Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành động với từ ái và bi mẫn

18/04/201206:48(Xem: 10000)
Hành động với từ ái và bi mẫn
hoa_sen (4)
HÀNH ĐỘNG VỚI TỪ ÁI VÀ BI MẪN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Không hy vọng với tưởng thưởng
Hãy dâng hiến sự cứu giúp đến người khác.
- LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu

Với động cơ vị tha, mọi hành động tích tũy đức hạnh - năng lực vô biên của công đức thánh thiện. Về bố thí hay từ thiện, Long Thọ đã nói trong Bức thư Thân Hữu:

Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai
Hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng
Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu -
Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.

Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ. Do vậy, những tác động của hàn vị tha vô vị lợi, cả cho chính mình và cho người khác, thật là sâu rộng hơn chúng có thể trong trường hợp vị kỷ. Trong cách này, rộng lượng bố thí giống như một người bạn cho chính mình và cho người khác trong tương lai.

Từ quan điểm của chính mình, sự vô thường của đời sống hiện tại sẽ bắt buộc chúng ta bỏ lại tất cả những tài sản lại phía sau, nhưng bằng việc ban phát nó, chúng ta có thể mang nó theo như nghiệp lành. Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu rằng:

Con đang sống giữa những nguyên nhân của cái chết
Giống như một chiếc đèn đứng trong làn gió hiu hiu
Phải buông trôi tất cả những sở hữu
Tại cái chết, bất lực, con phải đi đến nơi nào đấy
Nhưng tất cả đấy đã được sử dụng cho sự thực tập tâm linh
Sẽ đứng trước con như nghiệp lực lành
Nếu chúng ta sử dụng tài sản vì những mục tiêu lợi lạc, nghiệp quả lành mạnh được đem đến kiếp sống tới, nhưng nếu chúng ta bám lấy nó với luyến ái, tự nó sẽ làm cho sự thịnh vượng rời xa ta trong những kiếp sống tương lai.
Nếu con không thực hiện những cống hiến từ sự giàu sang
Đã đạt được từ sự bố thí khi xưa đến kẻ nghèo khó,
Qua sự vô ơn và dính mắc
Con sẽ không đạt được những tài nguyên trong tương lai

Những ai mà đối với họ chúng ta thực hiện sự bố thí hiến tặng giống như những người công nhân mang nghiệp lành đến cho chúng ta trong những kiếp sống tương lai:

Ở đây trong thế giới những người công nhân không mang vác
Thực phẩm dự trử cho một hành trình tự nguyện (không lương)
Nhưng những người hành khất nghèo nàn, không bị mua chuộc, sẽ mang đến đời sống tương lai của con.
Những gì con ban cho họ sẽ được nhân lên cả trăm lần.

Trong cách này, bố thí rộng lượng cũng giúp chúng ta trong ấy nó thu hoạch tài nguyên để sử dụng trong những kiếp sống tương lai.

Do thế, chỉ trong cung cách mà chúng ta tập trung trên những quan tâm xa hơn của chúng ta, hãy tự cống hiến để giúp đở người khác:

Giống như chúng ta hướng đến việc suy nghĩ
Về những gì có thể hoàn thành để giúp đở chính mình
Vì thế chúng ta nên hướng đến việc suy nghĩ
Về những gì có thể được hoàn tất để giúp đở người khác.

Hãy làm chính mình sẳn sàng vì người khác như một tài nguyên tự nhiên:

Nếu chỉ trong một niệm làm cho chính mình
Sẳn sàng cho sự sử dụng của người khác
Giống như đất, nước, lửa, gió và thuốc men,
Và những công viên cho sẳn sàng cho tất cả.

Phân tích mỗi hoàn cảnh để quyết định những gì sẽ hổ trợ. Ngay cả thuốc độc được biết để chạm trán với những rắc rối nào đó:

Ngay cả cho thuốc độc
Đến những người cần sự hổ trợ của nó
Nhưng không ban cho ngay cả thức ăn ngon lành
Đến những ai mà nó chẳng giúp gì
Đức Phật đã nói rằng nếu nó giúp ích người khác
Chúng ta ngay cả nên đem đến sự bất an tạm thời.

TỪ ÁI VÀ CHÍNH TRỊ

Từ ái và bi mẫn nên là căn bản của chính trị. Chúng làm cho một chính trị gia được yêu mến mà không nhất thiết là một người yếu đuối.

