Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22-Tánh đơn giản của tình yêu

29/06/201115:25(Xem: 5078)
22-Tánh đơn giản của tình yêu

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 22
Tánh đơn giản của tình yêu

Một người trong cái áo choàng khất sĩ thường đến mỗi buổi sáng để hái những bông hoa nơi những cái cây trong một ngôi vườn kề bên. Bàn tay và đôi mắt ông ấy tham lam tìm những bông hoa, và ông ta hái mọi bông hoa trong tầm với. Hiển nhiên ông ta đang cố gắng dâng cúng những bông hoa cho những hình ảnh chết nào đó, một vật được làm bằng đá. Những bông hoa là những vật mềm mại, xinh xắn vừa nở dưới ánh ban mai, và ông ấy không hái nó nhẹ nhàng, nhưng giật phăng chúng ra, hung bạo tước đoạt khỏi ngôi vườn cái gì nó có. Vị thần của ông ta đòi hỏi nhiều bông hoa – nhiều vật đang sống cho một hình ảnh bằng đá không có sinh khí.

Vào một ngày khác tôi quan sát những cậu trai trẻ đang hái những bông hoa. Chúng sẽ không dâng những bông hoa này cho bất kỳ vị thần nào; chúng đang nói chuyện và cẩu thả xé nát những bông hoa, rồi quăng đi. Bạn có khi nào quan sát chính mình đang làm việc này hay không? Tôi thắc mắc tại sao bạn lại làm việc đó? Khi đi dọc theo con đường bạn sẽ bẻ một cành cây, tước hết những chiếc lá và vất nó đi. Bạn không thấy cái hành động vô ý thức này nơi bạn hay sao? Những người lớn tuổi cũng làm việc này nữa, họ có cách riêng để bộc lộ sự hung dữ bên trong của họ, tánh thiếu tôn trọng ghê tởm này cho những sự vật đang sống. Họ nói về không gây tổn hại, nhưng mọi thứ họ làm đều là hủy hoại.

Người ta có thể hiểu được hành động hái một hay hai bông hoa để gài lên mái tóc bạn, hay tặng cho ai đó khi bày tỏ tình yêu; nhưng sao bạn lại xé nát những bông hoa như thế? Những người lớn tuổi xấu xa trong tham vọng của họ, họ tàn sát nhau trong những cuộc chiến tranh và làm hư hỏng nhau bằng tiền bạc. Họ có những cách thể hiện riêng của hành động ghê tởm; và rõ ràng những người trẻ ở đây cũng như những nơi nào khác đều đang theo cùng bước chân của họ.

Vào một ngày khác, tôi đang đi dạo bên ngoài với một bé trai và chúng tôi gặp một hòn đá trên đường. Khi tôi nhặt nó ném đi, cậu ta hỏi, “Tại sao ông làm việc đó?” Việc này nói lên điều gì? Đó không là thiếu ân cần, kính trọng hay sao? Bạn thể hiện sự kính trọng vì sợ hãi, phải vậy không? Bạn lập tức nhổm dậy khi một người lớn đi vào phòng, nhưng đó không là kính trọng, đó là sợ hãi; bởi vì nếu bạn cảm thấy thực sự kính trọng bạn sẽ không bao giờ ngắt những bông hoa, bạn sẽ nhặt hòn đá khỏi con đường, bạn sẽ chăm sóc cây cối và giúp trông nom ngôi vườn. Nhưng, dù chúng ta đã già hay còn trẻ, chúng ta thực sự không có cảm giác ân cần tử tế này. Tại sao vậy? Đó có phải bởi vì chúng ta không biết tình yêu là gì hay không?

Bạn có hiểu tình yêu đơn giản là gì hay không? Không phải sự phức tạp của tình yêu dục tình, cũng không phải tình yêu Chúa, nhưng chỉ thương yêu, nhạy cảm, hòa nhã trong sự tiếp xúc trọn vẹn cùng mọi sự vật của một người. Ở nhà luôn luôn bạn không có được tình yêu đơn giản này, cha mẹ bạn quá bận rộn; ở nhà có lẽ không có thương yêu thực sự, không có sự hòa nhã, vì vậy bạn đến đây với nền tảng của vô cảm và bạn cư xử giống như mọi người khác. Và làm thế nào người ta có nhạy cảm này được? Không phải rằng bạn phải có những nội qui cấm hái những bông hoa; vì khi chỉ kềm hãm bởi những nội qui, bạn có sợ hãi. Nhưng làm thế nào nhạy cảm này hiện diện để làm cho bạn tỉnh táo không gây bất kỳ tổn hại nào cho con người, cho thú vật, cho những bông hoa?

