Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật thành Phật

13/04/201201:20(Xem: 14611)
Niệm Phật thành Phật


TVQD_ Lo Thien Phat A Di Da 2a
NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

Mục Lục

1. Tình ái là cội nguồn sanh tử
2. Công đức sáu chữ Di Đà
3. Niệm Phật đoạn sanh tử
4. Ta Bà là thế giới mộng cảnh
5. Mượn cảnh mộng đạt thật tướng
6. Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục
7. Niệm Phật phải cầu sanh Tây Phương Cực Lạc
8. Niệm Phật sanh Tây đạt tam bất thối
9. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối
10. Tình không dứt khó vãng sanh
11. Thiện ác quả báo vô tình cảm
12. Niệm thánh hiệu Di Đà là gây nhân Phật
13. Đọan trừ sanh tử chân thật phú quý
14. Niệm Phật phải nhất tâm
15. Vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh
16. Niệm Phật cần phải dụng tâm
17. Thân khẩu ý thanh tịnh đạo nghiệp viên thành
18. Niệm Phật tiêu tội chướng phước tuệ sanh
19. Đoạn nghi ngờ sanh tín tâm cầu vãng sanh
20. Đoạn nhân Ta Bà quyết sanh Tịnh Độ
21. Tâm rời Phật hiệu nghiệp ác liền kề
22. Niệm Phật tức niệm tâm
23. Niệm Phật cầu vãng sanh cần phải ăn chay
24. Niệm Phật cầu vãng sanh cần thọ quy giới
25. Thường niệm Di Đà là hành Bồ Tát đạo
26. Vì đạo vô thượng Bồ đề mà niệm Phật cầu vãng sanh
27. Niệm Phật cầu vãng sanh là tự mình trở về nhà
28. Niệm Phật thành Phật

    Lời đầu sách

    Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật Giáo Bắc Tông khi được truyền vào Trung Quốc cũng như Việt Nam. Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh dần dần trở thành phổ cập trong quảng đại quần chúng. Người niệm Phật cầu vãng sanh càng ngày càng nhiều, nhất là trong thời mạt pháp cận đại. Tăng cũng như tục mỗi khi gặp nhau đều chắp tay và niệm: Nam Mô A Di Đà Phật! Ngay cả những người không thường đi chùa, không phải là Phật tử cũng thuộc lòng câu Phật hiệu Di Đà.

    Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh, dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp từ già tới trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ người nông dân cho đến vị tiến sĩ, bác học, nhất là phù hợp cho chúng sanh trong thời buổi cơ khí năng động này. Bất kỳ ai trong chúng ta niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh, nguyện thì cũng sẽ được vãng sanh về cảnh giới của Phật A Di Đà dự vào hàng bất thối Bồ Tát.

    Khi mới xuất gia học đạo hằng ngày chúng tôi thường nghe câu niệm Phật của quý Hòa Thượng, quý Sư Bà, Ni Sư, bạn hữu đồng tu cũng như nam nữ Phật tử; đồng thời chúng tôi cũng thường nghe quý Hòa Thượng, Sư bà khuyên bảo nên niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng thực sự chúng thôi chưa thâm nhập và hiểu tường tận sự lợi ích của pháp môn niệm Phật. Chúng tôi cũng có đọc một vài quyển sách nói về phương cách và lợi ích của pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh; nhưng, có lẽ vì cơ duyên chưa hội đủ hoặc trí hiểu biết chưa thuần thục, nên tâm ý vẫn còn mơ hồ và nghi vấn như: làm sao lại hóa sanh nơi hoa sen mà không do cha mẹ sanh, những gì là chín lớp liên hoa hóa sanh? Ta Bà thế giới, Cực Lạc thế giới có gì khác biệt, sao chúng sanh ở Cực Lạc thế giới lại thuần là thanh tịnh không có nghiệp ác; gì là tín, gì là hạnh, gì là nguyện…bao nhiêu nghi vấn cứ chồng chất trong tâm tưởng? Nay cơ duyên đã đủ chúng tôi cùng đại chúng nơi Phổ Quang Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tây Úc hơn ba năm qua đã thường xuyên nghe Thượng tọa Viện Chủ giảng về Pháp Môn niệm Phật, càng nghe chúng tôi càng cảm thấy an lạc và thấu triệt sự vi diệu lợi ích bất khả tư nghì của pháp môn niệm Phật. không biết cảm nghĩ của đại chúng đồng tham dự trong đạo tràng như thế nào; nhưng, riêng chúng tôi cảm nghĩ đây là một nhân duyên hết sức to lớn và vui vẻ đối với chúng tôi trong thời gian học đạo và tu tập.