Những lãnh tụ mà bản chất là rộng lượng
Giống như, nếu không nói, là họ mạnh mẽ
Như một sự ngọt ngào được làm cho cứng rắn bên ngoài
Với bạch đậu khấu và ớt.
Những con chim của dân chúng sẽ đậu trên
Cây cối hoàng gia cung ứng bóng râm nhẫn nhục
Rộ nở bông hoa tôn kính,
Và những quả trái to lớn lộng lẩy của bố thí.

Thông điệp là những chính trị gia nên luôn luôn rộng mở trái tim:

Luôn luôn với tâm tán dương
Và lấy làm hoan hỉ trong những hành vi tán dương.
Từ hành động tán dương sinh khởi
Tất cả những hệ quả được tán dương

Long Thọ kêu gọi những lãnh tụ chính trị để cung cấp nhiều loại giúp đở công cộng:

Luôn luôn chăm sóc một cách bi mẫn
Cho người bệnh, không ai bảo vệ, những ai khốn đốn
Với khổ đau, người thấp kém, và người nghèo khó
Và hãy chăm sóc đặc biệt để nuôi dưỡng họ.
Hãy cung cấp sự chăm nom rộng rãi
Cho những kẻ bị ngược đãi, những nạn nhân thất bát mùa màng
Những kẻ khốn đốn, những ai đau khổ vì bệnh truyền nhiễm
Và cho những ai trong những vùng bị chinh phục.
Hãy làm cho những người mù lòa, bện tật, thấp hèn,
Không ai bảo vệ, nghèo túng cơ cực,
và những người tàn tật đạt đến một cách bình đẳng
Thực phẩm, thức uống không bị gián đoạn.
Nhằm để làm nhẹ nổi khổ đau
Của chúng sinh - già, trẻ, yếu đuối -
Chúng ta nên xây dựng qua những tài nguyên mà chúng ta kiểm soát
Các bác sĩ và người làm công tác sức khỏe khắp xứ sở chúng ta
Bố thí một cách yêu mến cho những người hành khất
Những áo quần đa dạng và lộng lẫy,
Đồ trang điểm, và nước dầu thơm,
Những tràng hoa, và sự vui sướng.

Những tù nhân được đối xử với từ ái yêu thương, ngay cả khi trừng phạt:

Giống như những đứa trẻ kém cỏi bị trừng phạt
Với mong ước làm cho chúng được đầy đủ trình độ
Vì thế trừng phạt nên được thi hành với bi mẫn
Không phải thù ghét cũng không khao khát giàu sang.
Ngay cả những ai được xét xử công bằng
Bị giam cầm, trừng phạt, v.v...
Chúng ta, đẩm ướt với bi mẫn
Nên luôn luôn chăm sóc.
Qua bi mẫn chúng ta nên
Luôn luôn phát sinh chỉ một thái độ vị tha
Ngay cả cho những con người
Đã vi phạm những hành vi tệ hại vô cùng.
Đặc biệt phát sinh lòng bi mẫn
Cho những ai mà hành động tệ hại của họ là kinh khủng, những sự giết người
Những người mà bản chất thất bại là những chỗ chứa
Của bi mẫn từ những ai mà bản chất của họ là hào hiệp cao thượng
Hãy trả tự do cho những tù nhân yếu đuối
Sau một ngày hay năm ngày
Đừng nghĩ về những người khác
không được trả tự do dưới bất cứ điều kiện nào.
Khi mà những tù nhân không được thả ra
Họ nên được làm cho thoải mãi
Với thợ hớt tóc, tắm rửa, đồ ăn, thức uống,
Thuốc men và áo quần.
Một khi chúng ta đã phân tích và nhận ra một cách cùng khắp
Những kẻ giết người sân hận
Đày họ đi
Mà không giết hại hay tra tấn họ.
Cung cấp trường học là quan trọng đặc biệt:
Như những phương pháp để gia tăng tuệ trí
Bất cứ nơi nào có trường học trên mặt đất
Cung cấp cho sinh kế của giáo viên
Và cung ứng đất đai cho họ để dự phòng thực phẩm.

NHỮNG LOẠI BỐ THÍ

Những loại "bố thí" này liên hệ đến một thái độ rộng lượng cũng như những hành vi thân thể và lời nói được thúc đẩy bởi lòng rộng lượng. Sự bố thí vị tha đòi hỏi việc từ bỏ tất cả tính keo kiệt, chỉ quan tâm với làm nhẹ bớt sự khốn khó của người khác, và không quan tâm về việc gặt hái bất cứ thứ gì cho mình qua việc làm này. Nếu chúng ta tìm kiếm lợi lạc cho mình từ một hành vi từ thiện trong tương lai, nó sẽ giống như một hành động cho vay với lời lãi. Tốt hơn, chỉ hãy cống hiến đến người khác, thay vì tìm kiếm những nghiệp quả thích ứng thật sự tích lũy lại cho ta. Việc thực hành rộng lượng bố thí kêu gọi phát triển lòng tự nguyện ban cho tất cả tài sản.