Bạn có quan tâm tất cả việc này không? Bạn nên như thế. Nếu bạn không thích có nhạy cảm, bạn có lẽ đã chết rồi – và hầu hết mọi người đều giống vậy. Mặc dù họ ăn ngày ba bữa, có việc làm, sinh sản con cái, lái những chiếc xe hơi, mặc quần áo đẹp, hầu hết mọi người đều đã chết rồi.

Bạn có biết nhạy cảm là gì hay không? Chắc chắn, nó có nghĩa là có một cảm thấy trìu mến cho mọi thứ; trông thấy một con thú đang đau đớn và làm một việc gì đó cho nó, nhặt một viên đá khỏi lối đi bởi vì nhiều bàn chân trần đi qua đó, lượm một cái đinh trên đường bởi vì chiếc xe của ai đó có lẽ sẽ bị thủng lốp. Nhạy cảm là cảm thấy cho con người, cho những con chim, cho những bông hoa, cho cây cối – không phải bởi vì chúng là của bạn, nhưng chỉ vì bạn tỉnh thức được vẻ đẹp lạ thường của những sự vật. Và làm thế nào có được tánh nhạy cảm này?

Khoảnh khắc bạn nhạy cảm sâu sắc tự nhiên bạn không ngắt những bông hoa; ngay lúc đó có một khao khát không hủy diệt mọi thứ, không gây tổn thương mọi người, mà có nghĩa rằng có sự kính trọng, tình yêu thực sự. Thương yêu là sự việc quan trọng nhất trong cuộc sống. Nhưng chúng ta có ý nói gì qua từ ngữ thương yêu? Khi bạn thương yêu một ai đó, bởi vì người đó thương yêu lại bạn, chắc chắn rằng đó không là tình yêu. Thương yêu là có cảm thấy lạ thường của tình yêu đó mà không đòi hỏi đáp lại bất kỳ cái gì. Bạn có lẽ rất khôn ngoan, bạn có lẽ đậu tất cả những kỳ thi, có bằng tiến sĩ và đạt được một chức vụ cao, nhưng nếu bạn không có nhạy cảm này, cảm thấy của tình yêu đơn giản này, tâm hồn của bạn sẽ trống rỗng và bạn sẽ đau khổ suốt cuộc đời còn lại của bạn.

Vì vậy rất quan trọng cho tâm hồn được ngập tràn ý thức thương yêu này, vì lúc đó bạn sẽ không hủy hoại, bạn sẽ không thô lỗ, và sẽ không còn những cuộc chiến tranh nữa. Vậy thì bạn sẽ là những con người hạnh phúc; và bởi vì bạn hạnh phúc nên bạn sẽ không cần cầu nguyện, bạn sẽ không cần tìm kiếm Chúa, bởi vì chính hạnh phúc đó là Chúa rồi.

Bây giờ, làm thế nào tình yêu này hiện hữu được? Chắc chắn tình yêu phải bắt đầu từ người giáo dục, người giáo viên. Nếu, ngoài việc truyền đạt cho bạn những thông tin về toán học, địa lý hay lịch sử, người giáo viên có cảm thấy của tình yêu này trong tâm hồn ông ấy và nói về nó; nếu lúc đó ông ấy lượm viên đá khỏi con đường và không để cho người hầu làm tất cả những việc dơ bẩn; nếu trong khi chuyện trò, trong khi làm việc, trong khi chơi đùa, trong khi ăn uống, trong khi ông ấy ở với bạn hay ở một mình, ông ấy cảm thấy sự việc lạ lùng này và thường xuyên chỉ rõ nó cho bạn, rồi thì bạn cũng sẽ biết thương yêu là gì.

