Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đời Vô Thường

15/11/201204:21(Xem: 6621)
Đời Vô Thường
lotus_54

ĐỜI VÔ THƯỜNG
Toàn Không

1) – SINH TỬ LUÂN HỒI:

Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ):

- Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?

Ngày xưa về lâu xa, có một vị Trời (Thiên Tử) đem vô số (500) Ngọc Nữ đến dạo chơi trong vườn Nan Đà (Vườn Đại Hỉ phía Bắc cung Thiện Kiến của Vua Trời Đế Thích thuộc cõi Đạo Lợi) chơi đùa, dần dần đến cây đại thụ Ca Ni (cao 100 do tuần = 1,800 cây số), tự vui năm dục dưới gốc cây. Rồi Thiên tử này leo lên cây chơi, hái hoa, cười rỡn, lúc ấy tâm ý rối loạn nên rơi xuống mà chết. Các Ngọc Nữ thương tiếc lăn lóc kêu gào khóc than không dứt!

Chết rồi, Ông tái sinh đầu thai trong nhà Trưởng giả giàu có trong thành Xá Vệ, qua chín tháng sinh một bé trai đẹp đẽ khôi ngô. Con Trưởng giả dần dần lớn lên ăn học chăm chỉ thông minh tài giỏi. Khi trưởng thành, cha mẹ liền tìm con nhà danh giá đẹp đẽ nết na, hỏi cưới vợ cho con. Đôi trai tài gái sắc đẹp đẽ biết nhường nào, ai cũng khen lứa đôi hạnh phúc của đôi trẻ, nhưng cưới vợ chưa được bao lâu, người con lại chết, bỏ lại vợ đẹp bơ vơ. Bấy giờ cả nhà Trưởng giả, họ hàng thân quyến đều tiếc thương than khóc lăn lóc sầu khổ không ngừng!

Chết rồi, người con trai ấy tái sanh trong biển lớn, làm thân Thiên Long (Rồng Trời), sau một thời gian, Rồng Trời trưởng thành, Thiên Long thường vui đùa quấn quýt với các Long Nữ (Rồng Cái). Một hôm, Thiên Long bị Thiên Điểu (Chim Trời) cánh vàng bắt ăn, lúc ấy các Long Nữ thương tiếc sầu thảm vô cùng!

Khi Thiên Long ấy bị Chim Trời giết chết ăn, liền tái sanh vào Địa Ngục!

Ta đã dùng Sinh Tử Thông nhìn thấy rõ đường đi luân hồi sinh tử của con Trưởng giả kia như thế. Rồi Ngài nói kệ:

Trời kia lúc hái hoa,

Tâm ý loạn không an,

Như nước trôi thôn xóm,

Tất chìm không cứu được.

Bấy giờ chúng Ngọc Nữ,

Vây quanh mà khóc lóc,

Mặt mày rất đoan chính,

Yêu hoa mà mạng chung.

Loài người cũng than khóc,

Mất khúc ruột của ta,

Vừa bụng lại mạng chung,

Bị vô thường tan hoại.

Long Nữ theo sau tìm,

Các Rồng đều tu tập,

Bảy đầu thật dũng mãnh,

Bị Chim cánh vàng hại.

Chư Thiên cũng lo buồn,

Loài người cũng như thế,

Long Nữ cũng sầu lo,

Địa ngục chịu khổ đau,

Diệu pháp Tứ Đế này,

Như thật mà chẳng biết,

Có sinh thì có chết,

Chẳng thoát biển sông dài.

Thế nên hãy khởi tưởng,

Tu các pháp thanh tịnh,

Tất sẽ lìa khổ não,

Lại chẳng bị tái sinh.