Bố thí có ba loại:

1- Tài thí:cung hiến những thứ vật chất chẳng hạn như tiền bạc, áo quần, và thực phẩm; thực hiện những tặng phẩm cho người nghèo khó và người bệnh tật, cùng những hiến tặng cho giáo dục và những dự trử của việc chăm sóc y tế.

2- Pháp thí:cung ứng những giáo huấn rõ ràng về những sự thực tập tâm linh cũng như về những loại sinh kế trần gian thích đáng, chẳng hạn như trong việc trở thành người thực hành y thuật, và ban cho lòng nhiệt tình để đảm đương thái độ đạo đức.

3- Vô úy thí:ban cho sự thư thái khỏi những hoàn cảnh sợ hãi bằng việc bảo vệ con người khỏi bị trộm cướp, chính quyền bất công, thú vật hung dữ, bảo lụt, lửa cháy, v.v... Điều này bao gồm việc bảo vệ súc vật; ngay cả việc giúp một con côn trùng khỏi một vũng nước.

Mặc dù khó khăn, thật quan trọng để tưởng tượng việc ban cho những nghiệp lành của chính chúng ta, là điều giống như gốc rể cho sinh khởi những hoàn cảnh thuận lợi trong tương lai. Bằng việc có một cảm giác mạnh mẽ trong việc cống hiến những gốc rể đạo đức đến người khác, chúng ta sẽ không còn tìm kiếm bất cứ phần thưởng nào cho chính mình. Phần thường, do đó, sẽ to lớn hơn chúng ta có thể tưởng tượng rất nhiều.

Thiền Quán

1- Hãy tưởng tượng nhiều người khốn khó, bần cùng trong nhiều cách, trước mặt mình.

2- Hãy tưởng tượng nhiều loại thức ăn, áo quần, chổ ở, và v.v... mà những người ấy cần đến, và ban bố những thứ này cho họ.

Nếu chúng ta thi hành kỷ năng này thường xuyên, tâm chúng ta sẽ trở nên thấm đẩm một cách sâu sắc với một thái độ rộng lượng.

KHUYẾN TẤN CUỐI CÙNG CỦA TÔI

Từ ái và bi mẫn là quan trọng nhất, quý báu nhất, năng lực nhất, và thánh thiện nhất. Thực hàn những điều này lợi ích không chỉ trong dạng thức của một tôn giáo thật sự mà cũng trong đời sống thế gian cho cả sức khỏe tinh thần và thân thể. Chúng là những yếu tố hổ trợ đời sống và hạnh phúc. Với việc thực hành, chúng trở nên hiệu quả và lợi lạc đưa đến những năng lực cho cuộc sống.

***

Nguyên tác: Acting with love trích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ : loạt bài này bắt đầu dịch từ 22-9-2011 đến hôm nay ngày 20-3-2012 là dịch xong!

Bài liên hệ:

1- Quan điểm của tôi

2- Những giai tầng phát triển

3- Tịnh hóa tâm thức

4- Nghĩ về thân và thù: Bước nền tảng

5- Nhận ra thân hữu: Bước thứ nhất

6- Đánh giá đúng sự cân cần: Bước thứ hai

7-Thói quen ân cần: Bước thứ ba

8- Học tập để từ ái: Bước thứ tư

9- Khác biệt giữa từ ái và luyến ái

10- Từ ái: Căn bản của nhân quyền

11- Mở rộng chu vi của Từ ái

12- Năng lực của bi mẫn: Bước thứ năm

13- Chí nguyện cố gắng toàn lực: Bước thứ sáu

14- Tìm cầu sự giác ngộ vị tha: Bước thứ bảy

15- Năng lực vô biên của vị tha

16- Hành động với từ ái

17- Vài Nét về Tác Gỉa và Dịch Gỉả

SÁCH CÙNG DỊCH GỈA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2017(Xem: 7656)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 7316)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 9261)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 4598)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 6578)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 19965)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 12172)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 10697)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 15931)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
10/07/2015(Xem: 6587)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]