Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ranh Giới Giữa Mê Và Ngộ

09/05/201020:12(Xem: 10470)
Ranh Giới Giữa Mê Và Ngộ

labode_3RANH GIỚI GIỮA MÊ VÀ NGỘ
Tinh Vân Đại Sư

1 - Đời người như trái bóng

Có thể ví Cuộc Đời với cái gì?

Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.

Thật ra, đời người là "vô thường", "vô ngã"; đời người là biết bao mưa nắng, sinh không mang đến, tử không mang đi. Hết một đời người, nếu như không để lại chút công, đức, ngôn; để lại chút gì có ý nghĩa, thì đúng là "đến tay không và đi tay không"!

Có thể ví Cuộc Đời với cái gì?
Có nên nhìn cuộc đời bi quan như thế?
Xin đưa ra một sự so sánh tương đối: "Đời người như trái bóng"!

Còn nhỏ thì học hành, phấn đấu lập nghiệp, cho đến khi thành gia thất, làm cha mẹ, khi ấy, trong mắt các con, cha mẹ giống như quả "bóng rổ". Bởi vì, bạn hãy xem, khi chơi bóng rổ, có phải người chơi tranh nhau giành bóng, ai cũng nói đó là "my ball" - quả bóng của tôi?

Nhưng khi tuổi tác cha mẹ ngày càng nhiều thêm, con cái bắt đầu đùn đẩy trách nhiệm hiếu dưỡng cha mẹ, anh thứ nói đây là trách nhiệm của anh cả, anh cả nói em út phải phụng dưỡng, em út cho rằng nên phân chia trách nhiệm, thế là dưới sự sắp xếp của con cái, cha mẹ đành ở với đứa này 1 tháng, ở với đứa kia 2 tháng, lúc này cha mẹ đáng thương giống như quả bóng chuyền, bị các con chuyền đi chuyền lại. Thậm chí, đến khi cha mẹ già yếu, họ bị coi như quả "bóng đá", con cái bận công việc, bận kiếm tiền, thấy cha mẹ tuổi cao sức yếu, chỉ hiềm nỗi không thể thuận chân đá đi mà thôi.

Thật ra, cha mẹ cũng có thể không phải là "bóng chuyền", "bóng đá", chỉ cần bản thân họ có đạo đức, có học vấn, có tiền tiết kiệm, lúc đó cha mẹ lại giống như "quả tạ", dù muốn ném đi cũng không ném xa được, thậm chí con cái còn xem cha mẹ như quả "bóng bầu dục", ôm thật chặt, nhất định không thả ra!
Cuộc đời "giống như cái gì"? Nếu tâm bạn như Bồ tát, tự nhiên mọi người sẽ sùng bái bạn; nếu bạn tự biến mình thành ma quỷ, đương nhiên mọi người sẽ xa lánh bạn.

Vì thế, chúng ta có thể trù tính cuộc đời mình như "mặt đất" - nâng đỡ vạn vật, hay như "bầu trời" - chở che mọi sinh linh, như "đất đai" - cho con người trồng cấy, hoặc là "kho tri thức" - để mọi người dùng không hết.
Liệu cuộc đời có đáng buồn như người ta vẫn nói?

Có thể ví Cuộc Đời với cái gì?
Chẳng phải đời người cũng giống như cơn gió mùa xuân, ánh nắng ngày đông hay sao?

2 - Học nhận lỗi

Các quan chức trong giới chính trị thường mắc phải một khuyết điểm giống nhau, đó là Ỏchết cũng không nhận lỗi.

"Chết cũng không nhận lỗi" cũng là cái bệnh rất phổ biến của người Trung Quốc, dù cho có phạm phải sai lầm lớn đến mấy, ông ta sẽ vin đủ cớ này cớ nọ, tìm mọi lý do để lấp liếm những sai sót của mình. Ví dụ, đã hẹn 10 giờ bắt đầu cuộc họp, ông ta đến muộn 30Ò; đến muộn mất nửa giờ thì nên nhận lỗi, nhưng ông ta không những không thèm nhận lỗi mà còn kể lể vô số lý do, nào là: hôm nay tắc đường; tôi chuẩn bị ra khỏi cửa thì lại có điện thoại; tôi vừa định đi thì có khách; lúc đi thì trời đổ mưa, tôi tìm mãi mà không thấy cái ô v.v... Tóm lại, ông ta lôi ra vô vàn lý do, chỉ để nói rằng đến muộn là buộc phải thế, ông ta không hề có lỗi gì.