LỜI BÀN:

Đức Phật nói: bốn đời của một chúng sanh, từ cõi Trời tới cõi Người, rồi cõi Thiên Long (tức là cõi Thần), và sau là cõi Địa ngục. Qua bài Kinh trên, chúng ta thấy rõ sự vô thường chuyển biền từ kiếp này sang kiếp khác, bốn đời như thế, nhưng không phải đến Địa ngục là hết. Chúng sinh ấy, sau khi hết hạn ở Địa ngục, lại tiếp tục tái sinh ở một cõi nào đó trong sáu cõi, mà chúng ta không thể thấy biết được, chỉ có bậc giác ngộ, hoặc các vị có Sinh Tử Thông mới thấy được đường đi luân hồi của chúng sanh mà thôi.

Đức Phật bảo: “Nên Tu tưởng vô thường, nên quảng bá tưởng vô thường, Đã tu tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường thì đoạn ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn”.

Nghĩa là đã suy xét, đã thấy rõ, đã tưởng nhớ, đã biết như thật sự vô thường rồi thì không còn dính mắc, không còn tham đắm vào nhục dục, không còn bị sắc đẹp lôi kéo, không còn bị ý thức tưởng tượng mê hoặc. Như vậy đoạn trừ được sự ngu si mê muội, tức dứt vô minh, khi hết vô minh thì tâm kiêu mạn ngã mạn sẽ diệt.

Đức Phật nói tiếp: “Ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường thì đoạn trừ hết tất cả kết sử”.

Đức Phật ví: vô thường như cây cỏ, nếu tu tưởng vô thường cũng giống như đốt cây cỏ, sẽ cháy rụi sạch hết, mà tu tưởng vô thường thì sạch hết các kết sử, kết sử là gì?

Kết là tụ lại, Sử là sai sử, ràng buộc, Kết sử là bị trói cột. Kết sử có 5 loại, đó là: tham lam, sân giận, hôn trầm uể oải, phóng dật không yên, nghi ngờ do dự. Nếu đã thấy như thật sự vô thường rồi, thì không còn tham lam bỏn sẻn, không còn ghen tị đố kị hờn giận, không còn lười biếng uể oải, không còn phóng dật buông lung, không còn do dự nghi ngờ mình, nghi ngờ người, nghi ngờ đủ thứ nữa, khi đã tu tưởng vô thường thì sạch hết tất cả các kết sử ấy.

Đức Phật đã làm nhiệm vụ của bậc Tôn Sư, chúng ta là học trò phải học phải hiểu và hành, có làm hay không là tùy chúng ta tự định liệu lấy tương lai của chúng ta vậy.

--- :: ---

Có nhiều nhà Thơ nói về vô thường đau khổ của kiếp người, như nhà Thơ DƯƠNG HUỆ ANH trong bài “Bờ giá, trở về...” có đoạn Ông viết:

Thoáng....cuộc đời....qua....như bóng mây,

Gặp nhau đôi phút đã chia tay,

Xe luân chuyển biến dòng sinh tử,

Từng phút đau buồn chuyện đổi thay.

Cũng nói về vô thường, nhà Thơ CHU TOÀN CHUNG, cũng có bài thơ “Sự thực ở đời” như sau:

Hôm nay biết được hôm nay,

Ngày mai ai biết ngày mai thế nào,

Đời người thoảng giấc chiêm bao,

Sinh rồi tử đấy làm sao nói cùng,

Trần đời là cõi tạm dung,

Cuối cùng cát bụi về chung khác gì.

--- :: ---

Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã, cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn, chẳng thể thực hành được cái “không”, nên chúng ta vẫn bị sinh tử luân hồi theo ta như hình với bóng vậy.

--- :: ---

2) - TRÁNH CHẾT ĐƯỢC KHÔNG?

Một thời đức Phật ngự tại vườn trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt, nước Ma Kiệt với 500 chúng Tỳ Kheo. Bấy giờ có bốn Phạm chí đã lớn tuổi thường tu pháp lành, đã đắc ngũ thông. Một hôm bốn người này bàn với nhau rằng: “Lúc thần chết đến chẳng tránh một ai, dù là người mạnh khỏe; chúng ta hãy đi ẩn nấp chỗ kín đáo để thần chết không thấy không biết chỗ ẩn nấp của chúng ta, thì sẽ không chết.