    Vì sự an lạc và lợi ích thiết thực cho cá nhân chúng tôi trong thời gian tu tập, và nhận thấy những bài giảng về Tịnh Độ này cần nên phổ biến rộng rãi hơn cho những ai có duyên với pháp môn niệm Phật; nên chúng tôi quyết định góp nhặt và ghi lại thành tập sách nhỏ với nhan đề là: “Niệm Phật thành Phật”. Sau khi ghi xong chúng tôi đã trình lên Thượng Tọa Viện Chủ xin Ngài xem lại và sửa chữa một vài ý sai lệch và, được Thượng Tọa đồng ý cho xuất bản.

    Những bài giảng này được ghi lại từ những buổi giảng riêng về Tịnh Độ; nhưng, cũng có những bài chúng tôi ghi những đoạn ngắn từ nơi khóa giảng Kinh Tứ Thập Nhị Chương và những buổi giảng khác tại đạo tràng. Tuy đã cố gắng hết sức để ghi lại trọn vẹn ý nghĩa của những bài giảng, nhưng sức hiểu biết và thu thập của chúng tôi có hạn nên không thể tránh khỏi những sơ xuất; mong đại chúng tham dự đạo tràng Phổ quang cũng như quý vị thức giả xa gần niệm tình chỉ giáo.

    Phổ Quang Tây Úc Châu

    Trong Đông Bính Tý, 1996

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    18/08/2019(Xem: 6040)
    Bài kết tập này sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trực tiếp từ những bài kinh thuộc Nikàya (Pali tạng), và Hán tạng ngõ hầu giúp quý đạo hữu nhận biết tính tương đồng, nhất quán của hai hệ thống giáo điển trong việc ứng dụng lời Phât dạy trong đời sống thực tế hàng ngày, qua đó hành giả có thể đoạn ác tu thiện, tự lợi, lợi tha, lợi cho quần nhân, xã hội, lợi cho Tam Bảo; và sau khi mãn phần đối với hành giả Tịnh Độ, sẽ được thoát sanh về miền Cực Lạc.
    05/08/2019(Xem: 5859)
    Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.
    01/07/2019(Xem: 5164)
    "Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà. Nói chung, có ba cách niệm Phật sau đây:
    14/04/2019(Xem: 9437)
    Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
    22/02/2019(Xem: 5920)
    Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Xin xem bản Phụ Lục 1 Illuminating the Path to Enlightenment của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay www.lam-rim.org, để có bản dịch chánh văn. Lama Zopa Rinpoche dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ. Bài pháp này đã được ấn tống năm 2005, trong tác phẩm Teachings from Tibet của nhà xuất bản LYWA. Quý vị có thể đọc thêm những bài pháp của Khunu Lama Rinpoche và các Lạt Ma Tây Tạng cao quý khác ở TeachingsFromTibet.com.
    17/12/2018(Xem: 5546)
    Ngày đăng tải: tháng 10, năm 2005 Rinpoche đã cho lời khuyên sau đây về ngũ lực để thực hành vào phút lâm chung. [Chú thích: Lời khuyên này đang hiện hành trong một quyển sách nhỏ ở FPMT Shop.] Có năm lực phải được thực hành khi gần kề cái chết. Chúng rất quan trọng. Hiện nay, đó là điều chúng ta cần phải tu tập. Phải nhớ chúng là những điều gì, ít nhất là tên gọi và ý nghĩa của chúng, rồi ta sẽ có khả năng để đưa chúng vào thực hành.
    22/10/2018(Xem: 5429)
    Nếu chúng ta bỏ chút thì giờ để tìm hiểu “Sở tri chướng” (所知障) là gì? thì trên mạng Internet cho chúng ta kiến giải hoặc của các bậc thầy đáng kính: Hòa thượng, Thiền sư … hay của các chùa, các trung tâm Phật học, trung tâm hoằng pháp. Chẳng hạn như: 1. Sở Tri Chướng [1] 2. Thế nào là sở tri chướng và phiền não chướng? [2]] 3. Sở tri chướng và phiền não chướng [3]
    11/10/2018(Xem: 4865)
    Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối. Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường.
    13/09/2018(Xem: 9972)
    Đột nhiên tôi nhớ lại câu nói của một người đã nói với tôi: “Khi chưa tu học, núi là núi, sông là sông; tu học đến một giai đoạn nào đó, núi chẳng là núi, sông chẳng còn là sông; đến khi giác ngộ, núi lại là núi, sông lại là sông!”. Không biết mình đã đến giai đoạn nào nhưng hôm nay, trong tôi chợt vang lên vài câu hát “…Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình, thảm cỏ tình yêu dưới chân mình…”. Rồi tôi nhớ tới ông ngoại, một người mà tôi gắn bó rất thân thiết từ ngày thơ ấu.
    03/09/2018(Xem: 4624)
    Dòng sanh tử giống như một dòng nước lũ quá mạnh. Người nào không gan dạ không vững bền thì sẽ bị nó cuốn phăng đi. Vì vậy mỗi người phải gan dạ, vững vàng để vượt lên, đừng để cuốn đi.
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]