Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật thành Phật

13/04/201201:20(Xem: 11847)
Niệm Phật thành Phật


TVQD_ Lo Thien Phat A Di Da 2a
NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

Mục Lục

1. Tình ái là cội nguồn sanh tử
2. Công đức sáu chữ Di Đà
3. Niệm Phật đoạn sanh tử
4. Ta Bà là thế giới mộng cảnh
5. Mượn cảnh mộng đạt thật tướng
6. Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục
7. Niệm Phật phải cầu sanh Tây Phương Cực Lạc
8. Niệm Phật sanh Tây đạt tam bất thối
9. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối
10. Tình không dứt khó vãng sanh
11. Thiện ác quả báo vô tình cảm
12. Niệm thánh hiệu Di Đà là gây nhân Phật
13. Đọan trừ sanh tử chân thật phú quý
14. Niệm Phật phải nhất tâm
15. Vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh
16. Niệm Phật cần phải dụng tâm
17. Thân khẩu ý thanh tịnh đạo nghiệp viên thành
18. Niệm Phật tiêu tội chướng phước tuệ sanh
19. Đoạn nghi ngờ sanh tín tâm cầu vãng sanh
20. Đoạn nhân Ta Bà quyết sanh Tịnh Độ
21. Tâm rời Phật hiệu nghiệp ác liền kề
22. Niệm Phật tức niệm tâm
23. Niệm Phật cầu vãng sanh cần phải ăn chay
24. Niệm Phật cầu vãng sanh cần thọ quy giới
25. Thường niệm Di Đà là hành Bồ Tát đạo
26. Vì đạo vô thượng Bồ đề mà niệm Phật cầu vãng sanh
27. Niệm Phật cầu vãng sanh là tự mình trở về nhà
28. Niệm Phật thành Phật

    Lời đầu sách

    Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật Giáo Bắc Tông khi được truyền vào Trung Quốc cũng như Việt Nam. Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh dần dần trở thành phổ cập trong quảng đại quần chúng. Người niệm Phật cầu vãng sanh càng ngày càng nhiều, nhất là trong thời mạt pháp cận đại. Tăng cũng như tục mỗi khi gặp nhau đều chắp tay và niệm: Nam Mô A Di Đà Phật! Ngay cả những người không thường đi chùa, không phải là Phật tử cũng thuộc lòng câu Phật hiệu Di Đà.

    Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh, dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp từ già tới trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ người nông dân cho đến vị tiến sĩ, bác học, nhất là phù hợp cho chúng sanh trong thời buổi cơ khí năng động này. Bất kỳ ai trong chúng ta niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh, nguyện thì cũng sẽ được vãng sanh về cảnh giới của Phật A Di Đà dự vào hàng bất thối Bồ Tát.

    Khi mới xuất gia học đạo hằng ngày chúng tôi thường nghe câu niệm Phật của quý Hòa Thượng, quý Sư Bà, Ni Sư, bạn hữu đồng tu cũng như nam nữ Phật tử; đồng thời chúng tôi cũng thường nghe quý Hòa Thượng, Sư bà khuyên bảo nên niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng thực sự chúng thôi chưa thâm nhập và hiểu tường tận sự lợi ích của pháp môn niệm Phật. Chúng tôi cũng có đọc một vài quyển sách nói về phương cách và lợi ích của pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh; nhưng, có lẽ vì cơ duyên chưa hội đủ hoặc trí hiểu biết chưa thuần thục, nên tâm ý vẫn còn mơ hồ và nghi vấn như: làm sao lại hóa sanh nơi hoa sen mà không do cha mẹ sanh, những gì là chín lớp liên hoa hóa sanh? Ta Bà thế giới, Cực Lạc thế giới có gì khác biệt, sao chúng sanh ở Cực Lạc thế giới lại thuần là thanh tịnh không có nghiệp ác; gì là tín, gì là hạnh, gì là nguyện…bao nhiêu nghi vấn cứ chồng chất trong tâm tưởng? Nay cơ duyên đã đủ chúng tôi cùng đại chúng nơi Phổ Quang Tịnh Nghiệp Đạo Tràng Tây Úc hơn ba năm qua đã thường xuyên nghe Thượng tọa Viện Chủ giảng về Pháp Môn niệm Phật, càng nghe chúng tôi càng cảm thấy an lạc và thấu triệt sự vi diệu lợi ích bất khả tư nghì của pháp môn niệm Phật. không biết cảm nghĩ của đại chúng đồng tham dự trong đạo tràng như thế nào; nhưng, riêng chúng tôi cảm nghĩ đây là một nhân duyên hết sức to lớn và vui vẻ đối với chúng tôi trong thời gian học đạo và tu tập.

    Vì sự an lạc và lợi ích thiết thực cho cá nhân chúng tôi trong thời gian tu tập, và nhận thấy những bài giảng về Tịnh Độ này cần nên phổ biến rộng rãi hơn cho những ai có duyên với pháp môn niệm Phật; nên chúng tôi quyết định góp nhặt và ghi lại thành tập sách nhỏ với nhan đề là: “Niệm Phật thành Phật”. Sau khi ghi xong chúng tôi đã trình lên Thượng Tọa Viện Chủ xin Ngài xem lại và sửa chữa một vài ý sai lệch và, được Thượng Tọa đồng ý cho xuất bản.

    Những bài giảng này được ghi lại từ những buổi giảng riêng về Tịnh Độ; nhưng, cũng có những bài chúng tôi ghi những đoạn ngắn từ nơi khóa giảng Kinh Tứ Thập Nhị Chương và những buổi giảng khác tại đạo tràng. Tuy đã cố gắng hết sức để ghi lại trọn vẹn ý nghĩa của những bài giảng, nhưng sức hiểu biết và thu thập của chúng tôi có hạn nên không thể tránh khỏi những sơ xuất; mong đại chúng tham dự đạo tràng Phổ quang cũng như quý vị thức giả xa gần niệm tình chỉ giáo.

    Phổ Quang Tây Úc Châu

    Trong Đông Bính Tý, 1996

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    10/05/2017(Xem: 6792)
    Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
    16/04/2017(Xem: 6402)
    Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
    02/04/2017(Xem: 8143)
    Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
    27/03/2017(Xem: 3970)
    Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
    07/09/2016(Xem: 5355)
    Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
    28/04/2016(Xem: 16163)
    Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
    15/02/2016(Xem: 11290)
    Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
    23/12/2015(Xem: 9609)
    Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
    24/07/2015(Xem: 13862)
    Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
    10/07/2015(Xem: 5757)
    Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
    KHÁCH VIẾNG THĂM
    110,220,567