Lúc ấy một Phạm chí dùng thần thông bay lên không trung, người thứ hai lặn xuống dưới đáy biển lớn, người thứ ba chui vào hang núi rồi bít cửa hang lại, người thứ tư tự chui xuống đất “độn thổ”.

Bốn người trốn thần chết như thế một thời gian chẳng bao lâu người thứ nhất trốn trong không chết trong không trung, người thứ hai trốn dưới đáy biển chết dưới đáy biển, người thứ ba trốn trong hang núi chết trong hang núi, người thứ tư trốn dưới đất chết trong đất.

Bấy giờ đức Phật dùng Thiên nhãn xem thấy bốn Phạm chí tránh chết đều chết hết, nên Ngài nói kệ trước các Tỳ Kheo:

Không phải hư không biển,

Không hang núi dưới đất,

Không có một nơi nào,

Thoát khỏi không bị chết.

Rồi đức Phật kể câu chuyện bốn Phạm chí bàn luận và trốn chết như trên để khỏi chết, nhưng tất cả đều đã chết; rồi Ngài giảng cho các đệ tử muốn khỏi chết phải suy nghĩ tư duy bốn pháp:

1- Tất cả hành vô thường.

2- Tất cả hành khổ.

3- Tất cả pháp vô ngã.

4- Ba pháp trên tận diệt là Niết Bàn.

Nên: cùng tư duy thực hành bốn pháp trên sẽ thoát sinh già bệnh chết, sầu lo khổ não, các Ông nên học điều này.

LỜI BÀN:

Các Phạm Chí ngoại đạo tu cao nhất chỉ đạt năm Thần thông (ngũ thông), tức là “Thần túc thông (biến hóa), Thiên nhãn thông (nhìn thấu suốt), Thiên Nhĩ thông (nghe thông suốt), Tha tâm thông (biết tâm ý người khác), Túc mệnh thông (biết sinh tử luân hồi của mình)”; còn Phật giáo đạt thêm “Sinh tử thông (biết sinh tử luân hồi của chúng sinh) và Lậu tận thông (tự biết như thật sạch hết ô uế, sạch hết vô minh lậu, biết đã giải thoát khỏi sinh tử luân hồi).

Bài Kinh trên đây nói về không ai trốn khỏi chết đã rõ ràng. Nhưng phần chót của bài Kinh, đức Phật khuyên nên tư duy thực hành bốn pháp, chúng ta thử phân tích dưới đây:

1- Tất cả hành vô thường:

Hành là suy nghĩ, tạo tác, người biến chuyển, trải qua, vật biến dịch chuyển động, vô thưòng là thay đổi không cố định, nay thế này mai thế khác; vô thường là tính chất căn bản của đời sống. Tất cả mọi người, mọi sự vật sinh ra đều biến chuyển, đều có tính chất của bốn giai đoạn “sinh, già, bệnh, chết”, hay “thành, trụ, hoại, diệt”. Tất cả lời nói, ý nghĩ việc làm đều biến đổi, chẳng thường hằng, bởi vậy đức Phật nói: “Tất cả hành vô thường”.

2- Tất cả hành khổ:

Tất cả sự suy nghĩ tạo tác đều đưa đến khổ, vì thay đổi vô thường nên sinh ra khổ, như già yếu làm khổ, bệnh tật làm khổ, chết làm khổ, tất cả các sự biến đổi làm khổ chúng sinh. Cái xe, cái bàn, cái nhà lâu ngày cũ hỏng làm cho lo buồn, vì sự chuyển đối biến dạng ấy gây nên biết bao lo âu buồn rầu, nên đức Phật nói “Tất cả hành khổ”.

