Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Tin

12/10/201205:52(Xem: 8757)
Lòng Tin
LÒNG TIN
Toàn Không

Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói, vì người ấy nói điều hợp lý, hoặc người ấy chẳng bao giờ nói dối nói sai. Có hai trường hợp: Một là ta đang nói chuyện với một người đáng tin cậy, tức là người này không nói sai những gì đã thật sự xảy ra, hai là người mà ta đang nói chuyện không đáng tín cẩn, nên lời nói có thể đúng hoặc sai với sự thật.

1) - PHÂN LOẠI LÒNG TIN:

Có mấy loại lòng tin? Có hai loại: Lòng tin mù quáng và lòng tin đúng đắn.

1- Lòng tin mù quáng:

Là tin không cần suy nghĩ thật giả, chân ngụy, không cần biết điều mình tin có chỗ sai, hay vô lý. Người tin mù quáng thì ai nói gì cũng tin nên dễ bị gạt về nhiều phương diện trong cuộc sống, có khi những điều tin ấy vô lý đã được truyền từ nhiều đời rồi vẫn tiếp tục truyền lại nhiều thế hệ sau, như quan niệm cho rằng mặt đất phẳng, mặt đất vuông chẳng hạn. Sự tin tưởng sai lầm lui dần khi khoa học tiến lên, bấy giờ ta mới thấy rằng sự tin tưởng phải cần chứng minh, so sánh, chiêm nghiệm.

2- Lòng tin đúng đắn:

Là lòng tin đã được tư duy, kiểm chứng, áp dụng, lòng tin dựa trên chính kiến, suy xét tường tận trên mọi phương diện, mọi khía cạnh; được tư duy kiểm chứng bởi chính mình, không bởi người khác nói lại, không bởi sách vở, không bởi tục lệ. Cũng không bởi cha ông đã theo đã làm như thế. Khi thấy đúng hoàn toàn rồi mới tin, đó mới là lòng tin đúng đắn, lòng tin đúng sự thật; khi đã biết thật chắc chắn rồi, không còn nghi ngờ gì nữa, dù ai có nói ngược nói xuôi cũng không bị lay chuyển.

2) - CHUYỆN VỀ LÒNG TIN:

1- Câu chuyện thứ nhất:

Thời đức Phật còn tại thế, đa số các đệ tử của đức Phật đều tin Ngài một cách tuyệt đối, tuy nhiên, đọc trong Kinh sách, chúng ta vẫn tìm thấy có trường hợp một đệ tử của đức Phật không có lòng tin vững chắc, câu chuyện trích phỏng theo bộ Tăng Nhất A Hàm, quyển một, trang 126 như sau:

Bấy giờ trước đại chúng đông đảo Tỳ Kheo (Tăng) tại thàmh La Duyệt vườn Ca Lan Đà, đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

“Các Thầy có thấy pháp (suy nghĩ, nói năng, việc làm) của Đề Bà Đạt Đa (Em con người Chú của đức Phật) là thanh tịnh chăng?, ngược lại Đề Bà Đạt Đa tạo ác sâu nặng, sẽ chịu tội nhiều kiếp không thể chữa trị. Ta chẳng thấy Đề Bà Đạt Đa có một tí điều lành có thể kể ra được. Ví như có người rơi xuống cầu tiêu sâu, thân hình chìm lỉm, không còn một chỗ nào sạch, người khác muốn vớt cứu lên, đứng ngó xem thấy người đó chẳng còn có một chỗ nào sạch để có thể nắm kéo lên, liền bỏ đi, này các Tỳ Kheo, tại sao như thế? Vì Đề Bà Đạt Đa một mực ngu si, tham đắm lợi dưỡng (Đồ ăn, vật dụng v.v… của Thái tử A Xà Thế), tạo tội ngũ nghịch (tội ngũ nghịch gồm: giết cha mẹ, muốn hại Phật, phá rối Tăng đoàn, giết Tăng Ni, có tà kiến như không tin nhân qủa …). Khi chết sẽ đọa Địa ngục chịu tội nhiều kiếp (mỗi kiếp khoảng hơn 16 triệu năm), này các Tỳ Kheo, đã sinh tâm ưa lợi dưỡng hãy lìa bỏ, nếu chưa sinh tâm dính mắc lợi dưỡng đừng cho sinh khởi”.