Bạn có lẽ có một làn da sáng, một khuôn mặt đẹp, bạn có lẽ mặc một áo sari dễ thương hay là một vận động viên vĩ đại, nhưng nếu không có tình yêu trong tâm hồn của bạn, bạn là một con người xấu xa, sự xấu xa vượt ngoài đo lường; và khi bạn thương yêu, dù rằng khuôn mặt bạn xấu xí hay đẹp đẽ, nó là một tỏa sáng. Thương yêu là sự việc lớn lao nhất trong cuộc sống; và rất quan trọng để nói về tình yêu, cảm thấy nó, nuôi dưỡng nó, ôm ấp nó, nếu không chẳng mấy chốc nó sẽ biến mất vì thế giới này rất tàn bạo. Nếu khi còn nhỏ bạn không biết thương yêu, nếu bạn không dùng tình yêu khi quan sát con người, những con thú, những bông hoa, khi bạn lớn lên bạn sẽ phát giác rằng cuộc sống của bạn sẽ trống rỗng; bạn sẽ rất cô độc, và những bóng đen của sợ hãi sẽ luôn luôn kề kề bên bạn. Nhưng khoảnh khắc bạn có trong tâm hồn của bạn cái sự việc lạ thường này được gọi là tình yêu và cảm thấy chiều sâu, hoan lạc, ngây ngất của nó, bạn sẽ khám phá cho chính mình rằng thế giới được thay đổi.

Người hỏi: Tại sao luôn luôn có quá nhiều người giàu có và quan trọng được mời vào những chức vụ của trường học?

Krishnamurti: Bạn nghĩ gì? Bạn không muốn cha của bạn là người quan trọng hay sao? Bạn không tự hào nếu ông ấy trở thành một thành viên của nghị viện và được đề cập trên báo chí hay sao? Nếu ông ấy đưa bạn đến sống trong một ngôi nhà to lớn, hay nếu ông ấy đi Châu âu và quay trở lại ngậm phì phà một điếu xì gà, bạn không hài lòng hay sao?

Bạn thấy không, những người giàu có và những người có quyền hành rất hữu dụng trong những trường học. Trường học tán dương họ và họ làm điều gì đó cho trường học, vì vậy nó có lợi cho cả hai. Nhưng câu hỏi không chỉ là tại sao trường học lại mời những người quan trọng vào những chức vụ của nó; đó là lý do tại sao bạn cũng muốn là một người quan trọng, hay tại sao bạn muốn kết hôn với người giàu có, người nổi tiếng nhất, hay người đẹp trai nhất. Bộ bạn không muốn là người này hay người kia quan trọng hay sao? Và khi bạn có những ham muốn đó, bạn có sẵn trong mình hạt giống của đồi bại rồi. Bạn có hiểu điều gì tôi đang nói không?

Hãy gạt bỏ đi trong chốc lát câu hỏi tại sao trường học mời những người giàu có trong khi cũng có những người nghèo khổ phù hợp những chức vụ này. Nhưng có bất kỳ người nào trong các bạn thích gần gũi những người nghèo, gần gũi những người dân làng hay không? Bạn có làm như vậy không? Và bạn có thấy một sự việc lạ lùng khác: làm thế nào những khất sĩ muốn được xếp chỗ ngồi ở nơi nổi bật, cách họ chen lấn để được ở hàng đầu hay không? Tất cả chúng ta đều muốn có sự nổi tiếng, sự công nhận. Người Bà-la-môn thực sự là người không cầu xin bất kỳ cái gì từ bất kỳ ai, không phải vì anh ấy kiêu ngạo, nhưng vì anh ấy là một ngọn đèn cho chính anh ấy; nhưng chúng ta đã mất tất cả việc đó rồi.

Bạn biết không, có một câu chuyện tuyệt vời về Alexander khi ông ấy đến Ấn độ. Sau khi đã chinh phục quốc gia này, ông ấy muốn gặp vị thủ tướng đã mang lại trật tự như thế trong mảnh đất này và đã tạo ra một tánh lương thiện như thế, đạo đức như thế trong những con người. Khi nhà vua giải thích rằng vị thủ tướng là một người Bà la môn và đã trở về ngôi làng của ông ấy, Alexander yêu cầu được đến gặp ông ấy. Nhà vua đã triệu tập vị thủ tướng, nhưng ông ấy không đến vì ông ấy không thèm để ý phô trương mình với mọi người. Bất hạnh thay chúng ta đã mất đi cái tinh thần đó. Bởi vì chính chúng ta bị trống rỗng, đờ đẫn, đau khổ, chúng ta là những kẻ ăn mày, theo khía cạnh tâm lý, đang tìm kiếm một người hay một vật nào đó để nuôi dưỡng chúng ta, để cho chúng ta hy vọng, để duy trì chúng ta, và đó là lý do tại sao chúng ta biến những sự việc bình thường trở thành xấu xa.