Nhận lỗi là một đức tính! Đạo Phật có một giáo lý tuyệt vời, đó là Ỏhọc nhận lỗiÕ; Khổng môn có cái gọi là "Mỗi nhật tam tỉnh ngô thân" (Mỗi ngày phải xét mình ba lần), nhưng cửa Phật thì, có thể nói, luôn luôn phải phản tỉnh nhận lỗi.
Thực hiện không đầy đủ giáo huấn của cha mẹ, phải nhận lỗi; giúp đỡ bạn bè không tận tình, phải nhận lỗi; dạy dỗ con cái không đến nơi đến chốn, phải nhận lỗi; cống hiến cho Tổ quốc, cho xã hội chưa đủ, phải nhận lỗi. Thậm chí trong một ngày, buổi sáng dậy muộn, phải nhận lỗi; đi làm muộn, phải nhận lỗi; Mỗi ngày không làm tốt nhất công việc của mình, cần nhận lỗi; không chăm lo cho gia đình chu đáo, cần nhận lỗi; hàm ơn người khác mà không báo đáp, cần nhận lỗi; có những điều không phải trong quan hệ giao tế, cần nhận lỗi, để người khác không hài lòng về mình, cần nhận lỗi; lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, cần nhận lỗi.

Nhận lỗi, có thể tiến bộ; nhận lỗi, có thể tích đức. Nhận lỗi cần phải hiểu phản tỉnh; hiểu được phản tỉnh nhận lỗi, mới có thể có thêm sức mạnh.
Nho gia dạy rằng: "quá tắc vật đạn cải" (phạm sai lầm đừng ngại hối cải), vì thế, có lỗi thì chớ sợ sửa sai, chỉ có dũng cảm nhận lỗi, dũng cảm sửa sai, mới có thể tự làm mới mình, thẳng thắn chấp nhận sai lầm, thì không cần phải lắm lí do; Hiểu rằng nên nhận lỗi, không cần phải tìm cách che đậy gì nữa, vì thế cửa Phật mới dạy “phát lộ”, có thể phát lộ sám hối hơn nữa, mới gọi là đức tốt.
Đời một con người, có rất nhiều điều cần học, như học tri thức, học kỹ năng, học đối nhân xử thế, đặc biệt là phải học nhận lỗi, đây là môn học quan trọng của đời người, đáng để chúng ta dụng tâm học tập.

3 – Khỏe mạnh và trường thọ

Mọi người đều mong muốn “khỏe mạnh”, “trường thọ”.

“Khỏe mạnh” là gì?

Phàm những gì hoàn thiện, chính đáng, tinh khiết, hòa hợp đều là khỏe mạnh. Ví dụ, khỏe mạnh về thể chất, điều này thì ai cũng có thể hiểu được. Ngoài ra còn có khỏe mạnh về tâm lý, tức có sự phản tỉnh, chú ý và tự biết mình.

Ngoài khỏe mạnh về thể chất và tâm lý, lại có khỏe mạnh về tình cảm, khỏe mạnh về sự nghiệp, khỏe mạnh về của cải, khỏe mạnh về quan hệ giữa mình và mọi người, khỏe mạnh về tín ngưỡng, tôn giáo. Người bình thường, cho dù đã có sự khỏe mạnh về tâm lý, nhưng nếu thiếu đi một trong rất nhiều những sự khỏe mạnh vừa kể trên để vun đắp cho sự sinh tồn của mình, thì như thế, cuộc đời vẫn là thiếu sót, cũng coi là chưa khỏe mạnh.