Khi nghe đức Phật nói như thế, một Tỳ Kheo đi đến gặp Tôn giả A Nan là Thị giả của đức Phật, sau khi chào hỏi rồi nói:

“Thưa Tôn giả, hôm nay trước đại chúng, Thế Tôn nói đã xem hết nguồn gốc của Tỳ Kheo Đề Bà Đạt Đa, rồi sau đó thọ ký cho ông ta phải chịu tội nhiều kiếp vì không thể chữa trị được, lại có thể thọ ký việc này được ư?”

Tôn giả A Nan trả lời: “Những lời nói của Thế Tôn không thể hư dối được”.

Sau khi Tỳ kheo ấy rời khỏi, Tôn giả A Nan đến chỗ đức Phật, vái lạy rồi thưa:

“Có một Tỳ Kheo đến chỗ con nói rằng: “Hôm nay trước đại chúng Thế Tôn nói đã xem hết nguồn gốc tạo tội của Tỳ Kheo Đề Bà Đạt Đa, rồi sau đó thọ ký cho ông ta phải chịu tội nhiều kiếp vì không thể chữa trị đưọc, lại có thể thọ ký việc này được ư?”

Đức Phật bảo Tôn giả A Nan: “Thầy đi bảo Tỳ Kheo ấy là Ta gọi”, Tỳ Kheo đó tu học chưa được bao lâu, lời Như Lai trọn không hư vọng, tại sao lại nghi ngờ?

Chẳng bao lâu, Tỳ kheo ấy đến trước đức Phật vái lạy xong đức Phật bảo:

“Này Tỳ Kheo, Thầy không tin lời Như Lai nói sao, Như Lai tuyệt đối không hư dối, nay Thầy lại muốn tìm hư vọng của Như Lai sao?”

Tỳ Kheo ấy thưa: “Tỳ Kheo Đề Bà Đạt Đa có đại thần lực, có đại oai đức, làm sao Thế Tôn thọ ký cho ông ta chịu tội nặng nhiều kiếp được?”

Đức Phật bảo: “Hãy giữ miệng của Thầy chớ để mãi mãi chịu khổ vô lượng”, rồi đức Phật nói kệ trách cứ:

Dạo Thiền thế tục không,

Rút cục không giải thoát,

Chẳng đến chỗ diệt tận,

Trở lại đọa Địa ngục.

Đức Phật nói tiếp:

“Giả thử Ta thấy Đề Bà Đạt Đa có một chút pháp lành, Ta đã không thọ ký phải chịu tội nhiều kiếp, thế nên, này Tỳ Kheo si mê, sở dĩ như thế vì Đề Bà Đạt Đa ngu si tham đắm lợi dưỡng lại còn tạo điều nghịch ác, này các Tỳ Kheo, hãy học điều này”.

Khi ấy, Tỳ Kheo ấy vái lạy đức Phật rồi thưa: “Con tự hối lỗi, cúi mong Thế Tôn rủ lòng tha thứ, vì con u mê, ngu si, tạo hạnh chẳng lành. Thế Tôn không nói thêm bớt mà con khởi nghi ngờ, cúi mong Thế Tôn nhận cho con sám hối, con sẽ không tái phạm nữa”

Đức Phật bảo: “Lành thay, Thầy biết hối lỗi về ý niệm sai của mình, Ta tha cho Thầy, chớ nên nghi ngờ đối với Như Lai. Nay Ta nhận cho Thầy hối lỗi, sau chớ phạm lại nữa, rồi đức Phật nói kệ chứng cho sự sám hối:

Dù có làm tội nặng,

Hối lỗi rồi không phạm,

Người ấy giữ cấm giới,

Nhổ căn nguyên tội này”.

LỜI BÀN:

Trên đây, chúng ta thấy vị Tỳ Kheo kia vì không có lòng tin vững chắc đối với bậc đại Giác, đại Sư của mình, nên đã tỏ ra nghi ngờ. Sau khi được đức Phật giảng giải xác quyết đã làm tan mây si mê, nên vị Tỳ Kheo ấy đã hối lỗi và cầu xin đức Phật nhận cho được sám hối, và đức Phật đã chấp thuận. Chúng ta được biết có trường hợp tương tự, Tỳ Kheo tên Cù Ba Ly, vì vào phe với Đề Bà Đạt Đa mà đến tố cáo hai Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên làm việc ác. Đức Phật giải thích rằng hai Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên không làm việc ác, nhưng Tỳ Kheo Cù Ba Ly không tin lời Ngài, do đó Đức Phật thọ ký Cù Ba Ly sẽ chịu qủa báo về lời nói ác, và sau một thời gian Tỳ Kheo này bị bệnh mụn nhọt đau đớn qua đời và bị đọa Địa ngục.