Một viên chức nổi tiếng nào đó đến đặt viên đá đầu tiên cho một tòa nhà thì cũng được thôi; có sự hư hại nào trong việc đó đâu? Nhưng điều gì gây mất đạo đức là toàn bộ cái tinh thần phía sau nó. Bạn không bao giờ đi thăm người dân làng, phải không? Bạn không bao giờ nói chuyện với họ, cảm thông cùng họ, chính mình nhận thấy rằng họ phải ăn quá ít, họ làm việc liên tục từ ngày này sang ngày khác mà không được nghỉ ngơi; nhưng bởi vì tôi vô tình giải thích cho bạn những sự việc nào đó, bạn liền sẵn sàng chỉ trích những người khác. Đừng ngồi lẩn quẩn đây đó và chỉ trích, điều đó trống rỗng lắm, nhưng hãy đi và tìm ra cho chính mình những điều kiện trong làng như thế nào và làm một cái gì ở đó: trồng một cái cây, nói chuyện với dân làng, mời họ đến đây, chơi đùa với con cái họ. Vậy thì bạn phát giác rằng một loại xã hội khác sẽ hiện hữu, bởi vì sẽ có tình yêu nơi mảnh đất này. Một xã hội không có tình yêu giống như một vùng đất không có sông ngòi, nó như một sa mạc; nhưng ở đâu có sông ngòi thì đất đai màu mỡ, nó có sự trù phú, nó có vẻ đẹp. Hầu hết chúng ta lớn lên mà không có tình yêu, và đó là lý do tại sao chúng ta đã tạo ra một xã hội cũng xấu xa như những con người sống trong nó.

Người hỏi: Ông nói rằng Chúa không ở trong hình ảnh chạm khắc, nhưng những người khác lại nói rằng Chúa có thật ở đó, và rằng nếu chúng ta có sự trung thành trong tâm hồn thì quyền năng của ngài sẽ tự thể hiện. Sự thật của việc thờ phụng là gì?

Krishnamurti: Mỗi người trong thế giới đều có quan điểm riêng tư. Và bạn biết một quan điểm là gì không? Bạn nói như thế này và người khác nói như thế kia. Mỗi người đều có một quan điểm, nhưng quan điểm không là sự thật; vì vậy làm ơn đừng chỉ nghe quan điểm, đừng đặt thành vấn đề quan điểm đó của ai, nhưng hãy tìm ra cho chính bạn điều gì là sự thật. Quan điểm có thể thay đổi trong chốc lát, nhưng sự thật không thể thay đổi.

Bây giờ, bạn muốn tìm ra cho chính mình liệu rằng Chúa hay sự thật có ở trong cái hình ảnh chạm khắc đó không, đúng chứ? Một hình ảnh chạm khắc là gì? Nó là một vật được tưởng tượng bởi cái trí và được tạo hình dạng đúng kiểu cách bằng gỗ hay bằng đá bởi bàn tay. Cái trí chiếu rọi cái hình ảnh; và bạn nghĩ rằng một hình ảnh được chiếu rọi bởi cái trí là Chúa, mặc dù hàng triệu người đã khẳng định như thế, hay sao?

Bạn nói rằng nếu cái trí trung thành với cái hình ảnh, vậy thì cái hình ảnh sẽ trao quyền năng cho cái trí. Quá rõ ràng để hiểu rằng cái trí tưởng tượng hình ảnh và sau đó rút ra được quyền năng từ sáng chế riêng của nó. Đó là điều gì mà cái trí đang liên tục làm: sáng chế những hình ảnh và rút ra sức mạnh, hạnh phúc, lợi lộc từ những hình ảnh kia, vì vậy vẫn còn trống rỗng, nghèo khó kinh khủng bên trong. Vậy thì điều gì quan trọng không là cái hình ảnh, hay điều gì hàng triệu người diễn tả nó, nhưng hiểu rõ sự vận hành cái trí riêng của bạn.