“Trường thọ” là gì?
Trường thọ, không có nghĩa là cơ thể hoạt động đến 80 tuổi, 100 tuổi đã gọi là “trường thọ”. “Quy hạc diên linh”(rùa và hạc) phải là những động vật “trường thọ”. Tùng bách nghìn năm không tàn, cũng là thực vật “trường thọ”. Song, sau sự trường thọ của quy hạc, tùng bách, thì cống hiến của chúng cho nhân gian suy cho cùng là được bao nhiêu? Vì thế, ngoài sự lâu dài về tuổi thọ thể xác, chúng ta còn cần có sự trường thọ của ngôn giáo, trường thọ của công tác, trường thọ của danh tiếng, trường thọ của đạo đức, trường thọ của trí tuệ, trường thọ của hòa hợp.

Trường thọ, nếu chỉ là sự kéo dài về đời sống thể xác, mà thiếu đi những giá trị tinh thần được coi như nội hàm cuộc sống như: ngôn giáo, công tác, danh tiếng, đạo đức, trí tuệ, hòa hợp; thực ra, trường thọ cũng là một thứ chẳng có giá trị gì.

Một người khỏe mạnh bình thường, bị người khác phê bình là “đầu óc ngu si, tức chi phát triển”, theo bạn, kiểu khỏe mạnh này thì có giá trị gì? Có thể thấy, cái gọi là “khỏe mạnh”, phải là sự khỏe mạnh trên mọi phương diện: thể xác, tâm lý, tinh thần, sự nghiệp. Ví dụ, tình cảm không lành mạnh, mặc dù là thân cường lực tráng, cũng không hạnh phúc; tín ngưỡng không lành mạnh, sở tín phi pháp, thì cũng không như ý.

Nói đến trường thọ, phải kể đến Bành Tổ sống đến 800 tuổi, nhưng trong lịch sử, ta có thấy ghi chép nào về những cống hiến xã hội của ông đâu? Có thể thấy, lập công, lập đức, lập ngôn, mới là trường thọ chân chính; như có từ, có hỉ, có xả trong Phật giáo mới là trường thọ chân chính.

Chúng ta cầu sức khỏe, chi bằng cầu kiện toàn; chúng ta cầu trường thọ, chi bằng cầu vô lượng. Bởi vì, sức khỏe (kiện khang) không hề có nghĩa kiện toàn! Kẻ lưu manh côn đồ, chuyên làm việc xấu, theo bạn, hắn không khỏe mạnh ư? Những người già cả, may mắn sống trên trăm tuổi, ăn không ngồi rồi, họ chẳng phải là rất trường thọ đó sao? Nhưng vấn đề là họ có ích gì cho cuộc sống, cho xã hội?

Vì thế, bất kỳ ai muốn khỏe mạnh, trường thọ, không thể không biết, không thể không chú ý đến đạo lý này!

4 - Điều chỉnh quan niệm

Quan niệm là cách nhìn, một người chỉ cần bất cứ việc gì cũng nghĩ về mặt tốt của nó, nhìn về điểm tích cực của nó, thì tất cả đều tốt đẹp. Thậm chí, chỉ cần cái đó bạn thích, bạn sẽ thấy nó tốt đẹp, thế mới có cái gọi là “trong mắt tình nhân có Tây Thi”; ngược lại, nếu là cái tốt đẹp, vì anh ta không tin, cho dù thánh nhân trước mặt, anh ta cũng biến mình thành một kẻ ngoan cố. Vì thế, cái “chủ quan” trong quan niệm của con người quả thực có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới bản thân họ.

Có người hỏi: “Thiên đường, địa ngục ở đâu?” “Thiên đường địa ngục, tất nhiên, đều ở trong quan niệm! Nếu bạn biết hài lòng, thì ở nhà tranh vách đất cũng thấy như thiên đường; Giả dụ không biết bằng lòng, thì dù ở lầu son gác tía, bạn cũng cảm thấy như ở địa ngục. Vì vậy, quan niệm chính là thiên đường và địa ngục; thiên đường và địa ngục đều ở trong quan niệm chúng ta.