Về vấn đề tin lời Đức Phật nói, có lần Tôn giả Mục Kiền Liên trông thấy một người cao to như cái nhà lầu, khi đến thưa với Đức Phật, Ngài xác nhận là đúng, Ngài đã không nói vì sợ mọi người không tin, rồi Đức Phật nói: “Những kẻ không tin lời Như-Lai nói là những kẻ ngu si, mãi mãi thọ khổ”; tại sao không tin lời Phật sẽ khổ?Vì những điều Đức Phật nói ra đều là sự thật giúp chúng ta đi đến chân hạnh phúc, thí dụ: Phật tử tại gia muốn kiếp sau được tái sinh làm người giàu sang sung sướng khỏe mạnh sống thọ phải thực hành Năm Giới: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, và không uống rượu. Nếu những ai tin lời Phật mà thực hành đầy đủ thì kiếp sau sẽ có kết quả, còn những ai không tin lời Ngài nói tức không thực hành mà còn phạm một vài điều trên, thì chắc chắn người ấy kiếp sau sẽ vào cảnh khổ vậy.

2- Câu chuyện thứ hai:

Một trường hợp khác về lòng tin những lời bàn tán, tin đồn, lúc ấy người nghe nếu không có lòng tin vững chắc, sẽ gây sự nghi ngờ vô cùng tai hại; còn nếu đã có sự tin tưởng tuyệt đối rồi, dù có đồn đại thế nào, có người nói ra nói vào thế nào đi nữa cũng không làm thay đổi được lòng tin của mình. Một câu chuyện liên quan tới lòng tin vững chắc mà chúng ta nên biết cũng trong quyển một bộ Tăng Nhất A Hàm, trang 154 như sau:

Thời bấy giờ tại nước Xá Vệ, có một Trưởng giả kia có một đứa con, ông rất thương yêu, nhưng đứa con lại bị chết bất ngờ, ông rất sầu khổ đâm ra phát cuồng điên đi lang thang khắp nơi, gặp ai cũng hỏi: “Có thấy con tôi không?”

Một hôm ông đi lang thang lần tới đạo tràng Kỳ Hoàn, có đức Phật đang ngự tại đó, gặp Phật, ông ta cũng hỏi: “Sa Môn! Có thấy con tôi không?”. Đức Phật bảo: “Vì sao ông không vui? Mặt mũi bơ phờ tâm trí rối loạn như thế? Trưởng giả trả lời: “Tôi như vầy vì con tôi chết, nó bỏ tôi, tôi nhớ nó, tôi buồn khổ, nay tôi hỏi Sa Môn có thấy con tôi không?”.

Đức Phật trả lời: “Đúng vậy, sinh già bệnh chết là thường ở đời, ái ân biệt ly khổ, đứa con vì vô thường mà bỏ ông, há không nhớ nghĩ được sao?”, ông ta nghe đức Phật nói thế, không bằng lòng bèn bỏ đi.

Đi đường gặp người ông liền nói: “Sa Môn Cù Đàm nói rằng: “Ái ân biệt ly liền có khoái lạc”, như vậy có đúng không?” Người kia đáp: “Ái ân biệt ly mà vui cái gì?”

Rồi Trưởng giả ấy đi dần đến thành Xá Vệ, gần chỗ đánh bạc, lại nghĩ rằng: “Các người đánh bạc đều thông minh, không việc gì chẳng biết, ta nên đến hỏi họ”, ông bèn đến vào chỗ ấy, trong khi mọi người đang tụ họp đông đảo đánh bạc, ông bèn cất tiếng to hỏi: “Sa Môn Cù Đàm bảo tôi rằng: “Ân ái biệt ly khổ, oán ghét gặp gỡ khổ, đây là khoái lạc, các ông nghĩ sao?” Mọi người đều nói: “Ân ái biệt ly, oán ghét gặp gỡ, có gì mà vui, có gì mà khoái lạc? Không đúng, Ông ta lại nghĩ: “Sao lià ân ái lại có vui ư?, không đúng, không đúng”.