Cái trí tạo ra và không tạo ra Chúa, nó có thể hung dữ hay tử tế. Cái trí có quyền lực để làm những sự việc lạ lùng nhất. Nó có thể theo đuổi những quan điểm, nó có thể tạo ra những ảo tưởng, nó có thể chế tạo những chiếc phản lực bay với tốc độ khủng khiếp; nó có thể xây dựng những cây cầu đẹp đẽ, lắp đặt những đường xe lửa rộng rãi, phát minh ra những máy móc có thể tính toán ngoài khả năng của con người. Nhưng cái trí không thể làm nên sự thật. Cái gì nó tạo tác không là sự thật, nó chỉ là một quan điểm, một nhận xét. Vì vậy điều quan trọng là tìm ra cho chính mình sự thật là gì.

Muốn tìm ra sự thật là gì, cái trí phải không còn rung động, hoàn toàn lặng yên. Sự lặng yên đó là hành động của thờ phụng – không phải là việc đi đến đền chùa để dâng những đóa hoa và xô đẩy qua một bên những người ăn mày trên đường đi của bạn. Bạn nâng niu, xoa dịu những thần thánh bởi vì bạn sợ hãi họ, nhưng đó không là thờ phụng. Khi bạn hiểu rõ cái trí và cái trí hoàn toàn lặng yên, không phải làm cho lặng yên, vậy thì lặng yên đó là hành động thờ phụng; và trong lặng yên đó, kia kìa xuất hiện cái đó là sự thật, là vẻ đẹp, là Chúa.

Người hỏi: Vào một ngày trước ông đã nói rằng chúng ta nên ngồi yên lặng và nhìn ngắm những hoạt động của cái trí riêng của chúng ta; nhưng những tư tưởng của chúng ta biến mất ngay khi chúng ta bắt đầu ý thức để quan sát chúng. Làm thế nào chúng ta có thể trực nhận cái trí riêng của chúng ta khi cái trí là người trực nhận cùng lúc với điều được trực nhận.

Krishnamurti: Đây là một câu hỏi rất phức tạp, và nhiều sự việc liên quan trong nó.

Bây giờ, liệu có người trực nhận, hay chỉ có trực nhận? Làm ơn theo dõi việc này cẩn thận. Liệu có một người suy nghĩ hay chỉ có suy nghĩ? Chắc chắn, người suy nghĩ không tồn tại trước. Đầu tiên phải có suy nghĩ, và sau đó suy nghĩ tạo ra người suy nghĩ – mà có nghĩa rằng một sự phân chia trong suy nghĩ đã xảy ra. Chỉ khi nào sự phân chia này xảy ra thì mới xuất hiện người quan sát và vật được quan sát, người trực nhận và điều được trực nhận. Vì người hỏi nói rằng, nếu bạn nhìn ngắm cái trí của bạn, nếu bạn quan sát một tư tưởng, thì tư tưởng đó biến mất, nó tan đi; nhưng thực sự chỉ có trực nhận, không có người trực nhận. Khi bạn nhìn một bông hoa, khi bạn chỉ thấy nó, tại ngay khoảnh khắc đó có một thực thể mà nhìn thấy hay không? Hay chỉ có đang thấy? Đang thấy bông hoa đó làm cho bạn nói rằng, “Nó đẹp làm sao, tôi muốn nó”: vì vậy “cái tôi” hiện hữu qua ham muốn, sợ hãi, tham lam, tham vọng, mà trổi dậy theo sau. Chính là những việc này mới tạo ra “cái tôi,” và “cái tôi” không tồn tại nếu không có chúng.

Nếu bạn lắng sâu hơn nữa vào câu hỏi này bạn sẽ phát giác rằng khi cái trí rất lặng yên, hoàn toàn tĩnh, không một lay động của tư tưởng và vì vậy không người trải nghiệm, không người quan sát, vậy thì chính trạng thái rất lặng yên đó có hiểu rõ sáng tạo riêng của nó. Trong lặng yên đó cái trí được chuyển đổi thành một cái gì khác. Nhưng cái trí không thể tìm được sự lặng yên đó bằng bất kỳ phương tiện nào, qua bất kỳ kỷ luật nào, qua bất kỳ luyện tập nào; nó không hiện hữu qua việc ngồi trong một góc phòng và cố gắng tập trung. Sự lặng yên đó xuất hiện khi bạn hiểu rõ những phương cách của cái trí. Chính cái trí đã tạo ra cái hình ảnh bằng đá mà con người thờ phụng; chính cái trí đã tạo ra kinh Gita, những tôn giáo có tổ chức, vô số niềm tin; và, để tìm ra điều gì là sự thật, bạn phải đi khỏi những sáng chế của cái trí.