Có người tới châu Phi, thấy người châu Phi phần lớn đều đi chân đất, anh ta nghĩ, nếu sớm đầu tư vào một công xưởng sản xuất giày, làm ăn nhất định phát đạt. Sau khi trở về, tìm người chung vốn đi xem xét tận nơi, không ngờ có người vừa thấy đã nói: “Người châu Phi đều đi chân đất, họ không quen đi giày, đến đây đóng giầy, làm sao có người mua?” Thế là họ đành vội vã trở về.
Vì thế, một quan niệm, có thể tiến, có thể thoái; có thể thành, có thể bại!

Bên trong quan niệm có ánh sáng, mọi việc đều trở nên sáng sủa; trong quan niệm có niềm tin vào thành công, bất cứ việc gì cũng sẽ thành công; trong quan niệm có [ý thức] xây dựng, anh ta có thể vun đắp mà không làm hại đến người tốt, việc tốt; nghĩ đến mặt tốt trong quan niệm, tất cả đều tốt đẹp. Vì thế, quan niệm của đời người như vườn hoa vậy, có thể vun trồng nên một đóa hoa tươi tắn, thơm ngát; quan niệm của đời người như công xưởng vậy, có thể sản xuất ra nhiều vật phẩm có lợi cho dân sinh; trong quan niệm có hi vọng, có thể xây dựng nên những công trình chứa chan hi vọng trong tương lai.

Quan niệm, một thế giới bao dung, có thể xây dựng cả một pháp giới rộng lớn vô biên. Nhưng trong quan niệm của một số người, đó lại là những cách nhìn bi quan, tiêu cực, đều hi vọng có thể không làm mà hưởng, thậm chí không quan tâm đến thực tế, ngông tưởng bách nhật thăng thiên, như thế làm sao có được cuộc đời tốt đẹp đây? Bởi vậy, kẻ khóc và người cười, chỉ tại chỗ ta quan niệm thế nào. Bạn muốn trở thành kẻ khóc, là vì bạn có quan niệm của kẻ khóc; bạn muốn được thành người cười, cũng cần phải có quan niệm của người cười. Bạn không nhất thiết phải hi vọng vào phồn hoa phú quý, công danh lợi lộc, bạn chỉ cần xây dựng một quan niệm tốt, chân, thiện, mỹ, gọi là cái nhân của quan niệm. Có cái nhân tốt, sợ gì không có cái quả tốt?

5 – Tự mình định liệu

Con người, đối với những hỉ, nộ, ai, lạc của mình, nên “tự mình định liệu”; đối với những được mất, thành bại của mình, cũng nên “tự mình định liệu”. Đời người đi đến đâu, từ đâu đến, nên “tự mình định liệu”; thành vua thành giặc, thành thánh thành hiền, càng nên “tự mình định liệu”! Con người, nên làm chủ chính mình.

Tục ngữ có câu: “không có Thích Ca trời sinh, không có Di lặc tự nhiên”, tất cả đều phải dựa vào nỗ lực không ngừng của bản thân; chỉ cần bạn phấn đấu, tiến thủ, tự nhiên sẽ trả lại cho bạn một sở đắc xứng đáng.

Trên thế gian, có người vì một câu nói vu vơ của người khác, liền âu sầu, nhớ mãi, ba bữa cơm rau mà không nuốt nổi; có người vì một chuyện cỏn con không được như ý, đã tâm tình phiền não, trằn trọc suốt đêm. Cũng giống như cuộc đời này, vui buồn đều bị người khác điều khiển; muốn bạn thích, khen ngợi bạn hai câu tốt đẹp, muốn bạn phiền não, phê bình bạn vài câu không hay. Đời người ta lúc nào cũng sống trong sự nắm giữ của người khác, không buồn sao được!

Tương truyền, Triệu Phán Quan dưới địa ngục, phụng mệnh Diêm Vương, đến cõi trần cho biết dương thọ của người đời còn lại bao nhiêu.
Triệu Phán Quan ngồi bên lề đường, tay rung chuông, nói với ông A đã cáo lão hoàn hương: “Thọ mệnh của ông chỉ còn lại ba tháng; sau ba tháng nữa, tôi sẽ vào nhà ông rung chuông, ngay khi tiếng chuông vang lên, ông sẽ theo tôi biến mất.”