Rồi ông đi vào thành Xá Vệ, đứng ở chỗ cửa thành hoàng cung la to lên rằng: “Sa Môn Cù Đàm bảo rằng: “Ân ái biệt ly, oán ghét hội họp là khoái lạc”. Bấy giờ, trong thành từ người này truyền qua người khác cho tới trong cung; ngay lúc đó, đại vương Ba Tư Nặc và phu nhân Mạt Lợi đang ở trên lầu các, được tùy tùng bẩm lại sự việc như thế, Vua bảo Phu Nhân: “Sa Môn Cù Đàm thật có nói: “Ân ái biệt ly, oán ghét hội họp đều là khoái lac chăng?”, Phu Nhân nghĩ sao?”. Phu Nhân trả lời: “Thiếp không nghe Thế Tôn dạy lời này, nhưng nếu Ngài có dạy như thế cũng chẳng phải là lời hư dối”. Vua bảo: “Ví như thầy dạy đệ tử” làm điều này, bỏ điều kia”, đệ tử đáp: “Xin vâng, đại Sư”. Nay Bà cũng như thế, Sa Môn Cù đàm nói lời như thế mà Bà vẫn đồng ý nói rằng “không có hư dối”, vậy Bà hãy đi mau, đừng ở trước mặt ta nữa”.

Sau khi ấy, bà la môn Trúc Bác đến Kỳ Hoàn chỗ đức Phật ngự, sau khi vái lạy ông bạch lên đức Phật những điều Phu Nhân Mạt Lợi đã dặn bảo rằng: “Thưa đức Thế Tôn, phu nhân Mạt Lợi cúi lạy đức Thế Tôn và kính chúc Thế Tôn luôn mạnh khỏe, giáo hóa người mê muội không mệt mỏi. Phu Nhân trình lên Thế Tôn một việc mà người trong cung thành bàn luận điều Thế Tôn đã nói rằng: ‘Ân ái biệt ly, oán ghét hội họp đều là khoái lạc”. Chẳng hay Thế Tôn có dạy như thế không? Xin Thế Tôn chỉ dạy để con về thưa lại với Phu Nhân”.

Đức Phật bảo bà la môn Trác Bát: “Trong thành Xá Vệ có một Trưởng giả bị chết mất một đứa con mà ông ta rất thương yêu, vì thế, ông ta đâm ra điên cuồng loạn trí, đi lang thang khắp nơi gặp ai cũng hỏi: “Có thấy con tôi không?”. Vậy thì ông nên biết: “Ân ái biệt ly khổ, oán ghét hội tụ khổ, đều không có hoan lạc cả”.

Ngày xưa trong thành có người mất mẹ già, có người mất cha già, có người mất anh chị em, hết thảy đều vô thường, họ thấy sự vô thường này sinh ra cuồng loạn chẳng biết phương hướng; cũng trong thành Xá Vệ, ngày xưa một Trưởng giả gả chồng cho con gái, hai vợ chồng con gái rất thương yêu hòa thuận, rủi người chồng làm ăn sa sút nghèo khó, ông bà Trưởng giả bàn luận định bắt con gái gả cho người khác, người chồng biết được việc ấy, nên nói với vợ “cả hai cùng chết”, rồi dùng dao bén đâm vợ và tự đâm vào bụng mình mà chết. Này Bà La Môn, xét vậy mà biết ân ái biệt ly, oán ghét hội tụ khổ, đây đều là buồn khổ chẳng thể nói hết được.

Bà la môn Trúc Bác thưa: “Đúng vậy Thế Tôn! Có các thứ khổ não này thật chẳng vui, Sa Môn Cù Đàm nói thật đúng như thế, con xin cảm tạ Thế Tôn, và xin kiếu từ”.

Bà la môn liền đứng dậy vái chào, đi quanh Phật ba vòng, rồi đi đến chỗ Phu Nhân Mạt Lợi, tâu trình đầy đủ những lời đức Phật đã nói.