Người hỏi: Con người chỉ là cái trí và bộ não, hay một cái gì đó còn hơn thế nữa?

Krishnamurti: Làm thế nào bạn sẽ tìm ra được? Nếu bạn chỉ tin tưởng, phỏng đoán, hay chấp nhận điều gì Shankara, Buddha, hay một ai đó đã nói, bạn không đang suy nghĩ kỹ càng, bạn không cố gắng tìm ra sự thật là gì.

Bạn chỉ có một dụng cụ, là cái trí; và cái trí cũng là bộ não. Vì vậy, muốn tìm ra sự thật của vấn đề này, bạn phải hiểu rõ những phương cách vận dụng của cái trí, đúng vậy chứ? Nếu cái trí không trung thực bạn sẽ không bao giờ thấy ngay thẳng; nếu cái trí bị giới hạn bạn không thể trực nhận cái không giới hạn. Cái trí là dụng cụ của trực nhận và, muốn trực nhận trung thực, cái trí phải được làm cho ngay thẳng, nó phải được lau chùi sạch sẽ tất cả những quy định, tất cả những sợ hãi. Cái trí cũng phải được tự do khỏi hiểu biết, bởi vì hiểu biết làm lệch lạc cái trí và làm cho những sự vật méo mó đi. Khả năng to lớn của cái trí là sáng chế, tưởng tượng, phỏng đoán, suy nghĩ – cái khả năng này phải được xoá sạch để cho cái trí rất rõ ràng và rất đơn giản, đúng không? Bởi vì chỉ cái trí hồn nhiên, cái trí trải nghiệm bao la nhưng lại được tự do khỏi hiểu biết và trải nghiệm – chỉ một cái trí như thế mới có thể khám phá cái đó mà còn hơn bộ não và cái trí. Nếu không cái gì bạn khám phá sẽ bị tô điểm bởi cái gì bạn đã trải nghiệm rồi, và trải nghiệm của bạn là kết quả của tình trạng bị quy định của bạn.

Người hỏi: Sự khác nhau giữa nhu cầu và tham lam là gì?

Krishnamurti: Bạn không biết à? Bạn không biết khi nào bạn cần cái gì hay sao? Và một điều gì đó bảo cho bạn biết khi bạn tham lam hay sao? Hãy bắt đầu ở mức độ thấp nhất, và bạn sẽ thấy nó phơi bày. Bạn biết rằng khi bạn có đủ quần áo, nữ trang, hay bất kỳ thứ gì khác, bạn không phải triết lý về nó. Nhưng cái khoảnh khắc nhu cầu chuyển động vào lãnh vực của tham lam, vậy thì ngay lập tức bạn bắt đầu triết lý, lý luận, giải thích cho sự tham lam của bạn. Ví dụ, một bệnh viện tốt, đòi hỏi nhiều giường bệnh, một tiêu chuẩn sạch sẽ nào đó, những chất khử trùng nào đó, cái này và cái kia. Một người đi xa có lẽ phải có một chiếc xe hơi, một chiếc áo khoác và vân vân. Đó là nhu cầu. Bạn cần một số hiểu biết và kỹ năng nào đó để thực hiện nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn là một kỹ sư bạn phải biết những sự việc nào đó – nhưng hiểu biết đó có thể trở thành dụng cụ của tham lam. Qua tham lam cái trí sử dụng những vật dụng của nhu cầu như một phương tiện dùng đẩy mạnh những thích thú riêng của người ta. Nó là một qui trình rất đơn giản nếu bạn quan sát nó. Nếu, ý thức được những nhu cầu thực sự của bạn, bạn cũng biết tham lam đến bằng cách nào, cái trí sử dụng những vật dụng của nhu cầu cho sự gia tăng thích thú riêng của nó, vậy thì sẽ không khó khăn lắm để phân biệt rõ giữa nhu cầu và tham lam.

Người hỏi: Nếu cái trí và bộ não là một, vậy thì tại sao khi một tư tưởng hay một thôi thúc nảy sinh mà bộ não bảo cho chúng ta rằng là xấu xa, cái trí thường vẫn tiếp tục nó?