Triệu Phán Quan lại rung thêm một tiếng chuông, nói với thương gia B đang qua đường: “Thọ mệnh của ông cũng chỉ còn ba tháng, ba tháng nữa, tôi đến phủ của ông lắc chuông, trong tiếng chuông, ông sẽ theo tôi mà chết”.

Hai ông A, B nghe vậy, trong lòng sợ hãi, bồn chồn không yên. Từ lúc đó, A ngày nào cũng âu sầu buồn bã, nghĩ tới ba tháng còn lại của mình, cơm ăn không xuôi, giấc ngủ không yên. Ngày nào cũng chỉ nhìn đống tiền mình đã kiếm được mà đau khổ, tay không ngừng đếm những của cải mà cả đời mình đã vất vả tích cóp, chẳng biết nên làm thế nào!

Mặt khác, ông B nghĩ đến đời mình chỉ còn được ba tháng nữa, mới thấy cuộc đời ngắn ngủi và cay đắng biết bao, gia tài vạn quan, giúp gì mình được nữa? Thế là, ông bố thí cho mọi người, xây cầu làm đường khắp nơi, tùy duyên giúp nghèo cứu khổ, cứ bận rộn như thế, quên cả chính mình.

Đến kỳ hạn ba tháng, Triệu Phán Quan y hẹn đến phủ ông A, do ưu sầu phiền não, tâm thần không yên, ông A ngày nào đã trở thành một ông A thân thể suy nhược, mới nhìn thấy Triệu Phán Quan, thì dù chuông chưa kêu, ông đã ngã mà chết. Song ông B thì, do hành thiện bố thí, làm phúc cho quê nhà, người dân nhớ ơn ông, để tỏ lòng, họ liên tục đem hoành phi đến tặng. Lập tức chiêng trống vang trời, náo nhiệt không ngớt, vì thế, mặc cho tiếng chuông của Triệu Phán Quan rung mãi, ông B vẫn không hề nghe thấy, ông tiếp tục sống một cuộc sống tự tại, lấy việc thiện làm niềm vui.

Vì vậy, trên đường đời của con người, vui buồn được mất, tất cả là ở mình, không hề bởi người khác!

6- Nhân sinh quan tích cực

Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, đều giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghỉ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan.

Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan tuyệt đối; “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm sinh có vô vàn cách sinh, tâm diệt có vô vàn cách diệt). Lạc quan, bi quan, đương nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự mình tạo nên.

Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may làm đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?”
Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vĩnh viễn hạnh phúc chỉ vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.

Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể yên phận, là có thể vui vẻ.

ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì có thể đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế này? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.

Những nhà sư xuất gia vào Phật giáo, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày cỏ, mà chân không vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng có thể ngồi ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có cả pháp giới, cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây?

Bởi vậy, đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn đấu, tích cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể biến khổ thành vui, biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Hải Luân Khải Cần nói: “Hướng về ánh nắng, bạn sẽ không nhìn thấy bóng râm.” Nhân sinh quan tích cực, chính là ánh nắng trong trái tim, lời này thật là chân giá trị!

Quảng Lâm (dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 3833)
Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thế nhưng sự vận hành này tuy tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn phóng túng, bừa bãi, vô tổ chức…mà có chọn lọc. Chúng ta có thể ví lỗ tai (nhĩ căn) của chúng ta giống như một chú lính. Khi nhận được một tín hiệu, một thông điệp, một tin tức nào…thì chú vội vàng báo ngay cho chủ tướng của mình – không ai khác hơn là chính Ta. Mà cái Ta này chính là cái Tôi hay cái Ngã do Nhãn (Mắt), Nhĩ (Tai), Tị (Mũi), Thiệt (Lưỡi), Thân, Ý (Ý thức) kết hợp lại mà thành.
12/09/2010(Xem: 4578)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 5617)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 5273)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 9247)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 4441)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3443)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 6205)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 6807)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567