmandu thì chúng tôi mới bắt đầu có một sự nối kết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]