Krishnamurti: Thực sự điều gì đang xảy ra? Nếu một cái kim đâm vào tay bạn, thần kinh chuyển cảm xúc đến bộ não của bạn, bộ não diễn tả thành đau đớn, rồi thì cái trí phản kháng lại đau đớn đó, và bạn nhổ cái kim ra hoặc làm cái gì đó về nó. Nhưng có vài chuyện mà cái trí vẫn tiếp tục, thậm chí nó biết rõ là xấu xa hay là ngu dốt. Nó biết hút thuốc là rất ngu xuẩn, nhưng người ta vẫn tiếp tục hút. Tại sao vậy? Bởi vì nó thích những cảm giác của hút thuốc, và đó là tất cả. Nếu cái trí ý thức mãnh liệt được sự ngu xuẩn của hút thuốc như nó có về sự đau đớn của kim chích, nó sẽ ngừng hút thuốc ngay tức khắc. Nhưng nó không muốn ý thức việc đó mãnh liệt như thế bởi vì hút thuốc trở thành một thói quen dễ chịu. Nó cũng giống như tham lam hay bạo lực. Nếu tham lam làm đau đớn bạn như cây kim đâm vào tay bạn, bạn sẽ ngay tức khắc ngừng tham lam, bạn sẽ không lý luận gì về nó; và nếu bạn thực sự tỉnh thức được toàn ý nghĩa của bạo lực, bạn sẽ không viết những quyển sách về không bao lực – mà tất cả đều vô lý, bởi vì bạn không cảm thấy nó bạn chỉ nói về nó mà thôi. Nếu bạn ăn cái gì đó mà gây đau bụng kinh khủng, bạn sẽ không tiếp tục ăn nó nữa, phải vậy không? Bạn bỏ nó đi ngay lập tức. Tương tự như vậy, nếu ngay khi bạn nhận ra rằng ganh tị và tham lam là độc hại, nguy hiểm, tàn bạo, cũng gây chết người giống như vết cắn của con rắn hổ mang, bạn sẽ cảnh giác với chúng. Nhưng, bạn thấy không, cái trí không muốn nhìn những sự việc này quá kỹ càng; trong lãnh vực này nó có những thích thú được bảo đảm, và nó từ chối thú nhận rằng tham vọng, ganh tị, tham lam, ham muốn là độc hại. Vì vậy nó nói rằng, “Hãy để cho chúng tôi bàn luận về không tham lam, không bạo lực, hãy để cho chúng tôi có những lý tưởng” – và trong khi chờ đợi những điều đó xảy ra nó tiếp tục với những liều thuốc độc của nó. Vì vậy hãy tìm ra cho chính mình những sự việc gây phân hóa, gây hủy hoại và độc hại này, và trong chốc lát bạn sẽ buông rơi chúng; nhưng bạn chỉ nói rằng, “Tôi không được như thế” rồi tiếp tục như trước kia, bạn đang chơi trò đạo đức giả. Hãy là một sự việc này hay một sự việc khác, nóng hoặc lạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 7496)
Theo, Đại-Vô-Lượng-Thọ-Kịnh. Đại-A-Di-Đà-Kinh Q1.- Bình-Đẳng-Giác- Kinh Q1. Đại-Bảo-Tích-Kinh Q17. Bi-Hoa-Kinh Q3. Vô-Lượng-Quảng- Trang-Nghiêm-Đại-Thừa-Kinh… Thì đều lạy tu theo 48 nguyện. 48 đại nguyện có đủ trong 6 bộ kinh nói trên. Chỗ cốt yếu cho người tu niệm Phật và lễ lạy 48 đại nguyện là : 1.Tin tưởng tha thiết nguyện về cõi Phật A Di Đà chắc thật diệt sạch hết tâm nghi ngờ. Lòng tin trọn vẹn trong sạch. 2. Lập thời khóa tu niệm lễ lạy trong một ngày đêm 1, 2, hay 3 Thời, Tùy ý thích. Chọn cho thích hợp để tu. Quan trọng là thành tâm. Đừng ham nhiều mà lụy thân rồi chán bỏ! 3. Quyết tâm phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ, Tâm luôn kính nhớ ưa thích cõi Cực Lạc của Từ Phụ A Di Đà, quí mến Từ Phụ A Di Đà. niệm Hồng danh Phật liên tục, khi xướng lạy lời nguyện thân tâm vui thích mừng rỡ cảm động, thân nhẹ lân lân như ơn Phật đang ban phước cao vời vô tận, đầy tâm an lạc, như thấy mình đầy đủ sức khỏe. Niệm, chừng nào được “nhứt tâm bất loạn” đồng nghĩa với “hế