3- Tất cả pháp vô ngã:

Pháp ở đây là sự việc sự vật, vô ngã là quên hẳn mình, không thấy mình, không thấy tư tưởng mình, tất cả sự việc chẳng phải ngã, chẳng phải ta, vì chấp cái này cái kia là ta là của ta nên mới khổ. Như cái xe, cái bàn, cái nhà của ta, khi nó cũ nó hư nên ta buồn, nếu không chấp nó là của ta thì đâu có buồn khổ vì nó biến dạng hư hỏng. Ngay cả cái thân người gồm sắc và tâm, sắc là thân do tứ đại “đất nước gió lửa” hợp lại mà thành, bốn thứ này luôn luôn thay đổi, nên chẳng có cái nào là ta cả. Tâm gồm bốn thứ: “thọ tưởng hành thức”, mỗi thứ đều biến đổi khi có khi không, nên chẳng cái nào là ta được. Do đó sự việc sự vật vô ngã, thân vô ngã, tâm vô ngã, bởi vậy, đức Phật nói “Tất cả pháp vô ngã”.

4- Ba pháp trên diệt là Niết Bàn:

Nếu biết như thật đời là vô thường sẽ bớt khổ, nếu không chấp ngã sẽ diệt được khổ, khi biết mọi chuyển biến đổi thay ở đời là tất nhiên phải như thế, khi biết tất cả hành động việc làm, lời nói, ý nghĩ là nguyên nhân gây ra khổ, khi biết sự chấp ngã là thủ phạm đưa tới khổ. Nếu đã biết như thật như thế rồi sẽ hết khổ, được an vui vậy.

Do biết vạn vật vô thường, nên chúng ta chấp nhận những đổi thay của cuộc đời, như vậy là người hiểu biết sự vật một cách chân thật. Đây là người có chính kiến, thấy rõ mọi sự việc do nhân duyên sinh nên có, hết nhân hết duyên nên phải diệt, nên là không. Chẳng có cái gì có thực thể bản chất riêng biệt của nó mà tồn tại được, thấy rõ như vậy, mọi sự đổi thay, chuyển biến, ta sẵn sàng chấp nhận, và như vậy không có sự bất mãn trước sự thay đổi, không bất mãn, không bực tức khi nó chuyển biến hay mất đi thì không đau khổ nữa.

Sở dĩ chúng ta buồn khổ là vì sợ mất cái này, sợ mất cái kia, sợ thân này ốm đau, sợ thân này già xấu, sợ chết. Biết mọi vật là đổi thay vô thường, biết rõ không có cái ngã cái ta rồi, có mất, có bệnh, có già, có xấu, có chết, cũng là lẽ thường ở đời, chẳng có gì mà phải sợ, phải lo, phải buồn khổ, Như vậy được thảnh thơi an nhiên tự tại, khi đã được thảnh thơi an nhiên tự tại thì đâu có khác gì Niết Bàn?

Đức Phật khuyên chúng ta nên tư duy và thực hành về vô thường, khổ, vô ngã sẽ được Niết Bàn, nói đến Niết Bàn thì ai cũng ưa, nhưng khi áp dụng thực hành, xem ra nhiều người sợ, sợ cái gì? Sợ cực vì tính lười biếng, vì không suy tư kỹ lưỡng về vô thường, khổ vô ngã, nên mới bị cái “ta” ngăn cản, bị cái ta tìm đủ thứ lý do để bảo vệ nó, không cho tinh tấn suy tư hành trì. Nếu suy nghĩ kỹ càng, sẽ hành trì dũng mãnh, thấy rõ sự thật về vô thường, biết tường tận tất cả hành đều khổ, đánh tan tành cái ngã cái ta không còn manh giáp, mới thấy được Niết Bàn, như vậy có phải là tốt đẹp dường nào không?

Toàn Không

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2017(Xem: 7538)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 7232)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 9133)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 4509)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 6420)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 19652)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 12048)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 10536)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 15783)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
10/07/2015(Xem: 6420)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com