Phu Nhân liền đến chỗ vua Ba Tư Nặc thưa:

“Thiếp có chỗ muốn hỏi, mong Đại vương nghe rồi xin trả lời từng việc một, xin hỏi: “Đại vương có thương yêu vương tử Lưu Ly, vương tử Y La chăng?”

Vua đáp: “Ta rất thương yêu các Vương Tử”.

Phu Nhân hỏi: “Nếu các Vương tử bị chết đi, Đại vương có sầu khổ không?”

Vua trả lời: “Đúng vậy, ta sẽ rất buồn khổ”.

Phu Nhân nói: “Như vậy ân ái biệt ly đều gây buồn khổ”.

Phu Nhân lại hỏi: “Đại vương có nhớ phu nhân Tát La Đà dòng Sát Lợi không?”

Vua đáp: “Rất nhớ”.

Phu Nhân lại hỏi: “Giả thử phu nhân Tát La Đà có sự biến đổi Đại vương có lo không?”

Vua Trả lời: “Ta rất sầu lo”.

Phu Nhân nói: “Hãy lấy thí dụ này mà biết ân ái biệt ly khổ, oán ghét hội họp khổ, đều là buồn lo chẳng thể vui được”.

Rồi Phu Nhân lại hỏi tiếp: “Đại vương có yêu quý nhân dân Ca Thi Câu Tát La không, giả thử trong nhân dân có biến đổi Đại vương có lo buồn không?”

Vua nói: “Ta rất yêu thương tất cả nhân dân, nếu có biến đổi thì mạng ta cùng chẳng còn, vì sao? Ta nhờ nhân dân mới được tồn tại, huống là chẳng lo buồn ư?

Phu Nhân nói: “Lấy thí dụ mà biết ân ái biệt ly đều là lo buồn sầu khổ, không vui vẻ”.

Bấy giờ vua Ba Tư Nặc qùy gối phải chắp tay hướng về phía đạo tràng Kỳ Hoàn mà nói: “Thật kỳ lạ! Thật kỳ lạ! Thế Tôn nói pháp này, không phải pháp trước đây người ta nói tin nhảm, nên đã có sự hiểu lầm đáng tiếc xảy ra!”.

Bấy giờ đức Phật nghe (bằng Thiên nhĩ) phu nhân Mạt Lợi cùng vua Ba Tư Nặc bàn luận, liền bảo các Tỳ Kheo: “Phu nhân Mạt lợi rất thông minh, nếu Ta bàn luận cũng lấy nghĩa như thế nói cho Vua, giống như Phu Nhân đã nói không khác”.

LỜI BÀN:

Xuyên qua câu chuyện, chúng ta thấy cùng là một sự việc nghe lời người đồn đãi, vua Ba Tư Nặc có ngay kết luận rằng lời Phật nói như thế là không phải, không thể chấp nhận được. Còn phu nhân Mạt Lợi lại khác, bà cho rằng nếu quả thật đức Phật có nói như thế thì phải có lý do để nói, nên bà đã nói: “Thiếp không nghe Thế Tôn dạy lời ấy, nhưng nếu Ngài có dạy như thế cũng chẳng phải lời hư dối”, Phu nhân đã đặt lòng tin tuyệt đối vào đức Phật, vì sao? Vì từ bấy lâu bà đã từng nghe rất nhiều lần đức Phật thuyết pháp, bà đã học hỏi được rất nhiều ở nơi Ngài, và không hề thấy một lời nói nào sai trái cả, nên bà đã có tín tâm kiên cố đối với đức Phật, tức là lòng tin của bà đã có bằng chứng rõ ràng rồi, chứ không phải là lòng tin mù quáng không thể chứng minh. Khi bị Vua chê bai, bà không phản ứng mà liền cử người đi gặp đức Phật để hỏi cho rõ sự việc thực hư, khi đã biết chắc chắn sự việc rồi bà liền gặp Vua, bà nói về nghĩa yêu thương chia ly khổ, oán ghét hội họp khổ không vui, để giải thích cho Vua một cách khéo léo làm cho Vua tỉnh ngộ, đó là việc làm của người trí tuệ vậy.

Toàn Không

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2010(Xem: 4624)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 5656)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 5313)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 9304)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 4460)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3470)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 6303)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 6849)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
09/05/2010(Xem: 10605)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567