22/06/2020(Xem: 5438)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay. Tuy trong hiện tại chúng ta có quá nhiều phương tiện để tìm hiểu, đọc tụng cũng như học hỏi, nhưng cũng không phải muốn tìm gì là có ngay lời giải đáp đúng như ý ta mong đợi, mà vẫn cần phải qua những trải nghiệm của bản thân cũng như sự tu học hành trì, nghiên cứu lâu ngày, chúng ta mới thẩm thấu được lời Phậtdạy. Vì lẽ lời dạy của Đức Phật nằm rải rác khắp nơi trong ba tạng của Nam Truyền và ba tạng của Bắc Truyền, có cả hàng triệu triệu chữ và nhiều nhà phiên dịch, chú giải khác nhau, nên không phải ai cũng có cơ duyên để trì tụng, nghiên cứu hết ba tạng Kinh điển này. Riêng bản thân tôi không dám làm việc gì quá khả năng, chỉ cố gắng gom góp lại những chỗ đã đọc qua, nhằm cống hiến cho quý vị một sự hiểu biết căn bản về Đức Phật A-di-đà, để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi trì tụng các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đó
21/06/2020(Xem: 9984)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
07/05/2020(Xem: 6673)
Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính - Đức Phật A Di Đà. Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề - Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu chẳng đặng sinh Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy - Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,
05/05/2020(Xem: 7004)
Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm: 1- Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.
13/03/2020(Xem: 20131)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
20/12/2019(Xem: 6048)
Niệm Phật là phương pháp thực hành rất phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông hay còn được gọi là Pháp môn Niệm Phật. Nhưng nếu thuần túy chỉ niệm Phật mà thôi, thiếu tu học thì chúng ta có thể tái sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc được hay không? Tính cốt lõi của pháp môn Niệm Phật là lấy Minh tâm (trong sáng) làm công yếu, lấy Hạnh môn (tịnh tâm) làm chính yếu. Tu và học phải đi đôi với nhau. Tu là thay đổi bản chất, tánh nết của mình cho được tốt hơn, cho được thiện lành hơn -đó mới là tu tâm dưỡng tánh. Còn Học là để mở mang kiến thức, để hiểu và nhận ra những điều thiện lành. Vậy tu học là đôi chân vững chắc để chúng ta đi đến được bến bờ giác ngộ. Tu làm sao để nở tâm Bồ Đề, đừng nở tâm ganh tỵ. « Văn, tư, tu » như lời Đức Phật dạy, trước tiên chúng ta phải lắng nghe, sau đó suy nghĩ để nhận biết rồi mới thực hành. Khi niệm Phật chúng ta phải nhất tâm tưởng đến Phật hiện tại, giúp tâm chúng ta có chất liệu để thành Phật. « Nhất thiết ch
12/09/2019(Xem: 6360)
Đại sư Từ Chiếu (Chi: Tzu Chao) có lần nói: "Người tu Tịnh độ lúc sắp chết thường bị Ba Điều Nghi và Bốn cửa ải làm trở ngại cho việc vãng sanh Cực Lạc. Do đó hành giả ngày thường cần chuẩn bị, suy tư và đề phòng để có thể loại trừ chúng trong lúc lâm chung.
24/08/2019(Xem: 10825)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
22/08/2019(Xem: 7526)
Chư Tôn liên tông vãng sanh tịnh độ Cực Lạc lưu lại bằng chứng: - Đa số các ngài vãng sanh tự tại và biết trước ngày tháng ra đi - Một số lưu lại xá lợi (Sư Thích Thiền Tâm biết trước 6 tháng, ngày vãng sanh Cực Lạc, ra đi ngay trên bổn tọa trước đại chúng, lưu lại xá lợi răng ngũ sắc, và một bài kệ Bồ Tát Thích Quảng Đức an nhiên tự thiêu vì đạo pháp để lại xá lợi trái tim bất diệt)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]